Banner background

Cách tiếp cận bài đọc IELTS Reading giúp tối ưu thời gian làm bài

Bài viết sẽ trình bày hai hướng tiếp cận toàn bộ bài IELTS Reading từ đó giúp thí sinh có cái nhìn bao quát về toàn bộ bài đọc, đánh giá đặc điểm của các dạng câu hỏi và từ đó tìm ra hướng tiếp cận phù hợp nhất để quản lí thời gian làm bài IELTS Reading hiệu quả.
cach tiep can bai doc ielts reading giup toi uu thoi gian lam bai

Một trong những vấn đề lớn nhất mà các thí sinh gặp phải khi làm bài thi đọc đó chính là việc chưa quản lí thời gian hiệu quả, từ đó dẫn đến việc không hoàn thành được 40 câu hỏi trong vòng 60 phút. Hiện nay, trên mạng Internet cũng như các khóa học chuyên sâu về kĩ năng đọc trong bài thi IELTS đã hướng dẫn người học IELTS rất nhiều về chiến thuật riêng cho từng dạng câu hỏi trong bài thi đọc, ví dụ như dạng bài True, False, Not Given hay Matching headings (nối đoạn văn tới tiêu đề phù hợp), v.v. Tuy nhiên, sau khi học xong các thủ thuật làm bài này thì nhiều sĩ tử vẫn chưa thực sự đạt được tiến bộ rõ rệt do chưa giải quyết được bài toán quản lí thời gian. Vì vậy, thông qua việc hệ thống hóa, phân loại các dạng câu hỏi trong bài thi đọc theo đặc trưng cũng như chiến thuật làm bài của từng dạng, bài viết sẽ trình bày hai hướng tiếp cận toàn bộ bài đọc hiểu, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu của từng hướng, từ đó giúp thí sinh có cái nhìn bao quát về toàn bộ bài đọc, đánh giá đặc điểm của các dạng câu hỏi và từ đó tìm ra hướng tiếp cận phù hợp nhất để tối ưu thời gian làm bài cũng như tăng độ chính xác. Bài viết này đặc biệt dành cho các thí sinh IELTS (Academic) từ 5.5 trở lên đang chật vật trong việc cải thiện số câu trả lời đúng để đạt được điểm số đã đặt ra, bao gồm cả những thí sinh mong muốn đạt trên 8.0 cho kĩ năng đọc nhưng đang giậm châm tại chỗ ở mức thấp hơn.

Key takeaways

1. Skimming: đọc thật nhanh tiêu đề, phụ đề, đoạn đầu, câu đầu và câu cuối của các đoạn giữa và đoạn cuối để nắm nội dung chính của bài đọc, cách triển khai ý của tác giả qua từng đoạn.

2. Scanning: quét nhanh bài đọc để tìm từ/ cụm từ cụ thể.

3. Các dạng câu hỏi trong IELTS Reading    

Dạng câu hỏi có thể được định vị bằng kĩ năng scanning:

  • True/ False/ Not Given

  • Completion Questions

  • Short Answer Questions

  • Matching sentence endings

  • Matching names

  • Yes/ No/ Not given

 Dạng câu hỏi tốn nhiều thời gian, không thể scan trả lời, yêu cầu đọc kĩ để hiểu:

 Dạng câu hỏi luôn có thông tin trả lời trong bài đọc xuất hiện theo thứ tự câu hỏi:

  • Completion question (except diagram)

  • T/F/Not Given

  • Y/N/Not Given

  • Short answer questions

  • Matching Sentence Endings

  • Multiple Choice

Dạng câu hỏi có thông tin trả lời trong bài đọc không theo thứ tự (xuất hiện ở bất kì đoạn văn nào):

  • Matching headings

  • Match information with paragraph

  • Diagram completion

4. Hai hướng tiếp cận bài đọc:

  • Giải quyết từng dạng câu hỏi: Dựa vào chiến thuật từng dạng, lần lượt làm từng dạng.

  • Làm nhiều dạng câu hỏi cùng một lúc: đọc tiêu đề, đọc phụ đề, đọc kĩ đoạn 1 để hiểu, lần lượt trả lời tất cả các câu hỏi có thông tin chứa trong đoạn 1, tương tự chuyển qua đoạn 2.

Skimming, scanning là gì và cách ứng dụng để quản lí thời gian trong IELTS Reading

Skimming

Skimming có nghĩa là đọc có chọn lọc thật nhanh những phần quan trọng nhất của từng bài đọc để xem toàn bộ bài được lập luận như thế nào, tổ chức ra sao cũng như ý tưởng bao trùm của từng đoạn. Khi skim thì thí sinh sẽ không đọc tất cả nội dụng của đoạn văn mà thí sinh sẽ lần lượt:

Đọc tiêu đề (title) và phụ đề (subtitle, phần in nghiêng ở dưới tiêu đề) của bài đọc để xem bài đọc này sẽ nói về nội dung gì.

Đọc đoạn văn đầu tiên để nắm được ý chính của phần mở đầu của bài viết.

Từ đoạn thứ 2 trở đi, thí sinh có thể đọc lướt nhanh bằng cách chỉ đọc qua câu đầu, lướt nhanh các từ nói lên ý chính, thường là các danh từ, cụm động từ (động từ + danh từ), hoặc tính từ ở các câu giữa, và sau đó đọc câu cuối. Ở bước này, thí sinh cần tìm ra và gạch chân từ hoặc cụm từ xoay quanh nội dung chính của đoạn. Những từ này thông thường nằm ở câu đầu hoặc câu cuối của đoạn. Những từ này đóng vai trò như một cột mốc để tạo thành bản đồ của riêng thí sinh để giúp họ nắm được mạch văn của toàn bộ bài đọc cũng như dễ dàng định vị thông tin sau đó.

Sau đây là phần ví dụ minh họa những gì mà thí sinh nên skim trong hai đoạn văn đầu của bài đọc hiểu:

Why we need to protect polar bears

 

Polar bears are being increasingly threatened by the effects of climate change, but their disappearance could have far-reaching consequences (1). They are uniquely adapted to the extreme conditions of the Arctic Circle, where temperatures can reach -40°C (2). One reason for this is that they have up to 11 centimetres of fat underneath their skin (3). Humans with comparative levels of adipose tissue would be considered obese and would be likely to suffer from diabetes and heart disease (4). Yet the polar bear experiences no such consequences (5).

A 2014 study by Shi Ping Liu and colleagues sheds light on this mystery. They compared the genetic structure of polar bears with that of their closest relatives from a warmer climate, the brown bears. This allowed them to determine the genes that have allowed polar bears to survive in one of the toughest environments on Earth. Liu and his colleagues found the polar bears had a gene known as APoB, which reduces levels of low-density lipoproteins (LDLs) – a form of ‘bad’ cholesterol. In humans, mutations of this gene are associated with increased risk of heart disease. Polar bears may therefore be an important study model to understand heart disease in humans.

(IELTS 16 ACADEMIC STUDENT'S BOOK WITH ANSWERS WITH AUDIO WITH RESOURCE BANK, 2021)

Đọc tiêu đề để biết được bài đọc sẽ bàn về đối tượng nào: đối tượng (polar bears) và tại sao chúng ta nên bảo vệ chúng.

Đọc đoạn văn đầu tiên trong đó tác giả sẽ giới thiệu vấn đề chính mà bài viết sẽ xoay quanh.

(1): background sentence: câu nói lên bối cảnh và hiện trạng

(2) nói về gấu bắc cực thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, (3): lí do: lớp mỡ dưới da

(4) so sánh với con người

(5) gấu bắc cực không bị béo phì do lớp mỡ dưới da như con người → ý chính của đoạn.

Sau khi skim xong đoạn 2, thí sinh sẽ hình dung được nội dung chính của đoạn này là đang nói về 2014 study by Shi Ping Liu, và nguyên nhân gấu bắc cực thích nghi với môi trường khắc nghiệt đó là một loại gene, từ đó đưa ra kết luận gấu bắc cực là một mô hình nghiên cứu quan trọng về bệnh tim ở người.

Thí sinh cần đọc có chọn lọc những từ làm rõ nội dung chính sau đó gạch chân những keywords (từ khóa) quan trọng nhất tóm tắt nội dung chính của đoạn văn.

Scanning

 Khác với skimming, scanning là khi thí sinh “quét’ nhanh một đoạn văn bản để tìm từ/ hai cụm cụ thể, và cụm từ này thường là các tên riêng, tên nơi chốn cụ thể, ngày tháng, v.v. Ví dụ để tìm “2014 study”, thí sinh sẽ quét thật nhanh bài đọc từ đầu đến khi tìm được vị trí của ‘2014 study” trong đoạn văn.

Hệ thống hóa các dạng câu hỏi trong bài thi đọc

Dạng câu hỏi có thể được định vị bằng kĩ năng scanning

Cách làm

True/ False/ Not Give

1.    Đọc câu hỏi để hiểu nghĩa cả câu.

2.    Dựa vào từ khóa trong câu hỏi.

3.    Scan tìm từ khóa trong bài đọc.

4.    Xác định vị trí chứa thông tin câu hỏi.

5.    Đọc kĩ và chọn True/ False/ Not Given.

Lưu ý:

  • Cần đọc hiểu nghĩa cả câu, không nên chỉ dựa vào từ khóa, chú ý các từ như: all, some, never, rarely, most, only, v.v.

  •  Từ khóa có hai loại

+ Tên riêng, thời gian (năm), thuật ngữ khoa học: ưu tiên vì ít bị paraphrase trong bài đọc

+ Từ chứa nội dung, thường là danh từ, động từ, tính từ: chú ý paraphrase

  •  Chỉ chọn False khi người đọc đưa ra được câu trả lời đúng chứng minh câu statement trong câu hỏi sai dựa theo thông tin trong bài đọc, nếu không đưa ra được câu trả lời đúng, người đọc chọn Not given.

  • Gạch dưới những cụm từ chứa đáp án trong bài đọc để người đọc tiện kiểm tra sau khi làm xong.

  • Sau khi scan được vị trí chứa thông tin câu hỏi, người đọc cần đọc kĩ câu/ đoạn đó.

Completion Questions

Short Answer Questions

1.    Đọc chỉ dẫn để biết số từ cần điền.

2.    Đọc phần câu hỏi để nắm được nội dung chính và dự đoán đáp án phù hợp (danh từ: nơi chốn, thời gian; tính từ; động từ, v.v.)

3.    Xác định từ khóa.

4.    Scan bài đọc để tìm ra đoạn văn chứa thông tin, nếu phần câu hỏi có tiêu đề, người đọc dựa vào tiêu đề để định vị đoạn văn trong bài đọc nhanh hơn.

5.    Đọc kĩ và điền từ phù hợp (chú ý giới hạn số từ và chính tả).

Matching sentence endings

1.    Đọc kĩ phần đầu của câu hỏi cần nối, không nhìn vào phần cuối trong đáp án.

2.    Không nhìn vào phần đáp án, thử đoán xem phần cuối của câu hỏi là gì.

3.    Xác định từ khóa trong câu hỏi.

4.    Scan để tìm vị trí chứa từ khóa và đọc kĩ.

5.    Nhìn vào phần đáp và chọn phần ending phù hợp (chú ý ngữ pháp phải đúng).

Matching names

1.    Đọc hướng dẫn cẩn thận xem một tên có thể dùng để nối hai lần được không.

2.    Scan và gạch dưới tất cả các tên trong đáp án (một tên có thể xuất hiện nhiều lần trong đoạn văn).

3.    Lần lượt đọc các câu xung quanh các tên vừa gạch, chú ý những câu trích dẫn trong dấu ‘ ‘ và các cụm từ như “said/ claimed + tên”, “tên + found/ claimed”, v.v.

4.    Đọc kĩ câu hỏi, chú ý paraphrase và chọn đáp án phù hợp.

5.    Làm tương tự cho các phần tên còn lại đã gạch dưới trong bài đọc.

 Lưu ý:

Một tên có thể được sử dụng nhiều lần và không nhất thiết phải sử dụng tất cả các tên trong đáp án (đọc kĩ phần hướng dẫn).

Yes/ No/ Not give

Tương tự True/ False/ Not given

  • True/ False/ Not given: sự thật (facts)

  • Yes/ No/ Not given: quan điểm, nhận định (views, claims)

Từ khóa ở dạng này thường khó scan hơn đối với True/ False/ Not Given, chú ý paraphrase và thường phải đọc nhiều câu hoặc cả đoạn để hiểu được quan điểm của người viết.

Các dạng tốn nhiều thời gian, không thể scan trả lời, yêu cầu đọc kĩ để hiểu

Cách làm

Matching information with paragraphs

1.    Đọc toàn bộ các câu hỏi và gạch chân từ khóa.

2.    Skim toàn bộ bài đọc, gạch dưới cụm từ nói lên nội dung chính cho từng đoạn, khi skim chú ý xem có gặp được bất kỳ từ khóa nào hay không, nếu có gạch dưới.

3.    Đọc lại câu hỏi và chọn đáp án phù hợp dựa theo các từ khóa đã gạch chân khi skim.

4.    Đọc lại các câu hỏi còn sót lại dựa vào nội dung của câu hỏi để định vị đoạn văn chứa câu hỏi đó trong bài đọc dựa vào cụm từ nói lên ý chính của từng đoạn.

5.    Đọc kĩ đoạn văn đó và chọn đáp án phù hợp.

 Lưu ý: Thí sinh cần đọc kĩ chỉ dẫn trước khi làm bài để xem một đoạn văn có được nối hai lần hay không.

Matching headings

  1. Đọc kĩ toàn bộ các headings và gạch chân từ khóa.

  2. Dựa vào headings, dự đoán nội dung chính của đoạn văn, ví dụ 2 reasons (trong bài số nêu lên 2 nguyên nhân khác nhau), contrasting views (hai quan điểm trái ngược nhau, sẽ có hai trường đối tranh luận với nhau), v.v.

  3. Skim toàn bộ bài đọc, gạch dưới cụm từ nói lên nội dung chính cho từng đoạn.

  4. Sau khi skim xong, thí sinh đọc lại các headings và dựa vào các cụm từ mình đã gạch chân để xem có chắc chắn nối được headings vào đoạn nào hay chưa. Đoạn nào đã chắc chắn, thí sinh có thể ghi luôn đáp án. Nếu phân vân giữa một vài đáp án, thí sinh có thể ghi lại các đáp án mình nghi ngờ, rồi đọc kĩ lại các đoạn văn chưa nối được để chọn đáp án cho phù hợp. Trong bước này, thí sinh có thể phân tích cách lập luận của đoạn văn để đưa ra câu trả lời chính xác hơn (xem ví dụ phần skimming về polar bears ở đầu bài viết).

Multiple choice questions

  1. Đọc câu hỏi, không nhìn các đáp án A, B, C, D.

  2. Xác định từ khóa để tìm đoạn văn chứa thông tin.

  3. Đọc kĩ đoạn văn.

  4. Đọc lại câu hỏi và thử trả lời.

  5. Đọc các đáp án và chọn đáp án phù hợp.

 Lưu ý:

  • Nếu thí sinh không thể tự trả lời sau khi đọc, sử dụng phương án loại trừ đáp án sai để tìm ra đáp án đúng.

  • Mặc dù dạng này thí sinh có thể định vị câu hỏi dựa vào từ khóa trong câu hỏi, nhưng thí sinh phải đọc kĩ và hiểu toàn bộ đoạn văn chứa thông tin thay vì một vài câu để trả lời câu hỏi một cách chính xác nhất.

  • Các đáp án luôn được paraphrase.

Hai cách tiếp cận để quản lí thời gian trong IELTS Reading hiệu quả

Giải quyết từng dạng câu hỏi

Trong hướng tiếp cận này, thí sinh sẽ tập trung giải quyết từng dạng câu hỏi. Ví dụ, khi bài đọc gồm hai dạng câu hỏi Sentence Completion (điền từ vào câu) và True/ False/ Not given, thí sinh có thể làm dạng bài Sentence Completion trước, và giải quyết lần lượt các câu hỏi theo tứ tự từ trên xuống. Sau khi làm xong dạng điền từ vào câu, thí sinh tiếp tục áp dụng phương pháp làm bài True/ False/ Not Given để giải quyết bài còn lại.

image-alt

Ví dụ:

Cambridge IELTS 14, Test 1, Reading passage 1

The importance of children’s play

Brick by brick, six-year-old Alice is building a magical kingdom. Imagining fairy-tale turrets and fire-breathing dragons, wicked witches and gallant heroes, she’s creating an enchanting world. Although she isn’t aware of it, this fantasy is helping her take her first steps towards her capacity for creativity (1) and so it will have important repercussions in her adult life.

Minutes later, Alice has abandoned the kingdom in favour of playing schools with her younger brother. When she bosses him around as his ‘teacher’, she’s practising how to regulate her emotions through pretence. Later on, when they tire of this and settle down with a board game, she’s learning about the need to follow rules (2) and take turns with a partner.

‘Play in all its rich variety is one of the highest achievements of the human species,’ says Dr David Whitebread from the Faculty of Education at the University of Cambridge, UK. ‘It underpins how we develop as intellectual, problem-solving adults and is crucial to our success as a highly adaptable species.’

Recognising the importance of play is not new: over two millennia ago, the Greek philosopher Plato extolled its virtues as a means of developing skills for adult life, and ideas about play-based learning have been developing since the 19th century.

But we live in changing times, and Whitebread is mindful of a worldwide decline in play, pointing out that over half the people in the world now live in cities (3). ‘The opportunities for free play, which I experienced almost every day of my childhood, are becoming increasingly scarce,’ he says. Outdoor play is curtailed by perceptions of risk to do with traffic (4), as well as parents’ increased wish to protect their children from being the victims of crime (5), and by the emphasis on ‘earlier is better’ which is leading to greater competition (6) in academic learning and schools.

International bodies like the United Nations and the European Union have begun to develop policies concerned with children’s right to play, and to consider implications for leisure facilities and educational programmes. But what they often lack is the evidence (7) to base policies on.

‘The type of play we are interested in is child-initiated, spontaneous and unpredictable – but, as soon as you ask a five-year-old “to play”, then you as the researcher have intervened,’ explains Dr Sara Baker. ‘And we want to know what the long-term impact of play is. It’s a real challenge.’

Dr Jenny Gibson agrees, pointing out that although some of the steps in the puzzle of how and why play is important have been looked at, there is very little data on the impact it has on the child’s later life (8).

Now, thanks to the university’s new Centre for Research on Play in Education, Development and Learning (PEDAL), Whitebread, Baker, Gibson and a team of researchers hope to provide evidence on the role played by play in how a child develops.

 ‘A strong possibility is that play supports the early development of children’s self control,’ explains Baker. ‘This is our ability to develop awareness of our own thinking processes – it influences how effectively we go about undertaking challenging activities.’

In a study carried out by Baker with toddlers and young pre-schoolers, she found that children with greater self-control solved problems more quickly when exploring an unfamiliar set-up requiring scientific reasoning. ‘This sort of evidence makes us think that giving children the chance to play will make them more successful problem-solvers in the long run.’

If playful experiences do facilitate this aspect of development, say the researchers, it could be extremely significant for educational practices, because the ability to self regulate has been shown to be a key predictor of academic performance (9).

Gibson adds: ‘Playful behaviour is also an important indicator of healthy social and emotional development. In my previous research, I investigated how observing children at play can give us important clues about their well-being and can even be useful in the diagnosis of neurodevelopmental disorders like autism (10). 

Whitebread’s recent research has involved developing a play-based approach to supporting children’s writing. ‘Many primary school children find writing difficult, but we showed in a previous study that a playful stimulus was far more effective than an instructional one.’ Children wrote longer and better-structured stories when they first played with dolls (11) representing characters in the story. In the latest study, children first created their story with Lego *, with similar results. ‘Many teachers commented that they had always previously had children saying they didn’t know what to write about. With the Lego building, however, not a single child said this through the whole year of the project (12).’

Whitebread, who directs PEDAL, trained as a primary school teacher in the early 1970s, when, as he describes, ‘the teaching of young children was largely a quiet backwater, untroubled by any serious intellectual debate or controversy.’ Now, the landscape is very different, with hotly debated topics such as school starting age.

Somehow the importance of play has been lost in recent decades (13). It’s regarded as something trivial, or even as something negative that contrasts with “work”. Let’s not lose sight of its benefits, and the fundamental contributions it makes to human achievements in the arts, sciences and technology. Let’s make sure children have a rich diet of play experiences.’

__________________________________

* Lego: coloured plastic building blocks and other pieces that can be joined together

(Cambridge English Language Assessment.)

 

quan-li-thoi-gian-trong-ielts-reading-de-bai-01quan-li-thoi-gian-trong-ielts-reading-de-bai-02

Trong ví dụ trên, các cụm từ in đậm là thông tin trả lời cho lần lượt từng câu hỏi. Nếu quan sát kĩ, thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy rằng có khá nhiều đoạn văn không hề chứa câu trả lời. Vì vậy, nhờ vào kĩ năng xác định từ khóa, scanning, và skimming, thí sinh chỉ cần tập trung đọc kĩ các đoạn chứa từ khóa, giúp tiết kiệm thời gian làm bài.

Cách tiếp cận này phù hợp cho các bài đọc chứa các dạng câu hỏi có thông tin trả lời xuất hiện theo thứ tự trong đoạn văn vì người đọc sẽ không cảm thấy mơ hồ khi làm lần lượt từng câu hỏi của từng dạng theo thứ tự. Đồng thời thông tin cho các câu hỏi ở cách nhau khá xa, việc tận dụng từ khóa sẽ giúp người đọc định vị thông tin trong bài đọc nhanh và hiệu quả hơn. Sau đây là bảng tóm tắt các câu hỏi có thông tin trả lời xuất hiện theo thứ tự đoạn văn và không theo thứ tự:

Câu hỏi luôn có thông tin trả lời trong bài đọc xuất hiện theo thứ tự câu hỏi

Questions in order

Câu hỏi có thông tin trả lời trong bài đọc không theo thứ tự (xuất hiện ở bất kỳ đoạn văn nào)

Questions not in order

quan-li-thoi-gian-trong-ielts-reading-questions-in-order

Làm nhiều dạng câu hỏi cùng một lúc

Đối với cách tiếp cận này, sau khi đọc tiêu đề và phụ đề của bài đọc, thí sinh sẽ đọc kĩ đoạn đầu tiên để hiểu và nắm ý chính, sau đó đọc câu lần lượt các câu hỏi từ câu đầu đến câu cuối xem câu hỏi nào có chứa thông tin trong đoạn văn đó và trả lời.

Đôi khi thí sinh có thể đọc câu hỏi trước, xác định từ khóa trước rồi mới đọc kĩ đoạn văn để có thể định vị được thông tin chứa các câu hỏi trong đoạn văn dễ hơn.

Với các dạng câu hỏi theo thứ tự, thí sinh chỉ cần chú ý đọc kĩ câu đầu tiên trước để xác định nội dung của đoạn văn có chứa câu trả lời không trước khi tiếp tục đọc các câu còn lại. Vì thứ tự thông tin để trả lời câu hỏi trong bài đọc sẽ xuất hiện theo thứ tự câu hỏi nên nếu đoạn văn thí sinh vừa đọc không chứa thông tin để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, thì chứng tỏ đoạn văn này không chứa thông tin trả lời cho các câu hỏi tiếp theo của dạng này. Khi đó thí sinh có thể tiếp tục với các dạng tiếp theo.

Tuy nhiên, với dạng câu hỏi True/ False/ NG, Yes/ No/ Not given, vì hai dạng này có đáp án Not Given, có thể thông tin của câu hỏi này không được đề cập đến trong đoạn đó, nên thí sinh cần đọc kĩ và xác định từ khóa song song hai câu liên tiếp nhau vì đáp án câu 1 có thể là Not given (không được đề cập trong đoạn văn), nhưng đoạn văn đó vẫn có thể chứa đáp án cho câu 2.

Khi làm các dạng câu hỏi không theo thứ tự, thí sinh cần đọc hết tất cả các câu hỏi trong dạng đó. Thí sinh nên tập trung các dạng câu hỏi khó yêu cầu hiểu ý chính của đoạn hoặc đọc hiểu chi tiết, bao gồm Multiple choice questions, Matching headings. Sau khi giải quyết xong các dạng câu hỏi này và nắm được ý chính của đoạn, thí sinh có thể scan nhanh câu trả lời cho các câu hỏi có thể thể định vị bằng kĩ năng scanning và chiến thuật của từng dạng câu hỏi đã học.

image-altĐối với cách tiếp cận này, thí sinh cần luyện tập thật nhiều trước khi vào phòng thi để biến nó thành kĩ năng và giúp thí sinh chinh phục điểm số mong muốn, thậm chí là điểm tối đa.

Tham khảo thêm: Online IELTS Reading Practice Tests.

Tổng kết

 Để làm tốt bài thi đọc trong IELTS thí sinh cần không ngừng trau dồi vốn từ của mình, luyện đọc thật nhiều các bài đọc trong bộ sách Cambridge IELTS cũng như rèn luyện khả năng đọc hiểu qua sách, báo (The Guardian, The Economists, và các chủ đề mà thí sinh yêu thích). Tuy vậy, chiến thuật làm bài cũng như cách tiếp cận toàn bộ bài đọc cũng vô cùng quan trong, vì đây là chìa khóa giúp các thí sinh hoàn thành ba bài đọc trong phần thi IELTS Reading trong vòng 60 phút với nhiều đáp án chính xác hơn.

Thông qua bài viết trên, tác giả đã đưa ra hai hướng tiếp cận toàn bộ bài đọc cũng như ôn lại thủ thuật chinh phục từng dạng câu hỏi. Sẽ không có câu trả lời chính xác rằng hướng tiếp cận nào hiệu quả hơn vì nó còn phụ thuộc vào kĩ năng, vốn từ của mỗi thí sinh. Vì vậy, thí sinh cần đọc kĩ từng hướng tiếp cận và quan trọng hơn hết, áp dụng từng hướng vào thực hành để chọn ra hướng đi phù hợp nhất cho mình. Vì mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, thí sinh có thể linh hoạt kết hợp cả hai và quản lí thời gian IELTS Reading hiệu quả.

Đánh giá

5.0 / 5 (6 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...