Banner background

Cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp ở 4 nước nói tiếng Anh – Phần 2

Bài viết tập trung vào các cách diễn đạt tiếng Anh phổ biến ở 2 nước: Úc và Canada kèm theo giải thích và ví dụ minh họa.
cach dien dat thong dung trong giao tiep o 4 nuoc noi tieng anh phan 2

Tiếp nối phần trước “Cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp ở 4 nước nói tiếng Anh“, bài viết dưới đây sẽ tập trung vào các cách diễn đạt tiếng Anh phổ biến tại 2 quốc gia: Úc và Canada kèm theo giải thích và ví dụ minh họa.

Một số cách diễn đạt thông dụng ở Úc

Tiếng Anh – Úc (Australian English) là biến thể được sử dụng ở Úc, bắt nguồn từ sự kiện “First Settlers” vào năm 1788. Biến thể này có số lượng lớn sự tương đồng với tiếng Anh – Anh.

“Fair dinkum”

Cụm từ “fair dinkum” được ghi nhận ở Úc vào khoảng năm 1890 và có ý nghĩa dùng để nhấn mạnh tính xác thực, đáng tin khi nói đến một sự thật.

Ví dụ:

Trust me! It’s true mate! Fair dinkum. (Tin tôi đi. Đó là sự thật!)

“Heaps good”

“Heaps” ở đây như đang thay thế cho “very” và cả cụm tiếng lóng này mang nghĩa “very good” – “rất tuyệt”. Cách diễn đạt này được cho là bắt nguồn từ vùng Nam nước Úc và đặc biệt thông dụng với lứa trẻ ở đất nước này.

cum-tu-tieng-anh-pho-bien

Ví dụ:

  • How was the party? (Bữa tiệc thế nào?) – It was heaps good! (Nó cực kỳ tuyệt!)

  • This movie is heaps good! I’m impressed! (Bộ phim này thật hay! Tôi rất ấn tượng!)

Xem thêm: Các Idioms phổ biến phân loại theo chủ đề trong IELTS Speaking

“Fully sick”

Đây cũng là một cụm từ lóng được ghi nhận lần đầu ở Úc và mang nghĩa “great”, “cool”, “good” – đều ám chỉ tính hay, tốt.

Ví dụ:

  • The visual effects in this TV series are fully sick. Do you think so? (Hiệu ứng hình ảnh trong TV series này thật tuyệt! Bạn có nghĩ vậy không?)

  • Check out my new car! It’s fully sick! (Nhìn xem xe mới của tôi này! Nó rất tuyệt vời!)

“Barbie”

Khi nghe người Úc nói “barbie”, có thể họ đang nói về một nhân vật búp bê, nhưng thực ra từ này cũng có thể mang nghĩa là một bữa tiệc nướng (barbecue). Không những vậy, cách nói “throw/slip a shrimp/prawn on the barbie” – bắt nguồn từ một quảng cáo truyền hình ở đất nước này vào năm 1984 còn được hiểu và sử dụng rộng rãi như một lời mời cùng dùng bữa.

cum-tu-tieng-anh-pho-bien

“Flat chat” (hoặc: flat-chat)

Tính từ này được cho là có nguồn gốc từ nước Úc với nghĩa “bận rộn” – có nhiều công việc cần xử lý cùng lúc.

Ví dụ:

  • I’m sorry for missing the deadline. I’ve been flat chat with my son all day long because he’s sick. (Tôi xin lỗi vì đã không hoàn thành việc đúng thời hạn. Tôi đã bận rộn với con trai cả ngày nay vì thằng bé bị ốm.)

  • Charlie looks exhausted! He must have been flat chat at work lately. (Charlie trông thật mệt mỏi! Anh ấy chắc hẳn đã vô cùng bận bịu ở công ty dạo gần đây.)

Ngoài ra, “flat chat” còn được dùng như một trạng từ mang nghĩa “hết tốc lực, hết sức có thể”.

Ví dụ:

  • My team is working flat chat to get the project done perfectly. (Nhóm của tôi đang làm việc hết tốc lực để hoàn thành dự án một cách hoàn hảo.)

  • Jake drove flat chat to the airport for fear that he would miss the flight. (Jake lái xe nhanh hết sức có thể đến sân bay vì sợ rằng anh ấy sẽ lỡ chuyến bay.)

Một số cách diễn đạt thông dụng ở Canada

Tiếng Anh – Canada (Canadian English) là biến thể của tiếng Anh được sử dụng tại Canada bởi khoảng 58,1% dân số, theo sau bởi tiếng Pháp – Canada (Canadian French). Tiếng Anh – Canada nhìn chung có nhiều điểm chung với cả tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ, dù phần lớn vẫn là giống tiếng Anh – Mỹ hơn vì yếu tố địa lý. 

“Double double”

Đây là một cụm từ lóng bắt nguồn từ Tim Hortons – chuỗi café nổi tiếng nhất ở Canada, dùng để chỉ ly cà phê với hai phần đường và hai phần kem. Thậm chí, biến thể của cụm này còn xuất hiện khi người mua uống gia tăng lượng đường và kem lên thành ba phần: “triple-triple”.

cum-tu-tieng-anh-pho-bien

“Dépanneur”

Ở Canada, đặc biệt là tỉnh Quebec, “dépanneur” hay gọi tắt là “the Dep” chính là cửa hàng tiện lợi. “Depanneur” có nghĩa gốc là “repairman” – thợ sửa chữa, do vậy có thể hiểu, loại cửa hàng này có khả năng “sửa chữa” nhanh các vấn đề của khách hàng.

Ví dụ:

We can grab some snacks at the depanneur later in case we’re hungry. (Lát nữa chúng ta có thể mua một ít đồ ăn vặt ở cửa hàng tiện lợi trong trường hợp thấy đói.)

Xem thêm: Ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng trong tiếng Anh giao tiếp – Phần 2

“Hang a Larry/ hang a Roger”

Khi tham gia lái xe ở Canada, “hang a Larry” chính là cách nói rẽ trái và ngược lại, “hang a Roger” là rẽ phải.

cum-tu-tieng-anh-pho-bien-2

“Out for a rip”

Quán ngữ “out for a rip” cũng được cho là có nguồn gốc từ đất nước Canada. Về ý nghĩa, cụm này giống như “go out” – ra đường và tận hưởng niềm vui với bạn bè.

Ví dụ:

Hey! I’m free tonight. Shall we go out for a rip? (Này! Tối nay tôi rảnh. Đi chơi nhé?)

“Chirp”

Ở Canada, hành động “talk smack” – nói xấu, chê trách ai đó sẽ được diễn đạt bằng từ “chirp”, đặc biệt khả năng nghe thấy từ lóng này cao nhất là ở Montreal. Ngoài ra, một số vùng khác còn sử dụng từ “beak”.

Ví dụ: They kept chirping, which made me so annoyed.

Tổng kết

Với sự khác biệt giữa các biến thể của tiếng Anh, người học cần có sự tìm hiểu, trang bị đa dạng các cách diễn đạt thường gặp để đảm bảo quá trình giao tiếp được diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả. Tác giả hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp người học mở rộng vốn từ vựng của mình và từ đó có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống ở các nước nói tiếng Anh.

Xem thêm: Language variations – Biến thể trong Tiếng Anh

Phạm Trần Thảo Vy

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...