3 cách thức tư duy câu trả lời IELTS Speaking Part 3
Bài thi IELTS Speaking được chia làm ba phần, trong đó phần một giới thiệu và trả lời các chủ đề xoay quanh trải nghiệm cá nhân của thí sinh, phần hai nói về một chủ đề nhất định và phần ba sẽ thảo luận sâu hơn về chủ đề đã được hỏi ở phần hai. Ở phần ba, trong vòng từ 4 tới 5 phút, thí sinh phải đưa ra được các câu trả lời đi kèm với phần giải thích cũng như đưa ra các ví dụ mang tính xã hội để hỗ trợ cho luận điểm chính trong câu trả lời của mình. Để làm tốt phần thi này thí sinh cần có sự tập trung cao độ, sáng tạo, lập luận chặt chẽ và cần chứng minh cho giám khảo thấy được khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo của mình. Chính vì vậy mà nhiều thí sinh gặp khó khăn trong việc lên ý tưởng cho câu trả lời của mình và để góp phần giải quyết vấn đề này thì bài viết sẽ giới thiệu đến thí sinh ba cách thức tư duy trả lời trong IELTS Speaking Part 3 – giúp thí sinh tránh sự bí ý tưởng khi đối đầu với phần thi nói đầy thách thức này.
Ba cách thức tư duy trả lời trong IELTS Speaking part 3
Sau đây sẽ là ba cách thức tư duy giúp thí sinh có thể đưa ra một câu trả lời chất lượng trong phần 3 của bài thi nói IELTS:
Ba cách thức tư duy trả lời trong IELTS Speaking part 3
Cách 1: Nhìn nhận câu hỏi theo quan điểm của những nhóm người khác nhau
Đối với một số câu hỏi trong Part 3, thí sinh có thể cân nhắc đến việc nhìn nhận câu hỏi theo quan điểm của những nhóm người khác nhau như:
trẻ em (children)
thanh thiếu niên (adolescents)
người trưởng thành (adults), người già (the elderly), bố mẹ (parents)
nhân viên văn phòng (office workers)
người nghèo (the poor), người giàu (the rich)
người khuyết tật (the disabled), giáo viên (teachers)
học sinh (students)
bác sĩ (doctors), bệnh nhân (patients)
người nổi tiếng (celebrities), vận động viên (athletes)
khách du lịch (tourists)
dân địa phương (local people)
Và nhiều hơn thế nữa phụ thuộc nhóm đối tượng mà nội dung câu hỏi hướng tới. Cách thức tư duy này sẽ giúp thu hẹp phạm vi của câu hỏi lại và làm cho câu trả lời của thí sinh trở nên khách quan, cụ thể và bớt lan man hơn.
Ví dụ: Câu hỏi: Should children have to wear a school uniform? (Dịch câu hỏi: Trẻ em có nên mặc đồng phục tới trường?)
Áp dụng cách 1 để tư duy lên ý tưởng:
From the perspective of parents: it probably helps them save a great deal of money, as the uniform might be a lot cheaper than having to buy trendy or fashionable clothes for their children. (
Dịch: Ở góc độ của các bậc cha mẹ: điều đó có lẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền lớn, vì đồng phục có thể rẻ hơn rất nhiều so với việc phải mua những bộ quần áo hợp thời trang cho con cái của họ.)
From the viewpoint of teachers: a uniform is a good idea simply because it results in better student behavior and gives pupils a sense of pride in their school. (Dịch: Theo quan điểm của giáo viên: đồng phục là một ý tưởng hay đơn giản vì nó giúp học sinh có hành vi tốt hơn và mang lại cho học sinh cảm giác tự hào về trường của mình.)
From the point of view of the general public: uniforms are a good thing since they enable people to easily and accurately identify which school a child attends. (
Dịch: Theo quan điểm của công chúng: đồng phục là một điều tốt vì chúng cho phép mọi người xác định dễ dàng và chính xác trẻ đang theo học trường nào.)
It might not make sense to the children themselves as most of them nowadays want to look good in other people’s eyes, and they often think that their school uniforms are ugly and also prevent themselves from freely expressing their sense of style. (Dịch: Điều đó có thể không có ý nghĩa đối với bản thân bọn trẻ vì hầu hết học sinh ngày nay đều muốn mình trông đẹp hơn trong mắt người khác và chúng thường nghĩ rằng đồng phục học sinh của mình là xấu xí và cũng khiến bản thân không được thoải mái thể hiện phong cách của mình.)
Câu trả lời hoàn chỉnh (lựa chọn quan điểm của cha mẹ và giáo viên): Well, in my opinion, it is necessary for school children to have uniform. This is because, from the perspective of parents, it probably helps them save a great deal of money, as the uniform might be a lot cheaper than having to buy trendy or fashionable clothes for their children. And from the viewpoint of teachers, a uniform is a good idea simply because it results in better student behavior and gives pupils a sense of pride in their school.
Lưu ý: không nhất thiết phải bao gồm tất cả các quan điểm vào trong một câu trả lời bởi vì như vậy sẽ vô tình khiến câu trả lời trở nên dài dòng và dễ lan man.
Cách 2: Xem xét câu hỏi theo những khía cạnh cụ thể
Để có thể giúp bản thân tránh được sự bí ý tưởng, thí sinh có thể cân nhắc xem xét câu hỏi dựa vào những khía cạnh cụ thể như: kinh tế (economic), xã hội (social), chính trị (political), sức khỏe về mặt thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc (physical, mental or emotional health), đạo đức (ethical or moral) và nhiều hơn thế nữa phụ thuộc vào nội dung của câu hỏi. Cách thức tư duy này sẽ giúp cho câu trả lời của thí sinh trở nên chi tiết, đa chiều và khách quan hơn.
Ví dụ:
Câu hỏi:
Should cars be banned from city-centers?
(Dịch câu hỏi: Có nên cấm ô tô vào các trung tâm thành phố không?)
Áp dụng cách 2 để tư duy lên ý tưởng:
Economic: this policy will reduce the number of customers coming into the city, which means that shopkeepers will make less profit. As a result, they may have to shut down their businesses, thereby contributing to the increasing unemployment rate. (
Dịch: Chính sách này sẽ làm giảm lượng khách hàng đến thành phố, đồng nghĩa với việc các chủ cửa hàng sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn. Kết quả là họ có thể phải đóng cửa các doanh nghiệp của mình, từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.)
Health: the prohibition on cars entering city centers will force people to leave their vehicles at home and walk into such places. This means that they will get more exercise, which can be beneficial to their physical and mental health. (
Dịch: Việc cấm ô tô vào trung tâm thành phố sẽ buộc người dân phải để xe ở nhà và đi bộ vào những nơi như vậy. Điều này có nghĩa là họ sẽ được tập thể dục nhiều hơn, điều này có thể có lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần của họ.)
Environmental: denying cars’ access to city centers will lead to the reduction of carbon emissions, which positively affects the air quality. (
Dịch: từ chối ô tô đi vào các trung tâm thành phố sẽ dẫn đến sự giảm lượng khí thải carbon, ảnh hưởng tích cực đến chất lượng không khí.)
Social: city centres would become quieter and more peaceful places, allowing people to interact and build up better relationships with one another. (Dịch: các trung tâm thành phố sẽ trở thành những nơi yên tĩnh và thanh bình hơn, cho phép mọi người có thể tương tác và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhau.)
Câu trả lời hoàn chỉnh (lựa chọn khía cạnh kinh tế và môi trường): Wow, this is such an interesting question. To be honest, I’m in two minds about it. I mean in terms of economic development, it would be a bad idea because this policy will reduce the number of customers coming into the city, which means that shopkeepers will make less profit. As a result, they may have to shut down their businesses, thereby contributing to the increasing unemployment rate. However, when it comes to environmental aspect, denying cars’ access to city centers will lead to the reduction of carbon emissions, which positively affects the air quality. This will also allow people to have a chance to enjoy cleaner air.
Cách 3: Sử dụng phương pháp WH-Questions
Để mở rộng câu trả lời của bản thân, thí sinh có thể tiếp cận câu hỏi bằng cách sử dụng chiến thuật trả lời các câu hỏi bắt đầu bằng WH( hoặc có thể là ‘H’) – bao gồm: cái gì (What?), ở đâu (Where?), khi nào (When?), ai / với ai (Who / Who with?), bằng cách nào / bao nhiêu (How / How much / How many?), bao lâu (How long?), mức độ thường xuyên (How often?) và tại sao (Why?). Trong đó, câu hỏi “vì sao – why?” là hướng đi tốt nhất để có thể phát triển câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong bài thi nói của IELTS.
Đọc thêm: Cách lên ý tưởng trong IELTS Speaking qua Wh-Questions
Ví dụ:
Câu hỏi:
What do people in your country do when it is sunny?
(Dịch câu hỏi: Người dân nước bạn làm gì khi trời nắng?)
Áp dụng cách 3 để tư duy lên ý tưởng:
What: do outdoor activities such as playing football or cycling. (
Dịch: thực hiện các hoạt động ngoài trời như chơi bóng đá hoặc đi xe đạp.)
Where: usually the nearest park to where they live. (
Dịch: thường là công viên gần nơi họ sống nhất.)
When: at the weekend or even after work / school. (
Dịch: vào cuối tuần hoặc thậm chí sau khi làm việc / đi học)
Who: students, workers, families, the elderly. (
Dịch: sinh viên, công nhân, gia đình, người già.)
Who with: close / best friends, colleagues, brothers and sisters, neighbors. (
Dịch: bạn thân / bạn chí cốt, đồng nghiệp, anh chị em, hàng xóm.)
How often: whenever it is sunny outside. (
Dịch: bất cứ khi nào trời nắng bên ngoài.)
Why: it is a wonderful way to relax and unwind after stressful hours, it is a great way to enlarge your social circle, it is a good way to disconnect from your boring daily routine and forget about your troubles. (
Dịch: đó là một cách tuyệt vời để thư giãn và xả hơi sau những giờ căng thẳng, nó là một cách tuyệt vời để mở rộng vòng kết nối xã hội của bạn, nó là một cách tốt để ngắt kết nối với công việc tẻ nhạt hàng ngày của bạn và quên đi những muộn phiền.)
Câu trả lời hoàn chỉnh: Whenever it’s sunny outside, Vietnamese people tend to take part in outdoor activities such as playing football or cycling with their family and friends. They usually choose the nearest park to where they live to engage in such activities. It is a wonderful way for us to relax and unwind after stressful hours at work/school and also a good way to disconnect from our boring daily routine and forget about our troubles.
Lưu ý: không nhất thiết phải bao gồm tất cả các câu hỏi WH (H) vào trong một câu trả lời bởi vì như vậy sẽ vô tình khiến câu trả lời trở nên dài dòng và dễ lan man.
Tổng kết
Phần thứ 3 trong bài kiểm tra nói IELTS là một phần thi mà nhiều sĩ tử thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng và phát triển câu trả lời của mình. Vì thế, bài viết đã cung cấp cho người đọc ba cách thức tư duy (Cách 1: Nhìn nhận câu hỏi theo quan điểm của những nhóm người khác nhau; Cách 2: Xem xét câu hỏi theo những khía cạnh cụ thể; Cách 3: Sử dụng phương pháp WH-Questions) để tiếp cận các câu trả lời có phần hóc búa trong phần thi này một cách dễ dàng hơn, góp phần giúp bản thân đưa ra được những câu trả lời ăn điểm trong phòng thi.
Lê Hoàng Tùng
Bình luận - Hỏi đáp