Cách xây dựng chủ đề chính trong IELTS Writing task 2

Nhận định của tác giả trong Style: Toward Clarity and Grace về những hạn chế trong trong quá trình viết văn và cách xây dựng chủ đề chính trong IELTS Writing
author
ZIM Academy
28/09/2021
cach xay dung chu de chinh trong ielts writing task 2

Mức độ phổ biến cùng nhu cầu học tiếng Anh ngày một phát triển kéo theo sự ra đời của vô vàn đầu sách giúp bổ trợ người học. Những đầu sách này cũng rất đa dạng về mặt nội dung, hình thức; từ những cuốn sách bổ trợ lý thuyết, các điểm ngữ pháp đến những cuốn sách chia sẻ phương pháp tiếp thu, luyện tập các kỹ năng tiếng Anh sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, việc đưa ra quá nhiều các nội dung lý thuyết cũng như các phương pháp học tập khác nhau cũng mang đến những bất cập nhất định. Người học không biết phải lựa chọn phương thức nào hoặc băn khoăn liệu những kiến thức, nhận định mà cuốn sách đưa ra có phù hợp với mình. Trong bài viết dưới đây, người viết muốn giới thiệu cuốn sách Style: Toward Clarity and Grace, một cuốn sách bổ trợ kỹ năng viết tiếng Anh cũng như bàn luận về nhận định của tác giả được đúc kết trong cuốn sách về những hạn chế trong trong quá trình viết văn cũng như gợi ý mà cuốn sách đưa ra nhằm cải thiện cách xây dựng chủ đề chính trong IELTS Writing

Giới thiệu về cuốn sách và nhận định sẽ bàn luận

Đọc thêm về thông tin cuốn sách tại bài viết: 4 nguyên tắc về cách sử dụng danh từ hóa trong tiếng Anh

Mỗi chương sách sẽ tập trung vào một mặt nhất định trong văn viết như độ dài bài viết, tính thống nhất, tính mạch lạc… Trong chương sách về “Cohesion” hay “Tính liên kết” tác giả đã đưa một nhận định về chủ đề chính của đoạn văn như sau:

 “Your prose will become monotonous for reasons more serious than repeated topics or subjects. It will be monotonous if you write one short sentence after another, or one long sentence after another. Your prose will seem monotonous if you stuff it with nominalizations and passives. You avoid monotony by saying what you have to say as dearly as you can, by so thoroughly engaging your readers in your ideas that they lose touch with the surface of your prose.”

Nhận định trên có thể được tạm dịch:

“Bài văn của người viết sẽ trở nên đơn điệu với những lý do nghiêm trọng hơn việc lặp chủ đề hay chủ thể của bài. Nó sẽ trở nên đơn điệu khi có những câu ngắn được viết liên tiếp nhau, hay tương tự, những câu dài liên tiếp nhau. Bài văn sẽ trông đơn điệu nếu người viết cố nhồi nhét nó với những điểm ngữ pháp như “danh từ hóa” hay “ câu bị động”. Người viết có thể tránh việc bài văn của mình trở nên đơn điệu bằng cách cố gắng thể hiện rõ ràng nhất ý tưởng của mình, qua đó lôi cuốn người người đọc vào những ý diễn đạt của mình, khiến họ mất đi khái niệm rằng mình đang đơn thuần đọc một bài văn xuôi”

Nhận định của tác giả được hiểu đơn giản tức quan điểm, chủ ý của người viết càng được thể hiện rõ ràng thì mức độ đọc hiểu và hứng thú của người đọc cho bài văn sẽ càng tăng cao. Dưới đây người viết sẽ đi vào phân tích cụ thể hơn về nhận định này cũng như bày tỏ quan điểm về vấn đề nêu trên.

Bàn luận về nhận định của tác giả về chủ đề chính trong đoạn văn

Nhận định dưới góc nhìn và dẫn chứng của tác giả

Nhận định trên được tác giả rút ra từ phân mục “Keeping topics visible” (Giữ cho chủ đề luôn rõ ràng). Sau khi đề cập đến tầm quan trọng của chủ đề thì ở phần mục này, tác giả muốn nhấn mạnh đến việc làm rõ, nổi bật chủ đề và câu văn với người đọc.

Tại đây tác giả nhắc tới khái niệm “meta discourse” (diễn ngôn) là một thuật ngữ chỉ những từ, cụm từ được sử dụng với mục đích đánh dấu những chuyển biến trong một văn bản. Hiểu theo nghĩa đơn giản, đây là những từ, cụm từ được dùng để thông báo cho người đọc về nội dung của câu văn, đoạn văn mà họ đang đọc. Những ví dụ điển hình của diễn ngôn là các liên từ như tuy nhiên, đầu tiên, tiếp theo đó, kết luận ở đây là,… Diễn ngôn cho thấy dụng ý của người viết với câu văn của mình nhằm tương tác được với người đọc, cho họ nhận thấy được hướng phát triển bài và dẫn dắt họ tới những quan điểm, kết luận của minh. Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, văn nói hay cả văn viết, diễn ngôn là một công cụ hiệu quả giúp xây dựng mối liên kết giữa người viết và người đọc. Diễn ngôn còn như những bình luận của tác giả để nhấn mạnh và sắp xếp nội dung của bài viết theo hướng tự nhiên nhất.

Tuy vậy, việc nhồi nhét quá nhiều các yếu tố diễn ngôn trong bài cũng gây ra những bất cập nhất định. Cụ thể trong phân mục này, ông Williams có nhận xét về việc sử dụng quá nhiều những tín hiệu, đặc biệt là đoạn mở đầu, có thể khiến bài viết trở nên dài dòng và nhàm chán. Tác giả đã đưa đoạn văn sau làm ví dụ:

We think it useful to provide some relatively detailed illustration of the varied ways "corporate curricular personalities" organize themselves in programs. We choose to feature as a central device in our presentation what are called "introductory," "survey," or "foundational" courses. It is important, however, to recognize the diversity of what occurs in programs after the different initial survey courses. But what is also suggested is that if one talks about a program simply in terms of the intellectual strategies or techniques engaged in, when these are understood in a general way, it becomes difficult to distinguish many programs from others.”

Tác giả đã in nghiêng các yếu tố được coi là diễn ngôn cũng như gạch chân chủ đề chính của đoạn văn này. Tuy đoạn văn trên không có bất kỳ lỗi dùng từ, ngữ pháp nào, tác giả lại nhận thấy nó có sự lạm dụng các yếu tố diễn ngôn, khiến chủ đề chính là programs) như chìm nghỉm trong những câu chữ. Đây cũng chính là hạn chế mà ông muốn đề cập trong phân mục này. Chủ đề chính là thứ mà bài viết sẽ xoay quanh. Mọi bối cảnh, nhân vật hay những từ vựng, ngữ pháp đều được xây dựng trên chủ đề hay được sử dụng để nêu bật chủ đề. Việc người viết làm nổi bật chủ đề trước hết sẽ giúp quá trình đọc hiểu trở nên dễ dàng hơn, mạch đọc cũng không bị gián đoạn khi qua một hết một đoạn văn mà vẫn chưa xác định được chính xác chủ đề. Do vậy, khi loại bỏ các yếu tố dư thừa về diễn ngôn ta có:

“Our programs create varied "corporate" curricular personalities, particularly through their "introductory," "survey," or "foundational" courses. After these initial courses, they continue to offer diverse curricula. But in these curricula they seem to employ similar intellectual strategies.”

Chủ đề chính được thể hiện rõ ngay từ những câu văn đầu và người viết đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận cùng việc tối giản những tín hiệu và liên từ ở mức tối đa. Đoạn văn cũng do đó ngắn gọn và xúc tích và quan trọng hơn hết là giúp duy trì sự tập trung của người đọc, tránh tình trạng mà tác giả đã miêu tả là “glazed over” hay có thể hiểu là việc người đọc mất tập trung và hứng thú với tác phẩm.

Ngoài những lỗi lạm dụng về diễn ngôn, việc hạn chế các điểm ngữ pháp như “danh từ hóa” hay “câu bị động” cũng được tác giả nhắc tới nhằm giữ cho bài viết rõ ràng nhất. Theo ông, một bài viết có sức hút là một bài viết rõ ràng, chủ đề chính được làm nổi bật, kết hợp với những phương pháp nghệ thuật được thêm thắt vừa phải, phù hợp. Người đọc không có cảm giác bị đánh đố để hiểu được nội dung; qua đó thoát ly được “bề mặt” của những câu văn, khiến họ hiểu và trải nghiệm được chân thực nhất gửi gắm của tác giả.

Nhận xét của người viết về nhận định của tác giả về chủ đề chính trong đoạn văn

Ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ để truyền tải những thông điệp từ suy nghĩ và cảm xúc của con người. Tuy nhiên để phiên dịch được chính xác nhất lối suy nghĩ, cảm xúc thành một dạng lời nói, chữ viết phức tạp hơn rất nhiều. Trong văn nói ngoài ngôn từ, còn có những yếu tố bổ trợ khác như tông giọng, ngôn ngữ hình thể, cảm xúc,... giúp người nghe hiểu được suy nghĩ của người nói cũng như những yếu tố bổ trợ trên cũng giúp người nghe nhận diện được các phương pháp như hàm ý hay châm biếm, ẩn dụ một cách dễ dàng. Nhưng khi đọc một đoạn văn, những con chữ sẽ đóng vai trò duy nhất trong việc dẫn dắt người đọc vào đề tài, nội dung mà tác giả đã gửi gắm. Do đó, việc làm rõ đó sẽ khiến người đọc có hứng thú hơn vào bài viết qua đó hiểu được nội dung một cách dễ dàng.

Người viết ủng hộ quan điểm của tác giả về một chủ đề rõ ràng cũng như nhận định của tác giả về tầm quan trọng việc làm nổi bật nội dung, quan điểm cho người đọc. Chủ đề chính là trung tâm của văn bản, là cái tâm mà các yếu tố như diễn biến, chủ thể xoay quanh và phát triển dựa trên. Việc người viết giới thiệu được chủ đề ở đoạn mở bài, cụ thể là từ những câu văn đầu tiên giúp người đọc có được sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào quá trình đọc. Bên cạnh đó việc áp dụng một lượng phù hợp các diễn đạt sẽ giúp các câu văn được chau chuốt hơn nhưng đồng thời vẫn giữ được điểm nhấn trong ý tưởng và quan điểm của người viết.

Có thể ví việc đọc một đoạn văn, một cuốn sách như một chặng đường khám phá và các tín hiệu diễn ngôn như các biển chỉ đường. Sẽ rất chán nản nếu như không thể tự mình phát hiện ra những điều mới khi liên tiếp được các tín hiệu cầm tay, chỉ lối dọc đường. Nếu chỉ chú trọng chau chuốt “bề mặt” bài văn, người viết sẽ không thể đưa người đọc thoát ly khỏi lớp chắn ấy để đến được tầng nghĩa bên dưới của bài văn.

Liên hệ nhận định của tác giả về việc cách xây dựng chủ đề chính trong IELTS Writing

Nhận định trên của tác giả nghe có vẻ thật hiển nhiên nhưng trên thực tế nhiều thí sinh trong kỳ thi IELTS vẫn chưa nắm rõ được khái niệm trên và có những quan niệm sai lầm trong quá trình viết IELTS Writing.

Nhận định trên có thể được liên hệ tới hai tiêu chí chấm điểm của bài thi IELTS Writing Task 2 là Coherence and Cohesion (CC) và Task Response (TR). Trong khi CC là tiêu chí về độ mạch lạc và liên kết của bài viết thì TR là tiêu chí nhằm xác định mức độ đáp ứng yêu cầu đề bài. Cả hai đều là những tiêu chí nhằm đánh giá số điểm và năng lực viết của thí sinh trong bài thi IELTS Writing Task 2. Lấy diễn giải của thang điểm 5.0 từ IELTS Writing Band Descriptors (Bảng mô tả tiêu chí chấm IELTS Writing), ta có:

image-altDựa vào nhưng mô tả trên, các yếu tố được đề cập tới là:

  1. Address the task (trả lời yêu cầu đề)/ Express a position (đưa ra luận điểm)/Present some main ideas(nêu ý chính). Những yếu tố này có thể được liên hệ với nhận định của tác giả về việc nêu rõ chủ đề chính của bài, ý tưởng và các câu văn.

  2. Present information with some organisation (trình bày thông tin có sự tổ chức)/ use of cohesive device (sử dụng từ nối). Những yếu tố này có thể được liên hệ với nhận định của tác giả về tính liên kết bài và lạm dụng từ nối.

Trong bài Writing Task 2, đặc biệt là phần mở đầu, một số chỉ tập trung vào trước hết là việc paraphrase lại yêu cầu bài mà quên mất việc mình cũng cần xác định rõ chủ đề, quan điểm về yêu cầu. Ví dụ trong dạng bài Opinion Essay hay Agree/Disagree Essay (Dạng bài đồng tình/không đồng tình), thí sinh cần phải thể hiện lập trường cụ thể về một phía, hoặc trong một số trường hợp là trung lập. Tuy vậy, việc nhiều thí sinh vẫn còn kẹt lại ở các band điểm dưới cũng là do chưa cho giám khảo thấy được quan điểm của mình một cách rõ ràng. Lấy đề bài sau làm ví dụ:

Some people say that governments should spend money on building railways rather than roads. To what extent do you agree or disagree with this statement?

Nhiều người cho rằng chính phủ nên chi tiền để xây dựng hệ thống đường sắt thay vì chi tiền để xây dựng đường xá. Bạn đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên?

Ta có mở bài ở thang điểm 5.0 sau:

“In recent years, the government has focused on improving the quality of life, which would bring a lot of benefits for the citizens. Such as communication, health care, and transportation. Some people argue that building railways is more beneficial for local people than roads. This essay will discuss the matter above in detail.”

Người viết đã hoàn thành được bước paraphrase lại đề bài tương đối. Tuy nhiên, hạn chế rõ nhất nằm ở câu luận đề của người viết khi ở đây chỉ đơn thuần diễn đạt “bài viết sau sẽ bàn luận về vấn đề trên chi tiết hơn”. Ở dạng bài Opinion Essay đòi hỏi thí sinh phải thể hiện lập trường của mình và cho người đọc thấy được quan điểm của mình một cách rõ nét tại phần mở bài. Người viết không cho giám khảo thấy được lập trường phát triển của mình từ đầu, khiến việc đọc những đoạn văn sau của tác giả gặp những khó khăn nhất định chẳng hạn như việc phải đọc hết luận điểm một mới nắm được lập trường của người viết. Qua đó người viết đã không đáp ứng được yếu tố “Address the task” cũng như không thể hiện được “position” của mình về ý kiến đề bài.

Tương tự như vậy, việc lạm dụng các yếu tố liên từ, diễn ngôn, ngữ pháp (như ví dụ về “program” của tác giả Williams trong cuốn sách) cũng có thể dẫn đến việc thí sinh trình bày đoạn văn không có tính liên kết, dài dòng và thiếu sự cuốn hút với giám khảo. Việc không nhận ra các yếu tố trên gây ảnh hưởng tới số điểm chung cuộc, cũng như văn phong viết của thí sinh trong đời sống.

Lời kết

Ở bài viết trên, người viết đã giới thiệu đến người đọc cuốn sách bổ trợ kỹ năng viết Style: Toward Clarity and Grace cũng như bàn luận về nhận định của tác giả về các yếu tố làm ảnh hưởng tới sự liên kết và rành mạch của một bài văn. Mong người đọc có thể nhận ra quan điểm của tác giả qua những phân tích dẫn chứng, luận điểm trong cuốn sách.

Từ đó nhận thấy được tầm quan trọng của việc có một chủ đề, ý tưởng nổi bật, cụ thể trong bài viết cũng như tính ứng dụng của nhận định ấy trong việc rèn luyện kỹ năng viết và cái thiện band điểm IELTS Writing của mình.  

Nguyễn Trương Quang Vinh

Người học muốn kiểm tra trình độ hiện tại của bản thân trong thang điểm IELTS. Tham gia thi thử IELTS trên giấy tại ZIM với format bài thi chuẩn thi thật biết điểm ngay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu