Brainstorm bằng mô hình SWOT cho Question 8 TOEIC Writing Part 3

Bài viết giới thiệu cách áp dụng brainstorm bằng mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Weaknesses) cho TOEIC Writing Part 3.
author
Nguyễn Anh Phú
12/03/2024
brainstorm bang mo hinh swot cho question 8 toeic writing part 3

Brainstorm là bước đầu tiên quan trọng trước khi viết bài nghị luận. Trong TOEIC Writing part 3, brainstorm thế nào để đảm bảo ý tưởng phù hợp và gắn kết đặt nền móng cho nội dung bài viết được mạch lạc và logic.

TOEIC Writing part 3 là phần thi đánh giá kỹ năng nghị luận xã hội, yêu cầu thí sinh viết bài văn thể hiện quan điểm cá nhân đối với một vấn đề hoặc thực trạng trong đời sống. Một bài văn chuẩn chỉnh được yêu cầu viết tối thiểu 300 từ nhằm giải thích và chứng minh ý kiến. Vì vậy, việc chỉ có 30 phút để hoàn thành bài thi đôi khi gây trở ngại trong việc sắp xếp và tổ ý tưởng một cách hợp lý nhất đối với thí sinh.

Bài viết đề xuất cách sử dụng mô hình SWOT để thực hiện brainstorm. Mô hình SWOT là một công cụ phân tích hữu ích, giúp người dùng có thể đánh giá vấn đề một cách sâu và rộng thông qua 4 khía cạnh: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro).

Tham khảo thêm: Các bước viết bài Opinion Essay trong TOEIC Writing.

Key Takeaways

  1. Brainstorming là một bước quan trọng trong việc viết phần 3 của bài thi TOEIC để đảm bảo ý tưởng phù hợp và gắn kết cho bài viết.

  2. Mô hình phân tích SWOT giúp đánh giá một vấn đề một cách toàn diện thông qua bốn khía cạnh: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro).

  3. Mô hình SWOT có thể chia thành những yếu tố tích cực (Ưu điểm và Cơ hội) và tiêu cực (Nhược điểm và Rủi ro) để dễ dàng brainstorming.

  4. Thí sinh có thể áp dụng mô hình SWOT để brainstorm ý tưởng cho phần 3 của bài thi TOEIC thông qua 4 bước:

  • Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorm

  • Bước 2: Brainstorming các yếu tố theo SWOT

  • Bước 3: Brainstorming ý tưởng cho từng yếu tố

  • Bước 4: Lọc, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng

  1. Để ứng dụng tốt, người học nên dành thời gian luyện tập brainstorm với mô hình SWOT khi ôn luyện để củng cố tư duy phản biện nhằm có nhiều ý tưởng sắc bén khi làm bài thi thật.

Giải pháp Brainstorm thông qua mô hình SWOT

Mô hình SWOT là một công cụ phân tích hữu ích, giúp người dùng có thể đánh giá vấn đề một cách sâu và rộng thông qua 4 khía cạnh: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro).

Theo mô hình SWOT, người học có thể phân tích Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm) là yếu tố bên trong của vấn đề còn Opportunities (cơ hội) và Threats (rủi ro) là các yếu tố bên ngoài của vấn đề. Người học cũng có thể phân chia mô hình bằng cách đặt cạnh nhau các yếu tố tích cực (Strengths and Opportunities) và tiêu cực (Weaknesses and Threats) để dễ dàng brainstorm.

Đây vốn là một trong những công cụ phân tích chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, người học hoàn toàn có thể áp dụng mô hình này để lên ý tưởng cho bài thi TOEIC Writing part 3 nhằm tối ưu hóa thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng nội dung bài viết theo 4 bước:

Bước 1: Xác định chủ đề cần brainstorm

Bước 2: Brainstorm các yếu tố theo mô hình SWOT

Bước 3: Brainstorm ý tưởng cho từng yếu tố

Bước 4: Lọc, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng

Ứng dụng

Đề bài: Do you agree or disagree with the following statement: “Learning an additional language is a good way to improve one’s job prospects in any field.”

Bước 1: Xác định chủ đề cần brainstorm

Quy trình: Dựa vào đề bài, xác định từ khóa và rút gọn đề bài bằng cách tập trung vào những từ khóa mang nội dung chính (danh từ, tính từ, động từ) và lược bỏ bớt các từ khóa chức năng (mạo từ, giới từ, liên từ, các từ nối).

Lưu ý: Ở bước 1, người học lưu ý xác định ĐÚNG và ĐỦ các từ khóa đề bài đã cho. Việc xác định đúng chủ đề là yếu tố then chốt để giúp quá trình brainstorm lên ý tưởng được nhất quán và bám sát đề bài, từ đó giúp người học tránh lạc đề và hệ thống ý tưởng được nhất quán trong quá trình làm bài.

Đề bài: Do you agree or disagree with the following statement: “Learning an additional language is a good way to improve one’s job prospects in any field.”

  • Từ khóa: Learn, additional language, good way, improve, job prospects, any field

  • Tóm tắt đề: Learn a new language to improve job prospects in any field: a good way?

BƯỚC 2: Brainstorm các yếu tố theo SWOT

Sau khi xác định chủ đề cần brainstorm, người học tiến hành phân tích chủ đề lần 1 theo các yếu tố SWOT và ghi chú lại trên sơ đồ SWOT.

Quy trình: Đặt và trả lời cho câu hỏi What cho từng yếu tố: What are its Strengths/ Weaknesses/ Opportunities/ Threats? (Ưu điểm/ Nhược điểm/ Cơ hội/ Thách thức của việc này là gì?).

Lưu ý: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm) là yếu tố bên trong của vấn đề còn Opportunities (cơ hội) và Threats (rủi ro) là các yếu tố bên ngoài của vấn đề.

Chủ đề: Learn a new language to improve job prospects in any field

(học thêm một ngôn ngữ để cải thiện triển vọng công việc trong bất cứ lĩnh vực nào)

  • What are its strengths? (Ưu điểm của việc học một ngôn ngữ mới đối với triển vọng nghề nghiệp là gì?)

    • Employability (Khả năng tìm và giữ công việc)

    • Access to knowledge (Tiếp cận kiến thức)

    • Expanded job roles (Mở rộng vai trò làm việc)

  • What are its weaknesses? (Nhược điểm của việc học một ngôn ngữ mới đối với triển vọng nghề nghiệp là gì?)

    • Time and effort (Thời gian và nỗ lực)

    • Opportunity cost (Chi phí cơ hội)

  • What are its opportunities? (Cơ hội tiềm năng của việc học một ngôn ngữ mới đối với triển vọng nghề nghiệp là gì?)

    • Globalization & integration (Toàn cầu hóa và hội nhập)

    • Emerging markets (Sự khát vọng nghề nghiệp)

  • What are its threats? (Rủi ro tiềm ẩn của việc học một ngôn ngữ mới đối với triển vọng nghề nghiệp là gì?)

    • Technological advancements (Tiến bộ công nghệ)

    • Global language dominance (Sự thống trị ngôn ngữ toàn cầu)

image-alt

Bước 3: Brainstorm ý tưởng cho từng yếu tố vừa tìm được

Sau khi đã brainstorm được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của vấn đề, người học tiến hành phân tích sâu hơn các ý tưởng để luận điểm được thuyết phục và có hệ thống.

Quy trình: Đặt và trả lời câu hỏi Why cho các từ khóa ở mỗi tiêu chí mà người học đã Brainstorm xong từ trước.

Strengths (Ưu điểm)

  • Employability (Khả năng tìm kiếm và giữ công việc) —> Tại sao học một ngôn ngữ mới đảm bảo khả năng tìm kiếm và giữ công việc?

    • hone effective communication skills and cultural competence (trau dồi kỹ năng giao tiếp hiệu quả và hiểu biết về văn hóa)

  • Access to knowledge (Tiếp cận kiến thức) —> Tại sao lại có thể tiếp cận nhiều kiến thức hơn?

    • Many valuable texts, research papers, historical documents are often only available in their original language (Nhiều văn bản, tài liệu nghiên cứu, tài liệu lịch sử có giá trị thường chỉ có bằng ngôn ngữ gốc)

    • Open up avenues for communication with a broader range of people (Mở ra con đường giao tiếp với nhiều người hơn)

  • Expanded job roles (Mở rộng vai trò làm việc) —> Tại sao lại mở rộng vai trò làm việc?

    • Access to global markets, expand customer bases, and open avenues for international collaborations (Tiếp cận thị trường toàn cầu, mở rộng cơ sở khách hàng và mở ra con đường hợp tác quốc tế) 

    • Specialized roles such as language instructors, translators, interpreters, language analysts (Các vai trò chuyên môn như giảng dạy ngôn ngữ, biên dịch viên, phiên dịch viên, nhà phân tích ngôn ngữ)

Weaknesses (Nhược điểm)

  • Time and effort (Thời gian và nỗ lực) —> Tại sao lại cần nhiều thời gian và nỗ lực?

    • Long-term process, may take years to be fluent and start to make use of it (Quá trình lâu dài, có thể mất nhiều năm để thành thạo và bắt đầu sử dụng nó)

    • Require great consistency and the ability to overcome several challenges regarding grammar rules, vocabulary etc. (Yêu cầu tính nhất quán cao và khả năng vượt qua một số thách thức liên quan đến quy tắc ngữ pháp, từ vựng, v.v)

  • Opportunity cost (Chi phí cơ hội) —> Tại sao việc này lại tốn chi phí cơ hội?

    • Time invested in learning a new language can be utilized to acquire another skill which can be faster and more applicable (Thời gian đầu tư vào việc học một ngôn ngữ mới có thể được tận dụng để đạt được một kỹ năng khác nhanh hơn và dễ áp dụng hơn)

Opportunities (Cơ hội)

  • Globalization & integration (Toàn cầu hóa và hội nhập) —> Tại sao toàn cầu hóa và hội nhập tạo cơ hội cho một người học một ngôn ngữ mới đối với triển vọng công việc?

    • increasing globalization has led to greater cross-border collaborations, trade, and communication (toàn cầu hóa ngày càng tăng đã dẫn đến sự hợp tác, thương mại và truyền thông xuyên biên giới lớn hơn)

  • Emerging markets (Những thị trường mới nổi) —> Tại sao những thị trường mới nổi tạo cơ hội cho một người học một ngôn ngữ mới đối với triển vọng công việc?

    • provide individuals with an advantage in pursuing job opportunities in those regions (mang lại cho các cá nhân lợi thế trong việc theo đuổi cơ hội việc làm ở những khu vực đó)

Threats (Rủi ro)

  • Technological advancements (Tiến bộ công nghệ) —> Tại sao tiến bộ công nghệ lại đe dọa việc học một ngôn ngữ mới để gia tăng triển vọng công việc?

    • translation apps and software reduce language barriers and facilitating communication across diverse languages (ứng dụng và phần mềm dịch thuật giảm rào cản ngôn ngữ và tạo điều kiện giao tiếp giữa các ngôn ngữ khác nhau)

  • Global language dominance (Sự thống trị của ngôn ngữ toàn cầu) —> Tại sao sự thống trị của ngôn ngữ toàn cầu lại đe dọa việc này?

    • Some dominant language like English and Chinese are being widely used → limit the advantages of learning other languages in certain contexts (Một số ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh và tiếng Trung đang được sử dụng rộng rãi →hạn chế lợi ích của việc học các ngôn ngữ khác trong một số bối cảnh nhất định)

image-alt

Bước 4: Lọc, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng

Sau khi đã thu thập ý tưởng chi tiết bằng cách áp dụng phương pháp SWOT, người học cần tiến hành lựa chọn, sắp xếp và hoàn thiện ý tưởng đó.

Quy trình: Đánh giá ý tưởng (liên quan đến chủ đề chính, liên kết với các ý tưởng khác), sau đó hoàn thiện ý tưởng bằng cách thêm, bớt hoặc tạo ra nội dung mới.

Sau khi cân nhắc cân nhắc thêm bớt các ý tưởng, tác giả có phần phản biện như sau: Đồng ý 40% với quan điểm và không đồng ý 60%.

Khi xét Điểm mạnh và Cơ hội đã phân tích, việc học một ngôn ngữ mới có nhiều lợi ích đối việc cải thiện triển vọng nghề nghiệp trong một số ngành nghề nhất định.

Tuy nhiên khi xét đến Điểm yếu và Các mối đe dọa, tác giả nhận thấy chi phí cơ hội của việc này lớn và tính áp dụng đối với một số lĩnh vực có thể bị hạn chế và và lu mờ với sự cải tiến công nghệ.

Dàn ý:

  • Introduction:

While there are undeniable advantages to being fluent in another language, I would argue that the benefits may be limited to specific fields rather than universally applicable.

  • Body:

    • Body 1: Advantages of acquiring a new language:

      • Enhance candidates’ employability

      • Open up opportunities in a world shaped by globalization

      • Provide employment opportunities within some specific sectors.

    • Body 2: Opportunity cost and technological advancements make learning a new language less effective for enhancing job prospects in certain fields.

      • Spending time learning a new language to learn another necessary skill can bring faster and greater efficiency in some fields such as IT.

      • Translation tools and software reduce language barriers and facilitate multilingual communication

  • Conclusion:

Individuals should assess the relevance of language proficiency to their career goals and field requirements.

Bài viết mẫu

Language proficiency has long been recognized as a valuable asset in the global job market, offering enhanced vocational opportunities across various professional domains. While there are undeniable advantages to being fluent in another language, I would argue that the benefits may be limited to specific fields rather than universally applicable.

On the one hand, acquiring an additional language can substantially improve job prospects to a certain degree. Firstly, language acquisition helps individuals hone effective communication skills and cultural competence, which enhance job candidates’ employability by setting them apart in a highly competitive market. Secondly, in an interconnected world shaped by globalization, linguistic abilities enable individuals to communicate and cooperate effectively with diverse stakeholders. Finally, industries such as tourism, hospitality, translation and interpretation services, international business, and diplomacy heavily rely on language competencies, providing employment opportunities within these sectors.

Notwithstanding the benefits mentioned above, I am convinced that there are opportunity costs associated with and threats of technological advancements against language acquisition, making it less effective for enhancing job prospects in certain fields. First, time and effort invested in becoming fluent in another language may be better allocated towards developing specialized skills more directly applicable to specific professions. For instance, in technical fields like software development or data analysis, allocating time and effort to master programming languages or statistical analysis tools may provide a more substantial advantage in securing employment and advancing career prospects. Furthermore, advancements in technology, such as translation apps and software, have significantly improved, reducing language barriers and facilitating communication across diverse languages. This raises questions about the practical relevance of acquiring an additional language when such tools can now perform various tasks previously reliant on language proficiency.

In conclusion, while language proficiency may offer several potential benefits, its advantages may be limited to specific fields. Individuals should assess the relevance of language proficiency to their career goals and field requirements. Informed decisions regarding language acquisition are crucial for optimizing professional prospects.

Luyện tập

Dựa vào gợi ý áp dụng mô hình SWOT để phân tích và viết bài luận sau:

Đề bài: Do you agree or disagree with the following statement? A small town is a better place than a big city to raise children. Support your answer with specific reasons and examples.

Gợi ý:

image-alt

Tham khảo thêm:

Kết luận

Tổng kết lại, chiến lược SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một phương pháp hiệu quả để tạo ra ý tưởng cho bài viết TOEIC Writing part 3. Phương pháp này giúp người học xác định các mặt tích cực và tiêu cực của luận điểm (điểm mạnh và điểm yếu), đồng thời xem xét các yếu tố bên ngoài như cơ hội và mối đe dọa.

Bằng cách tiếp cận này khi tạo ý tưởng, người học có thể viết một bài viết toàn diện và cẩn thận hơn, đảm bảo tận dụng thông tin trong đề bài một cách tối ưu và hợp lý. Ngoài ra, quá trình tạo sơ đồ SWOT cũng giúp người học cải thiện kỹ năng tổ chức bố cục các luận điểm, nâng cao khả năng tự đánh giá.

Người học nên dành nhiều thời gian luyện tập viết bài và ứng dụng phương pháp SWOT để brainstorm khi luyện tập nhằm củng cố tư duy phản biện và sắc bén hơn. Từ đó giúp cải thiện kỹ năng tổ chức ý và quản lý thời gian hiệu quả khi thi.

Tham khảo thêm khóa ôn thi TOEIC online tại Anh ngữ ZIM, học viên được hướng dẫn trong suốt quá trình học, luyện tập bài thi có độ khó sát với đề thi. Cam kết kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu