Banner background

Các hoạt động đối thoại trong việc giảng dạy IELTS Speaking

Việc thiết kế các hoạt động đối thoại khi dạy IELTS Speaking không chỉ giúp việc giảng dạy kĩ năng Speaking IELTS trở nên thú vị hơn, mà còn khuyến khích sự trao đổi thông tin có ý nghĩa giữa học viên.
cac hoat dong doi thoai trong viec giang day ielts speaking

View Post

Tại sao nên sử dụng dialogue khi dạy tiếng Anh?

Phương pháp giảng dạy một ngôn ngữ thông qua việc luyện tập các đoạn hội thoại đã được hình thành từ rất lâu và khuyến khích sử dụng rộng rãi bởi các nhà ngôn ngữ học. Trong khi thực hành các đoạn đối thoại, học sinh được cung cấp một môi trường, một ngữ cảnh phù hợp để vận dụng linh hoạt vốn từ vựng và ngữ pháp đã học của bản thân. Scott Thornbury (2005) cho rằng các hoạt động đối thoại (dialogue) cung cấp một cơ hội tốt về sự thay đổi về đối tượng tập trung trong lớp học, từ việc truyền đạt thông tin một chiều từ giáo viên đến học sinh chuyển thành tương tác giữa học viên và học viên, từ đó thúc đẩy mô hình lớp học mà trong đó lấy học viên chiếm vai trò chủ đạo. Ông cũng khẳng định rằng, không chỉ đối với các lớp có sĩ số thấp, việc thực hành đoạn đối thoại trong lớp học sĩ số cao và khó điều chỉnh về mặt phòng ốc cũng hoàn toàn khả thi, vì việc nhóm học sinh theo nhóm hai (pair work) không gây quá nhiều thách thức cho người dạy.

Tại sao nên sử dụng dialogue khi giảng dạy kĩ năng nói trong IELTS

Phần thi nói IELTS không chỉ kiểm tra khả năng nói của thí sinh, mà còn tái hiện một cuộc hội thoại thông thường giữa giám khảo và người dự thi. Ngoài những quy chuẩn về từ vựng và ngữ pháp, phần thi nói IELTS luôn đề cao tính tự nhiên khi giao tiếp và khả năng trả lời câu hỏi một cách tự nhiên (spontaeneously) của thí sinh. Chính vì vậy, điểm của thí sinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu học thuộc trước câu trả lời hay sử dụng các cụm từ, cấu trúc ngữ pháp không phù hợp trong ngôn ngữ nói.

Một trong những giáo viên kinh nghiệm tại Anh ngữ ZIM, thầy Đinh Quang Tùng –  Quản lý học thuật tại ZIM Hồ Chí Minh (Speaking 8.5) đã chia sẻ rằng: “Theo kinh nghiệm thi IELTS nhiều lần, bài thi Speaking IELTS không chỉ dừng lại ở các câu hỏi Q&A (tức hỏi và trả lời). Giám khảo không đơn thuần đưa ra câu hỏi trong bộ đề, mà dựa trên chính câu trả lời của thí sinh, giám khảo sẽ yêu cầu họ khai thác sâu hơn để làm rõ câu trả lời.” Đặc điểm quan trọng này của phần thi nói IELTS đã nhấn mạnh sự trao đổi thông tin một cách có ý nghĩa giữa hai đối tượng để giải quyết vấn đề – một đặc điểm cơ bản của các hoạt động đối thoại.  Vì thế, việc thực hành sử dụng các hoạt động đối thoại xen kẽ với rèn luyện các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking sẽ giúp học viên trở nên tự tin và giao tiếp tự nhiên hơn trong phòng thi.

Các hoạt động dialogue (luyện tập đối thoại) có thể ứng dụng vào việc dạy IELTS Speaking

Hoạt động đối thoại trong IELTS Speaking Part 1 và Part 2

Đoạn đối thoại mẫu

Một trong các hoạt động đơn giản và thường được ứng dụng trong phần dạy Speaking Part 1 là cung cấp đoạn đối thoại mẫu. Mục đích của đoạn đối thoại mẫu là đưa ra ngữ cảnh, từ đó cung cấp các ngữ liệu ngôn ngữ, chẳng hạn như từ vựng, ngữ pháp, collocation dùng cho buổi học IELTS Speaking.

Các đoạn đối thoại này có thể lấy các nguồn chính thống như radio hay TV để giữ tính chất tự nhiên khi trò chuyện. Tuy nhiên, giáo viên hoàn toàn có thể điều chỉnh về mặt ngôn từ, ngữ pháp hoặc độ dài ngắn để phù hợp với trình độ của lớp học.

Dưới đây là trích dẫn một cuộc hội thoại từ BBC Learning English đã được người viết điều chỉnh để sử dụng dạy từ vựng cho chủ đề như Technological devices/Social media trong IELTS Speaking Part 1

Rob: Catherine, how long do you spend on your smartphone?

Catherine: My smartphone? Not that long really, only about 18 or 19 hours.

Rob: No, sorry, I meant in a day, not in a week.

Catherine: Emm, that’s what I meant too, Rob – a day.

Rob: Oh wow, so you’ve even got it right here…

Catherine: …yep, got it now, Rob. Yes, I should tell you that I suffer from FOMO.

Rob: FOMO?

Catherine: FOMO – Fear of Missing Out. Something cool or interesting might be happening somewhere, Rob, and I want to be sure I catch it, so I have to keep checking my phone, to make sure, you know, I don’t miss out on anything.

Rob: So we could call you a phubber? Someone who ignores other people because you’d rather look at your phone.

Catherine: Oh, yeah, that’s right.

Rob: It sounds like you have a bit of a problem there, Catherine. But you’re not the only one. According to one recent survey, half of teenagers in the USA feel like they are addicted to their mobile phones. If you are addicted to something, you have a physical or mental need to keep on doing it. You can’t stop doing it.

Đoạn hội thoại mẫu này được đọc mẫu lần đầu giữa giáo viên và một học sinh trong lớp, trong đó giáo viên đóng vai Catherine và học viên đóng vai Rob. Sau khi thực hiện đoạn đối thoại, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đoán nghĩa, phân tích nghĩa các cụm từ liên quan đến topic. Tiếp theo, các cặp học viên (pair work) tự luyện tập đoạn hội thoại và giáo viên có thể mời một cặp bất kì trong lớp để trình bày đoạn đối thoại trước cả lớp.

Bảng khảo sát – Survey 

Việc tìm kiếm một đoạn hội thoại mẫu như ví dụ trên tuy chính thống, nhưng cũng chứa những khó khăn nhất định như thông tin trong các hội thoại thường rất rộng, khó chọn lọc và tốn nhiều thời gian để chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ học viên. Giáo viên cũng có thể tham khảo hoạt động mang tính đối thoại khác như hoạt động survey (làm bảng khảo sát). Đây có thể coi là một hoạt động khởi động trước khi đi vào thực hành các câu hỏi trong Part 1 lẫn Part 2 Speaking IELTS.

Với chủ đề Cities and Places, người dạy IELTS có thể thiết kế hoạt động survey nhỏ trước khi đi vào luyện tập Part 1 cũng như Part 2 như sau:

Activity: Ask 3 or your friends about their recent holidays

 

Tina

Anna

Bella

Which city that you have recently visited?

 

 

 

What did you do at that place?

 

 

 

What were the people like?

 

 

 

Where did you go?

 

 

 

How long you were there?

 

 

 

Đối với hoạt động trên, học viên được yêu cầu đi vòng quanh lớp hỏi các câu hỏi trong bảng khảo sát. Trong quá trình trao đổi của học viên, giáo viên có thể đi vòng quanh lớp để hỗ trợ việc triển khai ý cũng như chữa các lỗi về phát âm hay ngữ pháp. Sau khi tiến hành hoạt động trong khoảng 10 phút, giáo viên có thể yêu cầu 1 tới 2 thành viên trong lớp báo cáo lại kết quả trước lớp. Giáo viên có thể hướng dẫn sơ lược mẫu báo cáo có thể được thiết kế một cách đơn giản như: “Tina has gone to New York last summer. She went there to visit her aunt. When she first came to the New York, she felt very shy and did not want to go out….” Sau khi học viên báo cáo lại các thông tin mà mình có được, giáo viên có thể gợi ý thêm từ vựng hoặc điều chỉnh các lỗi thường gặp nếu cần thiết.

Nếu chỉ đưa 1 cue card, hay còn được gọi topic-based activity để học sinh chuẩn bị trả lời trong IELTS Speaking Part 2, rất nhiều học viên nói rằng họ cảm thấy lúng túng vì không biết phải nói gì. Penny (2012) đã chỉ ra rằng khi lựa chọn hoạt động giữa topic-based* và task-based*, task-based activity thường được tiến hành hiệu quả hơn vì: người học có xu hướng tham gia nói nhiều hơn, có sự tham gia cân bằng giữa các đối tượng, học viên có nhiều động lực vì hoạt động task-based có mục đích cụ thể và khiến quá trình học thú vị hơn.

*Topic-based activity: Hoạt động yêu cầu học viên nói về 1 chủ đề nhất định, học viên không bị giới hạn về các khía cạnh cần nói trong topic (Penny, 2012). Ví dụ: phần thi nói IELTS Speaking part 2: học viên được đưa 1 topic và nói liên tục trong vòng 1 tới 2 phút.

*Task-based activity: Hoạt động có mục địch cụ thể và rõ ràng. Hoạt động yêu cầu nhóm đôi, nhóm ba cùng trao đổi thông tin để đạt được kết quả thấy được (Penny, 2012). Vi dụ: hoạt động khảo sát mà người viết đưa ra, học viên được yêu cầu trao đổi thông tin để báo cáo trước lớp.

Guessing games

Các trò chơi mang tính đối thoại như Guessing game cũng có thể được áp dụng để học viên chuẩn bị ý tưởng cho các chủ đề IELTS Speaking như Sports, Subjects hoặc Food. Trong cuốn Intermediate Vocabulary, Jill Hadfiled (1999) đã mô tả một hoạt động guessing game thường được sử dụng phổ biến trong lớp học như sau:

Activity: Personalizing (Cá nhân hóa): Giáo viên yêu cầu học viên bí mật chọn môn thể thao mà mình yêu thích và trả lời cho các câu hỏi trong giấy

  1. How many players are needed?
  2. What equipment is needed?
  3. Where it is played?
  4. Why do I like it?

Người học sau đó làm việc theo cặp (pair work) và giáo viên yêu cầu hai học viên đọc phần description (mô tả) để đoán xem người còn lại đang muốn nói tới môn thể thao nào. Hoạt động có thể là Warm up activity trước khi đi vào thực hành Part 1 IELTS, vừa có thể là một hoạt động nhỏ trước khi yêu cầu học viên luyện nói đề “Describing a sport activity that you would like to try” trong IELTS Speaking Part 2.

Tổng kết

Việc thiết kế các hoạt động đối thoại khi dạy IELTS Speaking không chỉ giúp việc giảng dạy kĩ năng Speaking IELTS trở nên thú vị hơn, mà còn khuyến khích sự trao đổi thông tin có ý nghĩa giữa học viên. Các hoạt động đối thoại mà tác giả đưa ra như đoạn hội thoại mẫu, khảo sát và guessing game như trên chỉ là một số ví dụ trong nhiều hoạt động đối thoại được điều chỉnh thích hợp để giảng dạy IELTS Speaking. Các hoạt động đối thoại (dialogue) áp dụng khi giảng dạy IELTS Speaking Part 3 sẽ được triển khai ở series tiếp theo.

References

(2015, July 12). Retrieved June 30, 2020, from BBC Learning English: https://www.bbc.co.uk/learningenglish/features/6-minute-english/ep-180712

Hadfield, J. (1999). Intermediate vocabulary games. England: Pearson education.View Post

Thornbury, S. (2005). How to teach Speaking. Pearson Education.

Đinh, Q. T. (2020). Chia sẻ kinh nghiệm thi Speaking . Thành Phố Hồ Chí Minh: Anh ngữ ZIM.

Ur, P. (2012). A course in English Language Teaching. Cambridge University Press.

Tuyết Trâm – Giảng viên tại ZIM

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...