Cách lập kế hoạch tự học IELTS chi tiết và hiệu quả cho người bận rộn

Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách lên kế hoạch học IELTS hiệu quả, kế hoạch tự học IELTS một tháng trước khi thi cho người đi làm để việc ôn tập hiệu quả hơn.
author
ZIM Academy
10/01/2022
cach lap ke hoach tu hoc ielts chi tiet va hieu qua cho nguoi ban ron

Việc sở hữu chứng chỉ IELTS trong thời đại ngày nay đồng nghĩa với việc người học đang có trong tay nhiều cơ hội học tập và làm việc hơn người khác. Nếu người học đang muốn thi lấy chứng chỉ này trong thời gian sắp tới, thì hãy tham khảo ngay kế hoạch học IELTS của ZIM trong bài viết sau.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tự học IELTS

Việc lập kế hoạch học IELTS phù hợp trước thi là quan trọng để đạt được band điểm mong muốn. Thí sinh thường quá chú trọng đến kết quả đầu ra cuối cùng (band điểm mà họ mong muốn đạt được), một kết quả mà họ không thật sự kiểm soát được.

Nhưng họ có thể kiểm soát được thói quen học tập hàng ngày, quá trình học tập và những mục tiêu nhỏ hơn có thể thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả mong muốn (How to plan for your IELTS exam, British Council).

Lập kế hoạch học IELTS để đạt band điểm mong muốnBảng tính điểm IELTS

Vì vậy việc lập kế hoạch tự học IELTS trước thi là cần thiết vì nó giống như một tấm bản đồ giúp người học theo dõi được quá trình học của mình cũng như đánh giá được hiệu quả của việc học trên con đường đạt được band điểm mong muốn.

Hướng dẫn lập kế hoạch học IELTS hiệu quả

Lập kế hoạch tự học IELTSHướng dẫn lập kế hoạch học IELTS hiệu quả

Kiểm tra trình độ bản thân

Tuy việc chuẩn bị cho kế hoạch tự học IELTS trước khi đi thi quan trọng như vậy nhưng việc lên được kế hoạch là không dễ dàng. Sẽ không có một lộ trình học cụ thể nào giống hệt cho tất cả mọi người vì vậy việc nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu trong các kĩ năng đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch.

Nếu bạn không biết trình độ tiếng Anh hiện tại của mình là bao nhiêu trong thang điểm IELTS, bạn sẽ không biết mình còn bao xa để đạt được mục tiêu. Vì vậy, xác định chính xác năng lực của bản thân mới có thể lên kế hoạch học IELTS chi tiết và phù hợp nhất. 

Nên xác định điểm mạnh, điểm yếu khi lập kế hoạch tự học IELTSKiểm tra trình độ của bản thân trước khi lập kế hoạch học IELTS

Nếu người học cảm thấy khó khăn trong việc xác định điểm mạnh, yếu trong các kỹ năng đi thi vì không biết xác định ra sao và như thế nào thì một trong những biện pháp tốt nhất là đi thi thử và nhận góp ý từ giáo viên có kinh nghiệm trong quá trình luyện thi IELTS. 

Người học có thể tham khảo đăng ký test trình độ IELTS tại ZIM có ngay kết quả.

Test trình độ miễn phí tại ZIM, đăng ký tại đây: Đăng ký test trình độ IELTS

Trong trường hợp người học muốn tự xác định điểm mạnh yếu thì đối với kỹ năng nghe, đọc người học có thể làm các bài thi thử tại nhà và kiểm tra đáp án để xem mình hay sai loại câu nào để có kế hoạch ôn tập và khắc phục.

Riêng hai kĩ năng nói và viết, người học có thể lên một số diễn đàn và IELTS như esayforum, englishforum để nhận sửa bài miễn phí nhưng sẽ lâu và độ chính xác cũng không đảm bảo vì có nhiều người dùng vào nhận xét và sửa, nhưng người học khó có thể nhận ra là người sửa có trình độ hay không. Vì vậy người học có thể cân nhắc các dịch vụ thi thử và trả phí như ở phía trên để được nhận xét chính xác hơn.

Làm bài thi thử - Điều quan trọng cần làm trước khi lên kế hoạch học IELTSLàm bài thi thử để xác định năng lực của bản thân

Nếu chưa từng học thi IELTS trước đây người học có thể làm thử một bài test tổng quát về các kỹ năng cần có trong IELTS. Để xác định được chính xác nhất trình độ bản thân, hãy đăng ký tham gia làm bài thi thử IELTS của Anh Ngữ ZIM tại đây. Bài thi có cấu trúc bám sát với đề thi IELTS thực tế và sẽ có kết quả nhanh chóng trong vòng 24h.

Nên đăng ký thi thử trước khi lập kế hoạch học ILETSĐăng ký thi thử tại Anh Ngữ ZIM có kết quả chỉ trong vòng 24h

Nếu đã có kinh nghiệm trong việc học thi IELTS, ngoài việc nên tham gia bài test trình độ IELTS thì người học cũng nên dành thời gian tìm hiểu các vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Tìm đến những người có kinh nghiệm hơn để xin lời khuyên sẽ giúp người học tìm ra các biện pháp giải quyết một cách nhanh chóng hơn.

Xác định mục tiêu mong muốn rõ ràng

Việc xác định mục tiêu sẽ tiến hành ngay sau khi người học xác định được trình độ của bản thân. Hãy đặt mục tiêu một cách thực tế nhất có thể. Có nghĩa là với năng lực được rèn luyện qua thời gian ôn thi, người học có thể đạt được mục tiêu đó với xác suất thành công cao.

Nguyên tắc SMART với 5 tiêu chí dưới đây sẽ giúp người học xác định được mục tiêu học tập của bản thân:

  • S - Specific: Cụ thể.

  • M - Measurable: Có thể đo lường được.

  • A - Achievable: Có thể đạt được.

  • R - Realistic: Có tính thực tế.

  • T - Time related: Yếu tố thời gian.

SMART- cách lập kế hoạch tự học IELTS hiệu quả

Lập kế hoạch tự học IELTS tối ưu dựa vào nguyên tắc SMART

Tham khảo thêm về cách áp dụng phương pháp S.M.A.R.T tại: Áp dụng phương pháp S.M.A.R.T. trong cải thiện việc học tiếng Anh

Chia mục tiêu lớn thành mục tiêu nhỏ

Nhiều học viên lập ra kế hoạch tự học IELTS tương tự như sau: tăng band điểm IELTS từ 5.0 lên 6.0 trong khoảng thời gian 3 tháng. Đây chỉ là mục tiêu chính và thời gian đang có để học IELTS. Hãy chia nhỏ và chi tiết nó ra. Ví dụ như thế này: đạt điểm Writing 6.0 trong 2 tuần, đạt điểm Listening 6.5 trong 1 tuần,... 

Khi lập kế hoạch học IELTS, hãy chia nhỏ mục tiêu cũng như thời gian ôn luyện ra. Như vậy sẽ giúp người học kiểm soát tốt hơn quá trình học tập của bản thân. Ngoài ra, khi đạt được mục tiêu ở một mốc thời gian như đã định trong kế hoạch, cũng sẽ tăng sự hào hứng và phấn khởi hơn trong quá trình luyện thi.

Chia nhỏ kế hoạch chính là cách lập kế hoạch IELTS thông minh nhấtChia nhỏ mục tiêu tạo hứng thú trong việc học IELTS giúp dễ dàng đạt band điểm mong muốn.

Lên kế hoạch cho những mục tiêu nhỏ

Một số nguyên tắc người học có thể xem xét để lên kế hoạch học IELTS cho những mục tiêu nhỏ là:

  • Phân tích phương pháp và thói quen học tập hiện tại của bản thân: Hãy tìm hiểu xem phương pháp học tập đã mang lại hiệu quả chưa và làm sao để làm bài hiệu quả theo thói quen riêng. Ví dụ:

    • Bài thi IELTS trên giấy sẽ khiến người học cảm thấy tốt hơn là thi trên máy tính. Hãy đăng ký tham gia kỳ thi IELTS trên giấy và luyện tập theo hình thức thi này.

    • Người đọc là kiểu người visual learner (người quen học tập với hình ảnh) thì việc học bằng cách lập mindmap theo các chủ đề IELTS sẽ rất thích hợp.

  • Đánh giá thời gian hằng ngày: Nếu là người bận rộn và ít có thời gian trong việc học IELTS thì có thể xem xét loại bỏ các hoạt động không cần thiết. Hoặc có thể tìm cách tranh thủ và tận dụng thời gian sao cho hợp lý để việc học tăng cường hiệu quả hơn. 

Đánh giá và quản lý thời gian - cách lập kế hoạch tự học IELTS hiệu quảĐánh giá và quản lý thời gian của bản thân tốt sẽ giúp có nhiều thời gian để ôn luyện IELTS hơn

Thực thi, theo dõi và cập nhật kế hoạch học IELTS

Trong những lần lập kế hoạch đầu tiên, thường sẽ xảy ra các vấn đề khiến bản không thể học tập theo kế hoạch học IELTS đã định. Đừng nản lòng thoái chí mà hãy thử lập lại và thay đổi linh hoạt kế hoạch cho đến khi cảm thấy nó đã mang lại hiệu quả.

Ví dụ như người học đang học tập theo một kế hoạch tự học IELTS tại nhà và cảm thấy bản thân không có tiến bộ hoặc tiến bộ quá chậm. Hãy suy xét đến việc đăng ký luyện thi tại các trung tâm luyện thi IELTS uy tín để mang lại kết quả học tập tốt hơn.

Kế hoạch học IELTS nên được theo dõi và cập nhật liên tụcTheo dõi và cập nhật liên tục kế hoạch tự học IELTS

Ngoài ra theo thời gian ôn luyện nếu cảm thấy năng lực của bản thân tiến bộ vượt bậc hơn so với dự tính ban đầu của mình. Lúc này, hãy lập ra một lộ trình học tập mới nhằm tăng cường độ học tập lên cho phù hợp với bản thân.

Giải quyết các khó khăn gặp phải trong kế hoạch học IELTS

Khó khăn thứ nhất đó chính là người học không thể nào học liên tục mỗi ngày trong 6 tháng hoặc cả 1 năm. Bởi vì người học sẽ gặp  một số lý do không thể tránh khỏi như: deadline công việc gấp, đi tiệc, … nên việc quản lý thời gian là điều thiết yếu. Người học nên tự lập ra một kế hoạch những ngày nghỉ trong khoảng thời gian ôn luyện để dự trù cho những tình huống bất ngờ.

Lười biếng và sao nhãng - cản trở trong kế hoạch tự học IELTSLười biếng và xao nhãng bởi nhiều lý do khác nhau sẽ gây cản trở rất lớn đến kế hoạch học IELTS 

Lười biếng chính là một trong những lý do khiến ta gặp khó khăn trong việc ôn luyện IELTS rất nhiều. Người học có thể bị vỡ kế hoạch học IELTS nếu cứ có những suy nghĩ lười biếng như: “Hôm nay không học, hôm sau học bù được mà” hoặc “Để nước tới chân mới nhảy”. Người học cần phải thực sự nghiêm túc và luôn tạo ra cho mình động lực để có thể hoàn thành tốt những kế hoạch mà mình đã đề ra.

Đừng cố gắng ép mình học quá sức sẽ gây chán nản và dễ từ bỏ. Hãy giảm thời gian của mình xuống nếu như cảm thấy mệt mỏi và người học cần phải điều chỉnh lại thời gian học của mình sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Người học rất dễ rơi vào suy nghĩ học mãi nhưng vẫn chưa thấy tiến bộ ở đâu. Khi đang có suy nghĩ này thì lời khuyên đó chính là mặc kệ nó đi và cứ bám sát vào kế hoạch mà mình đã đề ra. Người học chỉ kiểm soát được những thứ mà mình hiểu rõ còn những thứ không kiểm soát được thì không cần quan tâm.

Tìm cách vượt qua rào cản để thực hiện tốt kế hoạch tự học IELTSKế hoạch học IELTS hiệu quả cần có hướng giải quyết các rào cản trong quá trình học IELTS

Nếu cảm thấy từ vựng rất khó thuộc và mau quên thì không nên cố ép bản thân, cứ cố gắng học được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Số lượng từ vựng cực kỳ khổng lồ chính là thứ không ai kiểm soát được, đó là lẽ tự nhiên cho nên chỉ cần làm tốt công việc của mình đó chính là cứ cố gắng trau dồi thêm.

Lập kế hoạch tự học IELTS trong một tháng cuối dành cho người bận rộn

Sau đây tác giả xin đề xuất một kế hoạch học IELTS cho người đi làm 8 tiếng một ngày và có ít thời gian để ôn luyện. Kế hoạch có thể được chỉnh sửa theo từng cá nhân với điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Ví dụ người học yếu hẳn kĩ năng đọc thì có thể cân nhắc thêm thời gian cho kỹ năng này và giảm bớt thời gian cho kỹ năng họ đã thành thạo hơn.

Week 1: Định dạng đề, cách chấm điểm và ôn tập từng kĩ năng

Ngày 1

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  • Xem lại định dạng đề của các bài thi (thời gian, dạng bài)

  • Chú ý ghi chú lại để sau tiện tra cứu

  •  Ăn cơm, tắm rửa, nghỉ ngơi

  • Tắt điện thoại, tivi trong vòng một tiếng. Dùng máy tính nhưng chỉ để tra từ điển và tìm thông tin về kì thi không dùng các trang khác như Facebook

  • Ghi chép các ý quan trọng về kì thi và ghi chú lại những chỗ không hiểu để lên các diễn đàn trên mạng hoặc hỏi thầy cô thêm. 

  • Làm 1 đề IELTS Reading

  • In bài đọc cho ngày mai

Ngày 2 (Reading)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  • Lên trên mạng tìm phần giải thích chi tiết đáp án của đề bài này 

  • Đọc bài đọc và ghi chú lại tất cả từ mới (trong bài đọc lẫn câu hỏi). Lưu ý chỉ đọc để tìm từ mới không phải đọc để trả lời câu hỏi.

  • Nếu đọc qua thấy bài khó quá có thể tra các từ vựng highlight từ buổi sáng rồi mới làm

  • Làm bài đọc đã in từ sáng nếu thấy bài đọc có thể hiểu được trên 70% rồi tra cứu các từ không biết sau

  • Câu nào làm được thì làm trước, câu nào khó quá không làm được để lại làm sau, làm hết một lượt các câu dễ rồi quay lại cố gắng làm các câu khó.

  • Làm xong so sánh với đáp án chi tiết

  • Tìm ra lý do tại sao mình làm sai/ đánh dấu lại những câu mình không biết vì sao sai để đi hỏi.

  • Ghi chú các câu sai thuộc dạng nào để sau 1-2 tuần thống kê lại xem cần khắc phục loại câu hay sai nhất.

  • In đề listening cho ngày mai

Đọc thêm: Tổng hợp đề thi IELTS Writing 2021 kèm bài mẫu | Cập nhật liên tục

Ngày 3 (Listening)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  • Lên trên mạng tìm phần giải thích chi tiết đáp án của đề bài này 

  • Đọc và lấy bút nhớ dòng highlight tất cả các từ là từ mới trong phần câu hỏi (không được đọc phần audio transcript trước)

  • Ôn tập lại từ vựng của buổi hôm trước

  • Nghe lần 1 rồi làm bài

  • Nếu người học gặp khó khăn với tốc độ nghe thì có thể nghe 1-2 lần với tốc độ 0.75 sau khi nghe lần đầu với tốc độ bình thường để xem mình có nghe ra được đáp án không.

  • Nếu sau khi tua chậm và tua lại mà vẫn không nghe được đáp án thì so sánh đáp án với lời giải chi tiết

  • Tra cứu các từ vựng không biết trong transcript

  • Tìm ra lý do tại sao mình làm sai/ đánh dấu lại những câu mình không biết vì sao sai để đi hỏi.

  • Ghi chú các câu sai thuộc dạng nào để sau 1-2 tuần thống kê lại xem cần khắc phục loại câu hay sai nhất.

  • Nếu làm xong còn thời gian có thể lên youtube để transcribe một clip ngắn về chủ đề mà mình yêu thích

Ngày 4 (Speaking)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Xem lại từ vựng của bài nghe hôm qua. Có thể nhại lại (shadowing) một phần yêu thích của bài nghe hoặc clip đã transcribe vào tối qua.

  • Chọn ngẫu nhiên một đề trong bộ đề forecast trong quý đó

  • Lưu ý: có thể lọc các để về thành các chủ điểm lớn như mô tả người, mô tả đồ vật, mô tả địa điểm, v.v để có thể làm quen với cách làm từng dạng đề.

  • Tự trả lời và ghi âm lại.

  • Sau khi trả lời xong có thể xem bài mẫu trong bộ forecast và phân tích câu trả lời mẫu, sau đó tự viết ra câu trả lời của riêng mình. Chỉnh sửa câu trả lời đến khi thấy ổn nhất có thể thí sinh nào khá hơn có thể viết dàn ý.

  • Cất phần viết đi và ghi âm lại câu trả lời.

  • Có thể ghi âm nhiều lần cho đến khi ưng ý nhất

  • Ghi chú lại từ vựng hay áp dụng được trong đề thi.

  • In đề writing task 1 cho ngày mai.

Ngày 5 (Writing task 1)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  • Trả lời lại các câu trong phần speaking của ngày hôm qua.

  • Xem qua lại từ vựng của các buổi.

  • Còn thời gian có thể lên dàn ý sơ bộ cho đề.

  • Thực hiện viết bài trong 20-50 phút (lúc luyện tập ban đầu có thể viết lâu hơn rồi những tuần sau sẽ làm timing chặt hơn). Cố gắng viết xong, không bỏ dở giữa chừng.

  • Xem bài mẫu và phân tích bài mẫu để học ý và các cấu trúc hay.

  • Viết lại dàn ý bài.

  • Chuẩn bị đề writing task 2 cho ngày mai.

  • Lưu ý: Phần này tốt nhất là có giáo viên sửa cho.

Ngày 6 (Writing task 2)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  • Tập viết lại đề writing task 1 của tối qua trong đúng 20 phút

  • Lên dàn ý cho bài writing task 2

Thực hiện viết bài trong 1-2 giờ. Cố gắng viết xong, không bỏ dở giữa chừng.

Ngày 7 (Writing task 2)*

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  •  Xem bài mẫu và phân tích bài mẫu để học ý và các cấu trúc hay

  • Còn thời gian sẽ xem lại từ vựng của các bài trước

  • Viết lại bài writing task 2 trong đúng 40 phút.

  • Dành thời gian xem lại từ vựng của cả một tuần và các cấu trúc ngữ pháp trong phần nói và viết

Week 2: Ôn tập đề

Ngày 1

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

  •  Lọc ra các từ vựng còn chưa nhớ và sử dụng được

  • Đưa ra một chủ điểm ngữ pháp muốn luyện tập

  • Ôn tập lại từ vựng bằng cách đặt câu/ dùng các app như Quizlet để làm thẻ điện tử hay Quizizz để làm bài kiểm tra

  • In đề reading cho ngày mai

Ngày 2 (Reading)

Giống tuần 1

Ngày 3 (Listening)

Giống tuần 1

Ngày 4 (Speaking)

Giống tuần 1

Ngày 5 (Writing task 1)

Giống tuần 1 nhưng làm dạng biểu đồ khác

Ngày 6 (Writing task 2)

Giống tuần 1 nhưng làm dạng essay khác

Ngày 7 (Writing task 2)*

Giống tuần 1

Week 3: Tổng hợp lỗi và tập trung cải thiện lỗi

Ngày 1

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Tổng hợp lại các dạng câu hay sai trong phần Reading và Listening

  1. Tìm tài liệu để luyện sâu hơn vào các dạng này

  2. Tiến hành ôn tập từ vựng từ hai tuần trước

  3. Làm bài về một chủ điểm ngữ pháp còn yếu

Ngày 2 (Reading)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Giống tuần 1

Giống tuần 1, làm thêm bài về dạng câu hỏi reading còn yếu

Ngày 3 (Listening)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Giống tuần 1

Giống tuần 1, làm thêm bài về dạng câu hỏi listening còn yếu

Ngày 4 (Speaking)

Giống tuần 1

Ngày 5 (Writing task 1)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Giống tuần 1

Giống tuần 1 nhưng làm dạng biểu đồ khác

Ngày 6 (Writing task 2)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Giống tuần 1

Giống tuần 1 nhưng làm dạng essay khác

Ngày 7 (Writing task 2)*

Giống tuần 1

Lập kế hoạch tự học IELTS trong 1 tháng cho người bận rộnKế hoạch học IELTS hiệu quả trong 1 tháng

Week 4: Mindset và mock test

Ngày 1

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Tìm đọc các bài về chế độ ăn, ngủ nghỉ và chuẩn bị tâm lý trước khi thi

Tìm và xem các clip mock test và tips trước khi thi để nắm rõ được phần thi thật sự sẽ diễn ra như thế nào để có mindset và tâm lý thật tốt.

Ngày 2 (Reading)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp

  1. Làm mock test reading

  2. Làm thêm bài về dạng câu hỏi còn yếu

Ngày 3 (Listening)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp

  1. Làm mock test listening

  2. Làm thêm bài về dạng câu hỏi còn yếu

Ngày 4 (Speaking)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp

Làm 2 mock test speaking (có thể sử dụng dịch vụ thi thử hoặc tìm đối tác để luyện tập và giả làm giám khảo cho có tương tác giống thi thật)

Ngày 5 (Writing)

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp

  1. Viết hoàn chỉnh 1 đề writing trong 60 phút

  2. Đọc bài mẫu và viết lại luôn

Ngày 6

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp

Làm mock test với kỹ năng còn yếu và muốn luyện tập thêm

Ngày 7

Sáng (30 phút -1 tiếng trước khi đi làm)

Tối (1- 2 tiếng)

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp

  1.  Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ

  2. Ngủ đủ giấc để sẵn sàng đi thi

Đọc thêm: Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với việc học

Lên kế hoạch học IELTS chuẩn bị cho kỳ thi IELTS thật tốt

Lưu ý

Việc học hết tất cả các đề trong bộ Forecast Speaking đòi hỏi thời gian rất nhiều vì vậy trong quá trình ôn luyện người học có thể chia thành các dạng câu hỏi và chủ điểm lớn để học trong các tuần.

Từ vựng, ngữ trong từng chủ điểm sẽ áp dụng được cho nhiều chủ đề trong cùng chủ điểm đó nên người học sẽ đỡ tốn thời gian hơn học từng đề. Người học có thể tham khảo các chủ điểm lớn dưới đây:

Part 1 : 

Ôn theo dạng câu hỏi:

  • Do you……………?

  • Are you good at……………?

  • Is…………..popular in your country?

  • Did you………………as a child?

  • Do you prefer A or B?

  • What kind of……….do you………..?

Học các câu hỏi cố định.

Ví dụ:

Topic Hometown

  • Do you like your hometown?

  • What’s a popular part of your hometown?

  • Are there many shops in your hometown?

Topic Home 

Talking about your home

  • Do you live in a house or a flat?

  • What’s your favourite room?

  • Is there anything you want to change about your home?

Talking about your accommodation:

  • Tell me about the kind of accommodation you live in?

  • How long have you lived there?

  • What do you like about living there?

Topic Work

  • Do you work or are you a student?

  • What do you do everyday?

  • Do you enjoy your job?

Topic Student

  • What do you study?

  • What do you like most about your study?

  • Why did you choose to study that?

Một vài topic thường gặp trong part 1:

  1. Animals

  2. Keeping pets, wild animals, advantages and disadvantages of zoos

  3. Art

  4. Visual and performing arts, types of paintings, art galleries and exhibitions, art in the past and present, art in your home, digital art

  5. Books

  6. Genres of books, digital and audio books, books you have read 

  7. Cities

  8. Hometown, location, livelihood and local industry, tourism, activities to do, likes and dislikes 

  9. Clothes

  10. Fashion, likes and dislikes, shopping for clothes, clothes at work / for leisure

  11. Family

  12. Members, jobs, hobbies, personalities, relationships 

  13. Food

  14. Picnics, cooking, eating habits, healthy eating, favourite dishes 

  15. Mobile Phones

  16. Uses of a mobile phone, apps, texting, social media 

  17. Sport

  18. Different kinds, habits, doing sport, watching sport, being a fan 

  19. Transport

  20. Means of transport, public and private transportation, sea, land and air transport.

Part 2:

Các chủ điểm lớn - kế hoạch tự học IELTSCác chủ điểm lớn trong quá trình học IELTS

Trong phần kế hoạch học IELTS thì ngày thứ 6, thứ 7 để dành cho phần writing task 2 tuy nhiên người học có thể chuyển thành kĩ năng khác nếu phần writing task 2 của thí sinh đã ổn và không cần dành nhiều thời gian cho kĩ năng này.

Kế hoạch học IELTS có thể bổ sung thêm phần đọc, nghe từ các nguồn như báo chí, đài, mạng xã hội theo sở thích để tăng hứng thú cho việc học. 

Tổng kết

Trong bài viết trên, tác giả đã đưa phân tích tầm quan trọng và đưa ra kế hoạch gợi ý dành cho người đi làm 8 tiếng lập kế hoạch học IELTS một tháng trước khi thi. Tuy nhiên phần kế hoạch này không thể áp dụng cho tất cả mọi người học vì mỗi người học sẽ có những tính chất và đặc thù khác nhau. Việc quan trọng hơn hết là qua quá trình học và làm bài người học phải tìm ra được điểm yếu và điểm mạnh của mình để cá nhân hóa lại kế hoạch ôn luyện.

Việc đi thi thử và hỏi thầy cô cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp người học có kế hoạch học IELTS và lộ trình ôn luyện hợp lý và hiệu quả hơn. Tác giả hy vọng người học có thể xây dựng kế hoạch ôn luyện cho riêng mình cho một tháng trước khi thi dựa trên những phân tích và gợi ý của tác giả.

Tham khảo thêm: 10 trung tâm luyện thi IELTS cấp tốc uy tín tại TPHCM.

Phạm Thị Hồng

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu