Phân loại và giải quyết dạng đề Agree / Disagree trong IELTS Writing Task 2 (Phần 2)

Tiếp tục với chuyên mục phân loại và hướng dẫn giải quyết các dạng đề Agree – Disagree sao cho logic nhất, bài viết kỳ này sẽ xoay quanh dạng đề có yếu tố so sánh hơn.
author
ZIM Academy
29/09/2022
phan loai va giai quyet dang de agree disagree trong ielts writing task 2 phan 2

Tiếp tục với chuyên mục phân loại và hướng dẫn giải quyết các dạng đề Agree – Disagree sao cho logic nhất, bài viết kỳ này sẽ xoay quanh dạng đề có yếu tố so sánh hơn. Đây là nhóm những đề so sánh tầm quan trọng của hai đối tượng A và B nào đó (ví dụ tầm quan trọng của việc đầu tư vào đường xá hay là cải thiện giao thông công cộng), hoặc liệu đối tượng A có thay thế đối tượng B được không (ví dụ liệu máy tính có thay thế vai trò của giáo viên trong tương lai hay không).

Phân loại và giải quyết dạng đề Agree – Disagree trong Writing Task 2

Như đã đề cập ở phần 1, mục A của bài viết, việc cần làm đối với những dạng đề Agree – Disagree là xác định bài viết có yếu tố so sánh hay không. Mục A của bài viết đã hướng dẫn về bài viết có yếu tố so sánh nhất, và sau đây mục B của bài viết sẽ hướng dẫn thí sinh phân tích những nhóm đề có yếu tố so sánh hơn. 

Đề 1: For school children, their teachers have more influence on their intelligence and social development than their parents. To what extent do you agree or disagree?

→ tạm dịch: nhiều người có rằng giáo viên có sức ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển về mặt xã hội cũng như là trí thông minh của trẻ, hơn là cha mẹ chúng. Bạn có đồng ý với quan điểm này không?

Đề 2: Children nowadays spend a great deal of time watching television. However, television cannot replace the book as a learning tool. To what extent do you agree with this?

→ tạm dịch: trẻ em ngày nay dành nhiều thời gian để xem TV. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng TV sẽ không thay thế được sách trên phương diện là một công cụ học tập. Bạn có đồng hay không?

Lưu ý, tuy rằng về mặt ngôn từ, chỉ có mỗi đề số 1 là có nhắc đến yếu tố so sánh hơn (thông qua việc sử dụng lượng từ more), nhưng đề số 2 cũng là một hình thức so sánh giữa hai đối tượng, cụ thể là giữa TV và sách, nếu TV có thể thay thế được sách thì tức là tầm quan trọng của TV là lớn hơn của sách, vì thế cũng được xếp vào nhóm đề này, với cách làm cũng tương tự như đề số 1.

Những lỗi lập luận điển hình

Một trong những lỗi điển hình một số thí sinh có thể gặp phải đó chính là lỗi trong việc lập luận. Để giúp thí sinh dễ hình dung hơn, hãy cùng phân tích ví dụ dưới đây: 

Đề bài: Việc A quan trọng hơn việc B → A > B

Câu hỏi: Bạn có đồng ý với điều này hay không?

Để trả lời cho đề bài này, có một số lập luận được đề ra như sau:

Cách trả lời 1: 

dang-de-agree-disagree-trong-writing-task-2-mo-ta-cach-1Cách trả lời 1

  • Việc A quan trọng

  • Việc B quan trọng

  • Kết luận: Mặc dù việc A quan trọng, nhưng tầm quan trọng của việc B cũng là rất lớn. 

Phân tích: Một kết luận như vậy sẽ không thoả mãn được câu hỏi ở đề bài, và vì vậy điểm TR sẽ khó có thể đạt 6.0. Lý do bởi vì đề bài đang yêu có một sự so sánh, nhưng tác giả đã không hề nhắc đến sự so sánh gì cả.

Cách trả lời 2: 

  • Việc A quan trọng

  • Việc B quan trọng

  • Kết luận: Mặc dù việc A quan trọng, nhưng tầm quan trọng của việc B là to lớn hơn.

dang-de-agree-disagree-trong-writing-task-2-mo-ta-cach-2Cách trả lời 2

Phân tích: Một kết luận như vậy, về cơ bản, đã thỏa mãn được câu hỏi ở đề bài (không đồng ý với đề bài, khẳng định B > A), nhưng việc chứng minh kết luận này ở phần thân bài thì vẫn còn nhiều thiếu sót. Nếu tác giả chỉ liệt kê tầm quan trọng của A và B thì khó có thể đưa đến kết luận rằng đối tượng nào quan trọng hơn. Cách lập luận này sẽ khó có thể đạt được điểm cao hơn 6.0 ở mục TR.

Cách trả lời 3: 

  • Việc A quan trọng

  • Việc B quan trọng

  • Kết luận: Tầm quan trọng của A và B là bằng nhau.

Phân tích: Một kết luận như vậy, về cơ bản, đã thỏa mãn được câu hỏi ở đề bài (không đồng ý với đề bài, A = B), nhưng việc chứng minh kết luận này ở phần thân bài thì vẫn còn nhiều thiếu sót. Nếu tác giả chỉ liệt kê tầm quan trọng của A và B thì khó có thể đưa đến kết luận rằng đối tượng nào quan trọng hơn. Cách lập luận này sẽ khó có thể đạt được điểm cao hơn 6.0 ở mục TR.

Cách trả lời 4: 

  • Việc A quan trọng

  • Việc B quan trọng như là việc A

  • Kết luận: Tầm quan trọng của A và B là bằng nhau.

Phân tích: Một kết luận như vậy, về cơ bản, đã thỏa mãn được câu hỏi ở đề bài (không đồng ý với đề bài, A = B), và giả sử việc so sánh giữa A với B được thực hiện thành công với các luận cứ được bảo vệ và phát triển đầy đủ thì bài viết có thể đạt TR đạt từ 7.0 trở lên. 

Cách trả lời 5: 

  • Việc A quan trọng

  • Việc B quan trọng hơn việc A

  • Kết luận: Mặc dù việc A quan trọng, nhưng tầm quan trọng của việc B là to lớn hơn. 

Phân tích: Một kết luận như vậy, về cơ bản, đã thỏa mãn được câu hỏi ở đề bài (không đồng ý với đề bài, B > A), và giả sử việc so sánh giữa A với B được thực hiện thành công với các luận cứ được bảo vệ và phát triển đầy đủ thì bài viết có thể đạt TR đạt từ 7.0 trở lê

Cách trả lời 6: 

  • Việc A không quan trọng

  • Việc B quan trọng. 

  • Kết luận: Tầm quan trọng của việc B là to lớn hơn. 

Phân tích: Một kết luận như vậy, về cơ bản, đã thỏa mãn được câu hỏi ở đề bài (không đồng ý với đề bài, B > A). Xét về mặt lý luận, nếu việc A không quan trọng mà việc B quan trọng thì có thể kết luận B quan trọng hơn A. Tuy nhiên, xét về mặt ý tưởng, ở hầu hết các chủ đề mà IELTS writing xoay quanh, các vấn đề được bàn tới đều có một tầm quan trọng nhất định, nếu một vấn đề không quan trọng thì sẽ ít có khả năng trở thành một chủ đề để bàn luận. Hay nói cách khác, với hướng lập luận này mặc dù thuyết phục nhưng người viết sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm được luận cứ để bảo vệ lập luận này, vì thế cũng không được đề xuất áp dụng trong bối cảnh phòng thi IELTS. 

Cách trả lời 7: 

  • Việc A quan trọng hơn việc B

  • Việc B quan trọng hơn việc A

  • Kết luận: Mặc dù việc A quan trọng, nhưng tầm quan trọng của việc B là lớn hơn A

Phân tích: Một kết luận như vậy vừa tuy thoả mãn yêu của đề bài nhưng khi xét tổng thể nguyên bài lại chắc chắn không được điểm TR cao vì lập trường xuyên suốt không có, nội dung trước và sau mâu thuẫn với nhau.

Dù khi phân tích ra thì nghe có vẻ khá hiển nhiên, nhưng lỗi này vẫn thường xuyên bị phạm phải và trong quá trình, chính bản thân người đọc khi tự viết lại không nhận thấy. Khi đó, cả điểm CC cũng không thể cao bị độ mạch lạc và liên kết của bài khó đảm bảo khi trước sau bất nhất như vậy. 

Áp dụng vào việc viết bài

Từ các hướng lập luận trên, có thể rút ra được rằng cách trả lời số 4 và số 5 sẽ là thuyết phục nhất và phù hợp với thời lượng của bài thi nhất. Dưới đây sẽ là một đề thi có yếu tố so sánh hơn:

For school children, their teachers have more influence on their intelligence and social development than their parents. To what extent do you agree or disagree?

Cấu trúc gợi ý:

Mở bài: Diễn giải lại đề bài và khẳng định quan điểm của mình (paraphrasing và thesis

statement)

Cách 1: Many believe that teachers are more influential in the development of children’s intellectual and social abilities, compared to parents. However, in my opinion, although teachers have certain impacts on this, it is the parents who play a bigger role. 

Cách 2: Many believe that teachers are more influential in the development of children’s intellectual and social abilities, compared to parents. In my opinion, although parents have certain impacts on this, it is the teachers who play a bigger role. 

→ Đối với cách 1, tác giả cho rằng Vai trò của phụ huynh là to lớn hơn. Theo đó, thân bài thứ nhất sẽ bàn luận về vai trò của giáo viên, và thân bài thứ hai sẽ trình bày lý do tại sao phụ huynh là có sức ảnh hưởng hơn. 

→ Ngược lại, đối với cách 2, tác giả lại cho rằng vai trò của giáo viên là to lớn hơn. Theo đó, thân bài thứ nhất sẽ bàn luận về vai trò của các bậc phụ huynh, và thân bài thứ hai sẽ trình bày lý do tại sao giáo viên là có sức ảnh hưởng hơn. 

Thân bài thứ nhất: 

Đối với 2 quan điểm trái ngược ở 2 cách vừa nêu, cũng sẽ có 2 cách viết thân bài tương ứng, nhưng có một quy tắc chung ở cả hai cách, đó là những luận điểm mạnh hơn, có tính thuyết phục cao hơn nên được bàn luận trong thân bài thứ hai. Như vậy, thân bài thứ nhất sẽ bàn về đối tượng còn lại. 

Cách 1: Đối với cách làm thứ nhất, tác giả đang bảo vệ lập trường là sức ảnh hưởng của cha mẹ là lớn hơn của thầy cô, nên thân bài thứ nhất sẽ bàn luận về lý do tại sao thầy cô lại có sức ảnh hưởng đến trẻ em, cụ thể là sự phát triển về trí tuệ và xã hội của chúng. Gợi ý một số luận cứ có thể sử dụng cho đề bài này, thí sinh có thể tham khảo:

  • Học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi, rất nhạy cảm với hành vi của những người ở xung quanh chúng (đưa ra một sự thật – fact, sự thật này càng thuyết phục chừng nào luận điểm càng mạnh chừng nấy). Do đó, khi trẻ em được gửi đến trường nơi mà chúng dành hầu hết thời gian với thầy cô của chúng, thì sự phát triển của chúng có thể sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những người dạy dỗ chúng. 

  • Ví dụ, bằng cách tham gia vào các bài tập làm việc nhóm hoặc những trò chơi sáng tạo do các thầy cô tổ chức, học sinh không chỉ có thể rèn luyện kỹ năng xã hội ví dụ như làm việc nhóm hoặc giao tiếp, mà chúng còn có thể phát triển nhiều loại trí thông minh khác nhau, ví dụ như giải quyết vấn đề hoặc tư duy logic.

Admittedly, teachers can affect the growth of their students in terms of intelligence and social dexterity. In fact, students, especially young children, are highly sensitive to people’s behaviours around them. Therefore, when students are sent to school where they spend most of their time with their teachers, their development can be easily influenced by those teaching them. For instance, by attending group work assignments or creative games organized by their teacher, not only can students hone their interpersonal skills, such as team work or communication, but they can also boost their different kinds of intelligence, like problem solving or logical thinking. 

Cách 2: Còn với cách làm thứ hai, tác giả lại bảo vệ lập trường là sức ảnh hưởng của thầy cô là lớn hơn của cha mẹ, nên thân bài thứ nhất sẽ bàn luận về lý do tại sao cha mẹ lại có sức ảnh hưởng lớn đến con cái của mình, cụ thể là sự phát triển về trí tuệ và xã hội của chúng. Gợi ý một số luận cứ có thể sử dụng cho đề bài này, thí sinh có thể tham khảo:

  • Sự phát triển trí tuệ của trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi cái cách mà cha mẹ chúng cho lựa bữa ăn của chúng. Nếu được cung cấp thức ăn mà có lợi cho não, trẻ em sẽ có nhiều khả năng trở nên thông minh hơn. 

  • Sự phát triển về các kỹ năng xã hội cũng dựa vào tính cách của cha mẹ chúng. Một đứa trẻ được nuôi lớn trong một gia đình hoạt ngôn và cởi mở thì có nhiều khả năng trở thành những những người hoạt bát trong tương lai và có những kỹ năng xã hội, ví dụ như giao tiếp, tốt hơn

Admittedly, parents can affect the growth of their offspring in terms of intelligence and social dexterity. First, the children’s intellectual development can be affected by the way their mother or father chooses what to be included in their diet. Provided with ingredients that are beneficial for their brain, such as walnuts or oily fish, children are more likely to grow up smarter. Second, how much their social skills improve also depends on their parents’ personalities. For instance, it is likely that a child reared in a talkative and outgoing family will become sociable individuals in the future and better perform interpersonal skills such as communication.

⇒ Từ hai cách viết bài này, thí sinh có thể rút ra rằng, trong thân bài thứ nhất, nên hạn chế yếu tố so sánh để tránh hai đoạn bị mâu thuẫn với nhau, tối ưu nhất là chỉ nói rằng đối tượng đầu tiên là tốt, nhưng đối tượng ở thân bài thứ hai mới là tốt hơn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ bài viết khỏi sự mâu thuẫn giữa hai đoạn thân bài, tránh trường hợp bên trên đề cập rằng A tốt hơn B nhưng bên dưới lại nhấn mạnh rằng B tốt hơn A. (tương tự như cách trả lời thứ 7 của phần 1, Những lỗi lập luận điển hình)

Thân bài thứ hai: 

Khác với thân bài thứ nhất, thí sinh cần chứng minh được vì sao đối tượng thứ hai lại tốt hơn, quan trọng hơn đối tượng thứ nhất. Cụ thể là vì sao cha mẹ lại có sức ảnh hưởng lớn hơn thầy cô, hoặc ngược lại. 

Cách 1: Do thân bài thứ nhất, tác giả đã chứng minh vì sao thầy cô lại có sức ảnh hưởng lớn (chỉ là lớn chứ không so sánh là lớn hơn) đến sự phát triển của trẻ nhỏ, thì thân bài thứ hai sẽ bàn luận tại sao cha mẹ lại có sức ảnh hưởng hơn. Gợi ý một số luận cứ có thể sử dụng cho đề bài này, thí sinh có thể tham khảo:

  • Cha mẹ là người mà trẻ em dành nhiều thời gian hơn, so với giáo viên chỉ dạy chúng trong một đến hai năm. Nghĩa là, giáo viên thường ít phải chịu trách nhiệm cho một học sinh sau khi học sinh đó tốt nghiệp và rời trường, nên họ ít có nhiều tác động bằng cha mẹ của chúng, người mà thường bên cạnh chúng đến khi chúng lớn lên. 

  • Không giống với giáo viên người mà chịu trách nhiệm trông coi nhiều học sinh cùng lúc, cha mẹ chỉ có một hoặc một vài đứa con để chăm sóc. Trong khi cha mẹ có thể dành hàng giờ để nói chuyện hoặc giải câu đố với con cái, giúp phát triển khả năng giao tiếp và khả năng tư duy, thì rất khó cho giáo viên có thể làm việc tương tự với từng người học sinh của họ.

Nevertheless, the effect of parents on their children is much more significant than that of teachers. The first reason is parents are the one that children spend more time with, as opposed to teachers only teaching them in one-or-two years’ time. In other words, teachers, barely having any responsibility for the students having graduated and left school, can hardly have as great impacts on these young people as parents who are often by their side until they grow up. Also, unlike teachers who are in charge of looking after many students simultaneously, parents only have one or a few children to take care of. While parents are able to spend hours talking or solving puzzles with their children, which facilitates the betterment of these young people’s communication and critical thinking skills, it is hardly possible for teachers to do this with each of their students

Cách 2: Do thân bài thứ nhất, tác giả đã chứng minh vì sao phụ huynh lại có sức ảnh hưởng lớn (chỉ là lớn chứ không so sánh là lớn hơn) đến sự phát triển của trẻ nhỏ, thì thân bài thứ hai sẽ bàn luận tại sao thầy cô lại có sức ảnh hưởng hơn. Gợi ý một số luận cứ có thể sử dụng cho đề bài này, thí sinh có thể tham khảo:

  • Khi bị gửi tới trường học, nơi mà chúng không ở bên cạnh cha mẹ, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thầy cô của chúng. Nếu giáo viên tổ chức các hoạt động lớp học ví dụ như trò chơi giải đố hoặc các bài tập hoạt động nhóm, thì khả năng trí não của trẻ, ví dụ như tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, hoặc các kỹ năng xã hội, như giao tiếp hoặc làm việc nhóm sẽ được cải thiện đáng kể. 

  • Có nhiều gia đình trong đó cha mẹ không chỉ là quá bận rộn với công việc mà còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. Họ sẽ khó có thể tăng được trí thông minh hay khả năng giao tiếp của trẻ hiệu quả bằng giáo viên

Nevertheless, the effect of teachers on their students is much more significant than that of parents. Being sent to school where the majority of their time is spent without parents, most children nowadays are more influenced by their teachers as a result. Should teachers organize creative classroom activities such as puzzle solving games or group work assignments, their students’ mental abilities, such as critical thinking or problem solving, or social skills, like communication or teamwork can be significantly improved. In addition, there are many families in which not only are the parents busy working but they also lack teaching experience and methodology. Therefore, they can hardly boost their offspring’s smartness or communication abilities as effectively as the teachers. 

⇒ Từ hai cách viết bài này, thí sinh có thể rút ra rằng, trong thân bài thứ hai, nên có một sự so sánh giữa hai đối tượng chứ không phải chỉ là liệt kê. Các công cụ hỗ trợ việc so sánh có thể kể đến như là more, unlike, compared to, as opposed to, while, hoặc chỉ đơn giản là liệt kê cả hai đối tượng để thấy được sự tương phản giữa chúng, như được thị phạm trong hai bài mẫu phía trên.

Kết bài: Thí sinh cần đảm bảo được phần kết bài được đồng nhất với những gì được đề cập bên trên, để giúp lập trường của bài viết được xuyên suốt. 

Cách 1:

In conclusion, despite undeniable impacts of teachers, what can define how intelligent and how good at social skills a child can be is his or her parents. However, it is essential for both of them to join hands for the sake of the comprehensive growth of children. 

Cách 2

In conclusion, despite undeniable impacts of parents, what can define how intelligent and how good at social skills a child can be is his or her teachers. However, it is essential for both of them to join hands for the sake of the comprehensive growth of children.

Cũng tương tự, đối với đề 2: Children nowadays spend a great deal of time watching television. However, television cannot replace the book as a learning tool. To what extent do you agree with this?

Thí sinh cũng chứng minh tầm quan trọng của mối đối tượng được cho ở mỗi thân bài (trên phương diện là công cụ học tập). Tuy nhiên ở thân bài thứ nhất, lập luận nên chỉ xoay quanh tại sao đối tượng đầu tiên là quan trọng, hạn chế việc so sánh hơn để tránh mâu thuẫn ở thân bài hai. Bên cạnh đó, ở thân bài hai, lập luận nên chỉ ra tại sao đối tượng còn lại thì có thể thay thế được đối tượng trước đó, tại sao đối tượng này lại quan trọng hơn đối tượng kia. Cuối cùng, kết bài, đồng nhất với mở bài, khẳng định một lần nữa TV có thể thay thể sách hay là không.  

Tổng kết

Là một trong những nhóm đề đòi hỏi thí sinh phải có tư duy logic cao và vốn kiến thức xã hội khá mạnh, các đề bài chứa yếu tố so sánh hơn thường khiến nhiều thí sinh nhầm lẫn giữa các dạng câu hỏi khác ví dụ như pros and cons hoặc discuss both views. Bên cạnh đó, việc đảm bảo hai đoạn thân bài không mâu thuẫn với nhau cũng đòi hỏi những kỹ thuật lập luận rất khéo léo và chặt chẽ.

Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ chuyên đề này, phân tích kỹ nội dung bên trên, kết hợp với việc rèn luyện tư duy phản biện thường xuyên, thí sinh sẽ có thể dần tiến bộ hơn trong việc bảo vệ luận điểm của mình. Trong những kỳ tới, tác giả sẽ tiếp tục phân tích những dạng đề Agree – Disagree không chứa yếu tố so sánh nào cả.

Hoàng Anh Khoa

Xem tiếp: Phân loại và giải quyết dạng đề Agree/ Disagree trong IELTS Writing Task 2 – Phần 3

Lộ trình ôn luyện IELTS cụ thể và hiệu quả là yếu tố then chốt giúp người học đạt được điểm cao. Học thử khóa học luyện thi IELTS tại ZIM để trải nghiệm hôm nay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (4 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu