Cách xác định từ khoá để tìm đáp án cho dạng câu hỏi Locating information

Cách xác định từ khoá để tìm đáp án cho dạng câu hỏi Locating information.
cach xac dinh tu khoa de tim dap an cho dang cau hoi locating information

Key takeaways

Cách xác định từ khoá trong đề bài

  • Tên riêng và các con số.

  • Các danh từ chính của phương án: explanation, figure, opinion, hypothesis, way, mention, reference, account, description.

  • Các danh từ, đặc biệt là danh từ số ít và danh từ số nhiều.

  • Thì của động từ.

  • Các từ có ý nghĩa thời gian.

Các bước để áp dụng từ khoá để tìm đáp án cho câu hỏi Locating Information

  • Bước 1: Đọc hiểu từng phương án.

  • Bước 2: Xác định từ khoá của từng câu.

  • Bước 3: Đọc từng đoạn văn và đối chiếu với các phương án của đề bài, sau đó đối chiếu từng keyword trong phương án của đề bài với đoạn văn.

Giới thiệu

Dạng câu hỏi Locating information trong bài thi IELTS Reading thường có dạng như sau:

Ví dụ 1: Which section contains the following information? Write the correct letter A - I in boxes on your answer sheet (Reading passage 1 - Test 2 - Cambridge IELTS 9)

  • an account of a national policy initiative

  • a description of a global team effort

  • a hypothesis as to one reason behind the growth in classroom noise

  • a demand for suitable worldwide regulations

  • a list of medical conditions which place some children more at risk from noise than others

  • the estimated proportion of children in New Zealand with auditory problems

Ví dụ 2: Which paragraph contains the following information? Write a letter A - F in boxes on your answer sheet (NB: You can use any letter more than once) (Reading passage 2 - Test 3 - Cambridge IELTS 9)

  • The location of the first test site

  • a way of bringing the power produced on one site back into Britain

  • a reference to a previous attempt by Britain to find an alternative source of energy

  • mention of the possibility of applying technology from another industry

Như vậy, người làm bài cần đọc kỹ các thông tin được đề bài đưa ra, sau đó đọc từng đoạn văn ngắn trong bài văn và xác định xem đoạn văn nào chứa thông tin này. Đối với dạng bài như ví dụ 1, mỗi thông tin thông thường sẽ nằm ở một đoạn văn riêng. Đối với dạng bài như ví dụ 2 (You can use any letter more than once), có thể có nhiều hơn 1 thông tin nằm trong cùng 1 đoạn văn, ví dụ cả thông tin “The location of the first test site” và “mention of the possibility of applying technology from another industry” đều nằm ở đoạn C trong bài.

Để làm tốt dạng câu hỏi này, một trong những kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng xác định từ khoá, bởi kỹ năng này đem lại nhiều lợi ích cho người làm bài thi, trong khuôn khổ thời gian 60 phút của IELTS Reading như sau:

  • Thứ nhất, xác định từ khoá giúp người đọc nhìn nhận các từ và cụm từ quan trọng trong câu hỏi. Khi đọc bài đọc, người đọc có thể quét nhanh qua các đoạn văn và tìm những từ khoá tương tự hoặc liên quan đến từ khoá trong câu hỏi. Điều này giúp người đọc tập trung vào các phần quan trọng của bài đọc và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.

  • Thứ hai, bài đọc trong IELTS Reading thường chứa nhiều thông tin và ý chính được trình bày trong các đoạn văn khác nhau. Xác định từ khoá trong câu hỏi giúp người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn văn chứa thông tin cần thiết. Bằng cách tìm các từ khoá hoặc thông tin tương tự, bạn có thể định vị và xác định đoạn văn chứa đáp án một cách chính xác.

  • Thứ ba, khi người đọc có từ khoá rõ ràng, họ có thể tránh việc đọc toàn bộ bài đọc một cách chi tiết và tốn thời gian. Thay vì đọc từng từ một, người đọc có thể dễ dàng nhận biết các phần quan trọng và chỉ tập trung vào những đoạn văn có thể chứa đáp án. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng hoàn thành bài thi trong thời gian quy định.

