“Chăm chỉ” chìa khóa giúp Đức Minh đạt 7.0 IELTS
Có một từ thôi là chăm chỉ, lười thì chả bao giờ lên nổi cái gì cả - cùng nghe chia sẻ của Lã Đức Minh - một cậu học viên vừa xuất sắc dành 7.0 IELTS.
Tuy nhiên, bạn gần như bắt buộc phải có những điều cơ bản để luyện thi IELTS, cụ thể là ba điều: ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Những điều này thì mình đã vốn ban đầu đã chắc hai cái đầu do từng học TOEIC nhưng lại khá chật vật cái cuối. Phương pháp học lên điểm thêm cho từng cái mình sẽ nói cụ thể ở sau.
Cụ thể thì như sau:
Listening:
- Vì mình thực sự đã nghe Tiếng Anh rất nhiều từ bé và phần nào thấu hiểu giao tiếp thường ngày nên vậy mình không khó khắn lắm ban đầu. Như một số người thì phải trải qua giai đoạn “đau khổ” là nghe chép chính tả rồi đọc lại từ đầu đến cuối để có thể nghe được từng chữ một.
- Tuy nhiên mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghe ra được những âm cuối cụ thể là để số ít hay nhiều. Cái này thì cách tốt nhất là bình tĩnh nghe ra được chữ đấy bởi nhiều bạn bị tâm lý là nghe được từ là đã vui lắm rồi chứ không để ý âm cuối, ngoài ra còn phải phân biệt với một số từ vốn kết thúc là /s/ chữ không phải số nhiều như “audience”. Nhưng thực sự thì với mình cách tốt nhất là đoán dựa trên bài nghe hay sau bài nghe, ví dụ như là trong bài nghe có chữ “they” thì nó chắc chắn là số nhiều hay là nếu từ đó là vật không đếm được như “garbage” thì chắc chắn không bao giờ có số nhiều rồi. Và tất cả những điều này mình đã rất may mắn khi được các anh chị ở Zim chỉ tận tình về từng chữ như này cũng như đưa ra các tips đặc biệt.
- Khó khăn khác là nghe được hết nhưng không biết chọn cái gì (Đặc biệt là bài multiple choices) thì mình hay áp dụng kĩ năng học reading: bởi vì bài nghe sẽ nhắc đến hết các đáp án (nếu không thì tất nhiên sai rồi) thì mình sẽ nghe rồi mình so với đáp án xem nó sẽ là T, F, hay NG thôi.
- Và khó khăn thường xuyên nhất chính là không đủ từ vựng nên không nghe được hay biết từ nhưng nghe rồi lại sai. Cái này thì mình sửa được chính là nhờ học Speaking, bởi đa số các từ vựng (đặc biệt là các từ trong part 1, 2 của Listening) là từ cuộc sống thường ngày như trong Speaking, ngoài ra nếu mình phát âm đúng từ thì mình nghe được từ. Về vấn đề phát âm thì mình sẽ nói ở phần Speaking. Ngoài ra nó cũng có một số từ học thuật nhưng nếu bạn có học Writing thì sẽ không là vấn đề gì cả. Còn các từ bạn phải nghe để điền vào thì rất hiếm khi là từ khó mà là các từ khá thường ngày, đơn giản.
Speaking:
- Mình thực sự thì không được điểm cao lắm Speaking nhưng thực sự so với điểm hồi trước thì điểm mình đã lên rất nhiều. Và yếu tố lớn nhất giúp mình chính là fluency. Mình đã luyện tập khá nhiều để nói sao cho nó mượt mà và tự nhiên như người bản địa chứ không phải là cố lôi thật nhiều từ ngữ vào, và cách tốt nhất chính là tự nói tự ghi âm lại hoặc nói cho người khác nghe rồi người ta sửa. Điều này là do chị Minh Hà ở Zim đã chỉ cho mình, thực sự thì thi IELTS với nói thường ngày rất khác nhau, nhờ chị ý mà mình đã có những tips hiệu quả để lên điểm nhanh.
- Vấn đề từ vựng thì học ở lớp mình đã thực sự may mắn khi học được nhiều từ, đặc biệt là idioms mà người bản địa dùng trong thường ngày. Và sau khi học mình đã hiểu thêm những cuộc nói chuyện của người bản địa và tìm được cách chính xác hơn để thể hiện ý kiến mình ra Tiếng Anh. Và nhờ làm được thể mà mình càng nhớ những từ ngữ này hơn và sử dụng chúng như từ của chính bản thân mình. Ngoài ra, chú ý với các từ vựng trong IELTS thì đó phải là yếu tố tự nhiên, đặc biệt là idioms, nếu các bạn nói nó một cách gượng ép thì có khi còn bị trừ điểm. Điều này cũng lần nữa nhờ chị Minh Hà khi chị ý đã hướng dẫn mình cách lập sơ đồ trả lời và cách áp dụng từng từ một cách tự nhiên mà chính mình chưa từng nghĩ ra.
- Một điều nữa là ngữ pháp, thì cái này các bạn chỉ cần đảm bào mọi điều bạn nói ra đúng ngữ pháp, đặc biệt về thời thì. Thực ra đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất của mình khi đi thi vì nhiều điều trong quá khứ nhưng do nói kiểu phản xạ nên mình cứ hay nói trong thì hiện tại.
- Ngoài ra, cách tốt nhất mà mình thấy tăng speaking đó chính là phát âm đúng. Nếu bạn thấy mình phát âm đúng thì bạn sẽ tự tin nói hơn. Cách tốt nhất với mình là bạn hãy thuộc và hiểu một số tính chất cơ bản của phát âm rồi có từ nào mới, hay thậm chí từ cũ, thì hãy tra từ điển và đọc lại. Nhưng cách mình thấy tốt nhất nếu bạn có nhiều thời gian là nhại lại một bài nói Tiếng Anh hay nào đó (mọi người hay gợi ý là Emma Watson) Mình cũng thật tiếc bản thân là không có nhiều thời gian để luyện thêm cái này, nhưng nhờ chị Minh Hà mà mình cũng đã phát âm tốt lên khá nhiều so với hồi trước.
- Và quan trọng hơn cả là phải luyện tập, và luyện tập speaking thì bắt buộc phải là “mở mồm ra” chứ không phải cứ đọc như nhiều người hay làm.
Reading:
- Đây thực sự thì là kĩ năng mình tự tin nhất vì mình khá chắc ngữ pháp và có khả năng đoán từ dựa trên ngữ cảnh hay cấu tạo từ. Nếu bạn có những khả năng này thì reading không hẳn là điều gì khó khăn lắm với bạn.
- Cách tốt nhất để tăng kĩ năng reading chỉ có thể là đọc thật nhiều, và mình khuyên là mỗi lần đọc hãy đọc những bài báo về một chủ để thôi và chỉ chọn những bài mà phù hợp với mình. Lý do là vì nếu bạn đọc nhiều thì bạn sẽ không ngại khi phải đọc những bài dài và khô khan trong IELTS và đọc nhanh hơn nữa, còn đọc cùng chủ để là để tăng từ vựng của bạn vì khi đọc nhiều bài cùng chủ đề thì sẽ có một số từ lặp lại và bạn sẽ dễ thuộc những từ này hơn. Nói thật là đa số từ vựng cùa mình là từ đọc và sau những lần mình đọc mình chả bao giờ cố thuộc từ mới mà chỉ tra từ đó để hiểu bài rồi sau này đọc lại bài đấy mấy lần là mình hiểu và hiểu khá sâu việc sử dụng từ đấy.
- Để làm tốt bài reading thì các bạn cần hiểu tư duy người làm đề là người đó đã lấy một câu nào đó (thường xuyên là vậy) trong bài đọc rồi biến nó thành một câu hỏi. Việc của bạn là tìm ra câu đấy và so sánh với câu trả lời, tất nhiên là nếu bạn không tìm được thì sẽ là NG.
- Vấn đề thời gian trong reading thì mình cũng không sợ lắm, thậm chí đi thi mình còn dư tận 13p kiểm tra lại bài. Điều này là nhờ mình đọc nhanh và có thể nhìn nhanh ra vấn đề cần tìm, mình luôn luôn đọc thật kĩ câu hỏi trước, rồi sau đó nhìn nhanh bài để xem kết cấu bài để đoán vị trí câu cần tìm, nếu mất quá lâu thì mình sẽ để sau làm lại.
Writing:
- Thực ra đây là phần mình thấp nhất và buồn nhất vì mình làm trên lớp điểm chưa từng tệ lắm, nhưng mình vẫn sẽ chia sẻ vậy vì Writing của mình cũng đã tăng lên khá nhiều.
- Quan trọng nhất trong Writing là tính logic, bài của bạn phải cực kỳ logic và không có bất cứ câu chữ nào là thừa, mọi câu từ đều phải phục vụ một mục đích nào đó cho bài viết.
- Từ vựng thì phải hiểu là những từ hàn lâm hay “academic” không quan trọng bằng những từ liên quan đến chủ để hay “topic-related” và đa số mình có được là từ reading.
- Ngoài ra vì phần 2 điểm nhân đôi nên mình khuyên là các bạn hãy viết phần 2 trước chứ đừng có tập trung quá nhiều vào phần 1 (nhưng không có nghĩa là không quan tâm)
- Và quan trọng nhất là đừng có học thuộc, hãy dùng từ ngữ của chính mình.
- Tất cả cả những điều này đều nhờ những anh chị ở Zim dạy cho mình, từ cách lên điểm nhờ các tips tới việc chỉnh sửa cả trong suy nghĩ và lỗi viết để chính khả năng Tiếng Anh của mình lên nữa.
Bình luận - Hỏi đáp