Banner background

Action verb | Định nghĩa, cách phân loại và bài tập vận dụng

Động từ chỉ hành động (hay còn được gọi là action verb trong tiếng Anh) là một chủ điểm ngữ pháp rất quen thuộc và phổ biến trong các bài thi học thuật, và cả trong giao tiếp hằng ngày. Trong bài viết ngày hôm nay, ZIM sẽ giới thiệu cho người học tổng quát về action verb như định nghĩa, phân loại, cùng với đó là cung cấp cho người học một số bài tập vận dụng để người đọc có thể vận dụng kiến thức đã học trong bài viết này vào thực hành.
action verb dinh nghia cach phan loai va bai tap van dung

Key takeaways

  • Động từ chỉ hành động là những động từ nhằm diễn tả hành động mà chủ thể (tức ở đây là chủ ngữ) đang làm, tính cả mặt thể chất hoặc tinh thần.

  • Động từ chỉ hành động chia thành hai loại: nội động từ và ngoại động từ.

  • Nội động từ được sử dụng để diễn tả hành động của chủ thể (tức chủ ngữ) làm nhưng không cần tác động tới chủ thể khác. Nội động từ không được sử dụng trong thể bị động.

  • Ngoại động từ là các động từ chỉ hành động tác động lên một hoặc nhiều đối tượng/chủ thể khác, vì vậy nên khi sử dụng chúng cần đòi hỏi phải có tân ngữ phía sau động từ.

  • Các động từ chỉ hành động phổ biến: make (làm), give (cho), bring (mang), offer (đưa/cho), invite (mời), arrive (đến), lie (nói dối), laugh (cười), cry (khóc), awake (thức dậy), appear (xuất hiện),…

Động từ chỉ hành động (action verb) là gì?

Đầu tiên, động từ (verb) là từ dùng để chỉ hoạt động của một sự vật, cá thể, hay hành động của nhiều sự vật/ hiện tượng. Động từ chỉ hành động là những động từ nhằm diễn tả hành động mà chủ thể (tức ở đây là chủ ngữ) đang làm, tính cả mặt thể chất hoặc tinh thần. Dưới đây, ZIM sẽ cung cấp cho người học cách phân loại của action verb và các ví dụ minh họa cho từng hình thức.

Phân loại action verb

Nội động từ (Intransitive verbs)

Đối với nội động từ, khi sử dụng trong câu, người học không cần bổ sung thêm tân ngữ (object). Nội động từ bản chất được sử dụng để.

diễn tả hành động của chủ thể (tức chủ ngữ) làm nhưng không cần tác động tới chủ thể khác. Một lưu ý mà người học cần để ý khi sử dụng nội động từ, đó chính là nội động từ không được sử dụng trong thể bị động.

Một số nội động từ phổ biến đó là: arrive (đến), lie (nói dối), laugh (cười), cry (khóc), awake (thức dậy), appear (xuất hiện).

Ví dụ:

  • I cried a lot because the movies were emotional. (Tôi đã khóc rất nhiều vì những bộ phim xúc động.)

  • I had to lie in order not to get my mom angry. (Tôi đã phải nói dối để không làm mẹ tôi tức giận.)

  • I arrived late at school but fortunately my teacher wasn’t mad. (Tôi đến trường muộn nhưng may mắn là giáo viên của tôi không giận)

Ngoại động từ (Transitive verbs)

Khi sử dụng trong câu, ngoại động từ là các động từ chỉ hành động tác động lên một hoặc nhiều đối tượng/chủ thể khác, vì vậy nên khi sử dụng chúng cần đòi hỏi phải có tân ngữ phía sau động từ.

Một số ngoại động từ phổ biến đó là: make (làm), give (cho), bring (mang), offer (đưa/cho), invite (mời),...

Ví dụ:

  • I invited all of my old classmates to my wedding this morning. (Tôi đã mời tất cả các bạn học cũ của tôi đến dự đám cưới của tôi sáng nay.)

  • I gave my son a video game console when it was his birthday. (Tôi đã tặng con trai tôi một máy trò chơi điện tử vào ngày sinh nhật của nó.)

  • I brought my laptop with me while I was on holiday. (Tôi đã mang theo máy tính xách tay của mình khi đi nghỉ.)

Tổng hợp những động từ chỉ hành động phổ biến

Từ vựng

Nghĩa

Ví dụ

Act

Hành động

The play has three acts and an intermission. (Vở kịch có ba màn và một đoạn tạm dừng.)

Agree

Đồng ý

I agree with him that we should go home. (Tôi đồng ý với anh ấy rằng chúng ta nên về nhà.)

Advise

Khuyên nhủ

I advise her that she should move on. (Tôi khuyên cô ấy rằng cô ấy nên tiếp tục.)

Build

Xây dựng

I build a corporation for myself. (Tôi xây dựng một tập đoàn cho riêng mình.)

Buy

Mua

I buy myself a Louis Vuitton bag. (Tôi mua cho mình một chiếc túi Louis Vuitton.)

Call

Gọi

I call her and she doesn’t answer. (Tôi gọi cô ấy và cô ấy không trả lời.)

Continue

Tiếp tục

The dog continues to annoy her. (Con chó tiếp tục làm phiền cô.)

Close

Đóng

I close the door. (Tôi đóng cửa lại)

Develop

Phát triển

The city develops. (Thành phố phát triển.)

Drive

Lái xe

He drives to my workplace. (Anh lái xe đến nơi làm việc của tôi.)

Dance

Nhảy

We dance at my school competition. (Chúng tôi khiêu vũ tại cuộc thi ở trường của tôi.)

Dream

I dream of eating a lot of ice cream. (Tôi mơ được ăn nhiều kem.)

Enter

Đi vào

She enters the building. (Cô bước vào tòa nhà.)

Earn

Kiếm

I earn some money. (Tôi kiếm được một số tiền.)

Eat

Ăn

They eat lots of fish today. (Hôm nay họ ăn rất nhiều cá.)

Exit

Lối ra

They exit the building. (Họ ra khỏi tòa nhà.)

Give

Đưa cho

I give him my toy. (Tôi đưa cho anh ấy đồ chơi của tôi.)

Go

Đi

I go to school by bus. (Tôi đến trường bằng xe buýt.)

Grab

Vồ lấy

I grab my phone. (Tôi chộp lấy điện thoại của mình.)

Help

Giúp đỡ

I help an old lady cross the road. (Tôi giúp một bà cụ qua đường.)

Insult

Xúc phạm

He insults her. (Anh xúc phạm cô.)

Joke

Nói đùa

He jokes about his outfit. (Anh ấy nói đùa về trang phục của mình.)

Jump

Nhảy

I accidentally kick the toys. (Tôi nhảy về phía cô ấy.)

Laugh

Cười

I laugh at the picture. (Tôi cười vào bức ảnh.)

Make

Làm

I make cheese burgers. (Tôi làm bánh mì kẹp phô mai.)

Move

Di chuyển

I move to my new apartment. (Tôi chuyển đến căn hộ mới của tôi.)

Nod

Gật đầu

I nod to her. (Tôi gật đầu với cô ấy.)

Read

Đọc

My grandma reads old tales. (Bà tôi đọc truyện cổ tích.)

Run

Chạy

I run to my house. (Tôi chạy về nhà mình.)

Send

Gửi

She sends me a postcard. (Cô ấy gửi cho tôi một tấm bưu thiếp.)

Spend

Tiêu

We spend days trying to figure it out. (Chúng tôi dành nhiều ngày để cố gắng tìm ra.)

Talk

Nói chuyện

We talk about all kinds of things. (Chúng tôi nói về tất cả mọi thứ.)

Touch

Touch

I accidentally touch and break a glass. (Tôi vô tình chạm vào và làm vỡ một chiếc cốc.)

Visit

Thăm nom

I visit my grandma once in a while. (Tôi đến thăm bà tôi một lần trong một thời gian.)

Yell

La hét

My parents yell at me. (Bố mẹ mắng tôi.)

Bloom Action Verb

Bloom Action Verb là gì? Bloom Taxonomy Action Verb là sự phân loại các mục tiêu và kỹ năng cần thiết.

Các hạng mục trong Bloom bao gồm: Remembering (Ghi nhớ), Understanding (Hiểu) , Applying (Áp dụng), Analyzing (Phân tích), Evaluating (Đánh giá), Creating (Tạo).

  • Ghi nhớ: Nhớ lại các sự kiện và khái niệm cơ bản

    Các Bloom Action verb: Choose (Chọn), Define (Xác định), Find (Tìm), How (Cách thức), List (Liệt kê), Match (Khớp), Name (Đặt tên), Omit (Bỏ qua), Select (Chọn), Show (Cho xem),…

  • Hiểu: Giải thích ý tưởng hoặc khái niệm

    Các Bloom Action verb: Classify (Phân loại), Compare (So sánh), Contrast (Tương phản), Demonstrate (Chứng minh), Explain (Giải thích), Extend (Mở rộng), Illustrate (Minh họa), Infer (Suy luận), …

  • Áp dụng: Sử dụng thông tin trong các tình huống mới

    Các Bloom Action verb: Analyze (Phân tích), Assume (Giả định), Categorize (Phân loại), Classify (Phân loại), Contrast (Tương phản), Discover (Khám phá), Divide (Chia), Examine (Kiểm tra),…

  • Phân tích: Tạo mối liên hệ giữa các ý tưởng

    Các Bloom Action verb: Analyze (Phân tích), Assume (Giả định), Categorize (Phân loại), Classify (Phân loại), Contrast (Tương phản), Discover (Khám phá), Divide (Chia), Examine (Kiểm tra),…

  • Đánh giá: Biện minh cho một lập trường hoặc quyết định

    Các Bloom Action verb: Agree (Đồng ý), Assess (Đánh giá), Award (Trao giải), Choose (Chọn), Decide (Quyết định), Deduct (Khấu trừ), Disprove (Bác bỏ),…

  • Tạo: Tạo ra tác phẩm mới hoặc nguyên bản

    Các Bloom Action verb: Adapt (Thích ứng), Change (Thay đổi), Combine (Kết hợp), Compile (Biên dịch), Compose (Soạn thảo), Construct (Xây dựng),…

Phân biệt action verb và linking verb

Action verb

  • Diễn tả hành động của chủ thể (tức chủ ngữ trong câu)

  • Là động từ chính, mang lượng thông tin lớn cần truyền tải, và giúp câu có nghĩa và ngữ pháp hoàn chỉnh

  • Một số action verb thường gặp: go, buy, act, agree,...

Ví dụ:

  • I go to school on a daily basis by bus. (Tôi đi học hàng ngày bằng xe buýt)

  • I always agree with what he said. (Tôi luôn đồng ý với những gì anh ấy nói)

Linking verb

  • Diễn tả trạng thái, cảm xúc của sự vật, hiện tượng (bổ nghĩa)

  • Là động từ nối có chức năng gắn kết chủ ngữ và vị ngữ.

  • Một số linking verb thường gặp: seem, appear, become, is/am/are,...

Ví dụ:

  • It seems hard for me to finish the test within 60 minutes. (Có vẻ như tôi khó có thể hoàn thành bài kiểm tra trong vòng 60 phút.)

  • It appears that she didn’t lie. (Có vẻ như cô ấy đã không nói dối.)

Action verb mô tả kỹ năng

Các động từ mô tả kỹ năng là một nhóm các động từ được sử dụng khi người học muốn trình bày các hành động, kinh nghiệm làm việc của bản thân trong một trường hợp cụ thể nào đó. Các động từ mô tả kỹ năng thường được áp dụng trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng xin việc làm - khi người học phải trình bày các công việc hoặc kinh nghiệm mà mình đã tham gia hoặc khi điền kinh nghiệm của bản thân vào CV xin việc. 

Cách ứng dụng action verb vào việc mô tả kĩ năng

Người học có thể lựa chọn sử dụng STAR technique để áp dụng action verbs. Cụ thể, STAR viết tắt cho 4 đề mục: S- Situation, T- Task, A-Actions, R- Results. Dưới đây là một số ý tưởng về 4 đề mục trên.

S- Situation: tức hoàn cảnh ở đây là gì, và ai có liên quan tới nó.

Ví dụ: We need to brainstorm some ideas for our handouts at school. (Chúng ta cần nảy ra một số ý tưởng cho tài liệu phát ở trường.)

T-Task: tức nhiệm vụ và mục tiêu của công việc.

Ví dụ: The goal was to edit the handout and research more information. (Mục đích là để chỉnh sửa tài liệu và nghiên cứu thêm thông tin.)

A-Actions: tức những hành động, công việc đã làm.

Ví dụ: I researched more information so our handout can have more details. (Tôi đã nghiên cứu thêm thông tin để tài liệu của chúng tôi có thêm thông tin chi tiết.)

I drafted my idea’s brainstorm and presented it to my team. (Tôi phác thảo ý tưởng của mình và trình bày nó với nhóm của mình.)

R-Results: Kết quả của công việc.

Ví dụ: We finished editing the handout, added more information to our handout. (Chúng tôi đã hoàn thành việc chỉnh sửa tài liệu, bổ sung thêm thông tin cho tài liệu của mình.)

Communication and Team building Skills (Kỹ năng giao tiếp và xây dựng đội nhóm)

Educate (v): giáo dục

Ví dụ: I was educated at boarding school.

Emphasize (v): nhấn mạnh

Ví dụ: This detail needs to be emphasized.

Introduce (v): giới thiệu

Ví dụ: His machine model was introduced in the concert. 

Understand (v): hiểu

Ví dụ: I cannot fully understand his lectures.

Write (v): viết

Ví dụ: I have to write down the important things.

Creativity and Problem Solving Skills (Sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề)

Memorize (v): ghi nhớ

Ví dụ: I have to memorize two pages of notes in order to pass this exam.

Master (v): tôi luyện

Ví dụ: I want to master at least one language.

Activate (v): khởi động

Ví dụ: His model has to be activated by fuel.

Leadership, Management and Supervision Skills (Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giám sát)

modify (v): sửa đổi

Ví dụ: Teachers should modify children’s behavior. (Giáo viên nên sửa đổi hành vi của trẻ em.)

accomplish (v): hoàn thành

Ví dụ: I’ve accomplished two tasks involving content writing. (Tôi đã hoàn thành hai nhiệm vụ liên quan đến viết nội dung.)

achieve (v): đạt được

Ví dụ: I’ve achieved N3 Japanese language. (Tôi đã đạt được trình độ tiếng Nhật N3.)

commission (v): nhiệm vụ

Ví dụ: I was commissioned to draw futuristic theme illustrations. (Tôi được giao nhiệm vụ vẽ minh họa chủ đề tương lai.)

Teaching, Social Service and Training Skills (Kỹ năng giảng dạy, dịch vụ xã hội và đào tạo)

advise (v): khuyên

Ví dụ: I was advised by my doctor to take regular supplements. (Tôi được bác sĩ khuyên nên bổ sung thường xuyên.)

help (v): giúp đỡ

Ví dụ: I helped to visualize the reports. (Tôi đã giúp để hình dung các báo cáo.)

instruct (v): hướng dẫn

Ví dụ: I instructed the children to spell the words out loud. (Tôi hướng dẫn trẻ đánh vần các từ thành tiếng.)

persuade (v): thuyết phục

Ví dụ: I was persuaded by my mom to take this Accounting course. (Tôi đã thuyết phục mẹ tôi tham gia khóa học Kế toán này.)

Organization and Administrative Skills (Kỹ năng tổ chức và hành chính)

explain (v): giải thích

Ví dụ: We had to explain why this policy is a must for the economy. (Chúng tôi phải giải thích tại sao chính sách này là cần thiết cho nền kinh tế.)

estimate (v): ước tính

Ví dụ: We estimated that the effects of the policy is going to take a toll on the economy. (Chúng tôi ước tính rằng tác động của chính sách này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế.)

utilize (v): sử dụng

Ví dụ: The vitamins we usually take will be easily utilized in our body. (Các loại vitamin chúng ta thường dùng sẽ dễ dàng được sử dụng trong cơ thể.)

Research and Information Processing (Nghiên cứu và xử lý thông tin)

compare (v): so sánh

Ví dụ: We have to compare the data from the previous year to now. (Chúng ta phải so sánh dữ liệu từ năm trước đến nay.)

analyze (v): phân tích

Ví dụ: We have to analyze the data in order to reach a conclusion. (Chúng ta phải phân tích dữ liệu để đi đến kết luận.)

calculate (v): tính toán

Ví dụ: We need to calculate the outcomes of this policy’s effects on the economy. (Chúng ta cần tính toán kết quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế.)

Bài tập

Xác định câu nào có ngoại động từ hoặc nội động từ bằng cách điền T (cho nội động từ) hoặc I (cho ngoại động từ)

  1. We danced at my school competition

  1. My kids were crying in the room. 

  1. What happened in our neighborhood last night? 

  1. My mom prepared dinner tonight. 

  1. The chef made cheese pasta. 

Đáp án:

T

  1. We danced at my school competition

T

  1. My kids were crying in the room. 

I

  1. What happened in our neighborhood last night? 

I

  1. My mom prepared dinner tonight. 

I

  1. The chef made cheese pasta. 

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp người học những điều cần biết như định nghĩa của action verb, phân loại action verb và cùng với đó là các bài tập vận dụng. Việc nhận biết và vận dụng chính xác chủ điểm ngữ pháp action verb (động từ chỉ hành động) là rất quan trọng bởi action verb là một trong những thành phần chính cấu tạo nên một câu hoàn chỉnh. Từ đó, ZIM hy vọng người học có thể vận dụng các kiến thức về action verb trong quá trình học tiếng Anh một cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

"What Are Action Verbs? List And Examples." Thesaurus.com, 1 May 2022.

Anderson, L. W., & Krathwohl, D. R. (2001). A taxonomy for learning, teaching, and assessing, Abridged Edition. Boston, MA: Allyn and Bacon

University of Winconsin - Career Planning and Resource Center, Using Action Verbs To Describe Your Skills. uwm.edu/careerplan

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...