Banner background

5 lưu ý khi viết thư giới thiệu apply các trường nước ngoài

5 luu y khi viet thu gioi thieu apply cac truong nuoc ngoai

5 lưu ý dưới đây dựa trên kinh nghiệm của thầy Toàn ZIM, người đã viết không dưới 100 thư giới thiệu cho học sinh, chắc chắn sẽ giúp ích các bạn trong quá trình “làm đẹp” hồ sơ của mình.

Tại sao nhiều trường lại cần thư giới thiệu?

Như mọi người đã biết, hầu như trường nào cũng bắt thí sinh viết 1 bài luận cá nhân (personal statement) hoặc một bức thư thể hiện quyết tâm học tại trường (motivation letter). Đây là không gian để người nộp đơn tự thể hiện những tố chất của bản thân.

Tuy vậy để có cái nhìn khách quan, nhiều trường sẽ muốn biết những người khác nghĩ gì về thí sinh, nên cần xin thư giới thiệu.

Nên xin thư giới thiệu của ai?

Vì mục đích cung cấp cái nhìn khách quan và đáng tin cậy về bản thân, mọi người hãy xin thư giới thiệu từ những người đã làm việc trực tiếp với mình trong một khoảng thời gian nhất định. Không nhất thiết là phải xin thư giới thiệu từ ông nọ bà kia, chỉ cần xin những người có những trải nghiệm học tập và làm việc gần gũi với mình là được vì những người này mới có cái nhìn chân thật và đúng đắn về con người mình.

Số lượng thư giới thiệu nên có là bao nhiêu?

Tuỳ vào yêu cầu của từng trường. Có trường chỉ yêu cầu 1 thư, có trường yêu cầu 2 thậm chí là 3 thư giới thiệu. Nhiều trường còn yêu cầu cụ thể cần xin thư giới thiệu từ đối tượng nào (ví dụ 2 thư từ 2 giáo viên và 1 thư từ sếp nơi mình làm việc)

Tuy vậy mặc dù trong trường hợp trường chỉ yêu cầu 1 thư, mình hoàn toàn có thể có 2 thư giới thiệu nếu muốn thể hiện nhiều yếu tố và cái nhìn khác nhau về bản thân.

Độ dài của thư giới thiệu?

Từ 1 trang đến 1 trang rưỡi.

Nội dung thư tập trung vào điều gì?

Phần thứ nhất: Giới thiệu về quan hệ giữa thí sinh và người viết thư giới thiệu. Phần này phải cho thấy mối quan hệ giữa 2 người là đủ để người viết thư có sự đánh giá đáng tin cậy về năng lực của thí sinh. Đây là lý do tại sao phần 2 có nói cần xin người đã từng làm việc và học tập với mình trong 1 khoảng thời gian nhất định. Xin thư giới thiệu từ hiệu trưởng sẽ tốt trong trường hợp hiệu trưởng trực tiếp làm việc hoặc dẫn dắt mình trong 1 dự án nào đó. Còn không thì xin giáo viên chủ nhiệm vẫn là tốt nhất. Hoặc đối với các bạn sinh viên đại học thì xin từ giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp.

Phần thứ 2: Đây là nội dung chính của thư. Trong phần này cần thể hiện những phẩm chất nhất định của thí sinh. Đừng cố gắng tâng bốc bản thân lên. Vì khi thư giới thiệu tâng bốc bản thân quá đà, trong khi Personal statement và hồ sơ không có gì đặc biệt thì khả năng Fail là rất cao.

Tuỳ vào đối tượng mình đang xin thư giới thiệu mà mình sẽ thể hiện những tố chất khác nhau. Nếu là giáo viên hướng dẫn thì mình nên nhấn mạnh vào khả năng học tập, khả năng tìm tòi nghiên cứu các vấn đề Academic. Còn nếu là sếp nơi mình làm việc thì nhấn mạnh vào các yếu tố công việc như không bao giờ trễ deadline, sự quyết tâm trong công việc, tư duy sử dụng công cụ để làm việc hiệu quả.

Đây là phần quan trọng nhất nên nội dung cần phải chú trọng. Đừng chỉ liệt kê những tố chất của mình vì sẽ rất khô khan và không đáng tin. Thay vào đó hãy kể ra những trải nghiệm của người viết với mình và những trải nghiệm đó làm cho người ta có cái nhìn nhất định nào đó về mình.

Ví dụ: 2 năm trước vào ngày ab/xy/2019 trời mưa bão rất to nhưng cậu ấy vẫn đến làm việc. Khi được hỏi thì cậu ấy trả lời: “Trong job description của em không có ghi chú trời mưa to thì có thể xin lùi deadline công việc”. Điều này thể hiên sự quyết tâm trong công việc.

Phần thứ 3: Hạn chế và niềm tin

Phần hạn chế có cũng tốt mà không có cũng không sao. Quan trọng là có phần niềm tin rằng thí sinh có tiềm năng phát triển hơn nữa để cống hiến cho xã hội nếu có cơ hội được học tập tại trường.

Hi vọng những kinh nghiệm trên giúp các bạn viết được thư giới thiệu xuất sắc.

Toàn ZIM – Anh Ngữ ZIM

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...