13 chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia thí sinh cần nắm
Mở đầu
Ngày thi tốt nghiệp THPT đang dần đến gần, chắc hẳn các thí sinh đang tất bật ôn luyện cho kỳ thi quan trọng này. Để giúp các các thí sinh ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả tốt, dưới đây là tài liệu chi tiết về 13 chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia cần ghi nhớ dành cho các sĩ tử cuối cấp.
Key takeaways |
---|
13 chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia 1. Tenses: Gồm 12 thì chính ở hiện tại, quá khứ và tương lai V-ing có thể đứng sau tính từ sở hữu và giới từ. 3. Modal verbs- động từ khuyết thiếu: không có đầy đủ chức năng và tính chất của động từ thường. Modal Verb thường được dùng để diễn tả lời khuyên, khả năng, yêu cầu, đề nghị, quan điểm cá nhân. Will, would, may, might, can, could Động từ bán khuyết thiếu: need, used to - So sánh hơn - So sánh nhất - So sánh bằng Cấu trúc: Be + Past Participle (V3) + by + Subject Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
Câu gián tiếp diễn tả lại những lời nói, ý kiến, thông tin của hoặc suy nghĩ của người khác trong Tiếng Anh. Để chuyển đổi câu trực tiếp thành câu gián tiếp cần phải ghép nội dung tường thuật vào vế sau câu và lùi một thì về, đồng thồi động từ chia theo chủ ngữ của người nói. Chủ ngữ là danh từ đếm được số ít (singular) hoặc không đếm được (uncountable) thì chia động từ số ít và ngược lại. - Present subjunctive – Hiện tại giả định - Past subjunctive – Quá khứ giả định - Past present subjunctive – Quá khứ hoàn thành giả định 10. Inversions – Đảo ngữ thể hiện sự khác biệt trong cấu trúc câu và có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau trong tiếng Anh. Gồm hai loại chính: Full inversions, Partial inversions là quá trình tạo ra các từ mới bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau - Tiền tố: Thêm một tiền tố vào đầu một từ. Ví dụ: correct (chính xác) + đuôi in = incorrect (không chính xác). - Hậu tố: Thêm một hậu tố vào cuối một từ. Ví dụ: meaning (nghĩa) + ful = meaningful (ý nghĩa). - Đổi nghĩa: Sử dụng một từ với nghĩa khác trong ngữ cảnh khác. Ví dụ: Book (n) => to book (v) - Ghép từ: Ghép hai từ có nghĩa thành một từ khác. Ví dụ: sunglasses, daughter-in-law, self-awareness. Collocation là thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa các từ để tạo thành các cụm từ có ý nghĩa cụ thể trong tiếng Anh - Adj + noun - Adv + adj - Noun + noun - Noun + verb - Adv + verb - Verb + noun - Verb + preposition (động từ + giới từ Mệnh đề trong tiếng Anh là một câu hoàn chỉnh có thể đứng một mình hoặc được kết hợp với mệnh đề khác để tạo thành câu phức - Independent clause - Dependent clause Dependent clause được chia thành: Mệnh đề danh từ Mệnh đề tính từ : Mệnh đề trạng ngữ Mệnh đề điều kiện |
Tenses (các thì trong Tiếng Anh)
Một trong những chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh ôn thi THPT quốc gia đó là Tenses (thì) là những khái niệm ngữ pháp Tiếng Anh diễn tả thời gian của một hành động hoặc sự việc được nhắc đến. Các thì cho biết liệu hành động xảy ra ở hiện tại, quá khứ hay tương lại.
Có 12 thì chính trong Tiếng Anh
Hiện tại
· Hiện tại đơn (Present Simple)
· Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
· Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
· Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous)
Quá khứ
· Quá khứ đơn (Past Simple)
· Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
· Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
· Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous)
Tương lai
· Tương lai đơn (Future Simple)
· Tương lai tiếp diễn (Future Continuous)
· Tương lai hoàn thành (Future Perfect)
· Tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future Perfect Continuous)
Người đọc có thể tìm hiểu về công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết của 12 thì chính trong Tiếng Anh tại: https://zim.vn/cac-thi-trong-tieng-anh
Gerund and Infinitive – các dạng của động từ
Có hai dạng thức của động từ trong TIếng Anh thường gặp nhất là:
· To-Infinitives: to + động từ nguyên thể ( To V)
· Gerund: V-ing
To- Infinitive
Cấu trúc To-verb có thể được sử dụng như một chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ trong câu.
Ví dụ:
- To V là chủ ngữ: To become a good basketball player takes a long time (Để trở thành một cầu thủ bóng rổ giỏi cần một thời gian dài.)
- To V đóng vai trò là bổ ngữ: She wants to study abroad. (Cô ấy muốn đi du học.)
Gerund
Là động từ ở dạng động từ, được tạo bằng cách thêm đuôi -ing và động từ nguyên thể. V-ing có chức năng tương tự như To V, đóng vai trò là chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ trong câu.
Ngoài ra, V-ing có thể đứng sau tính từ sở hữu và giới từ.
- V-ing đứng sau tính từ sở hữu: His researching helps us with the assignment. ( Nghiên cứu của anh ấy giúp chúng tôi với bài tập lớn.)
- V-ing đứng sau giới từ: We are tired of waiting for the bus. (Chúng tôi mệt với việc đợi xe buýt.)
Lưu ý rằng khi học Tiếng Anh, một số động từ cần có một V-ing hoặc To V theo sau nó, thí sinh cần nắm được đặc điểm của từng động từ mới có thể lựa chọn chính xác đáp án cho câu hỏi của bài thi.
Modal Verbs: Động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) không có đầy đủ chức năng của động từ thường. Modal Verb thường được dùng để diễn tả lời khuyên, khả năng, yêu cầu, đề nghị, quan điểm cá nhân ,…
Các động từ khuyết thiếu thường gặp:
· Will, Would: sẽ làm gì
· May, Might: có thể, có thể làm gì
· Can, Could: có thể làm gì
· Must. Have to: phải làm gì, cần làm gì
· Should, Shall, Ought to: nên làm gì
Modal Verb + V-infinitive
Ví dụ:
- You should go to sleep. (Bạn cần đi ngủ)
- I have to do the household chores. (Tôi cần phải làm việc nhà.)
Bên cạnh Modal Verb còn có Semi Modal Verb – Động từ bán khuyết thiếu. Động từ bán khuyết thiếu có chức năng bổ ngữ cho động từ thường và có thể làm động từ chính trong câu.
Động từ bán khuyết thiếu
Các từ phổ biến: need, used to
- Làm động từ chính trong câu: I need to go to pick up my brother. (Tôi cần phải đi đón em trai.)
- Làm bổ nghĩa cho động từ: I used to have many teddy bears when I was a kid. (Tôi từng có nhiều gấu bông khi còn nhỏ)
Types of Words - Các loại từ
Một trong những chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh ôn thi THPT quốc gia quan trọng đó là Word Formation. Gồm các loại từ sau
Danh từ - Nouns
Danh từ trong Tiếng Anh có nhiều cách phân loại
- Danh từ chung (Common nouns): Danh từ chỉ đối tượng, sự vật, sự việc,… Danh từ chung chung, không phân biệt. Ví dụ: Book, Cat, Dog, Table, Pillow
- Danh từ riêng (Proper nouns): Danh từ chỉ tên riêng của một người, sự vật, hiện tượng, ... Ví dụ: Vietnam, London, Amazon
- Danh từ đếm được, không đếm được (Countable/ Uncountable nouns)
Ví dụ:
Countable nouns: two books, three tables, a pillow
Uncountable nouns: hair, sugar, information, rice
- Những danh từ đếm được có thể được biến đổi từ số ít sang số nhiều bằng cách thêm s/es vào sau danh từ nhưng cũng có những từ bất quy tắc thí sinh cần nắm được. Ví dụ:
A child – children
A man – men
A woman – women
- Danh từ trừu tượng (Abstract nouns): Là những danh từ chỉ khái niệm, cảm xúc, khái niệm. Ví dụ: Happiness, love, knowledge, freedom
Đại từ - Pronouns
Đại từ trong Tiếng Anh được sử dụng thay thế danh từ, tránh lặp lại danh từ giúp câu trở nên ngắn gọn, dễ hiểu hơn. Đại từ gồm các loại chính sau:
- Đại từ nhân xưng (Personal pronouns)
Gồm đại từ chủ ngữ (Subject pronouns) và đại từ tân ngữ (Object pronoun).
Đại từ nhân xưng | Đại từ tân ngữ |
I | Me |
You | You |
We | Us |
They | Them |
He | Him |
She | Her |
It | It |
- Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)
Đại từ sở hữu chỉ sự sở hữu và thay thế cho tính từ sở hữu và danh từ tránh lặp lại.
Đại từ nhân xưng | Đại từ sở hữu |
I | Mine |
You | Yours |
We | Ours |
They | Theirs |
He | His |
She | Hers |
It | Its |
- Đại từ phản thân (Reflexive pronouns)
Đại từ phản thân dùng để diễn đạt chủ ngữ chỉ người hoặc vật thực hiện lên chính họ.
Đại từ nhân xưng | Đại từ phản thân |
I | Myself |
You | Yourself |
We | Ourselves |
They | Themselves |
He | Himself |
She | Herself |
It | Itsself |
- Đại từ quan hệ (Relative pronouns): Đại từ quan hệ được sử dụng trong câu thay thế đại từ trước đó và sau chủ ngữ, nối câu ban đầu thành mệnh đề quan hệ. Các đại từ quan hệ đó là: Why, which, where, when, who, whom, whose, that.
Ví dụ: The man whose hair is black is my brother. (Người tóc đen là anh trai tôi.)
- Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns): Đại từ chỉ định dùng để đại diện một người, vật hoặc sự việc tùy theo khoảng cách giữa người nói đến vật. Có 4 đại từ chỉ định là: this, that, those, these
- Đại từ bất định (Indefininte pronouns): Đại từ thể hiện cho người hoặc sự vật, sự việc không xác định. Ví dụ: Somebody, someone, something
Động từ - Verbs
- Động từ chỉ hành động (Action verb): chỉ hành động của chủ thể. Ví dụ: move, play, paint, drive, make
- Động từ chỉ trạng thái (Stative verb): dùng để nói về cảm giác, cảm xúc, sự sở hữu, phẩm chất của chủ thể cũng như đóng vai trò làm trợ động từ trong câu. Những từ này thường bao gồm động từ to be hoặc chỉ giác quan. Bao gồm các loại động từ sau:
Động từ to be : am, is, are
Động từ chỉ giác quan (Sense verb): smell, taste, look, seem
Động từ chỉ cảm xúc: like, hate, love, prefer
Động từ sở hữu (Possessive verb): have, own
Động từ chỉ nhận thức (Cognition verb): think, understand, know
- Động từ nhẹ (Light verbs): là những từ mà bản thân nó không có nghĩa cụ thể trong câu mà nghĩa của những động từ này sẽ phụ thuộc vào những thành phần khác trong câu. Bao gồm do, make, take, have.
Tính từ - Adjectives
- Tính từ miêu tả (Descriptive adjective): Làm rõ nghĩa hơn cho chủ ngữ được diễn tả trong câu. Ví dụ: tall, short, big, small
- Tính từ riêng (Proper adjectives): Tính từ được tạo từ tên nước, thành phố, vùng miền. Ví dụ: Vietnamese, Hanoian, English.
- Tính từ sở hữu (Possessive adjective): Bổ nghĩa cho danh từ xem danh từ đó thuộc về ai. Các tính từ sở hữu gồm : my, your, our, their, his, her, its.
- Tính từ giới hạn ( Limiting adjectives): Là những tính từ được dùng để đặt giới hạn cho danh từ mà nó bổ nghĩa. Tính từ giới hạn gồm:
Tính từ sở hữu (bổ nghĩa cho danh từ): my, your, his, her, its, ours, their.
Tính từ xác định (Demonstrative adj): this, that, these, those, other, another, the other.
Tính từ phân bổ (Distributive adj): each, every, both, neither, either.
Tính từ chỉ số lượng: all, some, no, most, few, much, little,...
Tính từ nghi vấn: which, what, whose
Trạng từ - Adverb
Trạng từ trong tiếng Anh là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, các trạng từ khác hay cả câu. Adverb – trạng từ được chia ra các loại chính sau:
- Trạng từ chỉ cách thức (Manner): heavily, slowly, quickly
- Trạng từ chỉ thời gian (Time): today, yesterday, next week
- Trạng từ chỉ tần suất (Frequency): usually, rarely, sometimes
- Trạng từ chỉ nơi chốn (Place): here, there
- Trạng từ chỉ mức độ (Grade): extremely, hardly, fairly
- Trạng từ chỉ số lượng (Quantity): all, any, only
- Trạng từ liên kết (Relation): however, therefore
Giới từ - Prepositions
Giới từ (preposition) là loại từ được sử dụng để chỉ vị trí, thời gian, mối quan hệ giữa các từ trong câu. Các loại giới từ chính:
- Giới từ chỉ thời gian, nơi chốn: on, in , at,…
- Giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích: to, in order to, for
Liên từ - Conjunctions
Liên từ là từ được sử dụng để liên kết 2 từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau.
Liên từ được chia làm 3 loại:
- Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions): and, so, but
- Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions): although, unless, because
- Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions): not only…but also, neither…nor, either…or
Thán từ - Interjections
Thán từ là những từ chỉ sự cảm thán. Mặc dù không có nghĩa trong mặt ngữ pháp nhưng được sử dụng nhiều trong văn nói. Thán từ thường đứng một mình và đôi khi theo sau bởi một dấu chấm than (!) khi viết.
Các thán từ thường gặp: Oh, well, hey
Mạo từ - Articles
Mạo từ là từ đứng trước danh từ và cho biết danh từ được nhắc đến là một đối tượng xác định hay không xác định.
Mạo từ bất định: A, An
Mạo từ xác định: The
Comparison – so sánh
Có 3 dạng câu so sánh chính trong Tiếng Anh:
- So sánh hơn
- So sánh nhất
- So sánh bằng
So sánh ngang bằng: as adj/adv as
Ví dụ: as small as, as soon as, as long as
Với so sánh hơn và nhất, cấu trúc thay đổi tùy theo độ dài của tính từ/trạng từ.
Với tính từ ngắn
- So sánh hơn: Adj-er/adv-er + than. VD: smaller than, longer than
- So sánh nhất: The adj- est/ adv-est. VD: The biggest, the longest
Với tính từ dài :
- So sánh hơn: More adj/adv than
VD: More interesting than, more expensive than
- So sánh nhất: The most adj/adv
VD: The most expensive, the most intelligent
Ngoài ra còn so sánh gấp nhiều lần (bội số) và so sánh kép (càng-càng)
Ví dụ:
- His car is twice as fast as mine. (Xe của anh ấy nhanh gấp đôi xe tôi)
- The more I study, the more confident I become
Passive voice - Câu bị động
Câu bị động (passive voice) là cách sử dụng động từ trong tiếng Anh để nhấn mạnh đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hành động, chứ không phải đến người thực hiện hành động như ở câu chủ động (active voice).
Cấu trúc: S + to be + Past Participle (V3)/ed + by + Object
Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
VD: They will finish the project
Bước 1: chuyển tân ngữ “project” của câu chủ động thành chủ ngữ ở đầu trong câu bị động. Ta có “The project” là chủ ngữ mới
Bước 2: xác định thì của câu, “will finish” là động từ chính ở thì tương lai
Bước 3: chuyển động từ chính thành dạng be + V3 chia ở thì của câu gốc và theo ngôi của chủ ngữ trong câu bị động.
“will finish” => “will be finished”
Bước 4: chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ trong câu bị động và thêm “by”
Câu hoàn chỉnh: The project will be finished by them.
Reported speech – Câu gián tiếp
Reported speech là câu diễn tả lại những lời nói, ý kiến, thông tin của hoặc suy nghĩ của người khác trong Tiếng Anh.
Để chuyển đổi câu trực tiếp thành câu gián tiếp cần phải ghép nội dung tường thuật vào vế sau câu và lùi một thì về, đồng thồi động từ chia theo chủ ngữ của người nói.
VÍ dụ:
- Marry said: “I am hungry” => Marry said she was hungry. (Marry nói rằng cô ấy đói.)
- “I bought a book”, Tom said => Tom said he had bought a book. (Tom nói rằng anh ấy đã mua một cuốn sách.)
Đối với câu hỏi yes/no, cần dùng if/wether để thay thế cho từ để hỏi.
Ví dụ:
- Alex asked: “Can you pick me up?” => Alex asked me if I could pick him up. (Alex hỏi rằng liệu tôi có thể đón anh ấy không.)
- “Are you tired?”, asked Lily. => Lily asked whether I was tired. (Lily hỏi xem tôi có mệt không.)
Subjects & Verbs Agreement – sự hòa hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Subjects – Verbs agreement là quy tắc trong tiếng Anh yêu cầu động từ phải được chia theo số (singular hoặc plural) của chủ ngữ (subject) của câu. Điều này đảm bảo rằng câu được viết và nói đúng ngữ pháp và có nghĩa.
Một số quy tắc về sự hòa hợp chủ-vị:
Chủ ngữ là danh từ đếm được số ít (singular) hoặc không đếm được (uncountable) thì chia động từ số ít và ngược lại.
- The cow eats grass. (Con bò ăn cỏ.)
- The cows eat grass. (Những con bò ăn cỏ)
Chủ ngữ là danh từ số nhiều (plural) thì chia động từ số nhiều
- They play basketball. (Họ chơi bóng rổ.)
- We are having dinner. (Chúng tôi đang ăn tối.)
Chủ ngữ là V-ing (danh động từ) thì động từ chia theo số ít
- Living in an apartment is more convenient. (Ở chung cư tiện lợi hơn)
Chủ ngữ có “every, any, no, each” thì động từ chia ở dạng số ít.
- Everyone in my group is intelligent. (Mọi người trong nhóm tôi đều thông minh.)
- Each correct answer is worth 1 point. (Mỗi câu trả lời đúng chiếm 1 điểm.)
Chủ ngữ nối bới cấu trúc là “either…or” hoặc “neither… nor” thì động từ chia theo chủ ngữ gần nhất
- Either my brother or I have to wash the dishes. (Hoặc anh trai tôi hoặc tôi phải rửa bát.)
Subjunctive – Câu giả định
Trong Tiếng Anh, câu giả định gồm 3 dạng chính sau:
· Present subjunctive – Hiện tại giả định
· Past subjunctive – Quá khứ giả định
· Past present subjunctive – Quá khứ hoàn thành giả định
Present subjunctive – Hiện tại giả định
Câu giả định hay câu cầu khiến là không có tính chất ép buộc như câu mệnh lệnh. Câu giả định nói mong muốn ai đó làm một việc gì đó.
S1 + V + that + S2 + V-inf
It + be + adj + that + S + V-inf
V trong thể subjunctive: advise, suggest, request,…
Adj trong thể subjunctive : important, essential, necessary,…
Ví dụ:
- The doctor suggested that his patients quit smoking. (Bác sĩ gợi ý rằng các bệnh nhân của anh ấy dừng hút thuốc.)
- It is important that you go to bed early. (Điều quan trọng là bạn cần đi ngủ sớm.)
Past subjunctive – Quá khứ giả định
Quá khử giả định dùng để giả định những điều không có thật trong hiện tại, sử dụng câu điều kiện loại 2 – mệnh đề phụ thuộc “if…”
If + S + V-ed, S + would + V-inf
Ví dụ:
- If I had more money, I would travel around the globe. (Nếu tôi có nhiều tiền hơn, tôi sẽ du lịch quanh thế giới.)
- If I were you, I would study harder. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học chăm hơn.)
Ngoài ra còn những cấu trúc quá khứ giả định khác như: would rather, it’s time, as if
Past present subjunctive – Quá khứ hoàn thành giả định
Past Perfect Subjunctive được dùng phổ biến trong mệnh đề phụ thuộc bắt đầu bằng IF nhằm diễn tả một tình huống giả định, không có thật ở quá khứ (thuộc câu điều kiện loại 3).
If + S + V phân từ 2, S + would + V phân từ 2
If you had come on time, we wouldn’t had to wait. (Nếu bạn đã đến sớm hơn, chúng tôi đã không phải đợi.)
Inversions – Đảo ngữ
Inversions là kỹ thuật đổi vị trí giữa chủ ngữ (subject) và động từ (verb) trong câu để thể hiện sự khác biệt trong cấu trúc câu và có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau trong tiếng Anh.
Phó từ + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ chính
Có hai loại inversions chính là full inversions và partial inversions.
Full inversions
Khi dùng full inversions, động từ sẽ đứng trước chủ ngữ trong câu, thường được sử dụng như sau:
- Sau "not only...but also": Not only did she finish the assignment on time, but also she did an excellent job. (Không chỉ cô ấy hoàn thành bài đúng hạn, mà còn làm rất tốt.)
- Sau "never": Never had he seen such a beautiful scene. (Anh ta chưa bao giờ thấy một cảnh đẹp như vậy.)
- Sau "rarely"/"hardly"/"scarcely": Hardly had she arrived at the station when the bus departed. (Cô ấy vừa tới ga thì xe buýt đã khởi hành.)
Partial inversions
Khi sử dụng partial inversions, động từ chỉ được đưa lên trước chủ ngữ khi câu bắt đầu bằng một từ hoặc cụm từ đặc biệt, thường là một phó từ hoặc cụm từ chỉ thời gian. Các trường hợp sử dụng partial inversions gồm:
- Sau "here/there" + "be": Here comes the car. (Xe đến đây rồi.)
- Sau "out/away/now" + "go": Now comes the opening. (Giờ đây là phần mở màn.)
- Sau "so" và "neither"/"nor": So does he. (Anh ta cũng vậy.)
- Sau "hardly/scarcely/barely" + "when" hoặc "before": Hardly had I entered the room when the film begun. (Tôi vừa bước vào phòng phim chiếu.)
- Sau "not until"/"no sooner": Not until he finished her homework did she go to bed. (Cô ấy chỉ đi ngủ sau khi đã làm xong bài tập về nhà.)
Word formation – Cấu tạo từ
Word formation (tạo từ) là quá trình tạo ra các từ mới bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau. Bốn phương pháp chính đó là tiền tố, hậu tố, đổi nghĩa của các từ và ghép từ
Các phương pháp tạo từ thông dụng trong tiếng Anh bao gồm:
- Tiền tố (Prefixes): Thêm một tiền tố vào đầu một từ để tạo thành một từ mới. Ví dụ: correct (chính xác) + đuôi in = incorrect (không chính xác).
- Hậu tố (Suffixes): Thêm một hậu tố vào cuối một từ để tạo thành một từ mới. Ví dụ: meaning (nghĩa) + ful = meaningful (ý nghĩa).
- Đổi nghĩa (Conversion): Sử dụng một từ với nghĩa khác hoặc một loại từ khác từ gốc trong ngữ cảnh khác. Ví dụ: Book (n) => to book (v)
- Ghép từ (Compound): Ghép hai từ có nghĩa thành một từ có ý nghĩa khác. Ví dụ: sunglasses, daughter-in-law, self-awareness.
Collocations – Sự kết hợp từ
Collocation là thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa các từ để tạo thành các cụm từ có ý nghĩa cụ thể trong tiếng Anh. Collocation bao gồm sự kết hợp giữa các từ để tạo thành các cụm từ.
Các Collocation phổ biến trong Tiếng Anh:
- Adj + noun: high score, heavy rain, nice shirt
- Adv + adj: extremely expensive, terribly sorry
- Noun + noun: sense of humor, bunch of flowers
- Noun + verb: dog barks, bird sings, the plane take off
- Adv + verb: highly recommended, fully updated
- Verb + noun: take notes, take pictures, do homework
- Verb + preposition (động từ + giới từ): out of water, filled with air
Clauses – Mệnh đề
Clauses - Mệnh đề trong tiếng Anh là một câu hoàn chỉnh có thể đứng một mình (mệnh đề độc lập- independent clause) hoặc được kết hợp với mệnh đề khác để tạo thành câu phức (mệnh đề phụ thuộc – dependent clause)
- Independent clause : She works in a factory. (Cô ấy làm việc tại một nhà máy.)
- Dependent clause : Although he wakes up late, … (Dù anh ấy dậy muộn, ...)
Dependant clause - Mệnh đề phụ thuộc được chia thành:
- Mệnh đề danh từ : đóng vai trò là chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ nghĩa cho động từ trong câu.
Ví dụ: The fact that he was drunk disappoints his family. (Chuyện anh ấy say xỉn gây thất vọng với gia đình.)
- Mệnh đề tính từ : mệnh đề tính từ cũng là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và được đặt ngay phía sau danh từ hoặc đại từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ: The pretty girl who is playing over there is my daughter. (Đứa bé xinh đẹp đang chơi bên kia là con gái tôi.)
- Mệnh đề trạng ngữ : bổ nghĩa cho mệnh đề độc lập về mặt nơi chốn, thời gian, cách thức, kết quả, nguyên nhân, …
Ví dụ: Because he worked hard, he got promoted. (Bởi vì anh ấy đã làm việc chăm chỉ, anh ấy đã được thăng chức.)
- Mệnh đề điều kiện : dùng để đặt điều kiện, giả thiết cho một sự việc không chắc sẽ xảy ra, thường được biết như là 'mệnh đề If'.
Ví dụ: If I were you, I would study harder. (Nếu tôi là bạn, tôi học chăm hơn.)
Tổng kết
Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về các chuyên đề ôn thi thí sinh cần nắm trước khi bước vào kì thi THPT Quốc gia quan trọng. Với 13 chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh ôn thi THPT quốc gia đã nêu rõ ở trên, tác giả mong những tài liệu này có thể giúp người đọc ôn tập thật hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
ZIM, Anh N. "Collocation Là Gì? 220+ Collocation Phổ Biến Trong Tiếng Anh." Zim.vn, 26 Mar. 2023, zim.vn/collocation.
Nordquist, Richard. "Types of Word Formation in English." ThoughtCo, Aug. 27, 2020, thoughtco.com/word-formation-1692501.
Bình luận - Hỏi đáp