Banner background

Câu phức và những lỗi phổ biến khi dùng ở band 5.0 IELTS

Phân tích định nghĩa câu phức, cũng như chỉ ra những lỗi phổ biến khi dùng câu phức ở người học có trình độ band 5.0 IELTS và tiếng Anh chung
cau phuc va nhung loi pho bien khi dung o band 50 ielts

Câu phức là cấu trúc câu quen thuộc trong Tiếng Anh, bên cạnh câu đơn và câu ghép. Người học Tiếng Anh, đặc biệt là sĩ tử luyện thi IELTS thường cố gắng “nâng tầm” ngữ pháp của mình bằng việc sử dụng nhiều câu phức hoặc câu ghép thay vì câu đơn. Tuy nhiên, vì không nắm rõ về bản chất của một số cấu trúc ngữ pháp câu phức trong Tiếng Anh, rất nhiều người học gặp phải những lỗi sai khi sử dụng câu phức.

Ở bài viết này, tác giả sẽ phân tích định nghĩa câu phức, cũng như chỉ ra những lỗi phổ biến khi dùng câu phức ở người học có trình độ band 5 nói riêng và người học Tiếng Anh nói chung, từ đó đưa ra cách khắc phục để giúp người học không gặp những lỗi này trong tương lai. 

Định nghĩa câu phức 

Câu phức là câu có chứa một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc. Trong đó, mệnh đề độc lập có thể đứng tách rời như một câu đầy đủ ý nghĩa, còn mệnh đề phụ thuộc không thể đứng tách rời dù mệnh đề này có thể có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. 

VD: Because my leg is broken, I cannot go to school. 

  • Mệnh đề độc lập: I cannot go to school 

  • Mệnh đề phụ thuộc: Because my leg is broken

Những lỗi phổ biến khi dùng câu phức ở band 5 và cách khắc phục

Người học có trình độ band 5 sẽ gặp khá nhiều lỗi ngữ pháp, đặc biệt là khi sử dụng câu phức vì cấu trúc câu này khó và phức tạp hơn câu đơn (câu chỉ có một mệnh đề). Dưới đây là những lỗi phổ biến khi dùng câu phức ở band 5: 

Lỗi sai với cấu trúc “Because”

Cấu trúc “Because” là một trong những cấu trúc thông dụng trong Tiếng Anh, tuy nhiên không phải người học nào cũng sử dụng đúng cấu trúc này. “Because” luôn đi cùng 2 mệnh đề, một mệnh đề chỉ nguyên nhân, mệnh đề còn lại chỉ hệ quả của nguyên nhân đó. Tuy nhiên, một số người học Band 5 sẽ gặp phải các lỗi với câu phức sau: 

Câu chưa hoàn thiện về nghĩa

Câu chỉ có một mệnh đề chỉ nguyên nhân, không có mệnh đề chỉ hệ quả. 

VD: 

cau-phuc-fresh-air

Đúng ra phải là: Because people want to enjoy the fresh air, they choose to live in rural areas. 

Dư từ “so” trong cấu trúc “Because”

Đây là lỗi sai khá phổ biển của người học, xuất phát từ việc dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh. Khi diễn tả tiếng Việt, ta thường nói: “Bởi vì ……, nên…….”. Vì vậy, khi diễn đạt Tiếng Anh, người học cũng có thể viết một câu sai.

VD: Because people want to enjoy the fresh air, so they choose to live in rural areas

Tuy nhiên, trong Tiếng Anh, khi sử dụng cấu trúc “Because”, người học không được chèn thêm từ “so” vào vì bản chất cấu trúc này đã chỉ nguyên nhân – kết quả rồi. Nếu người học thêm từ “so” vào, câu sẽ bị sai ngữ pháp. 

Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi sai này, người học cần nắm rõ cách dùng của cấu trúc “Because”: 

  • Luôn bao gồm 2 mệnh đề. Trong đó, một mệnh đề chỉ nguyên nhân (Đi cùng từ “Because”), một mệnh đề chỉ kết quả 

  • Mệnh đề chỉ kết quả không có từ “so” hoặc bất kì từ nào mang nghĩa là nên/ vì vậy,…

Ngoài ra, khi đã nắm rõ lý thuyết, người học nên thực hành viết câu với cấu trúc “Because” nhiều lần để nhớ kĩ hơn. 

Lỗi sai với cấu trúc chỉ sự nhượng bộ (Although/ Even though – Despite/ In spite of)

Người học ở trình độ band 5 cũng gặp những lỗi sai tương tự với cấu trúc “Because”. Đối với cấu trúc chỉ sự nhượng bộ, một câu hoàn chỉnh sẽ bao gồm 2 ý tưởng, một ý tưởng đi với ‘although/ even though/ despite/ in spite of’ và một ý bày tỏ hàm ý trái ngược. Tuy nhiên, người học có thể gặp phải những lỗi sau: 

Câu chưa hoàn thiện về nghĩa

Câu chỉ có một mệnh đề/ một ý tưởng đi kèm với những từ chỉ sự nhượng bộ như although, despite, in spite up,… hoàn toàn thiếu mệnh đề chính của câu. 

VD: 

cau-phuc-studentsCâu đúng: Although students have to live far away from their family, they choose to study abroad. 

Dư từ “but” trong cấu trúc nhượng bộ

Đây cũng là một lỗi xuất phát từ thói quen dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh. Trong Tiếng Việt, ta thường nói: “Mặc dù…….nhưng…..”. Vì vậy, khi viết câu bằng Tiếng Anh, người học có thể viết một câu khác.

VD: Although students have to live far away from their family, but they choose to study abroad. 

Tuy nhiên, cấu trúc nhượng bộ trong tiếng Anh sẽ không có từ “but” hay bất kì từ nào mang nghĩa là “nhưng”, “tuy nhiên”. Việc thêm từ “but” vào khiến câu bị sai ngữ pháp. 

Không phân biệt được cách dùng của Although/ Though/ Even though và Despite/ In spite of

Mặc dù cả 4 cụm từ này đều mang nghĩa giống nhau, tuy nhiên lại có cách dùng khác nhau về mặt ngữ pháp. Người học có thể sử dụng sai như sau: 

  • Although raining, I go to school. 

  • Despite it is raining, I go to school. 

Cách khắc phục: Người học cần nắm rõ về cách dùng của mệnh đề nhượng bộ và thực hành viết câu thường xuyên với mệnh đề này. Những lưu ý khi sử dụng mệnh đề nhượng bộ: 

  • Luôn bao gồm 2 vế và 2 vế này thường có hàm ý trái ngược nhau. 

  • Khi sử dụng mệnh đề nhượng bộ, trong câu không có từ “but”, “however” hay bất kì từ nào mang nghĩa là “nhưng”, “tuy nhiên”,…

Phân biệt cách dùng của Although/ Though/ Even though và Despite/ In spite of: 

  • Sau “although/ though/ even though” là một mệnh đề (Đầy đủ chủ ngữ và động từ). 

VD: Although it is raining, I go to school. 

VD: 

cau-phuc-good-weather 

Các lỗi sai liên quan tới Mệnh đề quan hệ

Câu gặp lỗi “hai động từ” vì không sử dụng Mệnh đề quan hệ

Đây là một lỗi về câu phức rất phổ biến ở người học Tiếng Anh nói chung, và người có trình độ band 5 nói riêng. Đối với lỗi này, người học thường có xu hướng viết câu có 2 động từ chính (2 động từ thuộc 2 chủ ngữ khác nhau), nhưng lại không sử dụng mệnh đề quan hệ

VD: She gets married to the man wears white shirt. 

  • Câu đúng: She got married to the man who wears white shirt. 

Câu trên sai ở chỗ câu có 2 động từ chính, đó là “got” (động từ của chủ ngữ “She”) và “wears” (động từ của tân ngữ “the man”). Đây là lỗi sai xuất phát từ việc dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh (Cô ấy kết hôn với người đàn ông mặc áo trắng). Tuy nhiên, nếu viết như vậy, câu trên sẽ gặp lỗi sai về ngữ pháp và không thể hiện được vai trò của động từ “wears” trong câu. 

Đọc thêm: Những lỗi phổ biến trong IELTS Writing khi dùng mệnh đề quan hệ (P.1)

Cách khắc phục: Sau khi viết câu, người học nên dò lại xem câu có bao nhiêu động từ, và động từ đó là động từ của chủ ngữ nào. Nếu trong câu có 2 động từ của 2 chủ ngữ khác nhau, người học cần sử dụng Mệnh đề quan hệ để câu được chính xác cả về ngữ nghĩa và ngữ pháp. 

Đọc thêm: Các quy tắc về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ trong Tiếng Anh

Không phân biệt được Mệnh đề quan hệ xác định và Mệnh đề quan hệ không xác định: 

Nhiều người học sử dụng được mệnh đề quan hệ khi cần nối 2 mệnh đề với nhau, tuy nhiên lại không xác định được đây là mệnh đề quan hệ xác định hay không xác định, từ đó dẫn tới các lỗi sai về đại từ quan hệ hoặc dấu câu. 

  • VD: A large area of forest has been chopped down to make way for buildings and industrial areas, that negatively affects the natural habitats of wild animals. 

  • Câu đúng: A large area of forest has been chopped down to make way for buildings and industrial areas, which negatively affects the natural habitats of wild animals. 

Ở câu trên, mệnh đề thứ 2 là một mệnh đề quan hệ không xác định, vì vậy ta không thể sử dụng đại từ “that”. 

  • The girl, who has long hairs, is my friend. 

  • Câu đúng: The girl who has long hairs is my friend. 

Mệnh đề quan hệ ở trên là một mệnh đề quan hệ xác định, vì vậy, không được sử dụng dấu phẩy ở giữa.

Đọc thêm: Lỗi phổ biến ở band IELTS 4.0 – 5.0: Lạm dụng “that” trong mệnh đề quan hệ

Cách khắc phục: Cách duy nhất để khắc phục lỗi này đó là người học cần nắm rõ và phân biệt được Mệnh đề quan hệ xác định và Mệnh đề quan hệ không xác định. 

Mệnh đề quan hệ xác định: Là mệnh đề quan hệ bổ sung thông tin quan trọng cho mệnh đề/ từ được bổ nghĩa. Nếu bỏ mệnh đề này, câu sẽ bị mất nghĩa hoặc khó hiểu. 

VD: They are the customers who complained about our products. 

Nếu bỏ mệnh đề quan hệ trên, ta sẽ không xác định được “customers” là ai, người nào, và câu sẽ hoàn toàn bị mất nghĩa. 

Lưu ý: Trong mệnh đề quan hệ không xác định: 

  • Có thể dùng “that” để thay thế các đại từ quan hệ khác 

  • Không sử dụng dấu phẩy để ngăn cách 

Mệnh đề quan hệ không xác định: Là mệnh đề quan hệ bổ sung thông tin phụ cho mệnh đề/ từ được bổ nghĩa. Nếu bỏ mệnh đề này, câu văn vẫn hoàn toàn có thể truyền đạt được nghĩa chính và người đọc vẫn xác định được đối tượng được bổ nghĩa. 

VD: 

cau-phuc-marry

Nếu bỏ mệnh đề quan hệ đi, ta vẫn hiểu được ý nghĩa mà câu văn này truyền tải, đó là nghề nghiệp của Mary. Và ta vẫn xác định được đối tượng được bổ nghĩa là ai, vì đây là một tên riêng. 

Lưu ý: Trong mệnh đề quan hệ không xác định: 

  • Không được dùng “that” 

  • Phải sử dụng dấu phẩy để ngăn cách mệnh đề quan hệ 

Sử dụng sai ngữ pháp với “while”

Trong Tiếng Anh, “while” mang nghĩa là trong khi, có thể đứng ở đầu hoặc giữa câu để nối 2 mệnh đề/ hành động xảy ra cùng một lúc. Tuy nhiên, khi sử dụng liên từ này, người học thường có thói quen chỉ viết một mệnh đề đi kèm với “while”. 

VD: While the number of students studying in Japan witnessed an increase. 

Đúng ra phải là: While the number of students studying in Japan witnessed an increase, that of Korea considerably declined. 

Cách khắc phục: Người học cần nhớ rõ, dù đứng đầu hay giữa câu, “while” đều luôn đi kèm với 2 mệnh đề, người học có thể học theo cấu trúc sau: 

  • While S + V, S + V          

  • S+ V while S+ V 

Sử dụng sai với “Before” và “After”

Cách diễn đạt “trước khi”/ “sau khi” cũng rất quen thuộc với người dùng Tiếng Anh, tuy nhiên người học có thể gặp phải những lỗi sau: 

Câu không hoàn thiện về nghĩa: Tương tự như “because”, mệnh đề nhượng bộ hay “while”, “before” và “after” cũng là liên từ nối 2 mệnh đề/ 2 hành động, và 2 liên từ này dùng để nối 1 hành động xảy ra trước và một hành động xảy ra sau. Tuy nhiên, một số người học chỉ sử dụng “before” và “after” với một mệnh đề. 

VD: Before I came. 

  • Câu đúng: 

cau-phuc-she-left

Không phân biệt được thì khi sử dụng “Before” và “After”: Người học có thể không nắm rõ việc nên dùng thì gì khi sử dụng “Before” và “After”. Thay vào đó, người học có thể chia cả 2 mệnh đề ở thì Hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn. 

VD: I watched some movies after I finished my homework. 

Câu đúng: I watched some movies after I had finished my homework. 

Không phân biệt được giữa “before” và “after”: Nhiều người học biết “before” nghĩa là “trước khi”, “after” là “sau khi”, nhưng khi viết thành một câu, người học có thể không phân biệt được nên dùng “before” hay “after”. 

VD: 

Năm

2000

2005

2010

Số lượng du học sinh tại Pháp

10.000

13.000

11.000

-> The number of international students studying in France was 13 000 in 2005, after decreasing to 11 000 in 2010. 

Câu đúng: The number of international students studying in France was 13 000 in 2005, before decreasing to 11 000 in 2010. 

Cách khắc phục: Người học cần nhớ rõ: 

  • Before: chỉ hành động xảy ra trước một hành động 

Như ví dụ trên: con số học sinh là 13 000 vào năm 2005, điều này xảy ra trước khi giảm xuống còn 11 000 vào năm 2010, nên ta phải dùng “before”. 

  • After: chỉ hành động xảy ra sau một hành động

VD: The number of international students studying in France declined to 11 000, after increasing to 13 000 in 2005. 

Ở câu trên, việc số học sinh giảm xuống 11 000 là sự việc diễn ra vào năm 2010, xảy ra sau năm 2005, nên ta cần dùng “after”. 

Thì đi với “before” và “after”: Người đọc cần nhớ

Hoặc đơn giản hơn, người học có thể nhớ theo công thức: 

  • Before QKHT, QKĐ

  • QKHT Before QKĐ

  • After QKHT, QKĐ

  • QKĐ After QKHT

Trong đó, QKHT: quá khứ hoàn thành và QKĐ: quá khứ đơn

Tổng kết

Thông qua bài viết này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về câu phức cũng như các lỗi sai phổ biến khi sử dụng câu phức và đề xuất cách khắc phục cho người học Tiếng Anh. Người đọc có thể chiêm nghiệm lại xem bản thân có gặp những lỗi nào trong các lỗi sai đã nêu ở trên hay không, từ đó củng cố lại kiến thức về các cấu trúc liên quan tới câu phức, và thực hành viết câu nhiều lần để nhớ rõ kiến thức đó.

Tác giả hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp người học cải thiện được ngữ pháp và tránh các lỗi sai đã nêu trên trong quá trình học Tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng.

Đọc thêm: Ứng dụng phân tích các vế câu phức trong đề bài IELTS Writing Task 2

Lê Thị Kiều Linh

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...