Cải thiện Coherence & Cohesion cho dạng bài Process cho người học band 5.0 - 6.0

Dạng Process trong IELTS Writing Task 1 được xem là một trong những dạng biểu đồ khó nhất, do thí sinh vẫn chưa quen với hình thức mô tả của dạng này. Một trong những khó khăn mà nhiều thí sinh thường gặp đó chính là việc duy trì độ trôi chảy và mạch lạc của bài viết. Bài viết này sẽ đưa ra những phương pháp để cải thiện độ liên kết và mạch lạc cho dạng bài Quy trình.
Hà Khánh Thư
Hà Khánh Thư
cai thien coherence cohesion cho dang bai process cho nguoi hoc band 50 60

Key takeaways

  1. Các công cụ có thể sử dụng để có thể tăng sự liên kết , mạch lạc trong bài viết quy trình: Từ nối, Mệnh đề quan hệ, Câu phức/ghép, Substitution, Ellipsis.

  2. Để tăng điểm Coherence & Cohesion trong bài viết quy trình, người viết cần biết cách sắp xếp thông tin hợp lý thông qua một số phương pháp: Chia bố cục phù hợp; Câu chủ đề rõ ràng; Sắp xếp các bước tuần tự và mô tả chi tiết từng bước.

Giới thiệu về độ liên kết và mạch lạc trong bài viết quy trình

Quy trình (Process) là một dạng câu hỏi trong IELTS Writing Task 1. Đối với dạng câu hỏi này, thí sinh được yêu cầu mô tả các bước trong một quy trình nhân tạo (quy trình sản xuất hoặc quy trình tái chế một sản phẩm nào đó) hoặc quy trình tự nhiên (vòng đời của cá hồi, ong) dựa trên hình ảnh trong đề bài.

VD: Miêu tả quy trình tái chế giấy

image-alt

Dạng Process trong IELTS Writing Task 1 được xem là một trong những dạng biểu đồ khó nhất, do thí sinh vẫn chưa quen với hình thức mô tả của dạng này. Một trong những khó khăn mà nhiều thí sinh thường gặp đó chính là việc duy trì độ liên kết và mạch lạc của bài viết.

Coherence (tính mạch lạc) yêu cầu bài viết cần có sự liên kết về tầng ý nghĩa trong cách lập luận trong từng câu văn, từng đoạn văn đến cả bài văn. Từ đó, bài viết cần tổ chức và sắp xếp ý tưởng một cách hợp lý và khoa học. Trong khi đó, Cohesion (tính liên kết) đánh giá tính liên kết của bài viết thông qua hình thức từ vựng và ngữ pháp được sử dụng trong câu, giữa các câu và giữa các đoạn văn với nhau. Một cách tóm tắt, Coherence là yếu tố đề cập đến việc tổ chức thông tin, còn Cohesion là yếu tố đề cập đến tính liên kết, sự mạch lạc trong các ý của bài viết.

Cải thiện độ liên kết và mạch lạc trong bài viết IELTS Writing Task 1 dạng quy trình mang lại nhiều lợi ích cho người viết. Đầu tiên, khi bài viết có sự liên kết logic và rõ ràng, người đọc sẽ dễ dàng hiểu được thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. Điều này là quan trọng trong việc cải thiện điểm số vì độ liên kết và mạch lạc (Coherence and Cohesion) là một trong bốn tiêu chí chấm điểm trong IELTS Writing.

Thứ hai, việc có độ liên kết và mạch lạc trong bài viết sẽ giúp người viết tổ chức ý tưởng một cách rõ ràng hơn. Khi viết một bài mô tả quy trình, có nhiều bước cần phải trình bày theo đúng thứ tự. Việc sử dụng các từ nối, cấu trúc câu hợp lý và sắp xếp các ý tưởng một cách mạch lạc sẽ giúp người viết truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và nhất quán.

Để cải thiện độ liên kết, mạch lạc cho bài viết Quy trình, người viết có thể sử dụng một số công cụ để liên kết các câu, các ý, các đoạn trong bài, giúp cho bài viết trở nên logic, giúp người đọc dễ dàng theo dõi sự phát triển của các ý tưởng. Trong bài viết dành cho người học band 5.0 - 6.0 này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách sử dụng một số ngữ pháp bao gồm:

  • Từ nối (Linking words)

  • Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses)

  • Câu phức và Câu ghép (Complex and Compound Sentences)

  • Sự thay thế (Substitution) và việc lược bỏ (Ellipsis)

  • Các từ vựng nâng cao giúp liên kết thông tin giữa các câu

image-alt

Xem thêm: Bài Mẫu IELTS Writing Task 1 Dạng Process (Diagram) Và Map

Các từ nối (Linking Words) và cách sử dụng trong bài viết quy trình

Từ nối (linking words), còn được gọi là các từ chuyển tiếp, là các từ hoặc cụm từ cung cấp một liên kết giữa các ý tưởng trong một đoạn văn. Chúng giúp cho bài viết trở nên logic và góp phần tạo ra các đoạn văn được kết nối, giúp người đọc dễ dàng theo dõi sự tiến triển của các ý tưởng.

Bằng cách sử dụng các từ nối phù hợp, người viết có thể liên kết các bước trong quy trình một cách liên kết và logic. Từ nối là công cụ hiệu quả để tăng cường sự liên kết và sự nhất quán trong viết. Việc sử dụng chính xác và linh hoạt các từ nối thích hợp giúp cho giám khảo dễ dàng nắm bắt được quan hệ giữa các thông tin khác nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng các từ này cũng cho thấy rằng người học có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, giúp nâng cao điểm số toàn thể.

Trong dạng bài quy trình của IELTS Writing Task 1, người viết cần miêu tả quy trình hoặc sự phát triển của một quá trình nào đó từ một biểu đồ hoặc sơ đồ. Để liên kết từng bước của một quy trình với nhau từ bước đầu tiên tới bước cuối cùng, một số từ nối thể hiện liên kết trình từ có thể áp dụng để bài viết liên kết và mạch lạc hơn.

Nhóm từ nối chỉ ra bước đầu tiên của quy trình

  • First = Firstly = First off = First of all : đầu tiên

Ví dụ: Firstly , waste paper is collected.

(Đầu tiên, giấy thải được thu thập)

  • In/At the first stage : ở giai đoạn đầu tiên

Ví dụ: At the first stage, plastic bags are used and thrown away by customers.

(Ở giai đoạn đầu tiên, những túi plastic được sử dụng và vứt đi bởi các khách hàng.)

  • At/In the beginning : Ngay từ đầu

Ví dụ: In the beginning, clay is dug from the ground.

(Ngay từ đầu, đất sét được đào lên từ lòng đất)

  • The first stage is when.. : Giai đoạn đầu tiên bắt đầu là khi….The process begins/starts/commences when… : Quy trình bắt đầu khi….The process begins with + N/V_ing : Quy trình bắt đầy với việc….

Ví dụ: The process begins with olives being washed by a rinsing machine.

(Quy trình tiếp tục với việc dùng máy rửa làm sạch những trái olive.)

The first stage is when waste paper is collected either from paper banks

(Giai đoạn đàu tiên bắt đầu là khi giấy thải được thu thập từ những ngân hàng giấy)

Nhóm từ nối chỉ ra bước tiếp theo của quy trình

  • Next = Then : Tiếp theo

Ví dụ: Next, the graded paper is transported to a paper mill.

(Tiếp theo, giấy đã được phân loại được chuyển tới nhà máy giấy)

  • After this/that = Following this/that: Sau đó,

Ví dụ: Following this, all remnants of ink and glue are removed from the paper at the de-inking stage.

(Sau đó, phần còn lại của mực và keo sẽ được tách ra khỏi chỗ giấy ở giai đoạn loại bỏ mực)

  • In the following stage = In the stage after/following this = In the stage that follows : Ở giai đoạn tiếp theo

Ví dụ: In the following stage, those bags are collected and stored at a collecting point.

(Ở giai đoạn tiếp theo, những cái túi đó được thu thập và chứa ở một điểm tập trung.)

  • Over the course of/During the next/following/second/third/… stage : Ở bước tiếp theo// thứ hai/ thứ ba/…

Ví dụ: At the third stage in the cycle, rainwater may take various paths.

(Ở bước thứ ba của chu trình, nước mưa đi theo nhiều đường)

  • This is followed by + N/ V_ing : Bước này được tiếp nối bởi….

Ví dụ: This is followed by another cleaning stage where ink and glue are removed from the mixture.

(Bước này được tiếp nối một bước làm sạch nữa mà mực và keo được loại bỏ khỏi hỗn hợp)

Nhóm từ nối chỉ bước cuối cùng của quy trình

  • Finally = Ultimately = Eventually : Cuối cùng

Ví dụ: Finally, the finished bricks are packaged and delivered.

(Cuối cùng, số gạch đã hoàn thiện được đóng gói và chuyển đi.

  • The last/final stage is when … : Bước cuối cùng là khi..The process ends when … : Quy trình kết thúc khi…The process ends with N/V_ing : Quy trình kết thúc với…

Ví dụ: The final stage is when the finished bricks are packaged and delivered.

(Bước cuối cùng là khi, số gạch đã hoàn thiện được đóng gói và chuyển đi)

Nhóm từ nối mô tả các bước diễn ra cùng lúc

  • At the same time,…Simultaneously,...Meanwhile,…

Ví dụ: At the same time, this paper is sorted by hand.

(Cùng lúc, loại giấy này được phân loại bằng tay)

Những từ nối là một phương thức căn bản để chỉ ra mối quan hệ giữa những ý tưởng trong bài. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ nối trong bài, cụ thể như sử dụng quá nhiều, sử dụng tràn lan, có thể khiến bài viết trở nên vụng về. Vì vậy, bên cạnh việc tăng tính mạch lạc bằng những từ nối, người viết nên dùng những công cụ khác dưới đây.

Xem thêm: Từ nối trong IELTS Writing Task 1 thông dụng

Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses) và cách sử dụng trong việc mở rộng thông tin

Khái niệm về mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ cung cấp thêm thông tin về danh từ (noun) hoặc đại từ (pronoun) trong mệnh đề chính.

Việc mở rộng thông tin trong câu sử dụng mệnh đề quan hệ giúp người nói cung cấp thêm thông tin về con người, địa điểm, sự vật hoặc ý tưởng, từ đó cho phép họ diễn đạt suy nghĩ của mình chính xác hơn. Việc sử dụng hiệu quả mệnh đề quan hệ thể hiện trình độ ngữ pháp cao, khả năng vận dụng cấu trúc câu và kết hợp các ý một cách mạch lạc của thí sinh.

Ứng dụng mệnh đề quan hệ trong bài viết Quy trình

Trong dạng bài quy trình, sử dụng mệnh đề quan hệ giúp cho việc mô tả các quy trình chi tiết và cụ thể hơn với những thông tin mở rộng, từ đó bài viết trở nên rõ ràng, rành mạch hơn.

Đối với dạng bài quy trình, một số đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ phổ biến có thể sử dụng gồm có:

Mệnh đề quan hệ với "Where"

Mệnh đề quan hệ với "where" được dùng để cung cấp thông tin về địa điểm hoặc vị trí.

Ví dụ: At the first stage in the paper recycling process, waste paper is collected either from paper banks, where members of the public leave their used paper, or directly from businesses.

(Ở giai đoạn đầu tiên trong quy trình tái chế giấy, giấy thải được thu thập từ các ngân hàng giấy, nơi người dân để lại giấy đã qua sử dụng của họ hoặc trực tiếp từ các doanh nghiệp.)

Giải thích: Đại từ quan hệ được sử dụng trong mệnh đề quan hệ là where. Đại từ quan hệ "where" được dùng để chỉ một địa điểm và nó đóng vai trò là từ nối giữa mệnh đề chính và mệnh đề quan hệ. Mệnh đề quan hệ "where members of the public leave their used paper " cung cấp thêm thông tin về địa điểm của những ngân hàng giấy.

Mệnh đề quan hệ với "Which"

Mệnh đề quan hệ với "which" được sử dụng để cung cấp thông tin về một sự vật hoặc một ý tưởng. Đại từ quan hệ “which” có thể đóng vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.

Ví dụ: Finally, the pulp can be processed in a paper making machine, which makes the end product: usable paper.

(Cuối cùng, bột giấy có thể được xử lý trong máy sản xuất giấy, tạo ra sản phẩm cuối cùng: giấy có thể sử dụng được.)

Giải thích: Mệnh đề quan hệ “which makes the end product: usable paper” cung cấp thêm thông tin về danh từ “paper making machine”. Nó mô tả một công dụng cụ thể của máy sản xuất giấy.

Câu phức và câu ghép (Complex and Compound Sentences) trong việc sắp xếp ý kiến và thông tin

Khái niệm câu phức và câu ghép

Câu ghép (compound sentences): các thành phần trong câu đều do từ hoặc cụm từ đảm nhiệm, câu có hai kết cấu chủ vị ( mệnh đề) trở lên, các mệnh đề không phụ thuộc lẫn nhau. Câu ghép có thể được tạo ra bằng cách nối hai mệnh đề bởi một liên từ kết hợp hoặc một trạng từ liên kết.

Liên từ kết hợp chỉ có thể đứng giữa câu, dùng để nối hai mệnh đề có tầm quan trọng về nghĩa tương đương nhau (thường được gọi là mệnh đề độc lập), bao gồm for, and, nor, but, or, yet, so. (FANBOYS cũng là một cách để nhớ các liên từ kết hợp này)

Ví dụ: I phoned her but she wasn’t there.

(Tôi gọi cho cô ấy nhưng cô ấy không có ở đó)

Khi một trạng từ liên kết nối hai mệnh đề độc lập lại thành một câu, thì trước nó là dấu chấm phẩy và sau nó là dấu phẩy. Một số trọng từ liên kết phổ biến như In addition, Furthermore, As a result, As a consequence, However, In contrast, On the other hand,...

Câu phức (complex sentences): là sự kết hợp của một mệnh đề độc lập (independent clause) và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc ( dependent clause). Tương tự câu ghép, câu phức cũng có nhiều hơn một mệnh đề, tuy nhiên chúng được nối với nhau bằng liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunction).

Liên từ phụ thuộc có thể đứng đầu hoặc giữa câu, dùng để nối hai mệnh đề có tầm quan trọng về nghĩa khác nhau. Mệnh đề đứng cạnh liên từ phụ thuộc được gọi là mệnh đề phụ thuộc, tức chỉ cung cấp thông tin bổ sung. Trong khi đó, mệnh đề còn lại là mệnh đề chính, hay mệnh đề độc lập, chứa thông tin mà người viết muốn nhấn mạnh.

Một số liên từ phụ thuộc phổ biến: after, although, as, as if, as long as, as much as, as soon as, as though, because, before, even if, even though, if, in case, once, since, so that, that, though, unless, until, when, whenever, whereas, where, wherever, while

Ví dụ: I got up earlier than usual because I had to get the 6.30 train.

(Tôi dậy sớm hơn mọi khi vì phải đi chuyến tàu 6h30)

Ứng dụng câu ghép vào trong bài viết Quy trình

Trong dạng bài viết Quy trình, người viết phải liệt kê một loạt các giai đoạn khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng các từ nối (linking words), người viết có thể dùng những câu ghép để thể hiện mối liên kết giữa các giai đoạn.

Ví dụ: Mix the dry ingredients in one bowl, and beat the eggs in another bowl.

(Trộn các nguyên liệu khô vào một tô, đánh trứng trong một tô khác.)

Giải thích: Câu ghép "Mix the dry ingredients in one bowl, and beat the eggs in another bowl" được sử dụng để liệt kê hai hành động đồng thời.

Ví dụ: The paper is cleaned and pulped, for foreign objects such as staples are taken out.

(Giấy được làm sạch và nghiền nhỏ, để loại bỏ các vật lạ như kim bấm.)

Giải thích: Câu ghép này được sử dụng để chỉ hành động này là mục đích của hành động khác.

Ứng dụng câu phức trong bài Quy trình

Trong dạng bài quy trình của IELTS Writing Task 1, người viết cần miêu tả quy trình hoặc sự phát triển của một quá trình nào đó từ một biểu đồ hoặc sơ đồ. Để diễn đạt thứ tự trước sau giữa những giai đoạn của một quy trình, người viết có thể vận dụng câu phức với những trạng từ chỉ thời gian như when, after, before… để sắp xếp thông tin rõ ràng và mạch lạc hơn.

Một số trạng từ chỉ thời gian có thể dùng:

  • When = Once : Khi

  • After : Sau đó

  • Before : Trước đó

Quy trình từ Stage A đến Stage B có thể được diễn đạt theo thứ tự thời gian như sau:

Lưu ý: Stage A và Stage B trong trường hợp này được miêu tả bởi các mệnh đề. Việc sử dụng các trạng từ chỉ thời gian sẽ liên kết các mệnh đề này với nhau, tạo nên câu phức.

  • When/After/Once , (Khi/ Sau Bước A là Bước B) . When/Once this stage is complete, (Bước A.Sau/ Khi bước này được hoàn thành, Bước B)

  • before (Bước A trước Bước B) Before , (Trước Bước B là Bước A)

  • after/following which (Stage B dưới dạng V-ing/N) which is followed by (Stage B dưới dạng V-ing/N)(Bước A theo sau bởi Bước B)

Ví dụ: Salt water intrusion is shown to take place just before groundwater passes into the oceans to complete the cycle.

Before groundwater passes into the oceans to complete the cycle, salt water intrusion takes place.

Salt water intrusion takes place, which is followed by groundwater passing into the oceans to complete the cycle.

(Xâm nhập mặn được cho là xảy ra ngay trước khi nước ngầm chảy vào đại dương để hoàn thành chu trình.)

Xem thêm: Tiêu Chí Coherence and Cohesion Trong Letter of Application Band 5 Lên 6

Sự thay thế (Substitution) và việc lược bỏ (Ellipsis) để tránh lặp lại thông tin

Substitution

Substitution (Sự thay thế) trong ngữ pháp tiếng Anh là khi một từ, cụm từ hoặc một mệnh đề được thay thế bởi một từ hay cụm khác để tránh lặp lại những gì đã dùng.

Một vài ví dụ cho substitution:

I once owned a wallet but it has been stolen.

Giải thích: Ở đây, sau khi đọc vế đầu tiên, chúng ta đã hiểu được rằng sự vật được đề cập đến ở đây là chiếc ví (wallet). Vì vậy, ở vế tiếp theo, thay vì nhắc lại “The wallet has been stolen” và gây ra tình trạng lặp từ, người viết chủ động thay thế với đại từ “it”.

Anna just broke the flower vase. This really upsetted her mother.

Giải thích: Việc Anna làm vỡ bình hoa (broke the flower vase) đã khiến cho mẹ cô ấy rất tức giận. Tuy nhiên, để không phải nhắc lại hành động 2 lần, người viết đã thay thế toàn bộ câu đầu tiên bằng từ “This”, qua đó khiến cho câu 2 trở nên ngắn gọn và dễ hiểu.

Ứng dụng substitution vào việc viết bài quy trình

Việc ứng dụng hợp lý substitution trong bài viết quy trình sẽ tạo ra sự liên kết giữa các câu, không bị lặp từ, tạo cảm giác liền mạch cho người đọc. Cùng xem ví dụ sau:

The diagram shows how chocolate is produced from cacao trees.

image-alt

Thay vì viết: After the pods are harvested, the pods are fermented between 2 and 10 days.

Hãy viết: After the pods are harvested, they undergo the fermentation process between 2 and 10 days.

(Sau khi quả được thu hoạch, chúng trải qua quá trình lên men từ 2 đến 10 ngày)

Giải thích: Để tăng độ liên kết và tránh lặp từ, người viết có thể dễ dàng thay thế “the pods” bằng đại từ “they”.

Thay vì viết: In the next step, beans are roasted under a high temperature (120 - 150°C). After roasting beans, the beans are next crushed to remove their outer shells.

Hãy viết: In the next step, beans are roasted under a high temperature (120 - 150°C). This is followed by them being crushed to have their outer shells removed.

(Trong bước tiếp theo, đậu được rang ở nhiệt độ cao (từ 120 - 150°C). Sau đó, chúng được nghiền để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài)

Giải thích: Việc lặp lại bước “roasting beans” sẽ là điểm trừ trong tiêu chí Coherence & Cohesion, vậy nên người đọc hoàn toàn có thể thay thế toàn bộ mệnh đề trước đó bằng từ “This”. Bên cạnh đó việc sử dụng được các từ như “them” và “their” cũng sẽ hỗ trợ gia tăng sự liên kết giữa các câu.

Lưu ý: Một trường hợp khá phổ biến của Substitution là việc sử dụng các tính từ chỉ định (this, that, these, those) hoặc mạo từ “the”. Những từ này giúp người đọc dễ dàng xác định được sự vật, đối tượng đang được nói tới (thường là đã xuất hiện ở câu liền kề trước đó).

Ví dụ: In the initial stage, all glass bottles are stored in collection points from where they are picked up and delivered by trucks to a cleaning plant. Here, the/these bottles are washed with high pressure water, and then sorted according to color (clear, green or brown) and prepared for the following stages.

(Ở giai đoạn ban đầu, tất cả các chai thủy tinh được lưu trữ tại các điểm thu thập, từ đó chúng được thu thập và vận chuyển bằng xe tải đến một nhà máy làm sạch. Tại đây, các chai này sẽ được rửa bằng nước áp lực cao, sau đó được phân loại theo màu sắc (trong, xanh hoặc nâu) và chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo.)

Giải thích: Việc sử dụng các từ như “the” hoặc “these” giúp người đọc xác định được những chai thủy tinh đã được đề cập đến ở trước đó.

Xem chi tiết: Giải đề IELTS Writing Task 1 Và Task 2 Ngày 09/01/2021

Ellipsis

Thế nào là ellipsis?

Khác với Substitution (Sự thay thế), Ellipsis (Sự lược bỏ) là khi người viết chủ động bỏ đi một từ hoặc cụm trong câu bởi vì đã hiểu nghĩa thông qua câu đằng trước. Điều này sẽ giảm thiểu việc lặp từ và là một phương pháp hiệu quả trong văn viết.

Sau đây là một vài ví dụ cho ellipsis:

Nam’s way of working is much more productive than Hoa’s [way of working].

Giải thích: Ở đây, người viết đang muốn so sánh về cách làm việc của Nam và Hoa. Người viết chỉ cần nhắc đến cụm từ “way of working” ở đầu câu là đã đủ để người đọc hiểu rằng đối tượng so sánh của câu, vậy nên việc lặp lại ở cuối câu là điều không cần thiết.

Can you swim? Yes, I can (swim)

Giải thích: Trong các câu trả lời Yes/No, người nói thường chỉ giữ lại trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu vì thường những nội dung muốn đề cập đã nằm trong phần câu hỏi. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích trong việc truyền đạt thông tin hiệu quả, đặc biệt đối với những câu hỏi chứa nhiều nội dung.

Ứng dụng ellipsis vào việc viết bài quy trình

image-alt

Thay vì viết: Paper is cleaned and paper is pulped before the removal of other materials like staples

Hãy viết: Paper is cleaned, pulped and has other materials, such as staples, removed at the same time.

(Giấy được làm sạch, nghiền thành bột và loại bỏ các vật liệu khác, chẳng hạn như ghim, cùng lúc)

Giải thích: Ở đây các động từ “clean” và “pulp” đều tác động lên cùng một chủ thể “paper”, vậy nên để tránh tình trạng lặp từ, việc nhắc lại là không cần thiết.

Các từ vựng nâng cao giúp liên kết thông tin giữa các câu

Ở trong dạng bài quy trình, có những từ vựng nâng cao có thể được sử dụng để tăng tính liên kết của câu sau với câu trước. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến mà người học có thể áp dụng trong bài viết của mình.

Resulting (adj): kết quả (của cái gì đó)

Ví dụ: The process continues when beans are left to dry under sunlight. The resulting product is then packed in large bags and delivered to the factory.

(Quy trình tiếp diễn với việc những hạt đậu sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sản phẩm thành quả sau đó sẽ được chất trong những túi lớn và vận chuyển tới nhà máy)

Mixture (N): hỗn hợp

Ví dụ: The cooled liquid is then added to a combination of carbon dioxide and yeast to be fermented. After fermenting, the mixture will be left to mature in another container.

(Chất lỏng đã được làm nguội sau đó được thêm vào một hỗn hợp gồm khí carbon dioxide và men để lên men. Sau khi lên men xong, hỗn hợp sẽ được để lão hóa trong một bình chứa khác.)

Newly recycled (adj): mới được tái chế

Overall, there are essentially six stages in the plastic recycling process, beginning with the buying, using and discarding of plastic products and ending with newly recycled products entering the market again.

(Nhìn chung, quá trình tái chế nhựa bản chất gồm sáu giai đoạn chính, bắt đầu bằng việc mua, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm nhựa và kết thúc bằng việc sản phẩm đã tái chế mới lại nhập vào thị trường.)

Continue the process (phrase): tiếp diễn quy trình

These new, recycled plastic products are then finally distributed back to retail shops where they are sold, reused and discarded once again, thereby continuing the process.

(Những sản phẩm nhựa tái chế mới này sau đó cuối cùng được phân phối trở lại cửa hàng bán lẻ, nơi chúng được bán, sử dụng lại và vứt bỏ một lần nữa, qua đó tiếp diễn quy trình.)

Thứ tự thông tin và sắp xếp bài viết quy trình một cách hợp lý

image-alt

Để đảm bảo thông tin trong bài quy trình được sắp xếp hợp lý, người viết cần lưu ý những vấn đề sau:

Chia bố cục hợp lý: Số bước của mỗi bài quy trình là khác nhau, vì vậy người viết cần tính toán kĩ lưỡng để lượng thông tin nằm trong hai đoạn thân bài cân đối với nhau, tránh sự chênh lệch quá lớn.

Bắt đầu đoạn với câu chủ đề rõ ràng: Một topic sentence mô tả chi tiết bước mà người viết muốn nhắc tới sẽ là “bệ phóng” giúp người viết tiếp tục mô tả những bước tiếp theo trong quy trình.

Sắp xếp các bước logic: Khác với những biểu đồ khác trong Task 1 mà người viết có thể tự do lựa chọn thứ tự ý tưởng hay cách chia bố cục riêng, bài viết quy trình rất chặt chẽ và sẽ yêu cầu người viết phải mô tả tuần tự các bước từ đầu đến cuối. Hãy cố gắng tận dụng các công cụ liên kết đã được nhắc đến phía trên để giúp bài viết được sinh động hơn.

Mô tả chi tiết mỗi bước: Tất cả những thông tin được đưa ra trong đề bài quy trình đều cô đọng nên việc bỏ qua dù chỉ một chi tiết nhỏ sẽ gây khó hiểu cho người đọc. Vì vậy, người viết cần lưu ý mô tả đầy đủ các bước trong bài và không bỏ sót.

Thực hành và cải thiện độ liên kết, mạch lạc trong việc viết bài quy trình

Bài 1: Đọc bài mẫu dưới đây và trả lời các câu hỏi sau: The diagram below shows the recycling process of plastics.

image-alt

The given diagram illustrates the process of plastic recycling.

Overall, there are essentially six stages in the plastic recycling process, beginning with the buying, using and discarding of new plastic products and ending with newly recycled products entering the market again.

In the first stage, new products displayed in shops are purchased, used and thrown away. Plastic bags, along with other garbage, are sent and buried in landfill sites. Plastic bottles and containers however, are collected for recycling. After being gathered, the plastic bottles are then taken to sorting houses where they are divided into different categories.

Once the plastic has been sorted, it is then loaded onto trucks and transported to factories where it is processed and made into new plastic products. These new, recycled plastic products are then finally distributed back to retail shops where they are sold, reused and discarded once again, thereby continuing the process.

Sau khi đọc xong, bạn hãy chỉ ra những yếu tố sau được sử dụng trong bài:

  1. Các linking words

  2. Mệnh đề quan hệ

  3. Substitution

Đáp án:

  1. In the first stage - However - After - Then - Once - Finally - Thereby

  2. where they are divided into different categories where it is processedwhere they are sold, reused and discarded once again

  3. Plastic bottles - They Plastic - It New plastic products - These new, recycled plastic products - They

Bài 2: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:The diagram below shows the process of recycling glass bottles.

image-alt

Finally

Along with

Here

The following stages

Then

In the initial stage

Where (x2)

The diagram illustrates how glass bottles are recycled.

Overall, it is clear that there are three separate stages involved in the recycling process, starting with the collection of wasted bottles and ending with new products entering the market to be purchased.

______(1), all glass bottles are stored in collection points ______(2) they are picked up and delivered by trucks to a cleaning plant. ______(3), the bottles are washed with high pressure water, and ______(4) sorted according to color (clear, green or brown) and prepared for ______(5).

The clean and sorted bottles are then transferred to a recycling plant, ______(6) they are melted in a special glass furnace to turn the glass into liquid form. The recycled liquid glass, ______(7) new liquid glass, is then molded to form new glass bottles. ______(8), the new bottles are ready to be used and sent to supermarkets where they will be purchased and used by customers, thereby completing the process.

Đáp án:

  1. In the initial stage

  2. where

  3. Here

  4. then

  5. the following stages

  6. where

  7. along with

  8. Finally

Tổng kết

Để có thể viết bài viết quy trình một cách mạch lạc và liên kết, hãy tập trung sử dụng các công cụ như từ nối, mệnh đề quan hệ, câu phức/ghép, thay thế (substitution), lược bỏ (ellipsis), và đảm bảo sắp xếp thông tin hợp lý. Việc phải vận dụng toàn bộ các phương pháp được đưa ra trong bài viết là không cần thiết và có thể phản tác dụng truong trường hợp người viết sử dụng một cách khiên cưỡng. Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi viết và linh hoạt trong các phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất!


Danh sách nguồn tham khảo

"IELTS Writing Task 1: Flow Chart Essay." IELTS Simon, 17 Oct. 2013, www.ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/10/ielts-writing-task-1-flow-chart-essay.html.

"IELTS Writing Prep: Coherence and Cohesion." IDP IELTS Chile, ielts.idp.com/chile/prepare/article-ielts-writing-prep-coherence-and-cohesion#ellipsis.

"Substitution in English Grammar: When and How to Do It." Grammar Wiz, www.grammarwiz.com/substitution-in-english-grammar.html.

Young, Denise, et al. IELTS Preparation and Practice: Reading & Writing General Training. 2013.

Để làm quen với format đề thi IELTS thực tế và rèn luyện kỹ năng làm bài. Hãy tham gia thi thử IELTS online tại ZIM nhận ngay kết quả.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu