Bối cảnh hoá từ vựng TOEIC thành tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày cùng khủng long Zinoh
Mở đầu
Quá trình học từ vựng tiếng Anh, đặc biệt là những từ vựng liên quan đến chuyên ngành hoặc đặc thù kinh tế học trong bài thi TOEIC khiến nhiều học viên cảm thấy khá khó khăn.
Người học có thể cảm thấy những từ vựng trên không liên quan đến công việc hoặc đời sống cá nhân của bản thân, khiến việc học trở nên thiếu thú vị và kém hiệu quả. Bài viết sẽ cung cấp một chiếc “tour từ vựng TOEIC xuyên khắp thành phố” và hướng dẫn học viên cách ứng dụng phương pháp ngữ bối cảnh hoá nội dung học tập để liên kết từ vựng với đời sống, hiểu được tính ứng dụng thực tiễn của chúng trong đa dạng khía cạnh khác nhau phi học thuật.
Key Takeaways | ||
---|---|---|
| ||
Từ vựng TOEIC có tính ứng dụng không?
Chứng chỉ TOEIC đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng của nhiều tổ chức học tập (như là điều kiện đầu ra hoặc đầu vào của một cấp học hay tiêu chuẩn tốt nghiệp chính quy) và cả những doanh nghiệp cũng tín nhiệm chứng chỉ TOEIC để kiểm tra trình độ tiếng Anh của các ứng viên trong quá trình tuyển dụng.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan chính phủ và các tổ chức giáo dục trên khắp thế giới đã sử dụng bài thi TOEIC để đánh giá xem một người có đủ điều kiện để trở thành hoặc tiếp tục là nhân viên của họ, hoặc để được thăng chức hay không [1]. Điều này cho thấy từ vựng được trong bài thi TOEIC không chỉ có tính ứng dụng mà còn có tính ứng dụng cao trong đời sống và công việc.
Việc nắm rõ nghĩa, cách phát âm và ngữ cảnh sử dụng từ vựng liên quan đến bối cảnh kinh tế, văn phòng, công việc… trong bài thi TOEIC khiến thí sinh có nền tảng vững chắc trong việc tiếp cận nhiều kiến thức tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tự tin giao tiếp và xử lý các tình huống cần sử dụng Tiếng Anh trong công việc.
Phương pháp giảng dạy và học tập bối cảnh hoá kiến thức (Contextual Teaching and Learning)
Theo Bern và Erickson [2], phương pháp giảng dạy và học tập bối cảnh hoá kiến thức (Contextual Teaching and Learning) giúp học sinh kết nối nội dung mà họ đang học với các ngữ cảnh trong cuộc sống nơi nội dung đó có thể được sử dụng. Học sinh từ đó tìm thấy ý nghĩa trong quá trình học tập. Phương pháp này được thiết kế để giúp học sinh kết nối những gì họ đã biết với những gì họ được kỳ vọng sẽ học [3].
Có những từ vựng đối với học viên là “vô cùng mới", chưa từng gặp qua nhưng thật ra nó đã từng xuất hiện trong đời sống của họ theo cách này hoặc cách khác. Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp họ nhận ra những góc nhỏ trong thành phố “ẩn chứa" những từ vựng bí mật trên mà họ có thể đã bỏ qua.
Ngữ cảnh hoá từ vựng cùng Zinoh
Để hiểu thật kỹ bối cảnh của các từ vựng thường gặp trong bài thi TOEIC, hãy cùng chú khủng long Zinoh trải qua cuộc sống sinh hoạt và làm việc rất quen thuộc của chú, những tình huống này hẳn cũng sẽ giúp học viên liên kết được với đời sống của cá nhân mỗi người, từ đó việc hiểu triệt để cách dùng từ vựng và ghi nhớ chúng trở nên dễ dàng hơn.
Overload (v)
Phonetic: /ˈəʊ.və.ləʊd/
Nghĩa tiếng Việt: quá tải
Giải thích ngữ cảnh: Từ "overload" thường được dùng để diễn tả tình trạng quá tải, vượt quá khả năng chịu đựng hoặc xử lý. Trong bối cảnh công việc, "overload" có thể diễn tả việc quá nhiều nhiệm vụ hoặc công việc cần hoàn thành, gây ra áp lực lớn cho người làm. Từ này cũng có thể áp dụng trong các bối cảnh khác như khi một hệ thống máy móc hoặc thiết bị bị quá tải (ví dụ: máy tính bị quá tải khi xử lý quá nhiều tác vụ cùng lúc), hoặc tâm lý của một người bị quá tải khi họ phải đối diện với nhiều vấn đề cùng một lúc.
Câu ví dụ: Zinoh's workload was starting to overload him, leaving little time for his personal projects. (Khối lượng công việc của Zinoh bắt đầu khiến chú bị quá tải, khiến chú có rất ít thời gian cho các dự án cá nhân.)
Work overtime (vp)
Phonetic: /wɜːk ˈəʊ.və.taɪm/
Nghĩa tiếng Việt: làm thêm giờ
Giải thích ngữ cảnh: "Work overtime" được dùng để chỉ việc làm việc thêm ngoài giờ làm việc chính thức. Cụm từ này thường xuất hiện trong các bối cảnh công việc khi người lao động phải làm thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ, dự án, hoặc đáp ứng hạn chót. Việc làm thêm giờ có thể là một yêu cầu bắt buộc của công ty trong những thời điểm bận rộn, hoặc đôi khi là do người lao động tự nguyện để hoàn thành công việc.
Câu ví dụ: After a long week, Zinoh had to work overtime to meet the project deadline. (Sau một tuần dài, Zinoh phải làm thêm giờ để kịp hạn chót của dự án.)
Resign (v)
Phonetic: /rɪˈzaɪn/
Nghĩa tiếng Việt: từ chức
Giải thích ngữ cảnh: "Resign" thường được sử dụng trong ngữ cảnh khi một cá nhân tự nguyện rời bỏ vị trí hoặc công việc của mình. Từ này thường xuất hiện trong môi trường làm việc, khi một nhân viên hoặc quản lý quyết định từ chức để theo đuổi cơ hội mới hoặc vì lý do cá nhân.
Câu ví dụ: Zinoh decided to resign from his current job to start his own business.
(Zinoh quyết định từ chức khỏi công việc hiện tại để bắt đầu công việc kinh doanh riêng.)
Merger (n)
Phonetic: /ˈmɜː.dʒər/
Nghĩa tiếng Việt: sáp nhập
Giải thích ngữ cảnh: "Merger" là quá trình kết hợp hai hoặc nhiều công ty thành một thực thể mới nhằm tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh. Việc sáp nhập này thường được thực hiện khi các công ty muốn mở rộng quy mô hoặc gia tăng hiệu quả hoạt động.
Câu ví dụ: Zinoh completed a merger to expand his company’s market share. (Zinoh đã thực hiện sáp nhập để mở rộng thị phần công ty của mình.)
Acquisition (n)
Phonetic: /ˌæk.wɪˈzɪʃ.ən/
Nghĩa tiếng Việt: mua lại
Giải thích ngữ cảnh: "Acquisition" là quá trình một công ty mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của một công ty khác để kiểm soát và quản lý công ty đó. Mua lại thường xảy ra khi một công ty muốn nhanh chóng thâm nhập thị trường mới hoặc sở hữu công nghệ/sản phẩm đặc thù.
Câu ví dụ: Zinoh's acquisition of a rival company boosted his business's capabilities. (Thương vụ mua lại công ty đối thủ của Zinoh đã nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp.)
CEO (np)
Phonetic: /siː.iːˈəʊ/
Nghĩa tiếng Việt: giám đốc điều hành
Giải thích ngữ cảnh: "CEO" (Chief Executive Officer) là từ viết tắt để chỉ giám đốc điều hành, người đứng đầu một tổ chức hoặc công ty. Từ này xuất hiện trong các ngữ cảnh kinh doanh, đặc biệt khi nói đến vai trò lãnh đạo cao nhất trong công ty.
Câu ví dụ: After the acquisition, Zinoh became the CEO of his new clothing company.
(Sau thương vụ mua lại, Zinoh trở thành giám đốc điều hành của công ty thời trang mới của mình.)
Lease (v; n)
Phonetic: /liːs/
Nghĩa tiếng Việt: thuê (hợp đồng thuê)
Giải thích ngữ cảnh: "Lease" thường được dùng trong các hợp đồng cho thuê dài hạn, như thuê văn phòng, nhà cửa hoặc thiết bị. Cụm từ này xuất hiện trong các ngữ cảnh kinh doanh hoặc cá nhân liên quan đến việc thuê mướn tài sản.
Câu ví dụ: Zinoh signed a lease for a new office in the city center.(Zinoh ký hợp đồng thuê một văn phòng mới ở trung tâm thành phố.)
Corporate headquarter (np)
Phonetic: /ˈkɔː.pər.ət ˈhed.kwɔː.təz/
Nghĩa tiếng Việt: trụ sở chính của công ty
Giải thích ngữ cảnh: "Corporate headquarters" chỉ địa điểm chính thức, trung tâm điều hành của một công ty. Đây là nơi các quyết định lớn được đưa ra.
Câu ví dụ: After securing a new office lease, Zinoh set up the corporate headquarter in the heart of the city.
(Sau khi thuê được văn phòng mới, Zinoh đã thành lập trụ sở chính của công ty ngay tại trung tâm thành phố.)
Port (n)
Phonetic: /pɔːt/
Nghĩa tiếng Việt: cảng
Giải thích ngữ cảnh: "Port" là nơi các tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa và hành khách. Từ này thường xuất hiện trong ngữ cảnh vận tải quốc tế hoặc logistic khi nói về việc vận chuyển hàng hóa.
Câu ví dụ: Zinoh’s company exports products through the busiest port in the country. (Công ty của Zinoh xuất khẩu sản phẩm qua cảng bận rộn nhất của đất nước.)
Mall (n)
Phonetic: /mɔːl/
Nghĩa tiếng Việt: trung tâm thương mại
Giải thích ngữ cảnh: "Mall" chỉ những khu vực mua sắm lớn, nơi có nhiều cửa hàng và dịch vụ khác nhau. Từ này thường xuất hiện trong các bối cảnh liên quan đến bán lẻ hoặc mua sắm.
Câu ví dụ: Zinoh set up a pop-up store in the city’s biggest mall to attract new customers.(Zinoh thiết lập một cửa hàng tạm thời trong trung tâm thương mại lớn nhất thành phố để thu hút khách hàng mới.)
International terminal (np)
Phonetic: /ˌɪn.təˈnæʃ.ən.əl ˈtɜː.mɪ.nəl/
Nghĩa tiếng Việt: nhà ga quốc tế
Giải thích ngữ cảnh: "International terminal" thường được sử dụng để chỉ khu vực nhà ga dành cho các chuyến bay quốc tế trong sân bay. Từ này xuất hiện trong các ngữ cảnh du lịch hoặc vận tải.
Câu ví dụ: Zinoh’s shipment was processed at the international terminal before being sent overseas.(Lô hàng của Zinoh đã được xử lý tại nhà ga quốc tế trước khi được gửi ra nước ngoài.)
Domestic terminal (np)
Phonetic: /dəˈmes.tɪk ˈtɜː.mɪ.nəl/
Nghĩa tiếng Việt: nhà ga nội địa
Giải thích ngữ cảnh: "Domestic terminal" chỉ khu vực nhà ga dành cho các chuyến bay nội địa trong sân bay. Từ này xuất hiện trong các ngữ cảnh liên quan đến các chuyến bay và vận chuyển nội địa.
Câu ví dụ: The goods were delivered to the domestic terminal for local distribution.(Hàng hóa đã được giao đến nhà ga nội địa để phân phối trong nước.)
Revenue (n)
Phonetic: /ˈrev.ən.juː/
Nghĩa tiếng Việt: doanh thu
Giải thích ngữ cảnh: "Revenue" là số tiền thu được từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Đây là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh, được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh.
Câu ví dụ: The company’s revenue increased significantly after Zinoh launched a new line of dinosaur-themed products. (Doanh thu của công ty tăng đáng kể sau khi Zinoh ra mắt dòng sản phẩm mới in hình khủng long.)
Billboard (n)
Phonetic: /ˈbɪl.bɔːd/
Nghĩa tiếng Việt: biển quảng cáo
Giải thích ngữ cảnh: "Billboard" thường được dùng để chỉ các biển quảng cáo lớn ngoài trời, thường được đặt tại các khu vực có lưu lượng giao thông đông đúc. Từ này thường xuất hiện trong các ngữ cảnh quảng cáo hoặc tiếp thị.
Câu ví dụ: Zinoh put up a massive billboard to advertise his new clothing line.(Zinoh đã dựng một biển quảng cáo lớn để quảng bá dòng quần áo mới của mình.)
Advertisement (n)
Phonetic: /ədˈvɜː.tɪs.mənt/
Nghĩa tiếng Việt: quảng cáo
Giải thích ngữ cảnh: "Advertisement" là một thông điệp được tạo ra để thúc đẩy việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ này thường xuất hiện trong ngữ cảnh tiếp thị, truyền thông và quảng cáo.
Câu ví dụ: Zinoh’s team created a viral advertisement to boost online sales.(Đội ngũ của Zinoh đã tạo ra một quảng cáo lan truyền để tăng doanh số bán hàng trực tuyến.)
Phân biệt hai từ gần nghĩa
So sánh:
Billboard là một dạng Advertisement cụ thể, chỉ các biển quảng cáo lớn ngoài trời.
Advertisement là từ chung, bao gồm cả các hình thức quảng cáo trực tuyến, trên truyền hình, báo chí và nhiều phương tiện khác.
Conference room (np)
Phonetic: /ˈkɒn.fər.əns ruːm/
Nghĩa tiếng Việt: phòng họp
Giải thích ngữ cảnh: "Conference room" là nơi các cuộc họp doanh nghiệp diễn ra, thường dùng để tổ chức họp nhóm, thảo luận chiến lược hoặc gặp gỡ đối tác.
Câu ví dụ: Zinoh often spent his mornings in the conference room, discussing expansion plans with his team.
(Zinoh thường dành buổi sáng trong phòng họp để thảo luận kế hoạch mở rộng với đội ngũ của mình.)
Meeting minutes (np)
Phonetic: /ˈmiː.tɪŋ ˈmɪn.ɪts/
Nghĩa tiếng Việt: biên bản cuộc họp
Giải thích ngữ cảnh: "Meeting minutes" là tài liệu ghi lại các nội dung và quyết định quan trọng được thảo luận trong một cuộc họp.
Câu ví dụ: Zinoh reviewed the meeting minutes from last week’s strategy session to ensure nothing was overlooked.(Zinoh đã xem lại biên bản cuộc họp từ buổi thảo luận chiến lược tuần trước để đảm bảo không có gì bị bỏ sót.)
Profit margin (np)
Phonetic: /ˈprɒf.ɪt ˈmɑː.dʒɪn/
Nghĩa tiếng Việt: biên lợi nhuận
Giải thích ngữ cảnh: "Profit margin" là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Từ này thường dùng khi bàn về tài chính doanh nghiệp hoặc hiệu quả kinh doanh.
Câu ví dụ: Zinoh constantly worked to improve the profit margin of his new company by cutting unnecessary expenses.
(Zinoh không ngừng cố gắng cải thiện biên lợi nhuận của công ty mới bằng cách cắt giảm những chi phí không cần thiết.)
Baggage (n)
Phonetic: /ˈbæɡ.ɪdʒ/
Nghĩa tiếng Việt: hành lý
Giải thích ngữ cảnh: "Baggage" thường dùng để chỉ các túi, vali mà hành khách mang theo khi đi du lịch. Từ này xuất hiện trong các ngữ cảnh du lịch hoặc sân bay, đặc biệt khi hành khách chuẩn bị cho chuyến đi dài.
Câu ví dụ: After years of successful business, Zinoh finally checked in his baggage at the airport before embarking on his world tour.
(Sau nhiều năm kinh doanh thành công, Zinoh cuối cùng đã ký gửi hành lý tại sân bay trước khi bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới.)
Bài tập luyện tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống từ vựng phù hợp
1. Zinoh had to __________ because his workload was too demanding and affected his personal life.
(A) overload
(B) resign
(C) lease
(D) port
2. After several years of successful leadership, Zinoh was appointed as the __________ of his clothing company.
(A) CEO
(B) profit margin
(C) billboard
(D) merger
3. The company was experiencing a major __________ as it planned to acquire a smaller competitor.
(A) baggage
(B) advertisement
(C) merger and acquisition
(D) international terminal
4. After securing a new __________ in the heart of the city, Zinoh set up his company’s headquarters there.
(A) baggage
(B) lease
(C) billboard
(D) profit margin
5. Zinoh’s team put up a huge __________ along the highway to advertise the new clothing line.
(A) revenue
(B) profit margin
(C) billboard
(D) conference room
Bài 2: Hoàn thành đoạn văn sau
Part 6: Text Completion
Questions 6–8 refer to the following passage:
Zinoh’s company recently completed a major restructuring process. As part of the plan, they leased a new office space in the city center, making it their new corporate headquarters. This move allowed the company to cut costs and improve their __________ (6). Zinoh also noticed that some of his team members were feeling the strain of excessive workloads, so he implemented policies to avoid employee __________ (7). By managing the company more efficiently, Zinoh successfully improved both employee satisfaction and the company’s overall __________ (8).
6.
(A) baggage
(B) conference room
(C) profit margin
(D) advertisement
7.
(A) overload
(B) resign
(C) work overtime
(D) international terminal
8.
(A) port
(B) revenue
(C) mall
(D) lease
Đáp án bài tập và giải thích
Bài 1:
Đáp án: (B) resign là từ đúng vì "resign" có nghĩa là từ chức, rời bỏ vị trí công việc. Câu này nói về việc Zinoh phải từ chức vì khối lượng công việc quá nặng và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của anh ấy.
(A) overload: "Overload" có nghĩa là quá tải, nhưng không phải là hành động mà Zinoh thực hiện. Câu nói về việc Zinoh cần phải hành động để giải quyết tình trạng quá tải công việc, chứ không phải mô tả tình trạng quá tải đó.
(C) lease: "Lease" có nghĩa là hợp đồng thuê mướn, không liên quan đến việc từ chức hoặc rời bỏ công việc.
(D) port: "Port" có nghĩa là cảng, không phù hợp với ngữ cảnh về việc từ chức.
Đáp án: (A) CEO là từ đúng vì "CEO" (Chief Executive Officer) có nghĩa là Giám đốc điều hành, người lãnh đạo cao nhất trong công ty.
(B) profit margin: "Profit margin" có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận, không phải là chức danh hoặc vị trí trong công ty.
(C) billboard: "Billboard" có nghĩa là biển quảng cáo, không liên quan đến chức danh lãnh đạo.
(D) merger: "Merger" có nghĩa là sự sáp nhập, không phải là chức danh.
Đáp án: (C) merger and acquisition là từ đúng vì "merger and acquisition" (sáp nhập và mua lại) mô tả việc công ty đang trải qua một sự kiện lớn liên quan đến việc sáp nhập với hoặc mua lại đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.
(A) baggage: "Baggage" có nghĩa là hành lý, không liên quan đến sự kiện sáp nhập hay mua lại trong ngữ cảnh công ty.
(B) advertisement: "Advertisement" có nghĩa là quảng cáo, không liên quan đến sự kiện sáp nhập hay mua lại.
(D) international terminal: "International terminal" có nghĩa là nhà ga quốc tế, không phù hợp với ngữ cảnh sáp nhập hay mua lại.
Đáp án: (B) lease là từ đúng vì "lease" có nghĩa là hợp đồng thuê mướn, phù hợp với ngữ cảnh về việc Zinoh đã thuê được một văn phòng mới để đặt trụ sở công ty.
(A) baggage: "Baggage" có nghĩa là hành lý, không liên quan đến việc thuê mướn văn phòng.
(C) billboard: "Billboard" có nghĩa là biển quảng cáo, không phải là cái mà Zinoh đã thuê mướn để đặt trụ sở công ty.
(D) profit margin: "Profit margin" có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận, không liên quan đến việc thuê mướn văn phòng.
Đáp án: (C) billboard là từ đúng vì "billboard" có nghĩa là biển quảng cáo, dùng để quảng bá sản phẩm mới dọc theo con đường.
(A) revenue: "Revenue" có nghĩa là doanh thu, không phải là vật dụng để quảng cáo.
(B) profit margin: "Profit margin" có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận, không liên quan đến việc đặt biển quảng cáo.
(D) conference room: "Conference room" có nghĩa là phòng hội nghị, không liên quan đến việc quảng cáo sản phẩm.
Bài 2:
(C) profit margin là từ đúng vì "profit margin" (tỷ suất lợi nhuận) phản ánh sự cải thiện trong việc cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
(C) work overtime là từ đúng vì "work overtime" (làm việc thêm giờ) liên quan đến tình trạng làm việc quá sức, điều mà Zinoh muốn tránh cho nhân viên.
(B) revenue là từ đúng vì "revenue" (doanh thu) phản ánh sự cải thiện tổng thể của công ty sau khi quản lý hiệu quả hơn.
Tổng kết
Vậy là đã kết thúc chuyến hành trình đi làm văn phòng cho đến khi khởi nghiệp cực kỳ thành công của chú khủng long Zinoh, những trải nghiệm trên đã cung cấp cho người đọc những từ vựng có tần suất xuất hiện thường xuyên trong bài thi TOEIC và gốc rễ cách ứng dụng ngữ cảnh của những từ vựng đó. Trong hành trình học từ vựng sắp tới, học viên có thể tiếp tục ứng dụng cách “kể chuyện ngữ cảnh” để việc học từ vựng trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ ứng dụng hơn trong bài thi TOEIC!
Người học muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm TOEIC hay cần làm quen với bài thi TOEIC để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử TOEIC để trải nghiệm ngay hôm nay!
Nguồn tham khảo
“Contextual Teaching and Learning: Preparing Students for the New Economy.” The Highlight Zone: Research @ Work No. 5, 31/12/2000. http://files.eric.ed.gov/fulltext/ED452376.pdf. Accessed 4 September 2024.
“Students’ Self-Efficacy Beliefs and TOEIC Achievements in the Vietnamese Context.” International Journal of Instruction, 04/07/2020. https://doi.org/10.29333/iji.2020.1345a. Accessed 4 September 2024.
“Contextual Teaching and Learning for Practitioners.” The International Institute of Informatics and Systemics, 31/12/2007. www.iiisci.org/journal/pdv/sci/pdfs/e668ps.pdf. Accessed 5 September 2024.
Bình luận - Hỏi đáp