  • Thứ tư, xác định từ khoá giúp người đọc đảm bảo tính chính xác của câu trả lời. Bằng cách tìm kiếm thông tin dựa trên từ khoá, người đọc có thể đọc và kiểm tra lại đoạn văn để đảm bảo rằng câu trả lời là chính xác và không bị hiểu lầm.

image-alt

Cách xác định từ khoá trong đề bài

Bước 1: Đọc toàn bộ thông tin trong đề tài để hiểu thông tin đó là gì. Ví dụ:

  • The location of the first test site (Vị trí của nơi thử nghiệm đầu tiên)

  • a way of bringing the power produced on one site back into Britain (một cách để đưa năng lượng được sản xuất tại một địa điểm trở lại Anh)

  • a reference to a previous attempt by Britain to find an alternative source of energy (đề cập đến một nỗ lực trước đây của nước Anh để tìm một nguồn năng lượng thay thế)

  • mention of the possibility of applying technology from another industry (đề cập đến khả năng áp dụng công nghệ từ ngành khác)

Bước 2: Đánh dấu những từ khoá quan trọng. Cần chú ý các từ khoá sau:

  • Tên riêng và các con số. Đây là những từ khoá nổi bật và dễ tìm kiếm nhất trong bài văn.

  • Các danh từ chính của phương án, thường đứng ở đầu tiên. Ví dụ:

    • An explanation of…: Sự giải thích về điều gì. Như vậy trong đoạn văn chứa đáp án có thể có những từ ngữ liên quan: because/ since/ as, because of/ due to/ owing to, cause/ reason,…

    • A figure for…: Như vậy trong đoạn văn chứa đáp án có thể có những từ ngữ liên quan: number, amount, proportion, percentage,…

    • An opinion about…: Quan điểm về điều gì. Như vậy trong đoạn văn chứa đáp án có thể có những từ ngữ liên quan: assume, suppose, believe, argue,…

    • A hypothesis as to… / The possibility of… : Giả thuyết/ Khả năng về điều gì. Như vậy trong đoạn văn chứa đáp án có thể có những từ ngữ liên quan: theory, assumption, possibility, likely…

    • A way of / A method of…: Phương pháp làm điều gì. Như vậy trong đoạn văn chứa đáp án có thể có những từ ngữ liên quan: how to do, approach, strategy,…

    • Mention/ A reference to…: Đề cập đến điều gì. Tất cả các thông tin được đề cập trong văn bản đã cho đều có thể được gọi là mention/ reference, vì vậy với các phương án có những từ này, người đọc thường không thể dựa vào chúng để tìm cách diễn đạt tương đương trong bài.

    • An account of/

      A description of…: Miêu tả về điều gì. Như vậy trong đoạn văn chứa đáp án sẽ là một đoạn miêu tả chi tiết về một sự vật, sự việc, hiện tượng,…

  • Các danh từ, đặc biệt là danh từ số ít và danh từ số nhiều. Thứ nhất, danh từ là các từ ít bị thay thế trong bài đọc nên sẽ dễ tìm thấy hơn các loại từ khác, và danh từ thường mang nội dung chính trong câu hỏi. Thứ hai, cần chú ý đến dạng số ít hay số nhiều của danh từ để tránh xác định nhầm vị trí của đáp án. Ví dụ, nếu đề bài yêu cầu tìm đoạn văn chứa thông tin “a list of medical conditions which place some children more at risk from noise than others” (một danh sách các bệnh lý khiến một số trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu bởi tiếng ồn cao hơn những trẻ khác) thì người đọc cần tìm đoạn văn có nhiều hơn một loại bệnh do tiếng ồn gây ra làm ảnh hưởng đến trẻ. Nếu đoạn văn chỉ có 1 loại bệnh, đó không phải là đoạn văn chứa thông tin cần tìm.

  • Thì của động từ. Những từ này giúp người đọc xác định được thông tin cần tìm nằm ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, qua đó có sự so sánh phù hợp để tìm đáp án. Ví dụ đề bài yêu cầu tìm thông tin “examples of different ways in which the parallax principle has been applied” (ví dụ về những cách khác nhau trong đó nguyên tắc thị sai đã được áp dụng), có sử dụng thì hiện tại hoàn thành, tức là người đọc phải tìm đoạn văn nói về những cách thức đã được dùng từ trước đến nay, chứ không phải đoạn nói về những cách sẽ áp dụng hay đang nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.

  • Các từ có ý nghĩa thời gian như prospect (viễn cảnh), future (tương lai), potential (tiềm năng), previous (trước kia), formally (trước kia), early (xa xưa),… Cũng giống như thì của động từ, các từ này giúp người đọc xác định được thông tin cần tìm nằm ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Ví dụ, đề bài yêu cầu tìm thông tin “a statement about potential future discoveries leading on from transit observations” (một tuyên bố về những khám phá tiềm năng trong tương lai dẫn đến từ các quan sát quá cảnh) hay “mention of the possibility of applying technology from another industry” (đề cập đến khả năng áp dụng công nghệ từ ngành khác) thì thông tin trong đoạn văn cần tìm phải được viết ở tương lai.

Bước 3: Xem qua các keyword đã đánh dấu để có cái nhìn tổng quan về những thông tin cần tìm, ví dụ:

  • The location of the first test site (Vị trí của nơi thử nghiệm đầu tiên)

  • a way of bringing the power produced on one site back into Britain (một cách để đưa năng lượng được sản xuất tại một địa điểm trở lại Anh)

  • a reference to a previous attempt by Britain to find an alternative source of energy (đề cập đến một nỗ lực trước đây của nước Anh để tìm một nguồn năng lượng thay thế)

  • mention of the possibility of applying technology from another industry (đề cập đến khả năng áp dụng công nghệ từ ngành khác)

image-alt

Các bước để áp dụng từ khoá để tìm đáp án cho câu hỏi Locating Information

Bước 1 - Tìm đoạn có keyword khó thay thế. Nếu trong phần các phương án của đề bài có chứa các tên riêng hoặc con số dễ tìm kiếm, người đọc có thể đọc lướt cả bài (skimming) để tìm xem đoạn nào có chứa thông tin này. Ví dụ, với phương án của đề là “the estimated proportion of children in New Zealand with auditory problems” thì “proportion” sẽ là tỉ lệ phần trăm, một số liệu khá nổi bật và dễ tìm trong bài.

Bước 2 - Đọc hiểu: Các câu hỏi có từ khoá như con số hay tên riêng đặc biệt là không nhiều. Vì vậy với đa số các câu hỏi locating information, người đọc cần đọc kỹ, lần lượt từng đoạn văn và đối chiếu với các đáp án trong câu hỏi xem đoạn này có thể chứa thông tin gì không.

Bước 3 - So sánh keyword: Sau khi xác định được đoạn văn đã đọc có khả năng cao chứa một thông tin của đề, người đọc cần thực hiện so sánh, đối chiếu các keyword mình đã đánh dấu với các cách diễn đạt tương đương trong đoạn văn. Nếu đoạn văn thoả mãn các keyword này, đó là đoạn văn cần tìm. Ví dụ, nếu người học cho rằng đoạn văn C chứa thông tin (a reference to a previous attempt by Britain to find an alternative source of energy) thì cần đối chiếu xem đoạn C có từ, cụm từ nào đồng nghĩa, hoặc cách diễn đạt tương đương với “previous attempt” và “alternative source of energy”

Ví dụ minh họa

Sau đây là một ví dụ về cách áp dụng các kỹ thuật làm dạng bài locating information:

Information Theory- the Big Data

 Information theory lies at the heart of everything - from DVD players and the genetic code of DNA to the physics of the universe at its most fundamental. it has been central to the development of the science of communication, which enables data to be sent electronically and has therefore had a major impact on our lives.

A. In April 2002 an event took place which demonstrated one of the many applications of information theory. The space probe, Voyager I, launched in 1977, had sent back spectacular images of Jupiter and Saturn and then soared out of the Solar System on a one-way mission to the stars. After 25 years of exposure to the freezing temperatures of deep space, the probe was beginning to show its age, Sensors and circuits were on the brink of failing and NASA experts realized that they had to do something or lose contact with their probe forever. The solution was to get a message to Voyager I to instruct it to use spares to change the failing parts. With the probe 12 billion kilometers from Earth, this was not an easy task. By means of a radio dish belonging to NASA’s Deep Space Network, the message was sent out into the depths of space. Even travelling at the speed of light, it took over 11 hours to reach its target, far beyond the orbit of Pluto. Yet, incredibly, the little probe managed to hear the faint call from its home planet, and successfully made the switchover.

B. It was the longest distance repair job in history, and a triumph for the NASA engineers. But it also highlighted the astonishing power of the techniques developed by American communications engineer Claude Shannon, who had died just a year earlier. Born in 1916 in Petoskey, Michigart Shannon showed an early talent for maths and for building gadgets, and made breakthroughs in the foundations of computer technology when still a student. While at Bell laboratories, Shannon developed information theory, but shunned the resulting acclaim. In the 1940s he singlehandedly created an entire science of communication which has since inveigled its way into a host of applications, from DVDs to satellite communication to bar codes - any area, in short, where data has to be conveyed rapidly yet accurately.

C. This all seems light years away from the down to-earth uses Shannon originally had for his work, which began when he was a 22-year-old graduate engineering student at the prestigious Massachusetts Institute of Technology in 1939. He set out with an apparently simple aim: to pin down the precise meaning of the concept of ‘information'. The most basic form of information, Shannon argued, is whether something is true or false - which can be captured in the binary unit, or 'bit', of the form 1 or 0. Having identified this fundamental unit, Shannon set about defining otherwise vague ideas about information and how to transmit it from place to place. ln the process he discovered something surprising: it is always possible to guarantee information will gel through random interference - ‘noise' - intact.

D. Noise usually means unwanted sounds which interfere with genuine information. Information theory generalizes this idea via theorems that capture the effects of noise with mathematical precision. In particular, Shannon showed that noise sets a limit on the rate at which information can pass along communication channels while remaining error-free. This rate depends on the relative strengths of the signal and noise travelling down the communication channel, and on its capacity  (its' bandwidth'). The resulting limit, given in units of bits per second, is the absolute maximum rate of error-free communication given signal strength and noise level. The trick, Shannon showed, is to find ways of packaging up - ‘coding' - information to cope with the ravages of noise, while staying within the information carrying capacity ‘bandwidth' - of the communication system being used.

E. Over the years scientists have devised many such coding methods, and they have proved crucial in many technological feats. The Voyager spacecraft transmitted data using codes which added one extra bit for every single bit of information; the result was an error rate of just one bit in 10,000 — and stunningly clear pictures of the planets. Other codes have become parts of everyday life - such as the Universal Product Code, or bar code, which uses a simple error-detecting system that ensures supermarket check-out lasers can read the price even on, say, a crumpled bag of crisps. As recently as 1993, engineers made a major breakthrough by discovering so-called turbo codes - which come very close to Shannon’s ultimate limit for the maximum rate that data can be transmitted reliably, and now play a key role in the mobile videophone revolution.

F. Shannon also laid the foundations of more efficient ways of storing information, by stripping out superfluous (‘redundant') bits from data which contributed little real information. As mobile phone text messages like 'l CN C U' show, it is often possible to leave out a lot of data without losing much meaning. As with error correction, however, there's a limit beyond which messages become too ambiguous. Shannon showed how to calculate this limit, opening the way to the design of compression methods that cram maximum information into the minimum space. 

(Source: Reading passage 3 - Test 3 - Cambridge IELTS 9)

  • Reading Passage 56 has six paragraphs, A-F.

  • Which paragraph contains the following information?

  • Write the correct letter A-E in boxes 27-32 on your answer sheet.

  1. an explanation of the factors affecting the transmission of information

  2. an example of how unnecessary information can be omitted

  3. a reference to Shannon`s attitude to fame

  4. details of a machine capable of interpreting incomplete information

  5. a detailed account of an incident involving information theory

  6. a reference to what Shannon initially intended to achieve in his research

Bước 1: Đọc hiểu từng phương án

  1. an explanation of the factors affecting the transmission of information (giải thích về các yếu tố ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin)

  2. an example of how unnecessary information can be omitted (một ví dụ về cách thông tin không cần thiết có thể được bỏ qua)

  3. a reference to Shannon`s attitude to fame (ám chỉ đến thái độ của Shannon đối với sự nổi tiếng)

  4. details of a machine capable of interpreting incomplete information (chi tiết của một máy có khả năng giải thích thông tin không đầy đủ)

  5. a detailed account of an incident involving information theory (một tài khoản chi tiết của một sự cố liên quan đến lý thuyết thông tin)

  6. a reference to what Shannon initially intended to achieve in his research (một tham chiếu đến những gì Shannon ban đầu dự định đạt được trong nghiên cứu của mình)

Bước 2: Xác định từ khoá của từng câu

  1. an explanation of the factors affecting the transmission of information (

  2. an example of how unnecessary information can be omitted

  3. a reference to Shannon`s attitude to fame

  4. details of a machine capable of interpreting incomplete information

  5. a detailed account of an incident involving information theory

  6. a reference to what Shannon initially intended to achieve in his research

Bước 3: Đọc từng đoạn văn và đối chiếu với các phương án của đề bài, sau đó đối chiếu từng keyword trong phương án của đề bài với đoạn văn.

A. Đoạn này nói về một sự kiện (event) đã diễn ra, minh hoạ cho một trong những ứng dụng của lý thuyết thông tin (information theory), đó là vào tháng 4/2022, tàu thăm dò không gian Voyager 1 bay vào không gian, sau một thời gian dài đã bị xuống cấp. NASA đã tìm cách gửi tín hiệu từ khoảng cách 12 tỷ kilomet để hướng dẫn tàu tự thay thế phụ tùng.

=> Giống với phương án 5 (a detailed account of an incident involving information theory)

=> Đối chiếu keyword: incident = event, information theory giữ nguyên, detailed account = tác giả thuật lại chi tiết sự việc về tàu thăm dò

=> Chọn A cho phương án 5

B. Đoạn này nói rằng thành công kể trên được đóng góp bởi các kỹ thuật của Claude Shannon, người tạo ra những bước đột phá trong nền tảng của công nghệ máy tính. Khi làm việc tại các phòng thí nghiệm của Bell, Shannon đã phát triển lý thuyết thông tin, nhưng từ chối nhận sự hoan nghênh sau đó (shunned the resulting acclaim).

=> Giống với phương án 3 (a reference to Shannon`s attitude to fame)

=> Đối chiếu keyword “shunned the acclaim” = “Shannon’s attitude to fame”

=> Chọn B cho phương án 3

C. Đoạn này nói rằng những thành tựu trên dường như cách xa những mục đích sử dụng thực tế ban đầu mà Shannon định làm (This all seems light years away from the down-to-earth uses Shannon originally had for his work). Ông bắt đầu với một mục đích có vẻ đơn giản: xác định ý nghĩa chính xác của khái niệm 'thông tin'. Shannon lập luận rằng dạng thông tin cơ bản nhất là liệu điều gì đó đúng hay sai - có thể được nắm bắt trong đơn vị nhị phân, hoặc 'bit', ở dạng 1 hoặc 0.

=> Giống với phương án 6 (a reference to what Shannon initially intended to achieve in his research)

=> Đối chiếu keyword: initially = originally, achieve in his research = had for his work

=> Chọn C cho phương án 6

D. Đoạn này nói rằng tiếng ồn thường có nghĩa là những âm thanh không mong muốn cản trở thông tin xác thực (Noise usually means unwanted sounds which interfere with genuine information). Sau đó Shannon đã đưa ra những định nghĩa về tác động của tiếng ồn tới giới hạn về tốc độ truyền thông tin.

=> Giống với phương án 1 (an explanation of the factors affecting the transmission of information)

=> Đối chiếu keyword: factors affecting the transmission of information = unwanted sounds which interfere with genuine information, explanation = cả đoạn giải thích phía sau

=> Chọn D cho phương án 1

E. Đoạn này nói về các phương pháp mã hoá thông tin, trong đó có nhiều kiểu mã hoá đi vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như Mã sản phẩm chung hoặc mã vạch, sử dụng một hệ thống phát hiện lỗi đơn giản để đảm bảo rằng các tia laser tính tiền của siêu thị có thể đọc được giá ngay cả trên một túi khoai tây chiên giòn bị nhàu nát. (bar code, which uses a simple error-detecting system that ensures supermarket check-out lasers can read the price even on, say, a crumpled bag of crisps)

=> Giống với phương án 4 (details of a machine capable of interpreting incomplete information)

=> Đối chiếu keyword: machine = system, interpreting = read, imcomplete information = crumpled bag of crisps

=> Chọn E cho phương án 4

F. Đoạn này nói rằng Shannon cũng đặt nền móng cho những cách lưu trữ thông tin hiệu quả hơn, bằng cách loại bỏ các bit thừa khỏi dữ liệu đóng góp ít thông tin thực (stripping out superfluous (‘redundant') bits from data which contributed little real information). Vì các tin nhắn văn bản trên điện thoại di động như 'l CN C U' hiển thị, thường có thể bỏ đi nhiều dữ liệu mà không làm mất đi nhiều ý nghĩa.

=> Giống với phương án 2 (an example of how unnecessary information can be omitted)

=> Đối chiếu keyword: unnecessary = superfluous / redundant, information = data, omit = strip out, example = ví dụ về tin nhắn điện thoại

=> Chọn F cho phương án 2

Bài tập vận dụng

Conquering Earth’s space junk problem

Satellites, rocket shards and collision debris are creating major traffic risks in orbit around the planet. Researchers are working to reduce these threats.

A. Last year, commercial companies, military and civil departments and amateurs sent more than 400 satellites into orbit, over four times the yearly average in the previous decade. Numbers could rise even more sharply if leading space companies follow through on plans to deploy hundreds to thousands of large constellations of satellites to space in the next few years.

All that traffic can lead to disaster. Ten years ago, a US commercial Iridium satellite smashed into an inactive Russian communications satellite called Cosmos-2251, creating thousands of new pieces of space shrapnel that now threaten other satellites in low Earth orbit- the zone stretching up to 2,000 kilometres in altitude. Altogether, there are roughly 20,000 human-made objects in orbit, from working satellites to small rocket pieces. And satellite operators can’t steer away from every potential crash, because each move consumes time and fuel that could otherwise be used for the spacecraft’s main job.

B. Concern about space junk goes back to the beginning of the satellite era, but the number of objects in orbit is rising so rapidly that researchers are investigating new ways of attacking the problem. Several teams are trying to improve methods for assessing what is in orbit, so that satellite operators can work more efficiently in ever-more-crowded space. Some researchers are now starting to compile a massive data set that includes the best possible information on where everything is in orbit. Others are developing taxonomies of space - working on measuring properties such as the shape and size of an object, so that satellite operators know how much to worry about what’s coming their way.

The alternative, many say, is unthinkable. Just a few uncontrolled space crashes could generate enough debris to set off a runaway cascade of fragments, rendering near-Earth space unusable. ‘If we go on like this, we will reach a point of no return,’ says Carolin Frueh, an astrodynamical researcher at Purdue University in West Lafayette, Indiana.

C. Even as our ability to monitor space objects increases, so too does the total number of items in orbit. That means companies, governments and other players in space are collaborating in new ways to avoid a shared threat. International groups such as the Inter-Agency Space Debris Coordination Committee have developed guidelines on space sustainability. Those include inactivating satellites at the end of their useful life by venting pressurised materials or leftover fuel that might lead to explosions. The intergovernmental groups also advise lowering satellites deep enough into the atmosphere that they will burn up or disintegrate within 25 years. But so far, only about half of all missions have abided by this 25-year goal, says Holger Krag, head of the European Space Agency’s space-debris office in Darmstadt, Germany. Operators of the planned large constellations of satellites say they will be responsible stewards in their enterprises in space, but Krag worries that problems could increase, despite their best intentions. ‘What happens to those that fail or go bankrupt?’ he asks. They are probably not going to spend money to remove their satellites from space.’

D. In theory, given the vastness of space, satellite operators should have plenty of room for all these missions to fly safely without ever nearing another object. So some scientists are tackling the problem of space junk by trying to find out where all the debris is to a high degree of precision. That would alleviate the need for many of the unnecessary manoeuvres that are carried out to avoid potential collisions. ‘If you knew precisely where everything was, you would almost never have a problem,’ says Marlon Sorge, a space-debris specialist at the Aerospace Corporation in El Segundo, California.

E. The field is called space traffic management, because it’s similar to managing traffic on the roads or in the air. Think about a busy day at an airport, says Moriba Jah, an astrodynamicist at the University of Texas at Austin: planes line up in the sky, landing and taking off close to one another in a carefully choreographed routine. Air-traffic controllers know the location of the planes down to one metre in accuracy. The same can’t be said for space debris. Not all objects in orbit are known, and even those included in databases are not tracked consistently.

F. An additional problem is that there is no authoritative catalogue that accurately lists the orbits of all known space debris. Jah illustrates this with a web-based database that he has developed. It draws on several sources, such as catalogues maintained by the US and Russian governments, to visualise where objects are in space. When he types in an identifier for a particular space object, the database draws a purple line to designate its orbit. Only this doesn’t quite work for a number of objects, such as a Russian rocket body designated in the database as object number 32280. When Jah enters that number, the database draws two purple lines: the US and Russian sources contain two completely different orbits for the same object. Jah says that it is almost impossible to tell which is correct, unless a third source of information made it possible to cross-correlate. Jah describes himself as a space environmentalist: ‘I want to make space a place that is safe to operate, that is free and useful for generations to come.’ Until that happens, he argues, the space community will continue devolving into a tragedy in which all spaceflight operators are polluting a common resource.

Nguồn: Cambridge IELTS 18

Reading Passage has six sections, A-F. Which section contains the following information?

  1. a reference to the cooperation that takes place to try and minimise risk

  2. an explanation of a person’s aims

  3. a description of a major collision that occurred in space

  4. a comparison between tracking objects in space and the efficiency of a
    transportation system

  5. a reference to efforts to classify space junk

Đáp án và giải thích

Question 27

Đáp án: C

Vị trí: Even as our ability to monitor space objects increases, so too does the total number of items in orbit. That means companies, governments and other players in space are collaborating in new ways to avoid a shared threat.  International groups such as the Inter-Agency Space Debris Coordination Committee have developed guidelines on space sustainability. Those include inactivating satellites at the end of their useful life by venting pressurised materials or leftover fuel that might lead to explosions. The intergovernmental groups also advise lowering satellites deep enough into the atmosphere that they will burn up or disintegrate within 25 years.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

Xác định vị trí của 27. a reference to the cooperation that takes place to try and minimise risk

Giải thích

Đoạn văn C có đề cập đến thông tin các công ty, chính phủ và những người chơi khác trong không gian đang hợp tác (”collaborating” khớp với “cooperation”) theo những cách mới để tránh mối đe dọa chung (“avoid a shared threat” khớp với “minimise risk”). Vì vậy, đáp án là C

Question 28

Đáp án: F

Vị trí: Jah describes himself as a space environmentalist: 'I want to make space a place that is safe to operate, that is free and useful for generations to come.' Until that happens, he argues, the space community will continue devolving into a tragedy in which all spaceflight operators are polluting a common resource.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

Xác định vị trí của 28. an explanation of a person's aims

Giải thích

Đoạn văn F có đề cập đến thông tin Jah muốn biến không gian thành một nơi an toàn (“person’s aims”) để vận hành, điều này miễn phí và hữu ích cho các thế hệ mai sau (“explanation”). Vì vậy, đáp án là F.

Question 29

Đáp án: A

Vị trí: Ten years ago, a US commercial Iridium satellite smashed into an inactive Russian communications satellite called Cosmos-2251, creating thousands of new pieces of space shrapnel that now threaten other satellites in low Earth orbit – the zone stretching up to 2,000 kilometres in altitude.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

Xác định vị trí của 29. a description of a major collision that occurred in space

Giải thích

Đoạn văn A có đề cập đến thông tin Mười năm trước, một vệ tinh Iridium thương mại của Hoa Kỳ đã đâm vào một vệ tinh liên lạc không hoạt động của Nga có tên là Cosmos-2251 (“smashed” khớp với “collision”), tạo ra hàng nghìn mảnh đạn không gian mới hiện đang đe dọa các vệ tinh khác trên quỹ đạo thấp của Trái đất – khu vực trải dài tới 2.000 km ở độ cao. Vì vậy, đáp án là A.

Question 30

Đáp án: E

Vị trí: The field is called space traffic management, because it's similar to managing traffic on the roads or in the air. Think about a busy day at an airport, says Moriba Jah, an astrodynamicist at the University of Texas at Austin: planes line up in the sky, landing and taking off close to one another in a carefully choreographed routine.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

Xác định vị trí của 30. a comparison between tracking objects in space and the efficiency of a transportation system

Giải thích

Đoạn văn E có đề cập đến thông tin Lĩnh vực này được gọi là quản lý giao thông không gian (“space traffic management” khớp với “tracking objects in space”), bởi vì nó tương tự như (“similar to” khớp với “a comparison”) quản lý giao thông đường bộ hoặc trên không (“traffic on the roads or in the air” “khớp với “transportation system”). Vì vậy, đáp án là E.

Question 31

Đáp án: B

Vị trí: Others are developing taxonomies of space debris – working on measuring properties such as the shape and size of an object, so that satellite operators know how much to worry about what's coming their way.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

Xác định vị trí của 31. a reference to efforts to classify space junk

Giải thích

Đoạn văn B có đề cập đến thông tin một số nhà nghiên cứu đang phát triển các nguyên tắc phân loại (“taxonomies” khớp với “classify”) các mảnh vỡ không gian (“space debris” khớp với “space junk”) – nghiên cứu các thuộc tính đo lường như hình dạng và kích thước của một vật thể. Vì vậy, đáp án là B.

Tổng kết

Qua bài viết này, tác giả đã giới thiệu dạng bài Locating Information trong IELTS Reading, các bước để xác định keyword của từng phương án, các bước so sánh đối chiếu keyword với thông tin trong bài, từ đó tìm được đáp án chính xác. Tác giả hy vọng thông qua phần ví dụ minh hoạ, người đọc có thể nắm rõ hơn cách áp dụng các kỹ thuật này để làm bài thi reading đạt hiệu quả cao hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Cambridge Academic IELTS 9 with answers, 2014, Cambridge University Press, University of Cambridge ESOL Examination

  2. Cambridge Academic IELTS 18 with answers, 2023, Cambridge University Press, University of Cambridge ESOL Examination

  3. Skimming and Scanning, Butte College, https://www.butte.edu/departments/cas/tipsheets/readingstrategies/skimming_scanning.html

Tham khảo thêm khóa học luyện thi IELTS cấp tốc tại ZIM, giúp học viên tăng tốc kỹ năng làm bài, bổ sung kiến thức nhanh chóng, rút ngắn thời gian đạt điểm IELTS mục tiêu.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu