Ảnh hưởng của tuổi tác lên khả năng nghe của người học

Tuổi tác luôn là một trở ngại cho người học tiếng Anh về kỹ năng nghe ngay kể về mặt tâm lý và sinh học. Bài viết phân tích từng khái niệm cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghe qua từng độ tuổi. Tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng nghe của người học. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng nghe của con người có thể khác nhau tùy theo tuổi tác do một loạt các yếu tố như sự suy giảm của trí não, khả năng tập trung, và khả năng xử lý thông tin.  
Hoàng Phương Nam
Hoàng Phương Nam
anh huong cua tuoi tac len kha nang nghe cua nguoi hoc

Giới thiệu

Kỹ năng nghe là một trong bốn kỹ năng cơ bản bao gồm nghe, nói, đọc, viết và cũng là một kỹ năng cần thiết để có thể giúp chúng ta có khả năng hiểu và tương tác bằng tiếng Anh.Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng nghe này. Tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng nghe của người học. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng nghe của con người có thể khác nhau tùy theo tuổi tác do một loạt các yếu tố như sự suy giảm của trí não, khả năng tập trung, và khả năng xử lý thông tin.

Key Takeaways

  • Kỹ năng nghe trong tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố về tuổi tác khác nhau từ đó tạo ra sự chênh lệch trong khả năng nghe của người học trẻ tuổi và người học ở độ tuổi trưởng thành.

  • “Critical period” hay “thời điểm vàng” là giả thuyết phổ biến giải thích cho hiện tượng tại sao những đứa trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai sớm lại có khả năng ngôn ngữ tốt hơn so với những người bắt đầu ở độ tuổi lớn hơn

  • Khả năng âm vị của trẻ em có sự khác biệt so với người trưởng thành. Trẻ em khi chưa hình thành được ngôn ngữ mẹ đẻ thì có thể nghe và phân biệt âm vị của bất kỳ loại ngôn ngữ nào. Trong khi đó, người trưởng thành thì khả năng này đã bị ngôn ngữ mẹ đẻ làm cho suy giảm

  • Khi lớn tuổi thì tiến trình lão hóa của chức năng nghe của cơ thể làm giảm khả năng nhận biệt được những âm vị khác nhau trong ngôn ngữ, từ đó khiến việc nghe những âm thanh từ những từ vựng mới khó khăn hơn

 Kỹ năng nghe trong tiếng Anh là gì?

Nghe là một kỹ năng giao tiếp cơ bản. Trên thực tế, hiệu quả của bất kỳ cuộc trò chuyện bằng lời nói nào của con người đều phụ thuộc nhiều vào người nghe cũng như người nói. Điều này là do khi người ta đàm thoại, cho dù họ đang nói hay nghe trong khi tương tác, đều phải quan sát một loạt các đặc điểm đàm thoại, bao gồm hướng nhìn, nét mặt, cử chỉ tay, thể hiện sự liên kết hoặc bất đồng, kiến thức được chia sẻ, ngữ điệu và các nhưng hiểu biết xã hội cơ bản.

Trong các kỳ thi lớn như IETLS hay TOEIC thì đây là một kỹ năng được kiểm tra trong nội dung thi nhằm xác định và đánh giá khả năng nghe và hiểu ý trong một cuộc giao tiếp hay một buổi thuyết trính có sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Để làm tốt kỹ năng nghe, thí sinh không chỉ cần nghe tốt và có hiểu biết và xã hội như khi giao tiếp mà còn phải phối hợp nhiều chiến thuật và kỹ thuật làm bài khác nhau trong quá trình nghe để đạt được điểm số mong muốn

Lý thuyết về “critical period”

Critical period hay giai đoạn vàng là một lý thuyết được Lenneberg phát triển và ông đưa giả thuyết về giai đoạn mà con người có thể tiếp thu ngôn ngư một cách hiệu quả nhất và sau khi giai đoạn này trôi qua thì khả năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên sẽ bị suy giảm. Có rất nhiều các nghiên cứu từ lâu với mục đích là tìm ra tác động của việc học ngôn ngữ thứ hai là nhằm để xác nhận hoặc bác bỏ lý thuyết về giai đoạn phê phán của Lenneberg (1967). Theo lý thuyết của Lenneberg, giai đoạn thiết yếu để tiếp thu ngôn ngữ được giới hạn trong khoảng hai tuổi cho đến tuổi dậy thì và bị ảnh hưởng bởi các biến số sinh học. Học ngôn ngữ là một quá trình nội tại. Theo Lenneberg, bộ não trở nên kém linh hoạt hơn sau quá trình phát triển phân nhánh ở hai bán cầu não. Lenneberg khẳng định rằng việc của hai bán cầu não học ngôn ngữ sau tuổi vị thành niên là một thách thức vì việc phát triển chức năng ngôn ngữ thường kết thúc ở tuổi dậy thì.

 Vậy theo lý thuyết trên thì trẻ em trong khoảng từ 2 tới 9 tuổi sẽ có lợi thế tuyệt đối khi học ngôn ngữ và những kỹ năng cơ bản của tiếng Anh, bao gôm kỹ năng nghe sẽ phát triển tốt hơn so với những lứa tuổi khác. Dù những người ở nhiều lứa tuổi trưởng thành khác nhau có thể dựa vào kinh nghiệm và sự phát triển của não bộ để có lợi thế trong việc học tiếng Anh nhưng nếu so với những đứa trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ sớm thì độ thành thao đã được chứng minh là cao hơn nhiều đặc biệt là nghe và nói (Collier, 1987).

Trong thời điểm vàng của một đứa trẻ thì kỹ năng nghe đóng vai trò quan trong vì để một người có thể hiểu và học được cách sử dụng của một ngôn ngữ thì trước hết phải nghe được chúng vì khi đã nghe được thì mới có nền tảng để phát triển những kỹ năng khác (Waseem Fayyaz and Anila Kamal, 2014). Điều này được minh chứng rõ nhất qua cách một đứa trẻ tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ bằng cách nghe và bắt chước theo những gì mình nghe được.

image-alt

Đọc thêm: Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng tiếp thu ngoại ngữ và ứng dụng trong việc học ngoại ngữ hiệu quả.

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe của các độ tuổi

Sự phát triển kỹ năng nghe ngôn ngữ thứ hai bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự suy giảm trong độ nhạy ngôn ngữ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hai đặc điểm sinh học thường được đề cập liên quan đến tuổi tác có tác động trực tiếp đến khả năng nghe ở cả người lớn và trẻ sơ sinh bao gồm:

Khả năng phân biệt âm vị của trẻ

Nghiên cứu của (Kuhl, Conboy, Padden, Nelson, & Pruitt 2005) chỉ ra rằng khi chưa hình thành ngôn ngữ mẹ đẻ cụ thể thì những đứa trẻ có thể nhận ra và phân biệt âm vị của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi đã thể hiện khả năng phân biệt ngữ âm. Tuy nhiên, khi các em phát triển trong nửa cuối của năm đầu tiên, sự phát triển nhận thức của các em trải qua một sự chuyển đổi đáng chú ý khi các em tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ hàng ngày. Sự thay đổi này trở nên đặc biệt rõ rệt khi trẻ được 9 tháng tuổi. Các cá nhân có thể phân biệt giữa các mẫu âm thanh xảy ra với tần số cao hơn và những mẫu âm thanh có khả năng xuất hiện thấp hơn trong lời nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng trẻ sơ sinh có khả năng vượt trội trong việc phân biệt những khác biệt cụ thể so với người lớn có cùng ngôn ngữ. Những khám phá này nhấn mạnh khái niệm rằng trong giai đoạn đầu sơ sinh, trẻ sơ sinh có khả năng vốn có và phổ biến để phân biệt giữa các âm thanh khác nhau. Tuy nhiên, khi các cá nhân chuyển sang tuổi trưởng thành, những khả năng này có xu hướng giảm dần. Âm thanh của ngôn ngữ mẹ đẻ của một người đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sự phân biệt ngữ âm, ngôn ngữ.

Từ nghiên cứu trên ta có thể thấy rằng trẻ em có thể phân biệt được hầu hết các sự khác nhau trong các âm vị chúng nghe được bất kể đó là ngôn ngữ gì từ đó có thể cho rằng nếu trẻ em được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 từ sớm trước khi ngôn ngữ mẹ đẻ hình thành và nếu cả hai ngôn ngữ được phát triển song song thì khi trẻ lớn lên khả năng nghe sẽ cải thiện đáng kể vì não bộ đã kịp phát triển ngôn ngữ thứ 2 trước khi ngôn ngữ mẹ đẻ gây ảnh hưởng toàn diện lên khả năng ngôn ngữ của một đối tượng.

Sự suy giảm thính giác theo độ tuổi

Khi người học đạt tới một độ tuổi nhất định thì có thể sẽ gặp những vấn đề sinh học liên quan tới sự lão hóa dần dần của cơ thể và suy giảm thính lực là một hiện tượng đã được chứng minh là có liên quan mật thiết tới giảm sút trong độ nhạy bén của khả năng phân biệt âm vị và ngữ âm trong khi nghe tiếng Anh (Schneider et al., 2002). Để giải thích sâu hơn chúng ta cần hiểu rằng sự suy giảm khả năng tiếp nhận âm thanh thính giác liên quan đến tuổi tác bao gồm những thay đổi trong các chức năng nhận thức bậc cao bao gồm trí nhớ và sự chú ý, chậm nhận thức hoặc các chức năng cảm giác và nhận thức bậc thấp. Do đó, khả năng hiểu các âm thanh mà họ chưa biết trong ngôn ngữ thứ hai có thể bị hạn chế do thính lực kém kết hợp với khả năng nhận biết lời nói và khả năng phân biệt âm vị giảm.

image-altNhiều thực nghiệm đã được tiến hành và đã cho thấy rằng ở độ tuổi càng cao thì khả năng nhân biết âm thanh liên quan tới ngôn ngữ thường suy giảm. Cụ thể hơn thì những người trưởng thành khi học ngoại ngữ thì khả năng nhận biết các đơn vị đoạn tính của ngôn ngữ (nguyên âm, phụ âm) kém hơn những người trẻ tuổi và người bản xứ. Ví dụ, những người học ngoại ngữ từ sớm thì có khả năng nghe hiểu tốt hơn (Burstall, 1975). Theo thí nghiệm của Oyama (1982) thì độ tuổi bắt đầu học ngoại ngữ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nghe hiểu và tái tạo âm thanh chuẩn xác của người học ngoại ngữ. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng những đứa trẻ bắt đầu học tiếng Anh từ lúc 11 tuổi đã thể hiện khả năng nghe và hiểu ngoại ngữ tốt như trình độ của một người bản xứ. Trong khi đó thì những người bắt đầu từ độ tuổi tưởng thành hoặc trung niên thì khả năng này bị suy giảm khá nhiều. Cuối cùng là tuy rằng thanh niên và người trưởng thành có lợi thế về nhiều mặt như khả năng phát âm, kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, tạo câu, … Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sẽ sớm bắt kịp nếu có đủ thời gian (Hoefnagel-Höhle ,1978).

Những bằng chứng trên thể hiện rõ ràng lợi thế của tuổi trẻ trong kỹ năng nghe nói riêng và học ngoại ngữ nói chung. Tuy vậy tuổi tác và sự trưởng thành thì mang lại cho người học khả năng nhận thức cao điều này đã tạo ra sự khác biệt khi so sánh với khả năng nghe và khả năng ngôn ngữ của người trẻ trong điều kiện tiếp xúc ngắn hạn với ngôn ngữ (Emre Güvendir and Bahiyyih Hardacre, 2018). Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng người trưởng thành có lợi thế hơn trong các bài thi về khẩu hình miệng và phát âm khi giao tiếp, dù rằng về khả năng nghe hiểu thì không có quá nhiều khác biệt (Munoz, 2003). Chúng ta không thể phủ nhận rằng tuổi tác là yếu tố chủ yếu tạo ra sự khác biệt giữa người trẻ và người trưởng thanh trong khả năng nghe ngoại ngữ. Ngoài ra, những yếu tố về tâm lý và môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới độ thành thạo trong kỹ năng nghe. Chúng bao gồm: trí nhớ, siêu nhận thức, trình độ L2, thời gian cư trú ở nước ở nước sử dụng ngôn ngữ mục tiêu, đầu vào ngôn ngữ, mức độ sử dụng L1 và L2, sự lo lắng, sự quen thuộc với tông giọng, động lực và năng khiếu.

Tham khảo thêm:

Tổng kết

Trên đây là những tìm hiểu đi sâu vào việc những yếu tố liên quan tới tuổi tác và sự ảnh hưởng của chúng trên những độ tuổi khác nhau đến khả năng nghe tiếng Anh của người học. Qua bài viết trong chúng ta có thể kết luận được rằng người trẻ và người trưởng thành có nhiều điểm khác nhau cả về mặt sinh học và ngôn ngữ, chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng nghe của từng độ tuổi, và đa phần để có thể thành thục kỹ năng nghe thì người học nên được tiếp xúc với ngôn ngữ sớm nhất có thể khi khả năng nhận thức của một đứa trẻ đối với âm thanh của ngôn ngữ chúng được nghe là khá tốt, và khi người học đã ở lứa tuổi trung niên thì những ảnh hưởng của hiện tượng lão hóa lên thính giác sẽ tác động đến khả năng nghe những từ mới giảm đi nhiều.

Trích dẫn

  • Lenneberg, E. (1967). Biological foundations of language. New York John Wiley and Sons.

  • Collier, V. P. (1987). Effect of age on acquisition of a second language for school. National Clearinghouse for Bilingual Education.

  • Waseem Fayyaz and Anila Kamal (2014). Role of Gender, Age, and Geographical Locality in Metacognitive Listening Skills of English as a Foreign Language. Pakistan Journal of Psychological Research, 2014, Vol. 29, No. 2, 265-276

  • Kuhl, P. K., Conboy, B. T., Padden, D., Nelson, T., & Pruitt, J. (2005). Early speech perception and later language development: Implications for the “critical period.” Language Learning and Development, 1, 237–64. doi:10.1080/15475441.2005.967194

  • Schneider, P., Scherg, M., Dosch, H. G., Specht, H. J., Gutschalk, A., & Rupp, A. (2002). Morphology of Heschl’s gyrus reflects enhanced activation in the auditory cortex of musicians. Nature Neuroscience, 5, 688–94. doi:10.1038/nn871

  • Burstall, C. (1975). Factors affecting foreign-language learning: A consideration of some relevant research findings. Language Teaching and Linguistics Abstracts, 8, 105–25.

  • Snow, C. E., & Hoefnagel-Höhle, M. (1978). The critical period for language acquisition: Evidence from second language learning. Child Development, 49, 1114–28. doi:10.2307/ 1128751

  • Emre Güvendir and Bahiyyih Hardacre (2018). Listening and Different Age Groups. The TESOL Encyclopedia of English Language Teaching, First Edition.

  • Munoz, C. (2003). Variation in oral skills development and age of onset. In M. P. Garcia Mayo & M. L. Garcia Lecumberri (Eds.), Age and the acquisition of English as a foreign language (pp. 161–81). Clevedon, England: Multilingual Matters.

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp online tại ZIM, giúp học viên luyện tập thực hành tiếng Anh một cách hiệu quả trong các tình huống giao tiếp thực tế.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu