Banner background

Cách nhớ và lưu lại kiến thức lâu hơn: Bí quyết để học tập hiệu quả

Nhiều người đã từng trải qua cảm giác quên mất một điều quan trọng một vài phút sau khi họ học hoặc đọc về nó. Vậy làm thế nào để nhớ và lưu giữ kiến thức lâu hơn? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách để cải thiện khả năng nhớ và lưu giữ kiến thức của mình. Hãy cùng tìm hiểu và ứng dụng những kinh nghiệm này để trở thành một người học tập thành công và hiệu quả!
cach nho va luu lai kien thuc lau hon bi quyet de hoc tap hieu qua

Key takeaways

  • Tầm quan trọng của việc lưu trữ kiến thức.

  • Cách lưu trữ thông tin có vai trò quan trọng đối với việc học ngôn ngữ vì nó đánh giá sử hiệu quả trong cách học và giúp học viên phát triển kỹ năng tự học và học tập.

  • Các cách lưu trữ thông tin và nhớ kiến thức lâu hơn: Dạy một người khác hoặc học nhóm, Ghi chú, viết tay, Tập trung học 1 chủ đề, không multitask, Thường xuyên sử dụng.

  • Áp dụng cụ thể vào việc học ngôn ngữ.

  • Lợi ích của việc lưu trữ thông tin và nhớ kiến thức lâu hơn.

image-alt

Tầm quan trọng của việc lưu trữ kiến thức

Lưu trữ kiến thức là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người phát triển và tiến bộ. Lưu trữ kiến thức giúp chúng ta không phải bắt đầu từ đầu mỗi khi cần sử dụng kiến thức. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc tìm kiếm thông tin cũng như giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Đặc biệt, với người học ngôn ngữ nói chung, và học tiếng Anh nói riêng, việc nhớ được kiến thức dài hạn đóng vai trò rất quan trọng.

Ngoài ra, lưu trữ kiến thức còn giúp học viên có thể chia sẻ kiến thức với những người khác. Điều này giúp cho kiến thức được lan truyền rộng rãi hơn và giúp cho nhiều người có thể học hỏi và phát triển.

Tại sao cách lưu trữ thông tin có vai trò quan trọng đối với việc học ngôn ngữ?

Cách lưu trữ thông tin là một yếu tố quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Khi học ngôn ngữ mới, chúng ta cần phải lưu trữ thông tin về từ vựng, ngữ pháp, cách sử dụng ngôn ngữ. Nếu học viên không nhớ kiến thức một cách bài bản thì sẽ dễ quên đi những gì đã học và không thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả.

Nếu lưu trữ thông tin một cách hợp lí, học viên có thể phát triển kỹ năng học tập và tự học. Khi người học biết cách lưu trữ thông tin một cách hiệu quả, người học có thể tự học một cách độc lập và tiếp cận với các tài liệu học tập khác nhau một cách dễ dàng.

image-alt

Các cách lưu trữ thông tin và nhớ kiến thức lâu hơn

Dạy một người khác hoặc học nhóm

Bằng cách truyền đạt kiến thức cho người khác, học viên sẽ thu được nhiều hơn từ bài tập, bởi nó giúp củng cố những kiến thức sẵn có và khơi dậy những vấn đề liên quan khác. Học viên có thể áp dụng phương pháp này bằng cách chia sẻ những kỹ năng và kiến ​​thức mới học được của mình với những người khác.

Bắt đầu bằng cách dịch các thông tin thành ngôn ngữ của riêng học viên. Tiếp theo, tìm một số cách để chia sẻ những gì học viên đã học được, có thể là viết bài đăng trên blog, tạo podcast hoặc tham gia thảo luận nhóm.

Bên cạnh đó, học nhóm cũng quan trọng nếu người học đang gặp một chủ đề khó. Bởi người học có thể đưa ra ý tưởng và giải pháp của riêng mình cũng như tập hợp ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Ngoài ra, có một nhóm học tập cho phép học viên đặt câu hỏi và xem mọi thứ từ một góc độ mà bạn có thể chưa từng nghĩ tới, điều này mở ra những cách học mới về cùng một chủ đề. Từ đó, người học sẽ được củng cố hơn trong việc ghi nhớ kiến thức.

Ghi chú, viết tay

Việc ghi chú hay viết tay yêu cầu nhiều phần của bộ não hơn là chỉ đọc. Điều này có nghĩa là khi học viên dành thời gian để viết ra một khái niệm trong hoặc sau khi xem lại tài liệu, học viên sẽ được nhắc về thông tin đó lần thứ hai. Cả người học bằng thị giác và thính giác sẽ thấy điều này hữu ích trong quá trình ghi nhớ thông tin.

Tập trung học 1 chủ đề, không multitask

Đây là một biểu hiện kinh điển của giới trẻ bây giờ, khi quá tập trung vào số lượng công việc thay vì chất lượng công việc. Tuy nhiên, một số chủ đề đòi hỏi sự tập trung cao độ để hiểu đầy đủ. Nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác sẽ làm hỏng nỗ lực của học viên và do đó hạn chế khả năng lưu giữ thông tin của học viên. Nghiên cứu cho rằng việc chuyển đổi giữa nhiệm vụ này và nhiệm vụ khác thậm chí mất nhiều thời gian hơn khi gặp phải các bài toán phức tạp.

Ví dụ, khi học từ vựng, người học nên tập trung học những từ vựng cùng một chủ đề trước, thay vì cố nhồi nhét càng nhiều từ vào đầu càng tốt.

Thường xuyên sử dụng

Việc lặp đi lặp lại những gì đang làm sẽ biến nó thành thói quen, đó là cách tốt nhất để biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Người học có thể tìm thời gian, địa điểm thích hợp với bản thân và đưa nó vào thời gian biểu một ngày. Ví dụ, biến việc ngồi vào bàn học là chỉ để học cũng là một cách hiệu quả để củng cố thói quen.

Bên cạnh đó, học viên nên sắp xếp thứ tự ưu tiên thời gian của họ bằng cách liệt kê những việc hàng đầu họ cần hoàn thành trong ngày và sắp xếp khoảng thời gian thích hợp cho từng việc.

image-alt

Áp dụng cụ thể vào việc học ngôn ngữ

Dạy một người khác hoặc học nhóm

Để áp dụng phương pháp này, học viên nên tìm các lớp học nhóm hoặc nhóm học tập trên mạng xã hội, tổ chức nhóm học tập với những người cùng quan tâm để chia sẻ kiến thức với nhau.

Ví dụ, nếu học viên mong muốn đạt được mức điểm 6.0 cho kì thi IELTS, học viên nên tìm những người có cùng mục tiêu để quá trình học tập tốt nhất. Bên cạnh đó, người học hoàn toàn có thể tham gia giảng dạy tại các trung tâm tiếng Anh với trình độ của bản thân để cải thiện được kĩ năng cũng như hiểu sâu hơn về kiến thức mình đang có.

Hoặc trong khi hướng dẫn người khác, người học có thể cải thiện khả năng Listening/Writing/Speaking/Reading của bản thân. Ví dụ, khi hướng dẫn người khác về việc lên ý tưởng cho bài thi IELTS speaking Part 2, người đọc có thể ôn lại các cụm idioms và cách phát triển ý, lập luận mà có thể áp dụng cụ thể vào bài thi Writing. Tương tự, khi nghe người khác nói, học viên cũng có thể tập luyện kĩ năng nghe và vấn đáp trong thi cử.

Ghi chú, viết tay

Ví dụ, trong việc học từ vựng, khi gặp một từ vựng mới, việc đầu tiên người học cần thực hiện là viết từ vựng đó ra một cuốn sổ, sau đó kiểm tra phát âm và nghĩa của từ vựng đó trong từ điển.

Việc ghi ra giúp người học nhớ mặt chữ, tránh việc mắc lỗi spelling (lỗi chính tả) khi làm bài tập viết sau này. Kiểm tra phát âm của từ vựng đó bao gồm nguyên âm, phụ âm và trọng âm và đọc đúng từ đó thật nhiều lần đến khi quen với việc phát âm. Việc nhắc lại nhiều lần giúp người học quen với âm thanh và ngữ điệu của từ, tránh nói vấp khi sử dụng lần sau.

Cuối cùng, tìm hiểu từ loại và nghĩa của từ trong từ điển, đặc biệt nên sử dụng từ điển Anh-Anh nếu có thể. Nếu chỉ nhớ nghĩa tiếng Việt mà không chú ý từ loại, sắc thái nghĩa cũng như bối cảnh sử dụng của từ vựng đó, học sinh rất dễ mắc lỗi dùng từ không tự nhiên, hoặc thậm chí gây hiểu lầm cho người nghe. Do đó, học sinh nên sử dụng từ điển có nghĩa tiếng Anh, tổ hợp từ (collocation) và ví dụ cụ thể để hiểu đúng từ vựng.

Tập trung học 1 chủ đề, không multitask

Điều này có thể được áp dụng khi luyện tập viết bài Writing IELTS. Nếu người học đang viết bài về chủ đề Environment, học viên nên tiếp tục tìm các dạng bài có cùng chủ đề để có thể áp dụng những cấu trúc câu cũng như các từ vựng cùng một chủ đề, từ đó tần suất xuất hiện của các từ vựng cũng như ý tưởng sẽ tăng lên và khả năng ghi nhớ cũng cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, học viên có thể linh hoạt trong việc áp dụng các chủ đề gần gũi với nhau, nhưng không nên quá lạm dụng dẫn đến việc áp dụng một cách cứng nhắc.

Ví dụ, có thể sử dụng các idioms liên quan đến Food and Drink của Speaking vào bài Writing cùng chủ đề, nhưng không nên thêm quá nhiều dẫn đến việc mất đi tính trang trọng của bài viết.

Bên cạnh đó, người học cũng không nên làm hai dạng bài khác nhau cùng một lúc, ví dụ như vừa nghe podcast vừa làm Reading. Bởi điều này sẽ làm giảm hiệu suất và học viên sẽ dễ bị xao lãng, không khai thác được hết kiến thức của bài: như ghi chú lại từ mới khi nghe, hiểu hết được nội dung của podcast,…

Thường xuyên sử dụng

Đối với học ngôn ngữ, người học phải thường xuyên sử dụng thì mới có thể nhớ được lâu. Ví dụ, khi học một thành ngữ mới là “cost an arm and a leg” (rất đắt đỏ), người học nên tạo một cuộc hội thoại hoặc ví dụ ngắn để nhớ cách dùng của thành ngữ, thậm chí là nghĩ cách để áp dụng nó vào trò chuyện hoặc bài tập của mình. Ví dụ về một cuộc hội thoại ngắn:

A: Dad, mom just bought a Channel bag, the latest one. Have you seen it?

B: Yes, it is her birthday gift. It cost me an arm and a leg, so you had better not ask for extra allowance this month.

(Bố ơi, mẹ mới mua cái túi Channel, loại mới nhất. Bố đã thấy nó chưa?

Rồi, đó là món quà sinh nhật của bà ấy. Nó tốn của bố rất nhiều tiền, vì vậy tốt hơn là con không nên xin thêm tiền tiêu vặt trong tháng này.)

Lợi ích của việc lưu trữ thông tin và nhớ kiến thức lâu hơn

Việc lưu trữ thông tin rõ ràng sẽ giúp bạn đọc tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, học viên có thể biến việc học ngôn ngữ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, không phải là một gánh nặng hay nhiệm vụ nữa. Quan trọng hơn, nếu lưu trữ thông tin và nhớ kiến thức lâu hơn, người học có thể tăng khả năng giải quyết vấn đề, bởi học viên đã có sẵn thông tin và kĩ năng trong đầu.

Tổng kết

Bài viết đã tổng hợp lại tầm quan trọng của việc lưu trữ kiến thức cũng như các phương pháp để độc giả học và ghi nhớ hiệu quả. Các phương pháp đều đơn giản và dễ tiếp cận. Người đọc nên thử nhiều cách khác nhau và tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình. Yếu tố quan trọng nhất luôn là sự kiên trì và luyện tập thường xuyên sẽ giúp người đọc thành công trên hành trình học tiếng Anh của mình.


Nguồn tham khảo

Melissa. "10 Proven Study Tips to Retain Information." Joyce, 24 Oct. 2022, www.joyce.edu/blog/study-tips-to-retain-information/.

"6 Ways to Increase Learning Retention." Psychology Today, www.psychologytoday.com/us/blog/science-choice/202208/6-ways-increase-learning-retention.

"Brain-based Techniques for Retention of Information." School of Medicine | Loma Linda University, medicine.llu.edu/academics/resources/brain-based-techniques-retention-information.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...