Tiếng Anh giao tiếp nâng cao: Cách để hỏi đáp thông tin lịch sự

Người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cần biết về sự quan trọng của sự lịch sự trong giao tiếp với người bản địa. Việc này giúp người học tương tác dễ dàng hơn với người bản xứ khi dùng ngôn ngữ của họ, và giúp hạn chế những sự bất đồng và xung đột không đáng có. Thể hiện sự lịch sự khi giao tiếp bằng tiếng Anh không chỉ là một cách để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ mà còn giúp mở ra cánh cửa cho việc hiểu sâu hơn về văn hóa và tập quán giao tiếp của người bản xứ.
tieng anh giao tiep nang cao cach de hoi dap thong tin lich su

Key takeaways

  1. Cách hỏi thông tin lịch sự bằng một số mẫu câu như:

  • I was wondering if you could help me

  • I'd like to know ...

  • I wonder if you could tell me ...

  • Excuse me, do you know …?

  • I hope you don’t mind my asking, but I'd like to know …

  1. Cách sử dụng các mẫu câu để hỏi thêm thông tin:

  • Ah, something else I'd like to know is …

  • Sorry to keep after you, but could you tell me …

  • Sorry, that's not really what I mean. What I'd like to know is ...

  1. Một số mẫu câu để trả lời lịch sự:

  • Well, let me see …

  • Oh, let me think for a minute …

  • I’m not sure; I’ll have to check …

  • That’s a very interesting question.

  1. Cách từ chối hoặc tránh trả lời lịch sự:

  • I’m not really sure.

  • I can’t answer that one.

  • I’m sorry, I really don’t know.

  • I’ve got no idea.

  • I’d like to help you, but …

  • That’s something I’d rather not talk about just now.

  1. Kết luận

Cách hỏi thông tin lịch sự

Một cuộc trò chuyện thường phụ thuộc vào câu hỏi để duy trì nó theo hướng mà người nói muốn. Người hỏi câu hỏi trong cuộc trò chuyện thường chi phối cuộc trò chuyện và họ có thể cần sử dụng các kỹ thuật khác nhau để thu thập thông tin từ những người khác nhau.

Hầu hết mọi người đều rất khách sáo khi hỏi người lạ về điều gì đó – nên nếu được hỏi trực tiếp hoặc sỗ sàng quá, đối phương có thể xem người hỏi như một người bất lịch sự. Dưới đây là một số cấu trúc mở đầu giúp câu hỏi tế nhị hơn:

I was wondering if you could help me. (Tôi tự hỏi rằng liệu bạn có thể giúp tôi không.)

Mẫu câu này thường được sử dụng khi người nói muốn yêu cầu sự giúp đỡ, thông tin hoặc ý kiến từ người khác, nhưng không chắc chắn liệu người đó có sẵn lòng giúp đỡ hay không. Đây là một cách lịch sự để hỏi khi người hỏi không muốn làm phiền hoặc áp lực người khác.

Ví dụ: "I was wondering if you could help me. I'm looking for the nearest train station." (Tôi tự hỏi rằng không biết bạn có thể giúp tôi không. Tôi đang tìm đường đến nhà ga gần nhất.)

I'd like to know ...  (Tôi muốn biết về …)

Cách nói này thường được sử dụng khi người nói muốn tìm hiểu thêm thông tin về một chủ đề nào đó hoặc khi muốn người khác chia sẻ ý kiến, quan điểm của họ. Thay vì nói “I want to know…” thì người nói đã sử dụng cụm từ '“would like to” để thể hiện sự lịch sự ( I would like to = I’d like to)

Ví dụ: "I'd like to know how to get to the museum from here.” (Tôi muốn biết đường để đến bảo tàng từ chỗ này)

I wonder if you could tell me... (Tôi tự hỏi rằng liệu bạn có thể cho tôi biết ...)

Mẫu câu này cũng thường được sử dụng khi người nói muốn hỏi một câu hỏi hoặc yêu cầu thông tin cụ thể từ người khác, nhưng muốn bày tỏ sự lịch sự và tôn trọng.

Ví dụ: "I wonder if you could tell me how to get to the nearest post office." (tôi tự hỏi liệu bạn có thể cho tôi biết cách để đến đồn cảnh sát gần nhất không.)

Excuse me, do you know …? (Xin lỗi, bạn có biết …)

Cách nói này thường được sử dụng khi cần tìm thông tin nhanh chóng hoặc hỏi đường, và muốn tiếp cận người khác một cách lịch sự.

Ví dụ: "Excuse me, do you know what time the restaurant opens?" (Xin lỗi, bạn có biết mấy giờ nhà hàng mở cửa không?)

I hope you don’t mind my asking, but I'd like to know . . . (Mong rằng bạn không phiền khi tôi hỏi câu này, nhưng mà tôi muốn biết …)

Mẫu câu này thường được sử dụng khi người nói cảm thấy câu hỏi của mình có thể làm phiền người khác hoặc quá nhạy cảm, có thể đụng chạm đến vấn đề cá nhân của đối phương, họ muốn đảm bảo rằng họ đang hỏi một cách lịch sự và tế nhị.

Ví dụ: "I hope you don't mind me asking, but I'd like to know if you have any siblings?" (Mong rằng bạn không phiền khi tôi hỏi câu này, nhưng mà tôi muốn biết là bạn có anh chị em không?)

Xem thêm: Cách cải thiện phép lịch sự trong giao tiếp Tiếng Anh

Cách hỏi thêm thông tin

Ah, something else I'd like to know is … (À, còn một điều nữa tôi muốn biết là …)

Mẫu câu này thường được sử dụng khi người nói đã hỏi một số câu hỏi hoặc đã thảo luận về một số thông tin nhưng còn muốn biết thêm chi tiết hoặc thông tin khác liên quan. Cấu trúc này thể hiện sự tiếp tục sự tò mò và quan tâm của người nói đối với chủ đề đang được thảo luận.

Ví dụ: "Ah, something else I'd like to know is whether the hotel has free Wi-Fi?" (À, còn một điều là ở khách sạn có Wi-fi miễn phí không?)

Sorry to keep after you, but could you tell me...(Xin lỗi vì cứ làm phiền bạn, nhưng bạn có thể cho tôi biết…)

Câu này thường được sử dụng khi người nói muốn hỏi một câu hỏi hoặc yêu cầu thông tin từ người khác, nhưng đã liên hệ hoặc hỏi trước đó. Họ muốn bày tỏ sự lịch sự khi tiếp tục yêu cầu hoặc nhắc nhở.

Ví dụ: "Sorry to keep after you, but could you tell me if you have made a decision yet?" (Xin lỗi vì cứ làm phiền bạn, nhưng bạn có thể cho tôi biết là bạn đã quyết định chưa?)

Sorry, that's not really what I mean. What I'd like to know is...(Xin lỗi, ý tôi không phải thế. Cái tôi muốn biết là…)

Câu này thường được sử dụng khi người nói nhận ra rằng họ đã không nói rõ ý của mình hoặc câu hỏi của họ không rõ ràng. Họ muốn làm rõ và yêu cầu người khác cung cấp thông tin hoặc trả lời câu hỏi chính xác.

Ví dụ: "Sorry, that's not really what I mean. What I'd like to know is whether you agree with the proposal or not." (Xin lỗi, ý tôi không phải thế. Cái tôi muốn biết là bạn có đồng ý với đề xuất này không?)

Gợi ý cho bạn:

Bạn chưa tự tin về giao tiếp của mình? Tham gia ngay khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tại ZIM - tương tác trực tiếp Giảng viên bản ngữ theo mô hình lớp học 1:1 giúp phản xạ giao tiếp tự nhiên hơn, ứng dụng thực tế trong các tình huống.

Cách trả lời

Đôi khi người được hỏi có thể sẽ cần phải trì hoãn câu trả lời vì họ cần suy nghĩ hoặc kiểm tra lại thông tin mình có. Nhưng cũng không thể giữ im lặng trong lúc suy nghĩ tạo ra sự khó xử trong cuộc hội thoại, dưới đây là một số cụm hữu ích người nói có thể dùng để cho người nghe biết rằng mình cần thêm một chút thời gian để trả lời:

Well, let me see … (Chà, để tôi xem thử)

Cách nói này được sử dụng khi người nói muốn tạm dừng để suy nghĩ, xem xét thông tin hoặc tìm hiểu về một vấn đề trước khi trả lời câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến.

Ví dụ: "Well, let me see ... I think it's just around the corner." (Chà, để tôi xem thử… Tôi nghĩ nó chỉ ở góc đường này thôi.)

Oh, let me think for a minute … (Ồ, để tôi suy nghĩ một chút …)

Tương tự như trên, mẫu câu này cũng được sử dụng khi người nói cần thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi hoặc quyết định một vấn đề cụ thể.

Ví dụ: "Oh, let me think for a minute ... Yes, I believe it was on the third level." (Ồ, để tôi suy nghĩ một chút… Tôi tin là nó ở tầng ba.)

I’m not sure; I’ll have to check … (Tôi không chắc nữa; tôi phải kiểm tra lại …)

Câu này diễn tả sự không chắc chắn của người nói và ý định kiểm tra hoặc tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra câu trả lời chính xác.

Ví dụ: "I'm not sure; I'll have to check. Please wait a moment." (Tôi không chắc nữa, tôi phải xem lại. Đợi một chút nhé.)

That’s a very interesting question. (Câu hỏi này rất thú vị!)

Câu này thường được sử dụng để bày tỏ sự quan tâm và tán thành về câu hỏi được đặt ra, làm cho người đặt câu hỏi cảm thấy được khích lệ và câu hỏi của mình được đánh giá cao. Đồng thời giúp người nói không cần phải trả lời câu hỏi đó ngay lập tức.

Ví dụ: "That's a very interesting question. I actually enjoyed the storyline and the acting." (Câu hỏi này rất thú vị. Tôi thích cả cốt truyện và diễn xuất.)

Cách từ chối hoặc tránh trả lời

Tuy nhiên, đôi lúc bạn có thể không biết câu trả lời hoặc không muốn trả lời vì một lý do nào đó. Bạn có thể dùng các cụm như sau:

I’m not really sure. (Tôi cũng không chắc nữa.)

Mẫu câu này thường được sử dụng khi người nói không có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm về một chủ đề cụ thể, hoặc khi họ cảm thấy không tự tin để trả lời câu hỏi đó.

Ví dụ: "I'm not really sure, as I'm not an expert in that field." (Tôi không chắc nữa vì tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này.)

I can’t answer that one. (Tôi không trả lời câu này được rồi.)

Cách nói này thường được sử dụng khi người nói muốn từ chối trả lời một câu hỏi có thể do lý do riêng tư hoặc vì họ không có quyền trả lời.

Ví dụ: "I can't answer that one, it's a private matter." (Tôi không trả lời câu hỏi này được rồi, đây là vấn đề riêng tư.)

I’m sorry, I really don’t know. (Xin lỗi nha, tôi cũng không biết nữa.)

Câu này thường được sử dụng khi người nói chân thật thừa nhận rằng họ không có kiến thức hoặc thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi.

Ví dụ: "I'm sorry, I really don't know. I'm not familiar with their geography." (Xin lỗi, tôi cũng không biết nữa. Tôi không rõ về địa lý của những nước đó)

I’ve got no idea. (Tôi hoàn toàn không biết gì.)

Mẫu câu này thường được sử dụng khi người nói muốn thể hiện rằng họ không có bất kỳ thông tin hay hiểu biết nào về vấn đề đang được đề cập.

Ví dụ: "I've got no idea, it seems too complicated for me." (Tôi không biết gì về việc này, nó quá phức tạp với tôi.)

I’d like to help you, but … (Tôi cũng muốn giúp bạn lắm, nhưng …)

Cách nói này thường được sử dụng khi người nói muốn giúp đỡ người khác nhưng bản thân họ cũng gặp phải khó khăn hoặc điều kiện không cho phép.

Ví dụ: "I'd like to help you, but I don't have the expertise required for that." (Tôi cũng giúp bạn lắm nhưng tôi không có chuyên môn trong lĩnh vực này.)

That’s something I’d rather not talk about just now. (Đó là thứ mà tôi không thể nói bây giờ được)

Câu này thường được sử dụng khi người nói muốn từ chối thảo luận về một chủ đề nhạy cảm hoặc không muốn tiết lộ thông tin cá nhân của mình hoặc người khác.

Ví dụ: "That's something I'd rather not talk about just now. It's a sensitive topic for me." (Đây là thứ mà tôi không muốn nói ở thời điểm này. Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với tôi)

Đoạn hội thoại mẫu

A: Excuse me, do you know how to get to the Central Post Office?

B: I'm not really sure, but I'd like to help you. I wonder if you could tell me where you're coming from, and I can try to give you directions from there.

A: Oh, let me think for a minute... I'll have to check. I hope you don't mind but could you wait for a moment while I check my map?

B: Of course, take your time. It's important to know your starting point for accurate directions.

A: Thank you for your understanding. I've got no idea about this area, so any help would be appreciated. Something else I'd like to know is if there are any good restaurants near here. I’m meeting a business partner tomorrow.

B: That's a very interesting question. There might be a few places I could recommend. My favorite place is Les Parisiens and it’s right there across the street.

A: That sounds good! I’ll give it a try. Ah, I was wondering if you knew what time the next train arrived.

B: I’m not really sure, I need to check the train schedule first. I'll find out the information for you.

A: Thank you! I appreciate your willingness to help. By the way, I'd like to know if the train station has restrooms.

B: Yes, they are right there behind you. Are you taking a train to work or for leisure?

A: Oh, I see! I'm taking the train for a sightseeing trip. Sorry to keep after you but could you help me with some tips for the best places to visit downtown?

B: Sorry, I’d like to help but I’m new here too.

A: That’s okay! Thank you for your help.

B: You're welcome! If you have any more questions or need assistance, feel free to ask.

Dịch:

A: Xin lỗi, bạn có biết làm thế nào để đến Bưu điện Trung tâm không?

B: Thực ra tôi cũng không chắc lắm, nhưng tôi muốn giúp bạn. Tôi tự hỏi liệu bạn có thể cho tôi biết bạn đến từ đâu, để tôi có thể hướng dẫn bạn từ đó.

A: À, để tôi suy nghĩ một chút... Tôi phải kiểm tra. Hy vọng bạn không phiền nếu tôi kiểm tra bản đồ một lát?

B: Tất nhiên, không vấn đề gì. Quan trọng là phải biết điểm xuất phát của bạn để đưa ra hướng dẫn chính xác.

A: Cảm ơn bạn đã thông cảm. Tôi không biết gì về khu vực này, vì vậy sẽ rất biết ơn nếu có sự giúp đỡ. Còn điều gì khác tôi muốn biết là có nhà hàng ngon nào gần đây không. Ngày mai tôi có cuộc hẹn với đối tác kinh doanh.

B: Đó là một câu hỏi thú vị. Có vài nơi tôi có thể gợi ý. Nơi tôi thích nhất là Les Parisiens và nó ngay bên kia đường này.

A: Nghe có vẻ hay! Tôi sẽ thử nó. À, tôi tự hỏi liệu bạn có biết tàu tiếp theo đến lúc nào.

B: Thực ra tôi không chắc lắm, tôi cần kiểm tra lịch trình tàu trước. Tôi sẽ tìm thông tin cho bạn.

A: Cảm ơn bạn! Tôi đánh giá cao sự sẵn lòng giúp đỡ của bạn. Tiện đây, tôi muốn biết liệu nhà ga có nhà vệ sinh không.

B: Có, chúng ngay phía sau bạn. Bạn đi tàu làm việc hay để tham quan?

A: À, tôi hiểu rồi! Tôi đi tàu để tham quan. Xin lỗi vì đã làm phiền bạn nhiều nhưng liệu bạn có thể giúp tôi với một số gợi ý về những địa điểm thú vị nhất để thăm ở trung tâm thành phố không?

B: Xin lỗi, tôi muốn giúp nhưng tôi cũng mới đến đây.

A: Không sao đâu! Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ.

B: Không có gì! Nếu bạn còn câu hỏi hoặc cần giúp đỡ, hãy thoải mái hỏi tôi.

Kết luận

Việc thể hiện sự lịch sự trong việc hỏi đáp thông tin sẽ không chỉ giúp tránh những hiểu lầm không đáng có mà còn giúp người học dễ dàng xây dựng các mối quan hệ dễ dàng hơn bằng cách sử dụng tiếng Anh. Khi chúng ta biết cách hỏi đáp thông tin lịch sự, chúng ta tôn trọng người khác và thể hiện sự quan tâm đến ý kiến của họ hơn. Việc sử dụng những cụm từ như "I was wondering if you could help me", "I'd like to know", hay "Excuse me, do you know" cho thấy sự lịch sự và tôn trọng với người khác.


Danh sách nguồn tham khảo

Jones, Leo, and C. v. Baeyer. Functions of American English: Communication Activities for the Classroom. Cambridge UP, 1983.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu