Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghe ngôn ngữ thứ hai của người học (Phần 1)

Kỹ năng Nghe ngôn ngữ thứ 2 là một kĩ năng khó và cần nhiều thời gian luyện tập để cải thiện. Rất nhiều người học có kỹ năng nghe chưa tốt nhưng không xác định được nguyên nhân và cách cải thiện dù đã luyện tập rất nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe ngôn ngữ thứ 2, giúp người học tìm được vấn đề của bản thân.
author
Lưu Thu Trà
14/04/2023
cac yeu to anh huong den nang luc nghe ngon ngu thu hai cua nguoi hoc phan 1

Key Takeaways

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghe của người học ngôn ngữ thứ 2 có thể được chia làm 2 nhóm chính

  • Nhóm 1: Yếu tố chủ quan

Nhóm này bao gồm kiến thức của người học về ngôn ngữ đó (từ vựng, ngữ dụng học) và kinh nghiệm thực tế mà người học sở hữu. Ngoài ra, yếu tố cảm xúc cũng gây ảnh hưởng đến kết quả nghe của người học

  • Nhóm 2: Yếu tố khách quan

Nhóm này bao gồm môi trường nghe, người nói, đặc điểm của bài tập người học phải làm và đặc điểm bài nghe

Yếu tố chủ quan

Yếu tố nhận thức

Vốn từ vựng

Từ vựng có ảnh hưởng đến kết quả nghe ngôn ngữ thứ 2 của người học. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn hiểu biết đa dạng và sâu về từ vựng của người học có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng nghe hiểu của họ.

Mặc dù kiến thức về từ vựng có thể không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến kỹ năng nghe, nhưng nó là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp học sinh nghe hiểu ngôn ngữ thứ 2. 

Một số người học có thể dùng phương pháp suy luận để nghe hiểu, tuy nhiên họ vẫn cần có vốn từ vựng nhất định mới có thể áp dụng thành công khả năng suy luận vào bài nghe.

Kiến thức về ngữ dụng học (Pragmatic knowledge)

Kiến thức về ngữ dụng học là khả năng hiểu được ý của người nói dựa trên ngôn ngữ, văn hoá và ngữ cảnh. 

Ví dụ: Khi một nhân viên đi làm muộn và gặp sếp, người sếp nói rằng: ‘Bây giờ là mấy giờ rồi?’. Người sếp không có ý định hỏi giờ thông qua câu nói này mà anh ta muốn thể hiện sự không hài lòng và trách móc người nhân viên đi làm muộn. 

Theo một số nghiên cứu, những người học có trình độ thấp hơn thường gặp khó khăn hơn trong việc xử lý thông tin về ngữ cảnh và ngôn ngữ, do đó gây hiểu lầm trong quá trình nghe thông tin.

Kinh nghiệm thực tế của người nghe

Các kinh nghiệm trước đó tác động đến khả năng nghe hiểu. Điều này là do khi người học đã có một số kiến thức cơ bản về một chủ đề, họ có thể dự đoán tốt hơn về nội dung họ sẽ nghe, giúp họ xử lý thông tin tốt hơn

Kiến thức trước của người học về chủ đề cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của họ trong khi nghe. Khi người học đã quen thuộc với một chủ đề, họ có thể lọc ra những thông tin không liên quan hoặc gây mất tập trung và tập trung vào những điểm chính.

Yếu tố cảm xúc: Sự lo lắng

Sự lo lắng có ảnh hưởng đến việc nghe của người học. Khi người học ngôn ngữ thứ 2 nghĩ rằng nghe là kỹ năng khó nhất, và thực hành trong lớp học thường kết hợp nghe với việc đánh giá, họ thường rất lo lắng. Những người học có trình độ nghe thấp thương sợ hãi và căng thẳng, và càng lo lắng thì kết qua nghe càng thấp.

Tuy nhiên, không phải mọi sự lo lắng đều có hại, vì một mức độ lo lắng nhất định có thể giúp người học tăng khả năng tập trung. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân của sự lo lắng khi nghe và thực hiện các chiến lược hiệu quả để giảm bớt sự lo lắng tiêu cực.

Yếu tố khách quan

image-alt

Môi trường

Môi trường có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nghe của người học ngôn ngữ thứ hai.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như tốc độ nói và tiếng ồn xung quanh có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu bằng ngôn ngữ thứ hai.

Ví dụ: Trong một môi trường ồn ào, người học có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các âm thanh khác nhau và xác định các từ và cụm từ chính. Tương tự, nếu người nói nói quá nhanh hoặc sử dụng từ vựng phức tạp, người học có thể gặp khó khăn trong việc hiểu thông điệp.

Hơn nữa, bối cảnh xã hội mà ngôn ngữ được học cũng có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nghe.

Ví dụ: Trong môi trường lớp học, người học có thể tập trung hơn vào việc ghi chép hoặc tham gia thảo luận hơn là hiểu ngôn ngữ nói. Ngược lại, trong một môi trường có tính tương tác cao (như trong giao tiếp), người học có thể có nhiều động lực hơn để lắng nghe và giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu, như vậy kỹ năng nghe được cải thiện.

Người nói, bài tập và đặc điểm bài nghe

Các đặc điểm của người nói, chẳng hạn như giọng nói không quen thuộc với người học và tốc độ nói, có thể gây khó khăn ban đầu cho người học.

Ví dụ: Như tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng, nên một người quen nghe giọng Anh-Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn khi nghe giọng Anh-Anh hoặc Anh-Úc. Ngôn ngữ cơ thể, chẳng hạn như cử chỉ và nét mặt, cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu thông tin khi giao tiếp.

Các đặc điểm của bài tập, chẳng hạn như các loại câu hỏi mà người học phải trả lời hoặc các hoạt động học tập cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý của người học.

Đặc điểm của bài nghe, đặc biệt khi trong bài có các từ vựng và nội dung không quen thuộc, cũng như thể loại, cũng có thể ảnh hưởng đến việc nghe của người học.

Tổng kết

Bài viết trên đã nêu ra các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng lực nghe ngôn ngữ thứ 2 của người học. Ngoài các yếu tố kể trên, còn một số yếu tố khác như kiến thức ngữ pháp hay trí nhớ của người nghe. Tuy nhiên phần nhiều các nghiên cứu đến nay cho rằng các yếu tố trên không ảnh hưởng nhiều đến kĩ năng nghe. 

Trong bài viết sau, tác giả sẽ cung cấp các giải pháp giúp người học cải thiện các vấn đề được nên trong bài viết.

Trích dẫn nguồn tham khảo:

Vandergrift, Larry, and Christine CM Goh. Teaching and learning second language listening: Metacognition in action. Routledge, 2012.

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp cấp tốc tại ZIM, giúp học viên phát triển kỹ năng tiếng Anh và tự tin trong các tình huống giao tiếp thực tế trong thời gian ngắn.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu