Banner background

Các lỗi ngữ pháp hay gặp trong IELTS Writing (Trình độ 3.0-5.0) – Phần 1

Bài viết dưới đây chỉ ra những lỗi ngữ pháp trong IELTS Writing mà các thí sinh ở Trình độ 3.0 – 5.0 thường mắc phải, đồng thời giải thích lý do dẫn đến các lỗi sai này và đưa ra cách khắc phục.
cac loi ngu phap hay gap trong ielts writing trinh do 30 50 phan 1

Theo thống kê từ trang web ielts.org, điểm trung bình IELTS Writing Academic của người Việt năm 2015 là 5.6/9.0 (nữ) và 5.4/9.0 (nam), đây cũng là số điểm trung bình thấp nhất của người Việt trong số 4 kỹ năng Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), Viết (Writing) của bài thi IELTS. Như vậy, có thể khẳng định Writing là một trong những kỹ năng ‘’khó nhằn’’ nhất đối với người Việt, và không ít thí sinh nhận định một trong những lý do khiến việc đạt điểm cao ở kỹ năng này trở nên khó đến vậy chính là vấn đề về ngữ pháp trong IELTS Writing.

Đặc biệt, đối với các bạn mới bắt đầu học IELTS Writing, nền tảng ngôn ngữ còn yếu (band 3.0 – 5.0) thì việc viết câu đúng ngữ pháp quả thực là một bài toán khó. Với mong muốn giúp người học giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây chỉ ra những lỗi ngữ pháp trong IELTS Writing mà các thí sinh ở Trình độ 3.0 – 5.0 thường mắc phải, đồng thời giải thích lý do dẫn đến các lỗi sai này và đưa ra cách khắc phục.

Giới thiệu về bài thi IELTS Writing Academic

Bài thi IELTS Writing Academic diễn ra trong 60 phút và bao gồm hai bài viết là Writing Task 1 và Writing Task 2. Cụ thể:

 

Task 1

Task 2

Số điểm

Chiếm 1/3 số điểm toàn bài.

Chiềm 2/3 số điểm toàn bài.

Thời gian

Thí sinh nên dành 20 phút làm bài.

Thí sinh nên dành 40 phút làm bài.

Yêu cầu

Yêu cầu thí sinh miêu tả, tóm tắt bảng biểu, bản đồ hoặc quy trình.

Số từ:  150 từ.

Yêu cầu thí sinh bàn luận hoặc đưa ra quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội nào dó.

Số từ:  250 từ.

Các dạng bài

Có tất cả 7 dạng:

Có 3 dạng bài chính:

  • Opinion Essay: Yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân.

  • Discussion Essay: Yêu cầu bàn luận về hai vấn đề trái chiều nhau và đưa ra quan điểm của bản thân.

  • Problems – Causes – Solutions: Yêu cầu chỉ ra nguyên nhân, kết quả và giải pháp của một vấn đề.

Văn phong

Mang tính học thuật, trung lập/ tương đối trang trọng.

Các tiêu chí chấm điểm

  • Task Achievement (25%): Trả lời đúng và đầy đủ các câu hỏi của đề bài.

  • Coherence and Cohesion (25%): Sự trôi chảy, mạch lạc của bài viết.

  • Lexical Resource (25%): Sự đa dạng, chính xác trong việc sử dụng từ vựng và khả năng viết đúng chính tả.

  • Grammatical Range & Accuracy (25%): Sự đa dạng, chính xác của các cấu trúc ngữ pháp.

Như vậy. tiêu chí về ngữ pháp chiếm tới 25% số điểm của bài thi IELTS – một con số không hề nhỏ. Nếu thí sinh mắc nhiều lỗi sai về ngữ pháp trong IELTS, chắc chắn bài viết của thí sinh đó sẽ không được đánh giá cao. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của lỗi sai cũng sẽ ảnh hưởng tới điểm số bởi lỗi càng cơ bản thì bài viết sẽ bị trừ điểm càng nặng.

Các đặc điểm về ngữ pháp của trình độ 3.0 – 5.0

Để nắm được những đặc điểm về mặt ngữ pháp của trình độ 3.0 – 5.0, người đọc có thể tham khảo IELTS Writing Band Descriptor – Public Version (Biểu điểm công khai), được công bố bởi Hội đồng Anh – một trong hai đơn vị đồng sở hữu kì thi IELTS.

Qua Band Descriptor trên, có thể rút ra được đặc điểm về mặt ngữ pháp của trình độ 3.0 – 5.0 như sau:

Band

Đặc điểm về mặt ngữ pháp

3.0

Có sử dụng các cấu trúc câu nhưng mắc rất nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi sử dụng dấu câu, dẫn đến phá hỏng nghĩa của câu.

4.0

●   Vốn cấu trúc câu hạn chế và hiếm khi sử dụng mệnh đề phụ thuộc.

●   Một số cấu trúc sử dụng đúng, nhưng nhìn chung vẫn mắc nhiều lỗi và thường sử dụng sai dấu ngắt nghỉ câu.

5.0

●   Vốn cấu trúc câu hạn chế.

●   Có sử dụng câu phức nhưng độ chính xác không cao và không thành thạo như câu đơn.

●   Có thể mắc lỗi ngữ pháp và dấu ngắt nghỉ câu thường xuyên, những lỗi này có thể gây khó hiểu cho người đọc.

Như vậy, có thể thấy ở band 3.0 – 4.0, thí sinh hầu hết chỉ sử dụng câu đơn (câu chỉ gồm duy nhất một mệnh đề chính) trong bài viết. Ngoài ra ở trình độ này, thí sinh cũng mắc rất nhiều lỗi sai về cấu trúc câu cũng như dấu câu, khiến cho người đọc gần như không thể hiểu được nội dung bài viết. Với band 5.0, các lỗi vẫn xuất hiện thường xuyên và gây khó hiểu cho người đọc nhưng với tần suất ít hơn. Đặc biệt, ở band điểm này, thí sinh không chỉ sử dụng câu đơn mà còn sử dụng cả câu phức (câu gồm một mệnh đề độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc), tuy nhiên độ chính xác không cao và việc sử dụng không thành thạo như câu đơn.

Các lỗi ngữ pháp thường gặp ở trình độ 3.0 – 5.0

Qua việc nghiên cứu Band Descriptor trên cũng như kinh nghiệm giảng dạy, người viết tổng hợp một số lỗi ngữ pháp thường gặp ở trình độ 3.0 – 5.0 như sau:

loi-ngu-phap-3.0-5.0Lỗi ngữ pháp thường gặp ở trình độ 3.0 – 5.0

  • Band 3.0: Có sử dụng các cấu trúc câu nhưng mắc rất nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi sử dụng dấu câu, dẫn đến phá hỏng nghĩa của câu.

  • Band 4.0:

    • Vốn cấu trúc câu hạn chế và hiếm khi sử dụng mệnh đề phụ thuộc.

    • Một số cấu trúc sử dụng đúng, nhưng nhìn chung vẫn mắc nhiều lỗi và thường sử dụng sai dấu ngắt nghỉ câu.

  • Band 5.0:

    • Vốn cấu trúc câu hạn chế.

    • Có sử dụng câu phức nhưng độ chính xác không cao và không thành
      thạo như câu đơn.

    • Có thể mắc lỗi ngữ pháp và dấu ngắt nghỉ câu thường xuyên, những lỗi
      này có thể gây khó hiểu cho người đọc.

Trong những phần tiếp theo của bài, người viết sẽ phân tích kĩ những lỗi sai trên cũng như đưa ra  nguyên nhân dẫn đến lỗi sai và cách sửa cho từng lỗi được đề cập.

Gợi ý tránh những lỗi sai cho người mới học tăng tốc đạt điểm Writing tối đa:

  • Chấm và chữa IELTS Writing Task 1 - Đánh giá chi tiết các lỗi làm bài giúp cải thiện kỹ năng viết nhanh nhất

  • Khóa luyện đề IELTS cơ bản

    - Cung cấp nền tảng từ vựng cơ bản theo chủ đề, chủ điểm ngữ pháp nền tảng, định hình và luyện tập phát âm chuẩn. Diễn đạt các ý tưởng của mình và đọc/nghe hiểu được ý chính.

Lối viết câu thiếu chủ ngữ

Vai trò của Chủ ngữ và Động từ trong câu

Một câu đơn thường có những thành phần sau: Subject (Chủ ngữ), Verb (Động từ), Object (Tân ngữ) và Soft Information (Thông tin mềm) – còn gọi là Trạng ngữ trong ngữ pháp tiếng Việt.

vi-du-minh-hoaVí dụ minh họa

Xét ví dụ “I am cooking spaghetti in the kitchen”.

Nếu bỏ đi Thông tin mềm ‘’in the kitchen’’ ⇒ Câu trở thành: ‘’I am cooking spaghetti’’. Câu mới hoàn chỉnh và có nghĩa.

Nếu tiếp tục bỏ đi Tân ngữ “spaghetti’’ ⇒ Câu trở thành: “I am cooking’’. Câu mới hoàn chỉnh và có nghĩa.

Tiếp theo, nếu bỏ đi Động từ “am cooking”⇒ Câu trở thành: ‘’I’’. Câu không hoàn chỉnh và vô nghĩa

Hoặc nếu bỏ đi Chủ ngữ “I’’ ⇒ Câu trở thành: ‘’am cooking’’. Câu không hoàn chỉnh và vô nghĩa.

Như vậy, qua ví dụ vừa rồi, có thể thấy được Chủ ngữ và Động từ là hai thành phần thiết yếu, bắt buộc phải có trong câu để tạo nên một câu hoàn chỉnh và có nghĩa, còn Tân ngữ và Thông tin mềm là những thành phần không bắt buộc, có thể có trong câu hoặc không.

Lý do dẫn đến việc viết thiếu Chủ ngữ trong câu

Lý do chính khiến người học mắc phải lỗi này là do sự khác biệt giữa ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Việt, có một loại câu rất đặc biệt và vô cùng phổ biến là câu rút gọn – câu lược bỏ một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ…. Ví dụ như “Sáng mai đi chơi nhé?’’; “Hôm nay phải đi học”.

Thực tế, người Việt sử dụng loại câu này rất nhiều trong cả văn viết lẫn văn nói, giao tiếp hằng ngày. Trong tiếng Việt, việc rút gọn Chủ ngữ như vậy không bị coi là sai về mặt ngữ pháp, trái lại còn có tác dụng giúp cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn và tránh lặp từ. Song, trong tiếng Anh, những câu như vậy được coi là sai về mặt ngữ pháp. Chính sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt này đã khiến cho những bạn ở trình độ band 3.0 – 5.0, với nền tảng tiếng Anh còn yếu, thường xuyên gặp phải lỗi viết câu thiếu Chủ ngữ.

Lỗi viết câu thiếu Chủ ngữ và cách khắc phục

Một lỗi vô cùng phổ biến thí sinh thường mắc chính là: Nhầm lẫn giữa Chủ ngữ và Thông tin mềm, dẫn đến việc viết câu thiếu Chủ ngữ.

Ví dụ 1: With one dollar can buy a bowl of pho in Vietnam.

Ví dụ 2: At the city provides many job opportunities.

Rất nhiều học sinh sẽ dịch 2 câu này sang tiếng Việt như sau:

1) “Chỉ với 1 đô la có thể mua được một bát phở ở Việt Nam.”

2) “Ở thành phố có rất nhiều cơ hội việc làm.’’

… và cho rằng 2 câu này hoàn toàn đúng bởi trong tiếng Việt, những câu như vậy được sử dụng thường xuyên trong văn viết và văn nói. Song, nếu để ý kĩ hơn, người đọc sẽ thấy đây là 2 câu sai về mặt ngữ pháp Tiếng Anh, cụ thể là thiếu chủ ngữ, bởi:

1) “With one dollar’’ (Với 1 đô la) chỉ đóng vai trò là Thông tin mềm (chỉ cách thức), không thể làm chủ ngữ trong câu.

vi-du-minh-hoa-02Ví dụ minh họa

2) “At the city” (Ở thành phố) chỉ đóng vai trò là Thông tin mềm (chỉ địa điểm), không thể làm chủ ngữ trong câu

vi-du-minh-hoa-04Ví dụ minh họa

Cách khắc phục:

Cách 1: Thêm chủ ngữ mới cho câu.

Cách 2: Thay đổi bộ phận Thông tin mềm một cách thích hợp. (thường là lược bỏ giới từ, để phần còn lại làm chủ ngữ của câu)

Áp dụng:

 Đối với Ví dụ 1, người viết có thể áp dụng Cách sửa 1: Thêm chủ ngữ “you” vào câu và từ đó được câu mới như sau:

⇒ “With one dollar, you can buy a bowl of pho in Vietnam.”

vi-du-minh-hoa-05Ví dụ minh họa

Câu mới đã có đầy đủ Chủ ngữ, Động từ và chính xác về mặt ngữ pháp.

Hoặc người viết cũng có thể áp dụng Cách sửa 2: Bỏ giới từ “With’’ ở đầu câu và từ đó được câu mới như sau:

⇒ “One dollar can buy a bowl of pho in Vietnam.”

vi-du-minh-hoa-06Ví dụ minh họa

Câu mới đã có đầy đủ Chủ ngữ, Động từ và chính xác về mặt ngữ pháp.

Đối với Ví dụ 2, cụm từ “The city” có thể làm chủ ngữ của câu. Vì vậy, người viết có thể lựa chọn Cách sửa 2: Bỏ giới từ “At” ở đầu câu và từ đó có được câu mới như sau:

⇒ The city provides many job opportunities

vi-du-minh-hoa-07Ví dụ minh họa

Câu mới đã có đủ Chủ ngữ, Động từ và chính xác về mặt ngữ pháp.

Xem thêm: Các lỗi ngữ pháp hay gặp trong IELTS Writing (Trình độ 3.0-5.0) Phần 2

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...