Cái bẫy mang tên “nghe đợi từ” trong bài thi IELTS Listening
Key takeaways |
---|
|
Hiện tượng tâm lý The Invisible Gorilla
Hiện tượng này được phát hiện thông qua một thí nghiệm năm 1999, trong đó người tham gia được yêu cầu xem một video ngắn hiển thị một nhóm người ném bóng qua lại và họ được yêu cầu đếm số lần bóng được ném. Trong video, một người đóng vai một con khỉ tay không xuất hiện và thực hiện các hành động nhanh chóng, nhưng hầu hết người xem không nhận ra sự xuất hiện của con khỉ vì họ tập trung vào việc đếm số lần bóng được ném.
Hiệu ứng “invisible gorilla” cho thấy rằng khả năng quan sát của con người có giới hạn và chúng ta có thể bỏ qua những sự kiện quan trọng nếu chúng ta quá chú ý đến một điều gì đó khác và không chú ý đến chúng. Hiệu ứng này có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. Đối với việc lắng nghe nói chung và việc làm bài thi IELTS Listening nói riêng, hiệu ứng này cũng có thể khiến con người suy giảm khả năng làm bài của mình khi không nhận ra các thông tin quan trọng được truyền tải trong thông điệp vì đang quá tập trung vào một điều gì đó.
Thói quen không tốt khi làm bài Listening
Giống như trong thí nghiệm, khi người tham gia tập trung quá nhiều vào việc đếm số lần bóng được ném, sau đó đã không để ý đến những thứ khác, khi người học quá tập trung vào việc chờ đợi một từ vựng nào đó, não họ có thể sẽ tập trung quá nhiều vào yêu cầu này và làm giảm khả năng nghe được những thông tin quan trọng khác. Điều này có thể làm giảm khả năng làm bài của họ, và không chỉ những người nghe trình độ sơ cấp và tiền trung cấp mới có thói quen này, thực tế nhiều thí sinh ở trình độ nâng cao cũng cho biết họ có rơi vào tình trạng tương tự mặc dù biểu hiện của những người học có trình độ nghe nâng cao là có khác biệt. Có thể họ đã có lường trước một số cách paraphrase, nhưng họ quá tập trung vào nhóm từ vựng đó và bỏ sót một số cách diễn đạt “chìm” – khó nhận ra – khác, dẫn đến việc họ không nhận ra cách mà đáp án đang được diễn đạt, ngay cả khi họ hoàn toàn có thể hiểu nội dung đó khi họ kiểm tra lại audio scripts.
Nói ngắn gọn, việc quá tập trung vào một (hoặc một vài) từ vựng nào đó có thể làm người nghe bỏ qua thông tin quan trọng khác. Nhưng liệu như vậy có phải là không bao giờ nên đợi từ vựng hay không và nếu không tập trung quá nhiều vào đợi từ vựng thì người học cần làm gì khi làm bài nghe?
Giải pháp cho vấn đề
Chỉ đợi từ khoá thuộc dạng “không thể thay thế”
Trong bài thi nghe IELTS, sẽ có những từ khóa với mục đích giúp người nghe xác định vùng chứa đáp án ở dạng từ vựng không thể thay thế như tên riêng, tên của các phòng, các toà nhà, hay con số cụ thể.
Người học áp dụng phương pháp Keyword technique để xác định các từ khóa “không thể thay thế” này trước khi nghe, và trong lúc làm bài có thể an toàn đợi các từ khóa này xuất hiện để nhận biết vùng chứa thông tin đáp án đã đến.
Theo phương pháp Keyword Technique, những từ khóa không thể thay thế bao gồm:
Số
Tên riêng (người, địa điểm,…)
Thuật ngữ
Nếu trong câu hỏi có các từ khoá dạng này, người học có thể an toàn đợi các từ khoá xuất hiện rồi mới bắt đầu tập trung làm bài. Điều này đồng nghĩa với việc, đối với các câu hỏi không có các từ khoá dạng này, người học không còn an toàn khi nghe đợi từ khoá nữa, và thay vào đó họ nên tập trung vào việc nghe hiểu thực sự để không bị bỏ lỡ thông tin quan trọng.
Hiểu các dạng bài
Một yếu tố nhỏ khác có liên quan đến việc có nên tập trung vào một từ nào đó hay không nằm ở dạng bài nghe mà người học gặp phải. Trong một số dạng bài, từ khoá thường được cho ở dạng “không thể thay thế” và người học có thể an toàn đợi các từ khoá này xuất hiện. Các dạng bài này bao gồm các dạng dưới đây.
Dạng bài Điền từ
Trong dạng bài điền từ, đặc biệt là điền vào bảng, thường có một số từ khoá dạng “không thể thay thế” để làm dấu hiệu cho thí sinh nhận biết vùng chứa thông tin đáp án đang đến.
Dạng bài bản đồ
Các câu hỏi trong dạng bài bản đồ, hay tên của các địa điểm cần đánh dấu, thường là các từ khoá “không thể thay thế” và người nói có xu hướng dùng lại các từ này khi nói.
Dạng bài nối
Một số bài tập trong dạng bài nối là dạng nối các lời nhận xét với các tác phẩm hoặc các đối tượng cụ thể có tên riêng. Đây là các từ khoá “không thể bị thay thế” và hoạt động như các chỉ dẫn thông báo cho người thi vùng chứa đáp án đang đến.
Dạng bài trắc nghiệm
Trong một số câu hỏi của dạng bài trắc nghiệm có một số từ khoá dạng “không thể thay thế” để làm dấu hiệu cho thí sinh nhận biết vùng chứa thông tin đáp án đang đến.
Tập trung hơn về mặt ý nghĩa
Đối với những dạng bài, những câu hỏi không có các từ khóa dạng “không thể thay thế” như đã nói bên trên, người học cần phải tập trung nhiều hơn về mặt ý nghĩa của câu hỏi và của nội dung mà họ nghe được, thay vì đợi (một vài) từ vựng nào đó sẽ xuất hiện.
Nói một cách chi tiết hơn, lúc này người học cần hiểu nghĩa của câu hỏi, hiểu nghĩa ở đây có thể xem như là hiểu trong tiếng Việt và xác định được dạng thông tin cần điền là gì. Dạng thông tin ở đây không đơn thuần là loại từ như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ … mà cần cụ thể hơn, ví dụ như một danh từ miêu tả kiểu nhà ở, hay một động từ mà một người thường làm với đồng nghiệp của họ…
Tiếp theo nữa, người học cần cấu trúc lên nội dung về nghĩa từ những âm thanh mà họ nghe được. Đây là một kỹ năng nghe tương đối khó đối với những người học ở trình độ sơ cấp nhưng đây là đích đến không thể tránh được nếu như người học muốn sử dụng được tiếng Anh trong cuộc sống nói chung hay thi IELTS nói riêng. Do đó, người học cần luyện tập có phương pháp để hình thành được kỹ năng nghe này nếu muốn tránh bị vướng vào bẫy nghe đợi từ trong bài thi nghe IELTS.
Sau khi hiểu được nghĩa của nội dung mà họ nghe được, người học sẽ trả lời các câu hỏi dựa theo phần nghĩa đó, và không còn phụ thuộc vào việc đợi từ khóa xuất hiện, vốn sẽ thường bị gài vào bẫy trong các câu hỏi của kỳ thi IELTS Listening.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích kỹ hơn về cách người học có thể luyện tập để cải thiện kỹ năng nghe hiểu của mình.
Cách luyện tập
Luyện khả năng nghe hiểu
Luyện khả năng nghe hiểu từ lâu đã luôn là một thử thách đối với các nhà giáo dục trên thế giới bởi đây là một kỹ năng cần nhiều sự tiếp xúc với tiếng Anh và đồng thời cần vốn kiến thức về ngôn ngữ nhiều tương ứng để hiểu được đầy đủ các thông điệp.
Để cải thiện kỹ năng nghe hiểu, người học có thể trực tiếp luyện tập một kỹ năng nền tảng luôn diễn ra tự động khi người học thực hiện quá trình nghe hiểu đó là nghe và diễn đạt lại nội dung vừa nghe được. Một hoạt động hữu ích để luyện tập kỹ năng nền này đó là người học thực hiện bài tập nghe và diễn đạt lại. Đây là một bài tập đơn giản 4 bước như sau:
Bước 1: người học chọn một audio có độ khó vừa phải. Theo thuyết comprehensive input, nội dung đầu vào cần có độ khó vừa phải, không quá khó cũng như quá dễ đối với trình độ hiện tại của người học.
Bước 2: Người học nghe từng câu hoặc từng đoạn nói trong bài nghe và dừng audio ngay sau khi hết câu hoặc hết đoạn nói.
Bước 3: Người học viết lại hoặc diễn đạt bằng lời lại nội dung vừa nghe, việc sử dụng ngôn ngữ nói hay viết sẽ tuỳ thuộc vào sở thích và lượng thời gian sẵn có của người học.
Ví dụ: khi người học nghe thấy: “The economist Adam Smith’s theories on capitalism were significantly influenced by the Stoicism that he studied as a schoolboy, under a teacher who had translated Marcus Aurelius’ works.”
Có thể diễn đạt lại thành: “nhà kinh tế học Adam Smith có học thuyết về chủ nghĩa tư bản và các giả thuyết này được ảnh hưởng rất lớn bởi Stoicism mà hồi nhỏ ông này đã học. Ông đã học từ một người thầy mà người thầy này dịch lại các tác phẩm của một người tên Marcus Aurelius.”
Hoặc có thể diễn đạt thành: “Stoicism có ảnh hưởng lớn lên học thuyết của nhà kinh tế học Adam smith. Ông này biết đến Stoicism từ hồi còn đi học từ một người thầy đã dịch các tác phẩm của Marcus Aurelius.”
Lặp lại bước 2 và 3 cho đến khi hết bài nghe.
Bước 4: Người học kiểm tra lại nội dung trong audio scripts và đối chiếu với cách diễn đạt của mình và cải thiện những câu mà người học không thể nắm được ý nghĩa khi nghe. Đối với những câu này, người học cần ghi chú lại vào vở học của mình.
Lưu ý: việc kiểm tra đối chiếu với audio scripts sau khi tự diễn đạt có thể được thực hiện sau từng câu nếu người học mong muốn.
Song song với việc luyện tập kỹ năng nghe nói trên thì để hiểu được ý nghĩa của nội dung nghe thì người học cần phát triển đồng thời vốn từ và kiến thức ngữ pháp của mình. Đây là hai yếu tố không thể thiếu trong nhận diện và hiểu ngôn ngữ bất kể là ngôn ngữ nói hay viết.
Ứng dụng
Người học luyện tập phương pháp nghe và diễn đạt lại với bài nghe sau. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu chính thống về tính hữu ích của phương pháp này, đây là một phương pháp có sự hiệu quả được chứng thực bởi một số học viên sau quá trình luyện tập thực tế (anecdotal evidence).
Bước 1: người học nghe và tự diễn đạt lại từng câu trong bài nghe.
Bước 2: người học kiểm tra audio scripts và đối chiếu với cách tự diễn đạt của mình.
“Good afternoon, and welcome to our seminar on sustainable living. My name is Anna Rodriguez, and I'm one of the organizers of this event. We're excited to have you all here today to learn about how we can live more sustainably and make a positive impact on the environment.
Before we get started, I want to give you some background on the organization that's hosting this seminar. We're a non-profit called Green Earth, and we've been working for over 20 years to promote sustainability in communities around the world.
Our founder, Dr. Maria Chavez, was inspired to start this organization after witnessing the devastating effects of pollution and climate change in her home country. She saw a need for action and decided to create Green Earth to raise awareness and drive change.
Since then, we've worked on a variety of initiatives, from planting trees in deforested areas to promoting renewable energy sources. Our goal is to create a more sustainable future for everyone, and we're proud of the progress we've made so far.
During this seminar, we'll be discussing some of the key issues facing our planet today, and exploring ways that we can all make a difference. We'll be hearing from experts in the field of sustainability, as well as sharing our own ideas and experiences.
So, let's get started! Our first speaker today is Dr. James Lee, a professor of environmental science at a local university. He'll be talking to us about the impact of plastic pollution on our oceans, and what we can do to reduce our plastic use. After that, we'll have a short break, and then we'll hear from Lisa Patel, who is the CEO of a sustainable fashion brand. She'll be sharing some insights into the fashion industry and how we can make more eco-friendly choices when it comes to clothing.
Throughout the day, we'll also have interactive workshops where you can learn practical skills for sustainable living, such as composting and DIY household cleaning products. And we encourage you to ask questions and participate in discussions throughout the seminar.
Thank you again for joining us today, and we hope you find this seminar informative and inspiring.”
Phần dịch nghĩa để đối chiếu
“Xin chào và chào mừng đến với hội thảo của chúng tôi về cuộc sống bền vững. Tên tôi là Anna Rodriguez, và tôi là một trong những người tổ chức sự kiện này. Chúng tôi rất vui khi có tất cả các bạn ở đây hôm nay để tìm hiểu về cách chúng ta có thể sống bền vững hơn và tạo ra tác động tích cực đến môi trường.
Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về tổ chức tổ chức hội thảo này. Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Green Earth và chúng tôi đã làm việc hơn 20 năm để thúc đẩy tính bền vững trong các cộng đồng trên khắp thế giới.
Người sáng lập của chúng tôi, Tiến sĩ Maria Chavez, đã được truyền cảm hứng để thành lập tổ chức này sau khi chứng kiến những tác động tàn phá của ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở quê hương của bà. Cô ấy thấy cần phải hành động và quyết định tạo ra Trái đất xanh để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự thay đổi.
Kể từ đó, chúng tôi đã thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau, từ trồng cây ở những khu vực rừng bị phá đến thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một tương lai bền vững hơn cho mọi người và chúng tôi tự hào về những tiến bộ mà chúng tôi đã đạt được cho đến nay.
Trong buổi hội thảo này, chúng ta sẽ thảo luận về một số vấn đề chính mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt ngày nay và khám phá những cách mà tất cả chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt. Chúng tôi sẽ lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững, cũng như chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của chúng tôi.
Vậy hãy bắt đầu! Diễn giả đầu tiên của chúng ta hôm nay là Tiến sĩ James Lee, giáo sư khoa học môi trường tại một trường đại học địa phương. Anh ấy sẽ nói chuyện với chúng ta về tác động của ô nhiễm nhựa đối với đại dương và những gì chúng ta có thể làm để giảm thiểu việc sử dụng nhựa. Sau đó, chúng ta sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn và sau đó chúng ta sẽ nghe chia sẻ của Lisa Patel, Giám đốc điều hành của một thương hiệu thời trang bền vững. Cô ấy sẽ chia sẻ một số hiểu biết sâu sắc về ngành thời trang và cách chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn thân thiện với môi trường hơn khi nói đến quần áo.
Trong suốt cả ngày, chúng tôi cũng sẽ tổ chức các buổi hội thảo tương tác, nơi bạn có thể học các kỹ năng thiết thực để sống bền vững, chẳng hạn như ủ phân hữu cơ và tự làm các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Và chúng tôi khuyến khích bạn đặt câu hỏi và tham gia thảo luận trong suốt buổi hội thảo.
Cảm ơn bạn một lần nữa vì đã tham gia cùng chúng tôi ngày hôm nay, và chúng tôi hy vọng bạn tìm thấy hội thảo này nhiều thông tin và truyền cảm hứng.”
Bước 4: người học ghi chú từ vựng và ngữ pháp mới (nếu có). Ví dụ:
Ghi chú từ vựng
manufacturer (n): /ˌmænjuˈfæktʃərər/ nhà sản xuất
managing director (n): /ˌmænɪdʒɪŋ daɪˈrektər/ giám đốc điều hành
steel industry (n): /stiːl ˈɪndəstri/ ngành công nghiệp thép
apprenticeship (n): /əˈprentɪʃɪp/ học việc
determined (adj): /dɪˈtɜːmɪnd/ kiên định, quyết tâm
component (n): /kəmˈpoʊnənt/ linh kiện, bộ phận
automotive (adj): /ˌɔːtoʊˈmoʊtɪv/ thuộc ngành ô tô
refurbishment (n): /ˌriːˈfɜːrbɪʃmənt/ sự tân trang, cải tạo lại
premises (n): /ˈpremɪsɪz/ nhà xưởng, mặt bằng
presentation (n): /ˌprezənˈteɪʃən/ bài thuyết trình
department (n): /dɪˈpɑːrtmənt/ bộ phận, phòng ban
observation (n): /ˌɑːbzərˈveɪʃən/ sự quan sát
attractive (adj): /əˈtræktɪv/ hấp dẫn
courtyard (n): /ˈkɔːrtjɑːrd/ sân
warehouse (n): /ˈwerhaʊs/ nhà kho
canteen (n): /kænˈtiːn/ căn tin, ăn quán
human resources (n): /ˌhjuːmən rɪˈsɔːrsɪz/ bộ phận nhân sự
boardroom (n): /ˈbɔːrdruːm/ phòng họp của ban giám đốc
when it comes to (phr) khi nói đến/ nói về
sustainable (adj): /səˈsteɪnəbl/: bền vững
Tổng kết
Bài viết đã phân tích một thói quen không tốt khi làm bài nghe thường xuất hiện ở các người học trình độ sơ cấp đó là nghe và quá tập trung vào một vài từ khoá và do đó bỏ lỡ các thông tin quan trọng và bỏ lỡ đáp án chính xác của các câu hỏi đó. Để giải quyết vấn đề này thì quan trọng nhất là người học tập trung hơn về mặt ý nghĩa khi họ nghe và dựa vào nghĩa đó để trả lời câu hỏi thì sẽ là phương pháp làm bài tốt hơn.
Works Cited
Avendaño, Daniela. "Listening Comprehension." Toolshero, 21 May 2022, www.toolshero.com/communication-methods/listening-comprehension/.
"Bet You Didn't Notice 'The Invisible Gorilla'." NPR.org, 19 May 2010, www.npr.org/2010/05/19/126977945/bet-you-didnt-notice-the-invisible-gorilla.
Campese, Liz. "Inattentional Blindness: What We Can Learn from The Invisible Gorilla Experiment?" Talkspace, 25 Sept. 2018, www.talkspace.com/blog/inattentional-blindness-what-we-can-learn-from-the-invisible-gorilla-experiment/.
"The Invisible Gorilla: And Other Ways Our Intuitions Deceive Us." The Invisible Gorilla: And Other Ways Our Intuitions Deceive Us,www.theinvisiblegorilla.com/gorilla_experiment.html.
Bình luận - Hỏi đáp