Banner background

Cách học IELTS Reading cho Người học thị giác (Visual Learners) - Phần 1: True False Not Given

Chuỗi bài viết cung cấp phương pháp học tập tốt dành cho nhóm người học thị giác (visual learners) khi học IELTS Reading. Nếu học đúng phương pháp thì những người học nhóm này có thể sẽ tiến bộ nhanh hơn và đạt kết quả tốt và sớm hơn. Phần đầu tiên của chuỗi bài viết này sẽ tìm hiểu cách học cho dạng bài True False Not Given.
cach hoc ielts reading cho nguoi hoc thi giac visual learners phan 1 true false not given

Key Takeaways

Người học theo kiểu thị giác là kiểu gọi nhóm người học phản ứng tốt với các hình ảnh hoặc những yếu tố trực quan, có hệ thống trong học tập. 

Áp dụng hai kỹ thuật color code và sơ đồ vào cách học IELTS có thể sẽ đem lại kết quả tích cực cho người học thị giác. 

Chiến lược làm dạng bài True False Not Given bao gồm 5 bước sau:

  • Bước 1: Đọc hiểu câu hỏi, phân tách thành các chunk và xác định từ khoá

  • Bước 2: Tìm vị trí của vùng chứa đáp án của câu hỏi dựa vào các từ khoá

  • Bước 3: Đọc hiểu nội dung bài đọc của vùng chứa đáp án đã tìm thấy

  • Bước 4: Đối chiếu các cụm trong câu hỏi với nội dung trong bài đọc và đưa ra đáp án

  • Bước 5: Tạo ra ghi chú theo màu để hiểu rõ các câu hỏi, đặc biệt là các câu sai. 

Cách xây dựng ghi chú theo màu sắc này sử dụng các màu giống nhau để thể hiện các cách diễn đạt tương đương giữa bài đọc (Passage) và Câu hỏi (Questions). Những phần thông tin quan trọng như chứa thông tin sai hoặc chứa thông tin không được đề cập sẽ sử dụng màu sắc nổi bật như màu đỏ.

Tổng quan lý thuyết

Người học theo kiểu thị giác là kiểu gọi nhóm người học phản ứng tốt với các hình ảnh hoặc những yếu tố trực quan, có hệ thống trong học tập. Đây là cách phân loại người học VARK, một giả thuyết về các kiểu người học khác nhau đang dần được ủng hộ trên toàn thế giới. 

Tuy nhiên những lý thuyết và ứng dụng học tập được đề xuất hiện tại về người học thị giác lại chưa áp dụng trực tiếp đối với nhóm người học IELTS và vì vậy, bài viết này tìm hiểu phương pháp học tập làm sao để tối ưu cho người học thị giác khi học thi IELTS. 

Đọc thêm tại đây: Cách ứng dụng Mô hình VARK trong việc học IELTS 

Đối với nhóm người học này, có nhiều yếu tố vốn đã được chứng minh là giúp tăng khả năng học tập của họ, trong đó có hai yếu tố đang chú ý là phân loại theo màu sắc (color code) và sử dụng sơ đồ. Theo sách Visual Literacy: A Spectrum of Visual Learning (David Mike Moore, Francis M. Dwyer) màu sắc là một trong các yếu tố quan trọng trong việc thiết kế học liệu cho người học thị giác. Tương tự, Elizabeth Preston (2023) cho rằng việc sử dụng màu sắc trong khi ghi chú sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và thu hút học sinh hơn trong nhóm này hơn. Một bài viết trên trang Visual Brand Learning (2019) cũng chia sẻ kết luận tương tự. 

Sử dụng sơ đồ hoặc các dụng cụ học tập trực quan cũng có thể giúp ích cho nhóm người học này. Theo nhiều trang web giáo dục và thông tin uy tín, bao gồm ThoughtCo, Structural Learning và Indeed Editorial Team từ trang indeed.com, sử dụng sơ đồ cũng sẽ là một cách hiệu quả trong học tập.

Phương pháp học đề xuất

Có thể thấy, việc áp dụng hai kỹ thuật nói trên, color code và sơ đồ, vào cách học IELTS có thể sẽ đem lại kết quả tích cực. Nguyên lý thiết kế phương pháp học sẽ xoay quanh việc tạo ra tối đa các gợi ý về thị giác khi học như sử dụng màu sắc, biểu tượng và sơ đồ. Tuy nhiên do bài thi IELTS Reading có nhiều dạng bài khác nhau, và tác giả sẽ đề xuất cách học cho từng dạng bài một. Phần đầu tiên của chuỗi bài viết này sẽ tìm hiểu cách học cho dạng bài True False Not Given.

Chiến lược làm bài

Chiến lược làm dạng bài True False Not Given bao gồm 5 bước sau:

  • Bước 1: Đọc hiểu câu hỏi, phân tách thành các chunk và xác định từ khoá

  • Bước 2: Tìm vị trí của vùng chứa đáp án của câu hỏi dựa vào các từ khoá

  • Bước 3: Đọc hiểu nội dung bài đọc của vùng chứa đáp án đã tìm thấy

  • Bước 4: Đối chiếu các cụm trong câu hỏi với nội dung trong bài đọc và đưa ra đáp án

  • Bước 5: Tạo ra ghi chú theo màu để hiểu rõ các câu hỏi, đặc biệt là các câu sai. 

Cách làm bài chi tiết xem tại đây: Cách làm bài IELTS Reading dạng True, False, Not given 

Lưu ý

Khi làm bài

Áp dụng chiến lược làm bài đã nêu. Lưu ý một số yếu tố quan trọng:

  • Khi đọc đề cần phân tách câu hỏi thành các chunk (cụm), sử dụng ký hiệu như dấu gạch chéo // hoặc cặp dấu ngoặc vuông []. 

Khi sửa bài và ghi chú

Người học sử dụng màu sắc để ghi chú các cách diễn đạt tương đương (paraphrase) trong bài. Sử dụng màu sắc nổi bật để làm rõ các thông tin quan trọng trong một câu False hoặc Not Given như phần thông tin cụ thể nào mâu thuẫn với bài đọc (False) hay phần thông tin cụ thể nào không được đề cập trong bài đọc (Not Given). Đối với kiểu thông tin này có thể sử dụng màu đỏ. Người học nên đồng thời kẻ bảng để so sánh hai phần nội dung một cách trực quan. Người học xem ví dụ minh hoạ ở phía dưới đây để nắm rõ hơn cách làm bài và tạo ghi chú theo màu sắc.

Ví dụ minh hoạ

(Trích Cambridge IELTS 18) 

Bài đọc (Passage)

Produce grown this way typically sells at prices that, while generally higher than those of classic intensive agriculture, are lower than soil-based organic growers. There are limits to what farmers can grow this way, of course, and much of the produce is suited to the summer months. 'Root vegetables we cannot do, at least not yet,' he says. 'Radishes are OK, but carrots, potatoes, that kind of thing – the roots are simply too long. Fruit trees are obviously not an option. And beans tend to take up a lot of space for not much return.' Nevertheless, urban farming of the kind being practised in Paris is one part of a bigger and fast-changing picture that is bringing food production closer to our lives.

Câu hỏi

11 Fruit and vegetables grown on an aeroponic urban farm are cheaper than traditionally grown organic produce.

12 Most produce can be grown on an aeroponic urban farm at any time of the year.

  • Bước 1: Đọc hiểu câu hỏi, phân tách thành các chunk và xác định từ khoá

Ví dụ: 11. Fruit and vegetables // grown on // an aeroponic urban farm // are cheaper // than // traditionally grown // organic produce.
12. Most produce // can be grown // on an aeroponic urban farm // at any time // of the year.

Hoặc: 11. [Fruit and vegetables] [grown on] [an aeroponic urban farm] [are cheaper] [than] [traditionally grown] [organic produce].
12. [Most produce] [can be grown] [on an aeroponic urban farm] [at any time] [of the year].

  • Bước 2: Tìm vị trí của vùng chứa đáp án của câu hỏi dựa vào các từ khoá

Vị trí câu 11: Produce grown this way typically sells at prices that, while generally higher than those of classic intensive agriculture, are lower than soil-based organic growers.

Vị trí câu 12: There are limits to what farmers can grow this way, of course, and much of the produce is suited to the summer months.

  • Bước 3: Đọc hiểu nội dung bài đọc của vùng chứa đáp án đã tìm thấy

Vị trí câu 11: Sản phẩm được trồng theo cách này thường được bán với giá nhìn chung cao hơn so với nông nghiệp thâm canh truyền thống nhưng lại thấp hơn so với người trồng hữu cơ trên đất.

Vị trí câu 12: Tất nhiên, có những giới hạn đối với những gì nông dân có thể trồng theo cách này và phần lớn sản phẩm phù hợp với những tháng mùa hè.

  • Bước 4: Đối chiếu các cụm trong câu hỏi với nội dung trong bài đọc và đưa ra đáp án

Passage

Question

Produce grown this way typically sells at prices that, while generally higher than those of classic intensive agriculture, are lower than soil-based organic growers. 

11 Fruit and vegetables grown on an aeroponic urban farm are cheaper than traditionally grown organic produce.

Tất cả thông tin trong câu hỏi đều được xác minh trong bài đọc, đáp án TRUE.

There are limits to what farmers can grow this way, of course, and much of the produce is suited to the summer months.

12 Most produce can be grown on an aeroponic urban farm at any time of the year.

Thông tin at any time of the year bị phủ định bởi thông tin trong bài đọc “is suited to the summer months”, đáp án FALSE.

  • Bước 5: Tạo ra ghi chú theo màu để hiểu rõ các câu hỏi, đặc biệt là các câu sai. 

Color-coded Notes:

image-alt

Cách xây dựng ghi chú theo màu sắc này sử dụng các màu giống nhau để thể hiện các cách diễn đạt tương đương giữa bài đọc (Passage) và Câu hỏi (Questions). Những phần thông tin quan trọng như chứa thông tin sai hoặc chứa thông tin không được đề cập sẽ sử dụng màu sắc nổi bật như màu đỏ.

Trên đây là phương pháp học tập mà tác giả đề xuất, người học có thể tự luyện tập với phần ứng dụng dưới đây trước khi xem giải thích chi tiết đi kèm.

Ứng dụng

Đọc và trả lời các câu hỏi dạng bài True False Not Given dưới đây và thực hiện ghi chú theo màu như đã hướng dẫn ở trên.

(Trích Cambridge IELTS 14)

Alexander Henderson (1831-1913)

Born in Scotland, Henderson emigrated to Canada in 1855 and became a well-known landscape photographer

Alexander Henderson was born in Scotland in 1831 and was the son of a successful merchant. His grandfather, also called Alexander, had founded the family business, and later became the first chairman of the National Bank of Scotland. The family had extensive landholdings in Scotland. Besides its residence in Edinburgh, it owned Press Estate, 650 acres of farmland about 35 miles southeast of the city. The family often stayed at Press Castle, the large mansion on the northern edge of the property, and Alexander spent much of his childhood in the area, playing on the beach near Eyemouth or fishing in the streams nearby.

Even after he went to school at Murcheston Academy on the outskirts of Edinburgh, Henderson returned to Press at weekends. In 1849 he began a three-year apprenticeship to become an accountant. Although he never liked the prospect of a business career, he stayed with it to please his family. In October 1855, however, he emigrated to Canada with his wife Agnes Elder Robertson and they settled in Montreal. Henderson learned photography in Montreal around the year 1857 and quickly took it up as a serious amateur. He became a personal friend and colleague of the Scottish-Canadian photographer William Notman. The two men made a photographic excursion to Niagara Falls in 1860 and they cooperated on experiments with magnesium flares as a source of artificial light in 1865. They belonged to the same societies and were among the founding members of the Art Association of Montreal. Henderson acted as chairman of the association's first meeting, which was held in Notman's studio on 11 January 1860. 

In spite of their friendship, their styles of photography were quite different. While Notman's landscapes were noted for their bold realism, Henderson for the first 20 years of his career produced romantic images, showing the strong influence of the British landscape tradition. His artistic and technical progress was rapid and in 1865 he published his first major collection of landscape photographs. The publication had limited circulation (only seven copies have ever been found), and was called Canadian Views and Studies. The contents of each copy vary significantly and have proved a useful source for evaluating Henderson's early work.

In 1866, he gave up his business to open a photographic studio, advertising himself as a portrait and landscape photographer. From about 1870 he dropped portraiture to specialize in landscape photography and other views. His numerous photographs of city life revealed in street scenes, houses, and markets are alive with human activity, and although his favourite subject was landscape he usually composed his scenes around such human pursuits as farming the land, cutting ice on a river, or sailing down a woodland stream. There was sufficient demand for these types of scenes and others he took depicting the lumber trade, steamboats and waterfalls to enable him to make a living. There was little competing hobby or amateur photography before the late 1880s because of the time-consuming techniques involved and the weight of the equipment. People wanted to buy photographs as souvenirs of a trip or as gifts, and catering to this market, Henderson had stock photographs on display at his studio for mounting, framing, or inclusion in albums. 

Henderson frequently exhibited his photographs in Montreal and abroad, in London, Edinburgh, Dublin, Paris, New York, and Philadelphia. He met with greater success in 1877 and 1878 in New York when he won first prizes in the exhibition held by E and HT Anthony and Company for landscapes using the Lambertype process. In 1878 his work won second prize at the world exhibition in Paris. 

In the 1870s and 1880s Henderson travelled widely throughout Quebec and Ontario, in Canada, documenting the major cities of the two provinces and many of the villages in Quebec. He was especially fond of the wilderness and often travelled by canoe on the Blanche, du Lievre, and other noted eastern rivers. He went on several occasions to the Maritimes and in 1872 he sailed by yacht along the lower north shore of the St Lawrence River. That same year, while in the lower St Lawrence River region, he took some photographs of the construction of the Intercolonial Railway. This undertaking led in 1875 to a commission from the railway to record the principal structures along the almost-completed line connecting Montreal to Halifax. Commissions from other railways followed. In 1876 he photographed bridges on the Quebec, Montreal, Ottawa and Occidental Railway between Montreal and Ottawa. In 1885 he went west along the Canadian Pacific Railway (CPR) as far as Rogers Pass in British Columbia, where he took photographs of the mountains and the progress of construction. 

In 1892 Henderson accepted a full-time position with the CPR as manager of a photographic department which he was to set up and administer. His duties included spending four months in the field each year. That summer he made his second trip west, photographing extensively along the railway line as far as Victoria. He continued in this post until 1897, when he retired completely from photography.

When Henderson died in 1913, his huge collection of glass negatives was stored in the basement of his house. Today collections of his work are held at the National Archives of Canada, Ottawa, and the McCord Museum of Canadian History, Montreal.

Questions 1-8

Do the following statements agree with the information given in Reading Passage 1?

In boxes 1-8 on your answer sheet, write

TRUE if the statement agrees with the information

FALSE if the statement contradicts the information

NOT GIVEN if there is no information on this

1 Henderson rarely visited the area around Press estate when he was younger.

2 Henderson pursued a business career because it was what his family wanted.

3 Henderson and Notman were surprised by the results of their 1865 experiment.

4. There were many similarities between Henderson's early landscapes and those of Notman.

5 The studio that Henderson opened in 1866 was close to his home.

6 Henderson gave up portraiture so that he could focus on taking photographs of scenery.

7 When Henderson began work for the Intercolonial Railway, the Montreal to Halifax line had been finished.

8 Henderson's last work as a photographer was with the Canadian Pacific Railway.


Gợi ý làm bài

Chia nhỏ câu hỏi thành các cụm, sử dụng những ký hiệu trực quan

  1. Henderson // rarely visited // the area around Press estate // when he was younger.

  2. Henderson pursued // a business career // because // it was what // his family wanted.

  3. Henderson and Notman // were surprised // by the results // of their 1865 experiment.

  4. There were // many similarities // between Henderson's early landscapes // and those of Notman.

  5. The studio // that Henderson opened // in 1866 // was close // to his home.

  6. Henderson gave up // portraiture // so that // he could focus // on taking photographs // of scenery.

  7. When Henderson began work // for the Intercolonial Railway, // the Montreal to Halifax line // had been finished.

  8. Henderson's last work // as a photographer // was with // the Canadian Pacific Railway.

Xây dựng Ghi chú theo màu sắc và tìm ra đáp án: 


Đáp ánimage-alt

1 FALSE

2 TRUE

3 NOT GIVEN

4 FALSE

5 NOT GIVEN

6 TRUE

7 FALSE

8 TRUE

Trên đây là hướng dẫn những bước làm bài mà phần nào sẽ giúp cho người học thị giác học tốt hơn bài thi IELTS Reading, dạng True False Not Given.

Tổng kết

Bài viết đã đề xuất một phương pháp làm bài và ghi chú khi người học học dạng bài True False Not Given trong bài thi IELTS Reading. Phương pháp này xoay quanh việc sử dụng ghi chú theo màu và trình bày trực quan để tăng khả năng học tập của người học. Các phần tiếp theo sẽ tìm hiểu các học khi người học xử lý các dạng bài khác trong IELTS Reading.


Trích dẫn

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
GV
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...