Các phương pháp lên ý tưởng hiệu quả cho mọi chủ đề trong IELTS Writing

5 phương pháp lên ý tưởng giúp người học nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ mới, tránh lạc đề và hình thành những bài viết có tính mạch lạc logic hơn.
author
An Trịnh
09/06/2022
cac phuong phap len y tuong hieu qua cho moi chu de trong ielts writing

Việc người viết biết đưa ra, chọn lọc và sắp xếp ý tưởng một cách mạch lạc trước khi triển khai sẽ giúp cho cấu trúc bài viết/bài nói trở nên logic hơn và tránh bị lạc đề. Tuy nhiên, việc nghĩ ra ý tưởng cũng như phát triển ý (Brainstorm) cho một chủ đề trong các bài viết, bài thi IELTS Writing thường là một trong những thử thách lớn đối với người viết, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Lý do có thể là vì chưa có đủ từ vựng hoặc chưa đủ kiến thức về chủ đề được yêu cầu. Bởi vậy, việc biết và sử dụng một phương pháp lên ý tưởng bài bản là rất quan trọng và có thể giúp khả năng cải thiện trình độ của người học trong phần Task 2 IELTS Writing. Mỗi phương pháp Brainstorm khác nhau đều có thể mang lại hiệu quả cao nếu được ứng dụng đúng cách và thuần thục. Như vậy, điều quan trọng là tìm ra, lựa chọn và luyện tập phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình. Bởi vậy, bài viết có mục tiêu cho người đọc thấy lợi ích của việc có một phương pháp Brainstorm phù hợp cũng như trình bày và phân tích những giải pháp thông dụng để lên ý tưởng, cách phát triển ý để viết bài thi IELTS Writing một cách hiệu quả nhất.

Key Takeaways

Brainstorm là quá trình tập trung suy nghĩ để tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ hoặc những cách giải quyết đột phá cho một vấn đề nào đó.

Việc động não lên ý tưởng và có một dàn ý sơ lược trước khi viết có tác dụng tránh sự lạc đề, đồng thời có cấu trúc bài viết mạch lạc hơn, giúp người học tự tin hơn, giảm tối thiểu thời gian chết vì thiếu ý trong quá trình viết.

Một số phương pháp thông dụng để động não lên ý tưởng:

  • Thay đổi góc nhìn (Change your Perspective): Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ về chủ đề

  • Đặt câu hỏi (Use Question Words): Sử dụng Wh- Questions cho đề bài để mở rộng ý

  • Liên kết từ theo chủ đề (Word Associations): Từ các keywords trong đề bài, tìm tất cả những từ khác có liên quan tạo thành một nhóm từ cùng chủ đề để làm cốt lõi cho phát triển ý 

  • Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind-mapping): Vẽ sơ đồ tư duy mang lại cái nhìn sơ lược về cấu trúc bài viết

  • Làm phương trình toán học (Create a Mathematical Equation): Viết lại đề bài thành phương trình cân đối và tìm từ phù hợp để cân bằng phương trình

Khái niệm Brainstorming

Brainstorming là quá trình động não để tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ hoặc những cách giải quyết đột phá cho một vấn đề nào đó. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 trong cuốn sách Applied Imagination: Principles and Procedures of Creative Thinking  của Alex F. Osborn - một chuyên gia trong ngành quảng cáo. Trong phạm vi văn viết, hay cụ thể là IELTS Writing, việc Brainstorm lên ý tưởng là một bước chuẩn bị thiết yếu, có tác dụng giúp người viết hệ thống hóa nội dung bài viết của mình một cách cụ thể. Đặc biệt, khi gặp phải một chủ đề mà người học chưa hiểu rõ, chưa xác định được khía cạnh cần tập trung phân tích thì việc áp dụng kĩ thuật brainstorm sẽ có khả năng giúp hình thành các ý tưởng liên quan đến chủ đề đó, từ đó xây dựng được nội dung bài viết hoàn chỉnh.

Những lợi ích của Brainstorming

Việc động não lên ý tưởng và có một dàn ý sơ lược trước khi làm bài Writing mang lại rất nhiều lợi ích. Trước hết, việc biết trước những nội dung mình muốn truyền đạt trong bài ngay từ đầu sẽ khiến cho quá trình viết bài dễ dàng hơn rất nhiều. 

Như đã biết, phương pháp thông dụng nhất khi mới bắt đầu viết luôn là “tùy cơ ứng biến” - viết đến đâu nghĩ ý tưởng đến đó. Tuy vậy, đối với hầu hết mọi người, cách này không mấy hiệu quả và rất tốn thời gian. Ngược lại, chủ động suy nghĩ dàn ý trước khi viết thường không chỉ giúp người viết kết nối ý tưởng tốt hơn mà còn có khả năng đem lại cảm hứng cho nhiều sáng kiến độc đáo trong thời gian ngắn hơn. Đơn giản là vì khi não bộ đang ở trạng thái tập trung suy nghĩ, việc tìm kiếm mối liên hệ giữa các ý cũng như cách nhìn nhận vấn đề và giải pháp đều trở nên rõ ràng hơn, ý tưởng đến một cách liền mạch hơn, không bị rời rạc bởi không bị ràng buộc do tốc độ viết của tay (như khi tùy cơ ứng biến). Đồng thời, người viết có thể tự tin rằng bài làm của mình sẽ có tính trật tự hơn, tránh được trường hợp bị lạc đề. Trong Writing task 2, các thí sinh chỉ có 40 phút để viết một bài viết tối thiểu 250 từ về một chủ đề được cho, tuy vậy mỗi người học đều cố gắng phân bổ thời gian để phân tích đề và kiểm tra lại bài, vậy tại sao không thể dành ra 5 phút để lên dàn ý sơ lược cho bài?

Để làm quá trình suy nghĩ lên ý tưởng trở nên dễ dàng hơn cũng như có hiệu quả tốt hơn, sau đây bài viết sẽ liệt kê một số phương pháp brainstorm thông dụng mà người học có thể áp dụng khi xây dựng cấu trúc bài Writing.

*Cần chú ý:

Mỗi bài IELTS Writing Task 2 chỉ cần 1 vấn đề và 1 (hoặc 2) giải pháp. Việc thí sinh cần làm là chọn những ý tưởng hay nhất để giải thích cụ thể và nêu ví dụ, không phải liệt kê quá nhiều giải pháp. Bài viết chỉ mang mục đích giúp người học lên ý tưởng nhanh hơn với chất lượng tốt hơn khi làm bài IELTS Writing.

Các phương pháp lên ý tưởng hiệu quả trong IELTS Writing

Phương pháp 1: Thay đổi góc nhìn (Change your Perspective)

Với phương pháp này, thí sinh đặt mình vào vị trí của những người khác nhau để suy nghĩ về chủ đề. Vì mỗi người có một thế giới quan hoàn toàn khác nhau, cách này có thể mang đến cho người học những ý tưởng độc đáo không ngờ. Đây là một phương pháp rất thông dụng, là vị cứu tinh của nhiều thí sinh IELTS khi làm bài Writing task 2 và Speaking Part 3.

Ví dụ với câu hỏi này‘Should animal testing be banned?’ (Có nên cấm thử nghiệm trên động vật?)

  • A researcher might say: “No because animal testing contributes to life-saving cures and treatments. It is also crucial to ensure that vaccines are safe.” (Một nhà nghiên cứu sẽ nói: ”Không, vì thử nghiệm động vật góp phần làm ra những phương thuốc và cách điều trị có khả năng cứu sống con người, đồng thời giúp bảo đảm sự an toàn của vắc xin”)

  • Animal-lovers might say: ”Yes because animal testing is cruel and inhumane. We should treat them the way we would a person because every life is important.” (Những người yêu động vật sẽ nói: ”Có, vì thử nghiệm trên động vật rất tàn nhẫn và vô nhân tính. Ta nên đối xử bình đẳng với cả con người và con vật bởi mọi sinh mạng đều quan trọng”)

  • A child might say: “It is simply wrong to hurt animals because they are cute, harmless and friendly.” (Một đứa trẻ sẽ nói: “Việc làm tổn thương động vật là sai trái đơn giản vì chúng vô hại, thân thiện và rất dễ thương.”) 

  • While a patient might think: “No, because animals must be used in cases when ethical considerations prevent the use of human subjects. It’ll be worth it since the new medicines are going to save lives”. (Trong khi một bệnh nhân sẽ nghĩ: “Không, vì ta cần động vật trong những trường hợp quy tắc đạo đức không cho phép thử nghiệm trên người. Những phương thuốc mới sẽ cứu sống nhiều mạng người nên sự hy sinh là có thể chấp nhận được.”)

Như vậy có thể thấy bằng cách này, ta có thể nghĩ ra rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong một khoảng thời gian ngắn. Bước tiếp theo sẽ là dựa vào những quan điểm này để hệ thống hóa luận điểm trong bài viết của mình.

Phương pháp 2: Đặt câu hỏi (Use Question Words)

Wh-questions sẽ được ứng dụng rất hiệu quả để lên ý tưởng với cách này. 

Ví dụ : ‘Should animal testing be banned?’ (Có nên cấm thử nghiệm trên động vật?)

Bắt đầu với việc tự hỏi:

Who wants to ban animal testing? Who doesn’t? (Ai sẽ muốn cấm thử nghiệm trên động vật? Ai sẽ không muốn?)

Why do people use animals as test subjects? Why do they want to ban animal testing?  (Vì sao chúng ta lại thử nghiệm trên động vật? Sao ta lại muốn cấm phương pháp này?)

How are animals actually treated when used as test subjects? (Động vật bị đối xử như thế nào khi được dùng làm vật thí nghiệm?)

How many animals are killed every year by this method? (Có bao nhiêu động vật bị giết mỗi năm bởi cách thí nghiệm này?)

What would happen if animal testing was banned? What if it becomes more popular? (Điều gì sẽ xảy ra nếu thử nghiệm trên động vật bị cấm? Hệ quả của việc quy mô của nó được mở rộng?)

Which countries support/oppose animal testing? (Quốc gia nào ủng hộ/phản đối thử nghiệm trên động vật?)

Những câu hỏi này chắc chắn sẽ mang đến nhiều ý tưởng hay và đồng thời dẫn ta đi đúng hướng phân tích.

(Để biết thêm chi tiết về ứng dụng phương pháp này trong IELTS Speaking có thể tham khảo: Cách lên ý tưởng trong IELTS Speaking qua Wh-Questions)

Phương pháp 3: Liên kết từ theo chủ đề (Word Associations)

Đây cũng là một cách brainstorm hết sức phổ biến. Cách làm là viết ra từ khóa chính của chủ đề cần lên ý tưởng, ví dụ đề bài: 

‘Explain some of the ways in which humans are damaging the environment. What can governments do to address these problems? What can individual people do?’

Với keyword ‘environment’, người học viết ra tất cả những từ có liên quan - trong trường hợp này là ‘trees’, ‘animal’, ‘deforestation’, ‘pollution’, ‘carbon footprint’, ‘fossil fuels’, ‘governments’, ‘species’, ‘organic’, ‘glass house effect’, ‘waste’ … 

Từ đó dùng những từ này làm cốt lõi để hình thành các luận điểm chính trong bài cũng như các ví dụ hỗ trợ. Người học có thể luyện tập phương pháp vô cùng đơn giản này chỉ với việc nháp ra một mẩu giấy mỗi khi cần lên ý tưởng cho bài nên mỗi người được khuyến khích nên thử cách này ít nhất một vài lần. 

image-alt

Phương pháp 4: Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind-mapping)

Sơ đồ tư duy là một cách hay để lên dàn ý chung và liên kết ý tưởng. Cách này đã được ứng dụng rất nhiều trong học tập làm việc nói chung và trong IELTS nói riêng, bởi nó giúp não bộ sắp xếp thông tin và liên tưởng tốt hơn, giúp người học tránh viết bài lan man lạc đề đồng thời khuyến khích suy nghĩ hệ thống hóa, nhóm các từ ngữ/ý tưởng có liên quan đến chủ đề được nhắc tới. Dành ra vài phút đầu để vẽ sơ đồ dàn ý đơn giản trước khi viết sẽ làm tăng tính mạch lạc của cấu trúc bài; vì sơ đồ tư duy giúp xem xét cục bộ bài viết và phát triển ý dễ dàng hơn, mỗi ý từ to đến nhỏ đều có tính liên kết chặt chẽ.

Trong quá trình vẽ sơ đồ tư duy, người học cần phải đảm bảo các điều kiện:

  • Lựa chọn một chủ đề/hình ảnh trung tâm để liên kết các ý tưởng.

  • Chọn một từ khóa nhất định làm tiêu đề cho mỗi nhánh

  • Sắp xếp các nhánh liên kết xung quanh được phát triển từ chủ đề

  • Hệ thống các ý tưởng bao gồm luận điểm, lí lẽ.

  • Mở rộng ý dựa trên những luận điểm có sẵn, tạo mạch cấu trúc cho bài.

  • Sử dụng màu khác nhau cho mỗi nhánh.

Một ví dụ sử dụng sơ đồ tư duy trong IELTS Writing:  (sử dụng Mindmeister.com)

‘Although there is a lot of translation software available, learning a language still could be advantageous. To what extent do you agree or disagree?’

image-alt

Phương pháp 5: Làm phương trình toán học (Create a Mathematical Equation)

Tuy không mấy thông dụng, cách này rất đơn giản và sử dụng được trong nhiều trường hợp.

Một ví dụ áp dụng vào bài Writing task 2: 

‘Some people think that hosting an international sports event is good for the country, while some people think it is bad. Discuss both views and state your opinion.’

(Có ý kiến cho rằng tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế có tác động tích cực tới sự phát triển đất nước, cũng có ý kiến phản đối quan điểm này. Xem xét cả hai mặt và nêu ý kiến. 

Thí sinh có thể viết lại đề bài thành hai phương trình cân đối dựa vào các keyword trong đề:

Hosting international sports events + _________________ = good for the country

Rồi sau đó nghĩ ra các ý hợp lý để điền vào chỗ trống:

VD :  tourist income, more jobs and investment, popularity, legacy benefits, people’s enthusiasm,  …

Hosting international sports events + _________________ = bad for the country 

VD: cost of building stadiums, cost of increased security, potential for negative publicity, potential for COVID boom … 

Từ đó, liên kết các ý (nếu có thể) hoặc chọn 1 hay 2 ý hay nhất để phát triển làm luận điểm chính cho bài viết.

Bài tập vận dụng

Hãy tìm cho mình một đề Writing Task 2 để thử sức với mỗi phương pháp nêu trên và tự đánh giá cách mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân mình.

Ví dụ một số đề:

  1. Some people think that children should begin their education at a very early age. Some think they should begin at at least 7 years old. Discuss both views and give your own opinion. (Đề tháng 12/2019)

  2. Spoken communication is more powerful than written communication. To what extent do you agree or disagree?

    (Đề tháng 01/2020)

  3. Films were produced by big companies in the past, but today people are able to make a film. Do you think this trend is positive or negative? 

    (Đề tháng 01/2020)

Gợi ý câu trả lời:

1. Gợi ý: Phương pháp Thay đổi góc nhìn

  • As a child I certainly would want to begin studying at a later time, as late as possible, in fact. Children’s interests and school work don’t usually coincide, and childhood is so short. Learning, however, is a life-long process. So what’s the rush? Moreover, going to school means facing homework, regulations, punishment and stress. A child who is not psychologically ready would definitely develop the fear of learning.

  • School/Government can see early education as a demand for more teachers (for the younger age groups) and that means less unemployment.

  • Parents might think if their child begins education at an earlier age, they’ll somehow gain an advantage in highly competitive environments later on. Also hopefully children will then acknowledge and become familiar with grades and self-committing tasks.

  • Language researchers believe that language-learning ability is greater at a younger age than at an older one, so it’s best to start early.

2. Gợi ý: Phương pháp Đặt câu hỏi

What are the pros and cons of spoken communication/written communication compared to the other?

  • Pros: A written document preserved properly can become a permanent record for future reference, It can also be used as legal evidence

Writing gives the writer sufficient time to think and react => Words are more well thought out.

  • Cons: Writings are not as flexible as verbal communications and cannot be changed easily.

Writing is not effective in case of an emergency.

  • Pros: Good vocal delivery skills combined with appropriate gestures generate credibility, authority, and believability => more persuasive, have a better effect on listeners.

Better at transferring private and confidential information.

Essential for teamwork, discussions, debates or lectures.

  • Cons: requires continuous attentiveness and receptivity on the receiver’s part.

Cannot be used as legal records (except for investigative work)

When are the two types of communication usually used?

  • Written communications: Emails, Text messages, Business letters, Reports, Proposals, Contracts, Books

  • Verbal communications: talks, role-plays, panel discussions, debates, lectures

Why is spoken communication thought to be more powerful than written communication? Why does that opinion make sense? Why doesn’t it?

  • Good vocal delivery skills combined with appropriate gestures generate credibility, authority, and believability => more persuasive, have a better effect on listeners.

  • Writing depends more on other factors during reading i.e:  reader’s mood, personal opinions, reading speed, reading environment, … => effectiveness can vary

In which circumstances would spoken communication be more powerful than written communication? In which circumstances would the effectiveness be reversed?

  • Formal contracts vs Discussions, Records vs Presentations …

3. Gợi ý: Phương pháp Làm phương trình toán học

Normal people are able to make films + ________ = a positive trend

VD: Films numbers increase drastically, Film genres become more diverse, More creative film ideas, More talents found, More innovations/uniqueness needed (because of higher competitiveness), More chances for successes in the film-making industry

Normal people are able to make films + ________ = a negative trend

VD: Film quality become more varies, (films with inadequate quality or violence contents can be broadly spread to people), harder to censor contents due to overwhelming number, Reputed companies underappreciated 

Đồng thời, người đọc có thể tham khảo từ những bài tổng hợp đề thi của ZIM Academy: Tổng hợp đề thi IELTS Writing 2022, IELTS Writing Review March 

Lưu ý: Việc nhóm các đề thi theo chủ đề có thể giúp người học hệ thống hoá kiến thức, nâng cao khả năng ghi nhớ và tái sử dụng các idea này nhiều lần cho những đề thi khác nhau nhưng có nhiều keywords trùng lặp.

Tổng kết

Áp dụng những phương pháp kể trên sẽ giúp người học nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ mới, tránh lạc đề và hình thành những bài viết có tính mạch lạc logic hơn. Hãy nhớ rằng điểm mấu chốt của việc động não không phải lúc nào cũng là nghĩ ra một ý tưởng đột phá mà là không ngừng suy nghĩ hàng trăm ý tưởng khác nhau và tìm ra một cái đắt giá trong số đó. Hy vọng mọi người có thể thuần thục một phương pháp lên ý tưởng phù hợp với bản thân để tối đa hóa số điểm IELTS của mình.

Người học cần nâng điểm IELTS cao nhanh chóng để nộp hồ sơ du học, định cư, tốt nghiệp, hay việc làm. Tham khảo khóa luyện thi IELTS online với lịch học linh hoạt và tối ưu chi phí.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

1.3 / 5 (9 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu