Chiến lược "Theme-based learning" trong IELTS Writing Task 2

Bài viết tập trung vào việc phân tích những lợi ích và các ứng dụng của chiến lược Theme-based learning trong IELTS Writing Task 2.
author
Phùng Thị Kim Liên
26/03/2024
chien luoc theme based learning trong ielts writing task 2

Khi tiếp cận IELTS Writing Task 2, nhiều học viên thường gặp phải một loạt khó khăn. Một trong những thách thức lớn là thiếu hụt từ vựng đa dạng và phong phú. Việc sử dụng từ vựng phù hợp và chính xác rất quan trọng để diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và chính xác.

Vì vậy, việc xây dựng một bộ từ vựng phong phú theo chủ đề có thể mang lại nhiều lợi ích. Sử dụng từ vựng đa dạng và phong phú không chỉ giúp nâng cao điểm số trong phần ngôn ngữ của bài thi mà còn giúp biểu đạt ý kiến một cách chính xác và đầy đủ hơn.

Bài viết sẽ giới thiệu tới người học chiến lược theme-based learning trong IELTS Writing Task 2, cũng như các lợi ích hay cách ứng dụng thực tế của phương pháp này.

Key takeaways

  1. Việc học dựa trên chủ đề là khi nhiều hoạt động học tập khác nhau được liên kết với nhau thông qua một nội dung bao trùm.

  2. Nhìn chung, phương pháp học theo chủ đề này có thể đem lại 4 lợi ích cho người học, bao gồm: xây dựng một bộ từ vựng phong phú, nâng cao kiến thức nền, diễn đạt chi tiết và sâu sắc, nhớ từ vựng theo ngữ cảnh chính xác.

  3. Bằng cách tiếp cận từng chủ đề một cách có hệ thống và tổ chức (chia bảng, hoặc mind-map), người học có thể xây dựng một cơ sở từ vựng phong phú và đa dạng, đồng thời phát triển khả năng suy luận và diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và logic.

Khái niệm “Theme-based learning”

Việc học dựa trên chủ đề là khi nhiều hoạt động học tập khác nhau được liên kết với nhau thông qua một nội dung bao trùm. Phương pháp học và dạy như vậy thường phổ biến ở các bậc học như mẫu giáo và tiểu học. Giáo viên sẽ tổ chức đa dạng các hoạt động theo một chủ đề chính để học sinh không những học được từ vựng mà còn bổ sung lượng kiến thức nền phong phú.

Lợi ích của theme-based learning trong IELTS Writing Task 2

Lợi ích của việc áp dụng phương pháp học theo chủ đề trong IELTS Writing Task 2 không chỉ giới hạn ở việc chuẩn bị cho kỳ thi mà còn mở ra một loạt các cơ hội phát triển kỹ năng và kiến thức vững chắc cho người học. Mặc dù phương pháp này thường được sử dụng cho người học ở độ tuổi nhỏ, nhưng vẫn hoàn toàn có thể áp dụng vào luyện thi IELTS Writing.

Nhìn chung, phương pháp học theo chủ đề này có thể đem lại 4 lợi ích cho người học, bao gồm: xây dựng một bộ từ vựng phong phú, nâng cao kiến thức nền, diễn đạt chi tiết và sâu sắc, nhớ từ vựng theo ngữ cảnh chính xác.

Tham khảm thêm: Phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh là gì và cách ứng dụng.

Xây dựng một bộ từ vựng phong phú

Đầu tiên, việc học từ vựng theo chủ đề giúp xây dựng một bộ từ vựng phong phú, đa dạng và có tính ứng dụng cao. Thay vì chỉ tập trung vào việc ghi nhớ từng từ một mà không có mối liên kết, việc học theo chủ đề giúp người học hiểu rõ các từ vựng trong ngữ cảnh cụ thể và cách sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau.

Nâng cao kiến thức nền

Thứ hai, phương pháp này cũng giúp nâng cao kiến thức nền của người học. Bằng cách tiếp cận từ vựng theo chủ đề, người học có cơ hội hiểu rõ hơn về các vấn đề và khía cạnh khác nhau liên quan đến chủ đề đó, từ đó làm giàu thêm kiến thức tổng quan và cách nhìn nhận vấn đề.

Diễn đạt chi tiết và sâu sắc

Thứ ba, việc học từ vựng theo chủ đề cũng giúp người học diễn đạt chi tiết và sâu sắc hơn trong việc viết. Thay vì sử dụng các từ ngữ chung chung và lặp lại, người học có thể sử dụng từ vựng phong phú và đa dạng để mô tả ý tưởng của mình một cách chính xác và sắc sảo hơn.

Nhớ từ vựng theo đúng ngữ cảnh

Cuối cùng, phương pháp học từ vựng theo chủ đề giúp người học nhớ từ vựng theo ngữ cảnh và sử dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả trong việc viết. Bằng cách học từ vựng trong các bối cảnh cụ thể, người học có thể dễ dàng ghi nhớ và tái áp dụng chúng khi cần thiết trong các bài viết của mình.

Học từ vựng theo chủ đề là một chiến lược học hiệu quả, tập trung vào việc tích hợp kiến thức ngôn ngữ vào một ngữ cảnh cụ thể và ý nghĩa.

Tóm lại, việc áp dụng phương pháp học theo chủ đề trong IELTS Writing Task 2 không chỉ giúp chuẩn bị tốt cho kỳ thi mà còn giúp người học phát triển một cách toàn diện các kỹ năng và kiến thức liên quan đến việc sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và hiệu quả trong việc viết.

Cách ứng dụng theme-based learning trong IELTS Writing Task 2

Để áp dụng phương pháp học dựa trên chủ đề trong việc cải thiện và nâng cao vốn từ vựng cho IELTS Writing Task 2, người học cần tiến hành một quá trình tổng hợp và phân loại chủ đề một cách tổng quan và có hệ thống.

Đầu tiên, việc tổng hợp các chủ đề chính thường gặp trong các đề thi viết là bước quan trọng để tạo ra một cơ sở kiến thức vững chắc. Những chủ đề phổ biến như giáo dục, môi trường, kinh tế, sức khỏe, xã hội và văn hóa là những chủ đề mà người học thường gặp phải.

Sau đó, người học cần phân nhánh các chủ đề lớn này thành các chủ đề nhỏ, hoặc ít nhất cũng có liên quan mật thiết tới chủ đề lớn. Ví dụ, trong chủ đề về môi trường, có thể phân nhánh thành biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, hay sử dụng năng lượng tái tạo. Việc này giúp người học hiểu sâu hơn về các khía cạnh cụ thể của mỗi chủ đề.

Bằng cách tiếp cận từng chủ đề một cách có hệ thống và tổ chức, người học có thể xây dựng một cơ sở từ vựng phong phú và đa dạng, đồng thời phát triển khả năng suy luận và diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và logic. Điều này sẽ giúp họ tự tin hơn khi tiếp cận và xử lý các đề thi viết IELTS Task 2, và đạt được điểm số cao hơn trong kỳ thi.

Danh sách các chủ đề thường gặp trong Writing task 2

Dựa trên số lượng đa dạng của các đề thi IELTS Writing Task 2 gần đây, tác giả thống kê được một số chủ đề chính và các chủ đề phụ thường gặp như sau:

  1. Technology (Công nghệ)

    • Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)

      • Automation in industries (Tự động hóa trong các ngành công nghiệp)

      • AI in healthcare (Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế)

    • Internet and Social Media (Internet và Mạng xã hội)

      • Impact on communication (Ảnh hưởng đến giao tiếp)

      • Cybersecurity concerns (Lo ngại về an ninh mạng)

      • Influence on youth behavior (Ảnh hưởng đến hành vi của thanh thiếu niên)

    • Digitalization and Remote Work (Kỹ thuật số hóa và Làm việc từ xa)

      • Remote work trends (Xu hướng làm việc từ xa)

      • Online learning platforms (Các nền tảng học trực tuyến)

  2. Environment (Môi trường)

    • Climate Change (Biến đổi khí hậu)

      • Effects on weather patterns (Ảnh hưởng đến hình thái thời tiết)

      • Melting polar ice caps (Tan chảy băng cực)

    • Renewable Energy (Năng lượng tái tạo)

      • Advantages over fossil fuels (Ưu điểm so với nhiên liệu hóa thạch)

      • Disadvantages over fossil fuels (Nhược điểm so với nhiên liệu hóa thạch)

    • Environmental Conservation (Bảo tồn môi trường)

      • Wildlife protection (Bảo vệ động vật hoang dã)

      • Deforestation and afforestation efforts (Nỗ lực chống phá rừng và trồng rừng)

  3. Society (Xã hội)

    • Equality (Bình đẳng)

      • Pay gap (Chênh lệch thu nhập)

      • Wealth gap disparities (Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo)

    • Urbanization (Đô thị hóa)

      • Urban sprawl challenges (Thách thức của sự mở rộng đô thị)

      • Public transportation improvements (Cải thiện giao thông công cộng)

    • Cultural Diversity (Đa dạng văn hóa)

      • Preservation of indigenous cultures (Bảo tồn văn hóa bản địa)

      • Multiculturalism benefits (Lợi ích của đa văn hóa)

  4. Health (Sức khỏe)

    • Public Health (Y tế cộng đồng)

      • Disease prevention campaigns (Các chiến dịch phòng chống bệnh)

      • Access to healthcare services (Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe)

    • Mental Health Awareness (Nhận thức về Sức khỏe tâm thần)

      • Importance of mental health (Sự quan trọng của sức khỏe tâm thần)

      • Mental health education in schools (Giáo dục về sức khỏe tâm thần trong trường học)

    • Lifestyle (Lối sống)

      • Sedentary lifestyle risks (Nguy cơ của lối sống ít vận động)

      • Healthy eating promotion (Khuyến khích ăn uống lành mạnh)

  5. Education (Giáo dục)

    • Online Learning (Học trực tuyến)

      • E-learning platforms (Các nền tảng học trực tuyến)

      • Future of traditional education (Tương lai của giáo dục truyền thống)

    • Language Learning (Học ngôn ngữ)

      • Benefits of bilingualism (Lợi ích của sự thông thạo hai ngôn ngữ)

      • English as a global language (Tiếng Anh - Ngôn ngữ toàn cầu)

  6. Economics (Kinh tế)

    • Income and Employment (Thu nhập và Việc làm)

      • Wage disparity (Sự chênh lệch thu nhập)

      • Unemployment (Thất nghiệp)

    • Consumer Behavior (Hành vi tiêu dùng)

      • Buying trends (Xu hướng mua sắm)

      • Impact of advertising (Ảnh hưởng của quảng cáo)

Lưu ý rằng, các chủ đề trên được soạn thảo và phân loại dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả. Người học hoàn toàn có thể điều chỉnh theo quan điểm cá nhân nếu cảm thấy phù hợp vì mỗi người có thể có những trải nghiệm, niềm tin và quan điểm riêng biệt.

Tuy nhiên, tác giả cũng khuyến khích người học khám phá và tự đánh giá thêm các góc nhìn, quan điểm và cách diễn giải khác nhau dựa trên sự hiểu biết của riêng mình.

Phân loại từ vựng / collocation theo chủ đề

Bên cạnh việc thống kê ra các chủ đề nhỏ trong một nội dung chính bao trùm, người học tiến hành brainstorm thêm các từ vựng hoặc collocation nằm trong phạm vi chủ đề đó. Người học có thể phân tích theo hướng: có lợi - có hại, hoặc SWOT để có nhiều ý tưởng hơn.

Dưới đây là ví dụ minh hoạ khi người học về chủ đề Technology (công nghệ), người học có thể phân loại từ vựng theo các nhóm chủ đề nhỏ hơn trong cùng theme như sau:

Technology (Công nghệ)

Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)

Internet and Social Media (Internet và Mạng xã hội)

Digitalization and Remote Work (Kỹ thuật số hóa và Làm việc từ xa)

Automation in industries (Tự động hóa trong các ngành công nghiệp)

  • Efficiency gains: Sự tăng cường hiệu quả

  • Productivity improvements: Sự cải thiện năng suất

  • Cost savings: Tiết kiệm chi phí

  • Quality enhancements: Sự cải thiện chất lượng

  • Workplace safety advancements: Sự tiến bộ về an toàn lao động

Impact on communication (Ảnh hưởng đến giao tiếp)

  • Reduced face-to-face interaction: Sự giảm tương tác trực tiếp

  • Instant messaging: Nhắn tin tức thời

  • Spread of misinformation: Sự lan truyền thông tin sai lệch

  • Global networking opportunities: Cơ hội mạng lưới toàn cầu

  • Social isolation: Cô lập xã hội

Remote work trends (Xu hướng làm việc từ xa)

  • Flexible work arrangements: Sắp xếp làm việc linh hoạt

  • Work-life balance: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

  • Communication challenges: Thách thức giao tiếp

  • Remote work supervision: Giám sát làm việc từ xa

AI in healthcare (Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế)

  • Enhances diagnosis accuracy: Cải thiện độ chính xác của chẩn đoán

  • Health data management and analysis: Quản lý và phân tích dữ liệu sức khỏe

  • Enables early disease detection: Cho phép phát hiện bệnh sớm

  • Accelerates drug discovery process: Trí tuệ nhân tạo tăng tốc quá trình phát minh thuốc

  • AI-assisted diagnosis and treatment: Chẩn đoán và điều trị hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo

Cybersecurity concerns (Lo ngại về an ninh mạng)

  • Cyber attacks: Các cuộc tấn công mạng

  • Data breaches: Xâm nhập dữ liệu

  • Privacy concerns: Lo ngại về quyền riêng tư

  • Cyberbullying: Bắt nạt trực tuyến

Online learning platforms (Các nền tảng học trực tuyến)

  • Flexible online learning schedules: Lịch học trực tuyến linh hoạt

  • Cost-effective online learning options: Các lựa chọn học trực tuyến tiết kiệm chi phí

  • Accessible online learning materials: Tài liệu học trực tuyến dễ tiếp cận

  • Limited interaction with instructors: Sự tương tác giới hạn với giảng viên

  • Self-discipline challenges: Thách thức tự quản lý

  • Lack of hands-on learning opportunities: Thiếu cơ hội học thực hành

Influence on youth behavior (Ảnh hưởng đến hành vi của thanh thiếu niên)

  • Access to educational resources: Truy cập vào các nguồn tài nguyên giáo dục

  • Community engagement: Tham gia cộng đồng

  • Exposure to inappropriate content: Tiếp xúc với nội dung không phù hợp

  • Cyberbullying: Bắt nạt trực tuyến

Mind map học Writing task 2 cho Theme-based learning

Bên cạnh việc thống kê từ vựng hay collocation theo cách thông thường, người học hoàn toàn có thể sử dụng các ứng dụng học tập để thiết kế sơ đồ tư duy mind-map.

VÍ DỤ: TECHNOLOGY

Mind map học Writing task 2 cho Theme-based learning

Tổng kết

Nhìn chung, người học nên cân nhắc và thử nghiệm cách hệ thống kiến thức theo chiến lược theme-based learning. Việc xây dựng một bộ từ vựng phong phú theo chủ đề có thể giúp vượt qua những khó khăn trong IELTS Writing Task 2 như thiếu ý tưởng, sắp xếp ý tưởng và thiếu từ vựng phong phú. Tuy nhiên, để tối ưu hóa quá trình ôn luyện, học viên nên kết hợp phương pháp này với các công cụ hỗ trợ đắc lực như hệ thống chấm bài IELTS Correct by Chat GPT của ZIM.

Hệ thống chấm bài AI sẽ phân tích bài viết của học viên dựa trên các tiêu chí đánh giá của kỳ thi IELTS, giúp học viên nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những gợi ý cải thiện cụ thể. Nhờ đó, học viên có thể trau chuốt kỹ năng viết và nâng cao band điểm một cách nhanh chóng.

Trích dẫn

  1. Borg, Simon. "Theme-based teaching and learning." Teaching languages to young learners, Cambridge University Press, 2015. Truy cập tại: https://www.cambridge.org/core/books/abs/teaching-languages-to-young-learners/themebased-teaching-and-learning/6DFAF1364675E726C40A796296E65EF1

Để đánh giá chính xác trình độ IELTS hiện tại của bản thân, tham gia thi thử IELTS tại ZIM Academy với format bài thi chuẩn thi thật.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu