3 lỗi dùng câu phức phổ biến ở band 7 trong IELTS Writing

Cấu trúc và các loại câu phức; phân tích các lỗi dùng câu phức phức ở bài viết band điểm 7. Từ đó, đề xuất các phương pháp áp dụng.
author
ZIM Academy
29/05/2021
3 loi dung cau phuc pho bien o band 7 trong ielts writing

Khả năng vận dụng câu phức khi hành văn là một trong các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh, cụ thể là khả năng kiểm soát ngữ pháp. Các bài viết với band điểm từ 7.0 trở lên có số lượng câu phức chiếm đa số và vận dụng đa dạng các loại câu phức, nhưng các bài viết ở band 7.0 còn thỉnh thoảng phạm các lỗi dùng câu phức. Các lỗi sai này không làm giảm độ dễ hiểu của bài viết nhưng cho thấy thí sinh chưa hoàn toàn hiểu cấu trúc và thuần thục trong vận dụng câu phức, dẫn đến thí sinh không thể đạt các band điểm cao hơn.

Bài viết này giới thiệu cấu trúc và các loại câu phức, đồng thời phân tích các đặc điểm về vận dụng câu phức của các bài viết thuộc band điểm 7. Từ đó, đề xuất các phương pháp hạn chế lỗi dùng câu phức có thể áp dụng để củng cố sự vận dụng câu phức.

Câu phức là gì 

Câu phức (compound sentence) là câu được hình thành từ sự kết hợp giữa một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc. 

Hai mệnh đề này được liên kết nhau bởi một liên từ thuộc cấp (subordinating conjunction) và có thể được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy tuỳ theo vị trí của hai mệnh đề. Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập, dấu phẩy cần được sử dụng để ngăn cách hai mệnh đề. Trong trường hợp ngược lại, dấu phẩy không xuất hiện. 

Có hai loại mệnh đề phụ thuộc, bao gồm mệnh đề thuộc cấp và mệnh đề quan hệ. Cụ thể:

loi-dung-cau-phuc-smart-art

  • Mệnh đề thuộc cấp (subordinate clause): là mệnh đề bắt đầu bằng một liên từ thuộc cấp (ví dụ because, before, after, although, as, since, whereas, if, when). 

  • Mệnh đề quan hệ (relative clause): là mệnh đề bắt đầu bằng một đại từ quan hệ (who, which, that, when, where, why). Mệnh đề quan hệ không thể đứng đầu câu như mệnh đề thuộc cấp mà chỉ đứng phía sau danh từ, đại từ hoặc mệnh đề mà nó bổ nghĩa.

Một câu phức phải bao gồm 1 mệnh đề độc lập và ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc. Câu phức trở nên không hoàn chỉnh khi không có mệnh đề độc lập.

Câu phức có độ phức tạp về nội dung và cấu trúc cao hơn câu đơn, câu ghép. Ngoài ra, việc vận dụng câu phức luôn đi đôi với việc sử dụng dấu câu (đặc biệt là dấu phẩy). Do đó, việc thí sinh có thể vận dụng thành thạo câu phức mà không phạm các lỗi sai cho thấy khả năng kiểm soát ngữ pháp và dấu câu ở trình độ cao của thí sinh đó. 

Đọc thêm: Các lưu ý khi sử dụng dấu phẩy trong IELTS Writing

Mô tả Band 7 ở tiêu chí Ngữ Pháp

Band Descriptor mô tả khả năng vận dụng ngữ pháp, đặc biệt là cấu trúc câu phức, của một thí sinh ở band 7.0 thể hiện trong bài luận Writing như sau:

  • uses a variety of complex structures

  • produces frequent error-free sentences

  • has good control of grammar and

  • punctuation but may make a few errors

(Dịch: 

  • sử dụng đa dạng các cấu trúc câu phức

  • viết các câu đúng ngữ pháp ở tần suất cao

  • có sự kiểm soát ngữ pháp và dấu câu tốt, tuy còn có thể mắc một vài lỗi.)

Các thí sinh đạt Band 7 trong tiêu chí Ngữ pháp có nền tảng ngữ pháp đủ rộng và vững đủ để có thể vận dụng đa dạng 4 cấu trúc câu phức nêu trên vào bài viết. Tần suất mắc lỗi ngữ pháp và dấu câu thấp ở mức khoảng viết 3-4 câu mới xuất hiện một lỗi sai. Các lỗi sai ngữ pháp của Band 7 là những lỗi sai không nghiêm trọng khi không làm giảm độ dễ hiểu của câu. 

Các lỗi dùng câu phức phổ biến ở Band 7 trong IELTS Writing và cách cải thiện 

Do các thí sinh ở Band 7 đã nắm vững ngữ pháp ở mức độ nhất định nhưng chưa hoàn toàn thành thạo, nên các lỗi ngữ pháp trong vận dụng câu phức mà thí sinh này mắc phải nhìn chung là viết các câu phức dài nhưng không chính xác ngữ pháp theo các hướng sau: 

  • Câu phức quá nhiều mệnh đề

  • Câu phức với liên từ không chính xác

  • Câu phức thiếu mệnh đề độc lập.

Câu phức dài và có quá nhiều mệnh đề độc lập/phụ thuộc

Đặc trưng của các câu phức mắc lỗi này là xuất hiện nhiều mệnh đề (cả mệnh đề phụ thuộc lẫn độc lập) và nhiều liên từ/ đại từ quan hệ, dẫn đến câu dài dòng và khá khó hiểu.

Ví dụ: 

loi-dung-cau-phuc-vi-du

(Dịch: Trong khi các chuyến du lịch có tổ chức đến các vùng sâu vùng xa có thể mang lại lợi ích cho người dân địa phương vì chúng tạo ra nhiều việc làm hơn để mà người dân sống ở những nơi này có thể kiếm tiền dễ dàng hơn, chúng cũng có thể gây hại cho môi trường.)

Câu phức phía trên có hai mệnh đề độc lập đi kèm với hai liên từ thuộc cấp (while và as), hai mệnh đề phụ thuộc đi kèm với liên từ đồng cấp (and). Câu dài và có thể khiến người đọc khó nắm bắt ý người viết khi mà thông tin chính (được truyền tải trong mệnh đề độc lập) bị gây xao nhãng bởi thông tin phụ từ các mệnh đề phụ thuộc. 

Cách cải thiện: thí sinh nên tách các ý thành hai câu riêng. Điều này nhằm mục đích khiến các thông tin trở nên ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu hơn.

Ví dụ: Organized tours to remote areas could be beneficial to the local people as they create more jobs and allow the locals to earn money more easily. However, these tours could also do harm for the environment.

(Dịch: Các chuyến du lịch có tổ chức đến các vùng sâu vùng xa có thể mang lại lợi ích cho người dân địa phương vì họ tạo ra nhiều việc làm hơn và cho phép người dân địa phương kiếm tiền dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những chuyến tham quan này cũng có thể gây hại cho môi trường.)

Hai mệnh đề này được liên kết với nhau bởi liên từ thuộc cấp “as” (lưu ý: từ ‘and’ trong câu này không đóng vai trò liên kết mệnh đề, mà đang đóng vai trò liên kết hai động từ trong mệnh đề phụ thuộc). Câu thứ hai là câu đơn và được liên kết với câu đầu tiên bằng trạng từ ‘however’.

Dùng liên từ không phù hợp ngữ nghĩa

Đặc trưng của các câu phức mắc lỗi này là dùng liên từ không phù hợp mối liên kết giữa thông tin trong mệnh đề độc lập và thông tin trong mệnh đề phụ thuộc.

Ví dụ: The trend of organizing more tours to remote areas is beneficial for these areas in order to promote the local tourism. (Dịch: Xu hướng tổ chức nhiều tour du lịch đến các vùng sâu vùng xa có lợi cho các vùng này nhằm thúc đẩy du lịch của địa phương.)

Câu phức phía trên sử dụng liên từ thuộc cấp “in order to” (mang ý chỉ mục đích) là chưa hợp lý. Thông tin trong mệnh đề phụ thuộc nêu lên cách thức mà xu hướng tổ chức nhiều tour du lịch đến vùng sâu vùng xa đem lại lợi ích cho các vùng ấy, chứ không phải mục đích của việc đem lại lợi ích. Liên từ này nên được thay bằng một liên từ chỉ cách thức

The trend of organizing more tours to remote areas is beneficial for these areas through promoting the local tourism. 

Xu hướng tổ chức nhiều tour du lịch đến các vùng sâu vùng xa có lợi cho các vùng này thông qua việc thúc đẩy du lịch địa phương.

Cách cải thiện: thí sinh cần đọc lại các câu văn đã viết và kiểm tra sự liên kết về mặt ngữ nghĩa giữa các mệnh đề và các liên từ để đảm bảo chúng hợp lý và chặt chẽ. Nếu các liên từ bị vận dụng không chính xác, nội dung là sự mạch lạc giữa các mệnh đề sẽ bị giảm đáng kể.

Câu phức chưa hoàn chỉnh

Đặc trưng của các câu phức mắc lỗi này là trong câu không xuất hiện mệnh đề độc lập. Các thí sinh thường mắc lỗi này do viết mệnh đề phụ thuộc quá dài, dẫn đến thiếu lưu ý đến việc câu phức đang viết chưa có mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

loi-dung-cau-phuc-vi-du-2

(Dịch: Trong khi tỷ lệ người Nhật từ 15-64 tuổi tăng đáng kể lên 70% vào năm 1980 và sau đó tương đối ổn định ở mức đó trong 20 năm tiếp theo.)

Câu phức phía trên có mệnh đề phụ thuộc (bắt đầu bằng liên từ ‘while’) rất dài, nhưng lại chưa có mệnh đề độc lập. Để điều chỉnh, thí sinh nên giảm độ dài mệnh đề phụ thuộc và chuyển phần ý đó thành mệnh đề độc lập với một chủ ngữ riêng.

Ví dụ: While the percentage of Japanese people aged 15-64 years increased significantly to 70% in 1980, the figure relatively stabilized at that level for the next 20 years. (Dịch: Trong khi tỷ lệ người Nhật từ 15-64 tuổi tăng đáng kể lên 70% vào năm 1980, con số này tương đối ổn định ở mức đó trong 20 năm tới.)

Cách cải thiện: thí sinh cần viết các mệnh đề ngắn gọn để có thể dễ dàng nhìn rõ và kiểm soát các cấu trúc ngữ pháp. Ngoài ra, khi vận dụng liên từ thuộc cấp, cần phải lưu ý về số lượng mệnh đề để đảm bảo không viết câu thiếu mệnh đề, nhất là mệnh đề độc lập.

Tổng kết 

Câu phức là câu có hai mệnh đề: 1 mệnh đề chính và 1 mệnh đề độc lập được liên kết với nhau bởi liên từ thuộc cấp hoặc đại từ quan hệ. Thí sinh ở Band 7 trong tiêu chí Ngữ pháp có nền tảng ngữ pháp khá, nên có thể viết các câu dài. Tuy nhiên, do viết câu dài mà chưa nắm vững các loại mệnh đề của câu phức, thí sinh Band 7 thường viết câu phức: 1) câu phức quá nhiều mệnh đề; 2) câu phức với liên từ không chính xác; 3) câu phức thiếu mệnh đề độc lập.

Thí sinh cần lưu ý về số lượng mệnh đề và loại mệnh đề của câu phức mà mình đang viết, kết hợp với lưu tâm về ngữ nghĩa của liên từ và của mệnh đề. Dành một ít thời gian để đọc lại bài viết hoặc câu văn của mình là điều mà thí sinh cần làm. 

Đào Ngọc Minh Thi

 

Tham khảo thêm khóa học luyện thi IELTS online tại ZIM Academy, học viên được hướng dẫn cụ thể, sửa lỗi sai chi tiết, theo sát tiến độ và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu