Các hoạt động sau khi đọc giúp người học tận dụng bài đọc để học từ vựng
Key Takeaways |
---|
1. Người học nhớ từ vựng theo cụm (collocation) và hiểu rõ các bối cảnh có thể áp dụng từ vựng, giúp họ sử dụng từ vựng một cách tự nhiên và chính xác hơn. 2. Các hoạt động sau khi đọc đối với việc học từ vựng giúp người học ghi nhớ lâu hơn và có thể áp dụng trong nhiều ngữ cảnh. 3. Các loại hoạt động sau khi đọc để học từ vựng:
4. Hoạt động sáng tạo để mở rộng vốn từ vựng:
|
Lợi ích của các hoạt động sau khi đọc đối với việc học từ vựng
Các hoạt động sau khi đọc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người học củng cố và mở rộng vốn từ vựng. Theo Nation (2001), việc tiếp tục sử dụng từ vựng mới trong ngữ cảnh khác nhau giúp người học ghi nhớ từ lâu hơn và sử dụng chúng hiệu quả hơn [1].
Những hoạt động này không chỉ giúp củng cố kiến thức từ vựng qua các bài tập tương tác và thực hành, mà còn giúp người học phát triển khả năng sử dụng các cụm từ (collocations) một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, so sánh và đối chiếu các từ vựng trong ngữ cảnh khác nhau còn giúp mở rộng vốn từ và hiểu rõ hơn về cách áp dụng từ vựng trong các tình huống thực tế. Điều này tăng cường khả năng sử dụng từ vựng chính xác và linh hoạt, hỗ trợ người học trong việc phát triển ngôn ngữ toàn diện hơn .
Các loại hoạt động sau khi đọc để học từ vựng
Teacher-led Vocabulary Discussions (Thảo luận từ vựng do giáo viên hướng dẫn)
Sau khi đọc bài đọc, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi thảo luận và hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi theo cặp hoặc nhóm, nghiên cứu về từ vựng trong bối cảnh bài đọc. Các hoạt động thảo luận có thể bao gồm:
Thảo luận về nghĩa của từ theo ngữ cảnh: Giáo viên giúp học sinh suy ra ý nghĩa của các từ dựa trên ngữ cảnh của chúng trong đoạn văn đọc.
Ví dụ: "The weather was gloomy all day, with dark clouds hanging over the city, and a sense of sadness seemed to fill the air."
→ Trong ngữ cảnh, học sinh có thể những từ có thể mô tả cho từ vựng mới “gloomy” như cụm từ “dark clouds” (thời tiết) hoặc từ “sadness” (tâm trạng).
→ “Gloomy” ở đây có nghĩa là u ám, tối tăm, không chỉ về thời tiết mà còn về tâm trạng.
Nhận dạng từ loại: Giáo viên khuyến khích học sinh xác định các dạng từ loại khác nhau của một từ (danh từ, động từ, tính từ) được sử dụng trong bài đọc.
Ví dụ: "The rapid growth of technology has led to rapidly changing industries. Rapidity in adaptation is key to success."
→ Học sinh có thể chỉ ra “Rapid” là tính từ, “rapidly” là trạng từ chỉ cách thức hành động, và “rapidity” là danh từ chỉ tốc độ. Ngoài ra, học sinh có thể xác định vị trí của các loại từ khác nhau trong câu.
Bài tập về Collocation: Học sinh tìm hiểu các cách sắp xếp từ (collocation) phổ biến của từ vựng mới trong đoạn văn hoặc ngữ cảnh rộng hơn, giúp các từ dễ sử dụng hơn trong giao tiếp thực tế.
Ví dụ: "The company aims to meet expectations by delivering high-quality products and providing exceptional service."
→ Trong ngữ cảnh kinh doanh, học sinh được yêu cầu xác định từ nào thường đi cùng nhau. Giáo viên có thể giúp học sinh tìm những sự kết hợp của động từ và danh từ, hoặc tính từ bổ nghĩa cho danh từ, …
→ Học sinh phát hiện những collocations như là “meet expectations” (đáp ứng mong đợi), “high-quality products” (sản phẩm chất lượng cao) và “exceptional service” (dịch vụ đặc biệt).
Ví dụ: "The teacher encouraged the students to take responsibility for their own learning and make progress through regular practice."
→ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định những cụm từ thường đi cùng nhau, “như take responsibility” (chịu trách nhiệm) và “make progress” (có sự tiến bộ).
Thông qua việc thực hành với các cụm từ này, học sinh hiểu rõ hơn cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh cụ thể và tự tin hơn khi giao tiếp.
Hoạt động thảo luận trên được củng cố bởi nghiên cứu của Nation trong sách "Learning Vocabulary in Another Language" (2001) [1]. Nation nhấn mạnh rằng các hoạt động học tập mà học sinh tương tác với nhau và với ngữ cảnh bài đọc, sử dụng từ ở các dạng khác nhau và kết hợp với nhau … sẽ giúp học sinh nhớ hiểu từ vựng sâu và sử dụng đúng hơn.
Semantic Mapping (Sơ đồ Ngữ nghĩa)
Giáo viên có thể hướng dẫn và yêu cầu học sinh tạo các Sơ đồ Ngữ nghĩa để hiểu tù vựng mới trong bài đọc theo chủ đề bằng đồ họa. Với phương pháp này, học sinh sẽ hệ thống các từ hoặc cụm từ theo cùng một chủ đề - concept. Theo NSW Centre for Effective Reading [2], có ba thành phần chính của Semantic Map:
Core concept: Chủ đề chính hay từ khóa chính của bản đồ, cũng có thể là chủ đề của một nhóm từ vựng hoặc của bài đọc.
Strands: đây là những ý nhỏ hơn của chủ đề chính nhằm để giải thích hoặc phân loại chủ đề chính.
Supporting information: những chi tiết, suy luận, khái quát về những từ vựng, cụm từ, … có liên quan đến Strand đó. Những từ vựng này có thể trong bài đọc, hoặc những từ vựng được thêm vào bởi giáo viên cung cấp hoặc vốn từ vựng của học sinh.
Ví dụ:
Adapted from IELTS Practice Test Plus 2 - Test 5 - Passage 1
Bằng cách nhóm các từ và nghĩa của chúng lại với nhau trong một sơ đồ ngữ nghĩa (semantic map), học sinh có thể hiểu rõ hơn về các sắc thái ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa từ vựng. Thay vì chỉ học từng từ đơn lẻ, học sinh sẽ thấy cách các từ liên kết với nhau theo những chủ đề lớn và nhỏ, từ đó xây dựng một bức tranh toàn diện hơn về từ vựng trong bối cảnh thực tế.
Sơ đồ ngữ nghĩa cũng đóng vai trò như một phương pháp biểu diễn trực quan, kết nối từ vựng mới với kiến thức hiện có của học sinh. Khi học sinh tự xây dựng sơ đồ và kết nối từ vựng, họ sẽ dần phát triển kỹ năng tư duy phân tích, không chỉ nhớ từ theo cách ghi nhớ thông thường mà còn hiểu sâu hơn về nghĩa của từ trong từng văn cảnh. Việc này không chỉ giúp họ ghi nhớ dễ dàng hơn, mà còn khuyến khích sử dụng từ một cách linh hoạt và phù hợp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoạt động này nên được thực hiện trong các lớp học có trình độ cao, bởi vì việc phân tích và tìm ra các mối liên hệ giữa từ vựng đòi hỏi kỹ năng đọc hiểu và phân tích bài viết tốt. Giáo viên cần phải hướng dẫn và theo sát quá trình học tập của học sinh để đảm bảo họ hiểu đúng cách phân chia các chủ đề nhỏ từ chủ đề chính, và từ đó nâng cao khả năng suy luận cũng như mở rộng vốn từ một cách hiệu quả.
Gamification (Phương pháp GAME “hóa”)
Gamification (game “hoá”) là việc sử dụng các yếu tố của trò chơi như điểm số, cấp độ, phần thưởng, thi đua... để tạo động lực và sự tham gia tích cực cho người học, khiến cho việc học và nhớ từ vựng thú vị và hiệu quả hơn. Các ứng dụng như Duolingo, Quizlet, Quizizz, Memrise, Blooket… đã cung cấp cho giáo viên và học sinh một kho tàng các trò chơi đa dạng, từ trắc nghiệm, điền từ, ghép cặp đến các trò chơi tương tác khác.
Tạo các trò chơi tương tác
Yếu tố đầu tiên giúp game được sự hứng thú nằm ở tương tác giữa giáo viên và học sinh và giữa các học sinh (người chơi). Giáo viên có thể dùng các nền tảng miễn phí như Quizizz, Kahoot!, Blooket… để tạo câu hỏi trắc nghiệm, bài test hay minigame, sau đó tổ chức cho học sinh thi đấu với nhau.
Đồng thời, giáo viên có thể tạo ra hệ thống phần thưởng, nhằm kích thích cạnh tranh lành mạnh. Giáo viên có thể gán điểm cho mỗi câu trả lời đúng và tạo bảng xếp hạng, sau đó tuyên dương những người ở vị trí cao, hoặc vinh danh những thành tích đạt được, ví dụ: "Siêu sao từ vựng", "Vua tiếng anh"... Ngoài ra, giáo viên còn có thể trao thưởng cho những học sinh có thành tích cao với những món quà ý nghĩa, như gấu bông, ghim cài, vòng tay…
Sử dụng các công cụ học tập
Việc tạo ra các thẻ từ vựng với hình ảnh, âm thanh và các game luyện tập trên các ứng dụng như Anki, Quizlet, Memrise hay Duolingo không chỉ cung cấp một không gian học tập linh hoạt, giúp học sinh ghi nhớ từ vựng một cách trực quan mà còn tạo ra hứng thú học tập. Mỗi ứng dụng có một ưu điểm riêng.
Anki là một phần mềm flashcard đề cao tính tương tác, nổi tiếng với phương pháp học Spaced Repetition (lặp lại ngắt quãng) giúp tăng khả năng nhớ từ vựng.
Quizlet cho phép tạo flashcard, dễ dàng học từ vựng, đồng thời cung cấp đa dạng các loại bài tập và trò chơi để củng cố từ vựng đã học.
Memrise tích hợp nhiều trò chơi đa dạng để học và luyện tập: Ôn Siêu Tốc, Luyện Nghe, Từ Khó, Ôn Tập,...Những trò chơi này được xây dựng kết hợp giữa trò chơi và học tập, vừa đem lại tính giải trí mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiến thức, giúp bạn ôn tập những kiến thức đã học vô cùng dễ dàng.
Duolingo là ứng dụng học ngôn ngữ được ưa chuộng vì sự thuận tiện, hiệu quả khi học và hệ thống thứ hạng từ Đồng, Bạc, Vàng… Kim Cương, giúp tạo tính cạnh tranh trong cộng đồng người học.
Ngoài các ứng dụng trên, hiện nay còn rất nhiều ứng dụng học từ vựng khác tích hợp gamification nhằm giúp học sinh học tập hiệu quả và say mê hơn.
Mnemonic (Thuật ghi nhớ)
Mnemonic là một kỹ thuật giúp cải thiện trí nhớ bằng cách liên kết thông tin mới với những gì đã biết. Trong việc học từ vựng, học sinh có thể tạo ra những câu chuyện, hình ảnh, hoặc các từ khóa liên tưởng hài hước để giúp não bộ ghi nhớ từ mới một cách dễ dàng hơn.
Để áp dụng phương pháp mnemonic trong việc học từ vựng, học sinh có thể tạo ra một câu chuyện:
Ví dụ, để nhớ từ "superficial" (hời hợt), người học có thể tách làm 2 phần “super” (rất là) và “ficial” - nghe gần giống với “facial" (bề mặt), ghép lại thành super facial, ý nghĩa là “rất bề mặt".
Để nhớ từ “millennium” (thiên niên kỷ), người học có thể nhớ một câu chuyện: Bạn “Mi đan “len” suốt 1000 năm.
Để nhớ từ “metropolis” (thành phố), người học có thể tách làm 2 phần "metro" (tàu điện ngầm) và "polis" (thành phố), từ đó hình dung về một thành phố lớn với hệ thống tàu điện ngầm dày đặc. Hoặc người học cũng có thể nhớ một câu chuyện: Tôi đang đi trên một chiếc tàu điện ngầm rất dài, nó chạy xuyên qua một thành phố metropolis."
Một cách khác áp dụng phương pháp mnemonic trong việc học từ vựng đó là quy tắc chữ cái đầu:
Cùng xét từ vựng chỉ 5 đại dương trên Trái đất:
Pacific Ocean: Thái Bình Dương
Atlantic Ocean: Đại Tây Dương
Indian Ocean: Ấn Độ Dương
Arctic Ocean: Bắc Băng Dương
Southern Ocean (Antarctic Ocean): Nam Đại Dương
Để nhớ 5 từ này, người học có thể lấy chữ cái đầu của mỗi từ:
P
A
I
A
S
Sau đó sắp xếp lại và tạo thành 1 câu có nghĩa, ví dụ như "Pacific And Indian Are So Amazing" (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thật tuyệt vời).
Xem thêm: Ứng dụng phương pháp Mnemonics để tối ưu cách học từ vựng tiếng Anh
Hoạt động sáng tạo để mở rộng vốn từ vựng
Vocabulary Scavenger Hunt (Cuộc săn tìm từ vựng)
Đây là một hoạt động mang tên “Trò chơi tìm kiếm từ vựng”, học sinh có thể thực hành tại nhà mà không cần sự giám sát của giáo viên. Trong trò chơi tìm kiếm từ vựng, học sinh được giao nhiệm vụ hay bài tập là tìm những từ mới học được trong các văn bản, phương tiện truyền thông, sách báo, âm thanh, video, chương trình TV, mạng xã hội, …
Ví dụ, học sinh có thể tìm kiếm từ vựng “transfer” trong bài Reading 1 của IELTS Cambridge 17 (Test 1). Học sinh có thể thấy trong bài đọc, từ “transfer” xuất hiện trong cụm từ “transfer power”. Tuy nhiên, ở bài báo “Man the U.S. Says Financed Hezbollah Admits Trying to Evade Sanctions” trên The New York Times, học sinh có thể thấy cụm từ “transfer the money”, “transfer sale proceeds”. Sau đó, học sinh có thể được yêu càu tổng hợp và báo cáo ngắn về từ vựng mình đã kiếm trong ngữ cảnh khác nhau.
Nation (2001) [1] cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của “rich instruction” - việc tiếp xúc nhiều lần với các từ trong các bối cảnh khác nhau sẽ củng cố khả năng hiểu và sử dụng từ vựng hiệu quả của người học.
Creative Writing (Viết sáng tạo)
Khuyến khích học sinh viết một đoạn văn hoặc câu chuyện ngắn sử dụng từ vựng đã học là một cách tuyệt vời để giúp học sinh làm quen với việc sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế và phát triển kỹ năng viết.
Giả sử học sinh đã học về các từ vựng liên quan đến môi trường như: pollution, deforestation, climate change, sustainable, renewable energy sources; giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho học sinh:
Đề bài: Imagine a future where humans have overcome environmental challenges. Write a brief paragraph (around 100 words) describing a typical day in this world.
Bài viết mẫu: In the year 2050, the world is a much greener place. Thanks to advancements in technology and a global shift towards sustainable living, pollution has significantly decreased. Deforestation has been halted, and forests are thriving once again. People now rely on renewable energy sources like solar and wind power, and electric vehicles are the norm. Climate change is no longer an alarming threat, and the planet is healing.
Việc khuyến khích học sinh luyện viết viết lặp lại từ vựng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn về nghĩa của từ. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp phát triển khả năng diễn đạt ý tưởng, sử dụng câu văn đa dạng và viết một cách mạch
Tổng kết
Như vậy, qua những hoạt động đa dạng và sáng tạo sau khi đọc, người học không chỉ củng cố kiến thức từ bài đọc mà còn tích cực mở rộng vốn từ vựng của mình. Việc kết hợp các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các hoạt động tự học chủ động sẽ giúp người học tiếp cận từ vựng một cách hiệu quả và bền vững.
Qua đó cho thấy việc đọc không chỉ là một hoạt động thụ động mà còn là một quá trình tương tác tích cực, góp phần nâng cao năng lực ngôn ngữ của người học.
Người học muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm IELTS hay cần làm quen với làm bài thi IELTS để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử IELTS để trải nghiệm ngay hôm nay!
Nguồn tham khảo
“Learning Vocabulary in Another Language.” Cambridge University Press, Accessed 24 September 2024.
“Vocabulary| Semantic Mapping.” NSW Centre For Effective Reading, https://cer.schools.nsw.gov.au/content/dam/doe/sws/schools/c/cer/localcontent/semantic_mapping.pdf. Accessed 24 September 2024.
Bình luận - Hỏi đáp