Banner background

Bổ ngữ là gì? Định nghĩa và hình thức của bổ ngữ

Trong tiếng Anh, bổ ngữ là một trong những thành phần chủ yếu của một câu, vì vậy việc xác định thành phần này trong câu được xem là một yếu tố quan trọng giúp thí sinh hiểu rõ được cấu trúc cũng như nội dung của câu. Bài viết sau sẽ giải thích cụ thể bổ ngữ là gì và các hình thức, vị trí của bổ ngữ khi được sử dụng trong câu.
bo ngu la gi dinh nghia va hinh thuc cua bo ngu

Key takeaways

Bổ ngữ cho chủ ngữ (subject complement): Bổ ngữ đứng ngay sau các động từ nối (linking verbs) hoặc động từ giác quan (sense verbs)

Bổ ngữ cho tân ngữ (object complement): Bổ ngữ đứng ngay sau tân ngữ trực tiếp (là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của động từ)

Các hình thức của bổ ngữ bao gồm: danh từ, cụm danh từ, V-ing, to V, mệnh đề (S+V), phó từ, đại từ.

Bổ ngữ là gì?

Bổ ngữ (complements) có thể là một từ, một cụm từ hoặc một mệnh đề cần thiết để miêu tả, bổ sung thông tin cho chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

Ví dụ:

  • We should keep this planet clean and green. (Chúng ta nên giữ cho hành tinh này sạch và xanh)

Thành phần bổ ngữ trong câu là “Clean and green”, bổ sung thông tin cho tân ngữ “this planet”.

  • I feel exhausted. (Tôi cảm thấy kiệt sức)

Thành phần bổ ngữ trong câu là “exhausted”, bổ sung thông tin cho chủ ngữ “I”.

Phân loại bổ ngữ

Bổ ngữ được chia thành hai loại chính là bổ ngữ cho chủ ngữ (subject complement) và bổ ngữ cho tân ngữ (Object complement).

  • Bổ ngữ cho chủ ngữ (subject complement): Bổ ngữ đứng sau các động từ nối (linking verbs) như be, seem, feel, appear, become, go, get, hoặc động từ giác quan (sense verbs) như smell, taste và bổ sung thông tin cho chủ ngữ được gọi là subject complements.

  • Bổ ngữ cho tân ngữ (object complement) : Bổ ngữ đứng sau tân ngữ trực tiếp (là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của động từ) và bổ sung thông tin cho tân ngữ đó được gọi là object complements.

Ví dụ cụ thể của các loại bổ ngữ trên được đề cập ở những phần dưới.

Các hình thức của bổ ngữ

Bổ ngữ có thể xuất hiện trong câu dưới dạng một từ, cụm từ hay thậm chí là một mệnh đề. Ở phần này, tác giả sẽ đề cập đến các hình thức cụ thể của bổ ngữ. Bổ ngữ có 7 hình thức phổ biến sau đây:

Bổ ngữ có dạng là một danh từ hoặc cụm danh từ

Ví dụ:

  • She is a diligent teacher. (Cô ấy là một cô giáo chăm chỉ)

  • Foreign Trade University is one of the prestigious universities in Vietnam. (Đại học Ngoại Thương là một trong những đại học danh giá ở Việt Nam)

  • The color of his T-shirt is blue. (Màu áo phông của anh ý là màu xanh)

Bổ ngữ có dạng là một tính từ, đứng sau động từ tobe hoặc động từ liên kết

Ví dụ:

  • You look so tired today. (Bạn trông thật mệt mỏi hôm nay)

  • My mother was very popular when she was young. (Mẹ tôi đã từng rất nổi tiếng khi còn trẻ)

  • Vietnamese cuisines taste amazing. (Đồ ăn Việt Nam có vị tuyệt vời)

  • The weather makes me uncomfortable. (Thời tiết làm tôi khó chịu)

Bổ ngữ có dạng là danh động từ (V-ing)

Ví dụ:

  • His job is educating children. (Công việc của anh ấy là giáo dục trẻ em)

  • Do you mind cleaning up the table for me? (Bạn có phiền lau dọn cái bàn cho tôi không?)

  • I'm interested in learning languages. (Tôi thích thú việc học ngoại ngữ)

Bổ ngữ có dạng là to + V (động từ nguyên thể)

Ví dụ:

  • My parents don’t allow me to stay up late. (Bố mẹ tôi không cho tôi thức đêm)

  • The government should encourage people to protect the environment more (Nhà nước nên khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường nhiều hơn)

  • Do you want me to open the door? (Bạn có muốn tôi mở cái cửa không?)

Bổ ngữ có dạng là đại từ

Ví dụ:

  • This bottle of water is mine (Cái chai nước này là của tôi)

  • She can overcome the challenge herself (Cô ấy có thể vượt qua chướng ngại này bằng chính bản thân mình)

  • I will move these chairs. Can you move those? (Tôi sẽ di chuyển những cái ghế này. Bạn di chuyển những cái kia được không?)

Bổ ngữ có dạng là phó từ

Ví dụ:

  1. He speaks English well (Anh ấy nói tiếng Anh rất tốt)

  2. I will take you anywhere you want (Tôi sẽ đưa bạn đến bất kì nơi nào bạn muốn)

  3. My sister hasn’t slept yet (Chị gái tôi còn chưa ngủ)

Bổ ngữ có dạng là mệnh đề (S + V)

Ví dụ:

  • Sunday is the day when people take a day off. (Chủ nhật là ngày mọi người nghỉ làm)

  • His selfishness is the reason why I dislike him. (Sự ích kỉ của anh ta là lí do tại sao tôi ghét anh ấy)

  • Don’t tell me what I must do! (Đừng có nói tôi phải làm gì!)

  • The organizer will inform the participants when the event starts (Đơn vị tổ chức sẽ thông báo với người tham gia thời gian mà chương trình bắt đầu)

Các vị trí của bổ ngữ trong câu

Với bổ ngữ cho chủ ngữ (subject complement): Bổ ngữ đứng ngay sau động từ nối và động từ tobe. Cấu trúc cụ thể của câu là:

S + V + Subject complement

Ví dụ:

  • Amy is a teacher. (Amy là một cô giáo)

(Bổ ngữ “a teacher” đứng sau động từ nối “is” và bổ sung thông tin cho Amy => bổ ngữ cho chủ ngữ)

  • This sandwich tastes spicy. (Cái bánh kẹp này có vị cay)

(Bổ ngữ “spicy” đứng sau động từ giác quan “tastes” và bổ sung thông tin cho this sandwich => bổ ngữ cho chủ ngữ)

Lưu ý: Bổ ngữ cho chủ ngữ không giống với tân ngữ. Ví dụ so sánh:

  • “She became a doctor”

Trong câu này “a doctor” là bổ ngữ vì đứng sau động từ nối “become”, miêu tả chủ ngữ “she” (cô ấy là một bác sĩ).

  • “She dated a doctor”

Trong câu này “a doctor” là tân ngữ vì bác sĩ này là một người khác (là người mà cô ấy hẹn hò), “a doctor” không dùng để miêu tả cho chủ ngữ “she”.

Với bổ ngữ cho tân ngữ (object complement): Bổ ngữ đứng ngay sau tân ngữ trực tiếp (là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của động từ). Cấu trúc chung cho vị trí này là:

S + V + O + object complement

Lưu ý: Thông thường, các động từ trong dạng câu này đều là ngoại động từ.

Ví dụ:

  • The air conditioner made the room much cooler. (Cái máy điều hòa làm cho căn phòng mát hơn nhiều)

Trong câu trên “much cooler” đứng sau tân ngữ trực tiếp là “the room”, bổ sung thông tin cho “the room” (căn phòng mát hơn) => bổ ngữ cho tân ngữ.

  • The hot weather drives me crazy. (Cái nóng làm tôi phát điên)

Trong câu trên “crazy” đứng sau tân ngữ trực tiếp là “me”, bổ sung thông tin cho “me” (tôi phát điên) => bổ ngữ cho tân ngữ.

bổ ngữ là gì trong tiếng anh

Tham khảo: Cách xác định bổ ngữ trong câu và ứng dụng trong IELTS Reading

Bài tập và đáp án

Xác định thành phần bổ ngữ trong các câu sau:

1. She is such a positive person

2. I feel a little dizzy right now

3. She named the baby Janice.

4. I find them very pleasant

5. I hope you get a better job in the future

6. It seems a long time since I met you

7. The dog barked before we even came to the door. He knew it was us.

8. He put the cake in the oven.

9. We enjoyed watching this movie.

10. She gave her child a beautiful house.

Đáp án

Bài 1: Các từ được gạch chân là bổ ngữ trong các câu

1. She is such a positive person

2. I feel a little dizzy right now

3. She named the baby Janice.

4. I find them very pleasant

5. I hope you get a better job in the future

6. It seems a long time since I met you

7. The dog barked before we even came to the door. He knew it was us.

8. He put the cake in the oven.

9. We enjoyed watching this movie.

10. She gave her child a beautiful house.

Tổng kết

Bổ ngữ được xem là một trong những thành phần quan trọng của câu, việc xác định được được thành phần bổ ngữ có thể giúp người học hiểu rõ nội dung cũng như cấu trúc của câu, đặc biệt là việc đọc hiểu trong các bài thi đọc. Bài viết trên đã đưa ra định nghĩa bổ ngữ là gì và phân loại hai dạng bổ ngữ (bổ ngữ cho chủ ngữ và bổ ngữ cho tân ngữ). Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích rõ vị trí của bổ ngữ trong câu đi kèm với bài tập ứng dụng. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho người học trong quá trình học và luyện tập kỹ năng tiếng Anh.

Tài liệu tham khảo

“Complements.” Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/complements?q=Complements

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...