10 cách cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong học tập và làm việc. Ngày nay, hình thức học thông qua thuyết trình ngày càng phổ biến, được áp dụng không chỉ trong môi trường đại học mà còn bắt đầu từ rất sớm khi các bạn học sinh ở giai đoạn cấp 2 và cấp 3.
10 cach cai thien ky nang thuyet trinh cua ban

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng trong học tập và làm việc. Ngày nay, hình thức học thông qua thuyết trình ngày càng phổ biến, được áp dụng không chỉ trong môi trường đại học mà còn bắt đầu từ rất sớm khi các bạn học sinh ở giai đoạn cấp 2 và cấp 3. Nhờ vào hình thức này, người học có cơ hội được nâng cao năng lực tự học và trình bày trước đám đông, qua đó tiếp thu kiến thức một cách chủ động và sâu hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy dễ dàng với việc trình bày đám đông. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 10 cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và có được một phần trình bày ấn tượng trong học tập và làm việc.

10 cách cải thiện kỹ năng thuyết trình

Being an expert – Hãy là “nhà thông thái” về nội dung được trình bày

Bí quyết của sự tự tin khi nói về một chủ đề nào đó chính là việc nắm bắt được một cách chắc chắn kiến thức về vấn đề đang nói. Khi không nắm vững nội dung, người nói sẽ trình bày trong trang thái bị động, ngại tương tác với người nghe về chủ đề. Do đó, việc chuẩn bị về nội dung được xem là một trong những yếu tố tiên quyết để có một phần thuyết trình cuốn hút. 

Một tip nhỏ để bạn xử lý thông tin khi thuyết trình là: Trong trường hợp chủ đề quá lớn và khó để nắm bắt trong một thời gian ngắn, hãy chia nhỏ cho nhiều người phụ trách để mỗi người dễ nắm bắt hơn. Nếu chỉ trình bày một người, hãy chủ động giới hạn những khía cạnh mà bạn đề cập trong phần nói của mình, từ đó bạn sẽ làm chủ nội dung tốt hơn

Simple is the best – Đừng ôm đồm quá nhiều nội dung

Trong phạm vi một buổi thuyết trình, người nói không nên tham lam quá nhiều nội dung. Việc này sẽ khiến người nói tốn nhiều năng lượng để trình bày và hạn chế thời gian tương tác với người nghe. Việc có quá nhiều nội dung cũng khiến người nghe bị rối, dễ mất tập trung và không nhớ được đâu là nội dung quan trọng. Người thuyết trình nên lên dàn ý, và tính toán trước số lượng nội dung phù hợp với quỹ thời gian và đối tượng nghe, như vậy buổi thuyết trình sẽ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Be entertaining – Trình bày một cách sống động và tích cực

Thuyết trình không chỉ là việc dùng lời nói để truyền tải thông điệp đến người dùng mà còn là việc phối hợp nhiều hình thức khác để truyền tải thông tin. Nếu người thuyết trình chỉ nói từ đầu đến cuối thì áp lực về việc người nói phải có khả năng trình bày cuốn hút sẽ nhiều hơn. Do đó, người thuyết trình hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ để làm phần trình bày sinh động và vui tươi hơn. Tiếp thu thông tin qua video, trò chơi, hoạt động thảo luận, trải nghiệm thực tế… là những cách mà người nói có thể áp dụng để đa dạng hóa thông tin của mình, khiến thông tin thuyết phục và thú vị hơn.

Being a good designer – hãy trình diễn với thông tin

Trình bày thông tin trên slide một cách khoa học, ấn tượng, rõ ràng sẽ tạo ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp của người nói. Slide thuyết trình nên được trình bày phù hợp với không khí của buổi trình bày và đối tượng nghe, một số lưu ý quan trọng trong trình bày mà người nói lên lưu ý bao gồm:

  • Trình bày slide có bố cục về nội dung và template thống nhất (bạn có thể tham khảo các template có sẵn trên mạng)

  • Nhớ chèn thêm logo nếu thuyết trình trong công việc

  • Nên sử dụng màu trong cùng 1 bảng màu để slide được hài hòa

  • Thông tin cô động, hạn chế văn bản quá dài

  • Nên kèm theo hình ảnh minh họa trực quan

  • Kiểm tra lỗi chính tả (bạn có thể kiểm tra bằng chức năng tự động của powerpoint)

  • Kiểm tra lỗi font chữ (đặc biệt với nội dung tiếng Việt)

  • Size chữ không nên để quá nhỏ hoặc quá to. Tốt nhất nên lớn hơn size 20

More engaged more effect – Đừng nói một mình

Việc chỉ ngồi nghe dễ khiến người theo dõi cảm thấy nhàm chán và mất tập trung. Người thuyết trình nên chủ động tương tác với khán giả để nắm bắt không khí của buổi trình bày. Thông qua câu hỏi, các hoạt động tương tác, người nói có thể hiểu được trạng thái của người nghe và có những điều chỉnh linh hoạt khiến buổi trình bày hiệu quả hơn.

Every man has his mistakes – Chấp nhận rằng bạn không hoàn hảo

Sẽ không có gì là thiếu sót nếu bạn không trả lời được một câu hỏi nào đó từ người nghe trong phần thuyết trình. Thay vì thể hiện sự lúng túng và hoang mang trước những câu hỏi khó, việc bình tĩnh lưu lại câu hỏi, hẹn một dịp khác để trả lời thắc mắc này sẽ được đánh giá cao hơn về tính chuyên nghiệp. Người thuyết trình hoàn toàn có thể biến câu hỏi khó thành chủ đề thảo luận cho toàn bộ khách mời, khơi gợi những ý kiến sáng tạo, cũng như cách để người hỏi tự tìm câu trả lời mà bản thân không cần trực tiếp giải quyết câu hỏi đó.

Better late than never – Hãy tạm dừng nếu bạn quá lo lắng

Việc quá lo lắng khi trình bày trước đám đông là một cảm xúc hoàn toàn có thể hiểu được. Nếu quá lo lắng, bạn không nên thuyết trình trong trạng thái hồi hộp, nói vấp, não không nhớ được nội dung. Một lỗi sai nhỏ tiếp theo có thể khiến bạn hoàn toàn sụp đổ. Thay vào đó, hãy xin phép tạm dừng, uống một chút nước, đặt một câu hỏi để khán giả tự thảo luận,.. và quay lại khi đã bình tĩnh hơn. Nếu bạn cư xử một cách lịch sự, khán giả sẽ thông cảm thôi, không cần quá lo lắng.

Inner peace – Hơi thở và nụ cười chính là “vũ khí tối thượng”

  • Hít thở thật sâu khoản 3 hơi khi quá lo lắng

  • Luôn giữ nụ cười khi trình bày, lắng nghe phản biện và góp ý

Đây chính là cách để người thuyết trình thể hiện sự chuyên nghiệp khi trình bày trước đám đông. Dù người nghe nhỏ tuổi hay lớn tuổi hơn, người thuyết trình vẫn nên giữ thái độ thân thiện và tôn trọng người nghe, thiện cảm của họ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến không khí và hiệu quả của buổi trình bày. Ngoài ra, đây cũng là công cụ giúp người nói lấy lại sự bình tĩnh một cách duyên dáng trước những tình huống bất ngờ. 

“The early bird gets the worm” – Đừng đến đúng giờ. Hãy đến sớm hơn!

Trong những buổi thuyết trình quan trọng, đặc biệt là khi bạn không phải là người mở đầu. Hãy đến sớm hơn để lắng nghe người trước đó nói gì, nắm bắt không khí và tâm trạng của người nghe hiện tại. Những bước chuẩn bị nhỏ này giúp phần trình bày của bạn có tính liên kết hơn với tổng thể cũng như có thông tin để linh hoạt được nên mở đầu phần của mình như thế nào cho hiệu quả và phù hợp.

The practice is the best of all instructors – thực hành làm nên “chuyên gia”

Đây là “bí kíp” dành cho mọi buổi thuyết trình thành công. Hãy luyện tập trước nếu bạn muốn có một trình bày trơn tru và hãy luyện tập thật nhiều nếu bạn muốn có một phần trình bày chuyên nghiệp. Thực hành giúp người nói có được tầm nhìn về việc bản thân chắc chắn và không chắc chắn ở đâu, cảm nhận trước về cách mà buổi thuyết trình sẽ diễn ra. Khi đã làm chủ được nội dung, người nói sẽ có thêm không gian để thêm thắt những hoạt động để phần trình bày được sinh động hơn.

Lời kết

Mong rằng những tip nhỏ này sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng thuyết trình và có được những phần trình bày tự tin và hiệu quả hơn. Hơn hết, việc luyện tập và chuẩn bị chỉn chu về nội dung là chìa khóa để người trình bày có một sự tự tin từ bên trong. Chúc bạn có một những phần trình bày thật chuyên nghiệp và ấn tượng nhé.

Minh Nguyên

Bạn muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm IELTS hay cần làm quen với làm bài thi IELTS để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử IELTS để trải nghiệm ngay hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu