Chiến lược top-down bottom-up để cải thiện Reading IELTS

Giới thiệu hai cách tiếp cận xử lí thông tin top-down bottom-up và hướng dẫn cách ứng dụng chúng vào việc cải thiện Reading IELTS chi tiết, cụ thể.
author
Huỳnh Phương Nhi
12/09/2021
chien luoc top down bottom up de cai thien reading ielts

Trong quá trình học ngôn ngữ nói chung và học tiếng anh nói riêng, người học cần có một cách xử lí thông tin hiệu quả. Về măt lí thuyết, chúng ta có hai cách xử lí thông tin thường gặp chính là Top-down và Bottom-up. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu hai cách tiếp cận xử lí thông tin top-down bottom-up và hướng dẫn cách ứng dụng chúng vào việc cải thiện khả năng đọc hiểu trong tiếng anh.

Ứng dụng top-down bottom-up vào kỹ năng đọc

Bottom-up reading strategy (Chiến lược đọc từ dưới lên)

image-alt


Chiến lược từ dưới lên (hoặc xử lý từ dưới lên): Chiến lược từ dưới lên kết hợp các quy trình đọc ở cấp độ thấp hơn để dạy học sinh xây dựng ý nghĩa từ các đơn vị ngôn ngữ cơ bản nhất, bao gồm các chữ cái, cụm chữ cái và từ. Học sinh hiểu ý nghĩa của một văn bản bằng cách xây dựng trên cơ sở phân tích các đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất.

Chiến lược đọc từ dưới lên thường sẽ được áp dụng đối với các dạng bài tập đòi hỏi sự phân tích kĩ lưỡng về mặt cấu trúc ngữ pháp cũng như nghĩa của từ,tìm từ đồng nghĩa, điển hình là Complete the summary (hoàn thành đoạn tóm tắt nội dung) và Complete the table (hoàn thành bảng)

Các bước thực hiện chiến lược Bottom-up

Bước 1: Xác định loại từ của chỗ trống cần điền. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn cách xác định loại từ trong tiếng anh Các vấn đề khi sử dụng loại từ tiếng Anh của người mới học IELTS (trình độ 3.5 – 4.5)

Bước 2: Gạch chân những keyword xung quanh chỗ trống cần điền. Keyword ở đây thường sẽ là các danh từ, động từ, tính từ mang nội dung chính của câu. Từ các keyword đó, chúng ta sẽ xác định được vị trí của thông tin cần tìm trong bài đọc.

Bước 3: Tìm kiếm các cấu trúc câu mang nghĩa giống nhau trong phần bài tập và bài đọc. Đa số trong các phần bài tập dạng tóm tắt, nội dung trong bài đọc sẽ được “paraphrase” ở dạng dùng từ động nghĩa hay dùng cấu trúc mang nghĩa tương tự. Ví dụ: Sự chuyển đổi giữa mệnh đề nhượng bộ “Although/Even though” và viêc sử dụng từ nối “But”.

Bước 4: Đối chiếu phần nội dung trong bài đọc và phần nội dung trong phần bài tập, phần nội dung còn thiếu sẽ là đáp án chúng ta tìm. Tuy nhiên, đôi lúc, phần thông tin trong bài sẽ ở một dạng từ khác so với dạng từ đã xác định trong phần bài tập, do đó, thí sinh cần chú ý sự khác nhau và chuyển đổi loại từ cho thích hợp.

Áp dụng các bước vào làm bài tập

Ví dụ: ( IELTS Cambridge 13- Reading test 1)

image-alt

Bước 1: Chỗ trống số 24 nằm ngay sau một phrasal verb (can) ở dạng phủ định (cannot) và ngay sau đó là dấu phẩy, dựa vào các thông tin phân tích này, thí sinh cần phải tìm một động từ để điền vào chỗ trống, đồng thời động từ nay cần ở dạng nguyên mẫu.

Bước 2: Các keyword xung quanh vị trí số 24 sẽ là : For John Eastwood, central feature, boredom, attention system. Từ các keyword này, ta xác định được phần thông tin cần tìm sẽ nằm tại đoạn D trong bài như hình dưới đây

image-alt

Bước 3: Tại câu số 24 có sử dụng mệnh đề chỉ nguyên nhân-kết quả ( the central feature of boredom…due to…) dựa vào đây thí sinh có thể tìm được cấu trúc tương tự trong bài đọc (This causes..).

Ngoài ra, ta còn thấy được phần động từ cần điền nằm ở vế kế quả (trước due to), và cấu trúc câu This causes trong bài cũng ám chỉ phần kết quả, nên người đọc có thể ngầm giả thuyết hai phần này sẽ trùng nhau khi đối chiếu bài đọc và phần tóm tắt. Nói cách khác, sau This causes có thể là câu trả lời cần tìm.

image-alt


Bước 4: Phần việc tiếp theo thí sinh cần làm là dịch câu trong bài tâp và bản tóm tắt để đối chiếu, tìm ra phần còn thông tin còn thiếu trong phần tóm tắt

Trong context: For John Eastwood, the central feature of boredom is that people cannot 24……………………………, due to a failure in what he calls the ‘attention system’

Dịch tương đối: Đối với John Eastwood, đặc điểm trung tâm của sự nhàm chán là viêc người ta không thể……, bởi vì sự thất bại trong hệ chú ý của họ

Đối chiếu với phần nội dung đã khoanh vùng

For Eastwood, the central feature of boredom is a failure to put our ‘attention system’ into gear. This causes an inability to focus on anything

Dịch tương đối: Đối với Eastwood, đặc điểm trung tâm của sự nhàm chán là một sư thất bại khi sử dụng hệ chú ý. Điều này dẫn đến mất khả năng tập trung.

=> Ta thấy được sự trùng lặp thông tin giữa đoạn văn bản và bản tóm tắt khi đề cập đến các keyword như: đặc điểm trung tâm của sự nhàm chán, sự thất bại của hệ chú ý, tuy nhiên trong phần tóm tắt vẫn còn trống thông tin khả năng tập trung vốn có trong bài đọc. Đồng thời kết hợp với phân tích ở bước 1 và 3 chỉ ra động từ cần tìm nằm ở vế kết quả tương đương với “Điều này dẫn đến mất khả năng tập trung”, ta kết luận được động từ cần tìm ở đây là tập trung focus”.

Top-down reading strategy (Chiến lược đọc từ trên xuống)

top-down-reading-strategy-100

Xử lý ngôn ngữ từ trên xuống xảy ra khi ai đó sử dụng thông tin cơ bản để dự đoán ý nghĩa của ngôn ngữ mà họ sẽ nghe hoặc đọc. Thay vì trước hết dựa vào phân tích các từ ( như trong chiến lược từ dưới lên), họ phát triển kỳ vọng về những gì họ sẽ đọc, và xác nhận hoặc bác bỏ những điều này khi họ đọc. 

Theo những người ủng hộ cách tiếp cận này, khả năng hiểu nằm ở người đọc. Người đọc sử dụng kiến thức nền tảng, kỳ vọng, giả định và câu hỏi và tham gia vào các chiến lược đọc trước, chẳng hạn như xem trước văn bản, dự đoán và kích hoạt kiến thức nền tảng.

Chiến lược này sẽ phù hợp với các dạng bài tập chỉ đòi hỏi người đọc hiểu được nội dung chính của đoạn văn bản và chọn đáp án tóm tắt phù hợp như dạng matching headings. Thông thường trong một đoạn văn bản, sẽ có những từ vựng mới mang tính chuyên ngành, gây khó khăn trong việc dịch nghĩa, việc sử dụng kiến thức nền vốn có sẽ giúp người đọc suy ra được nội dung chính của đoạn mà không cần tập trung quá nhiều vào các thông tin chi tiết. Dưới đây tác giả sẽ hướng dẫn cách áp dụng chiến lược Top-down qua ba bước đơn giản:

Bước 1: Gạch chân keyword các câu cần nối trong phần bài tập.

Bước 2: Thí sinh sử dụng kiến thức nền đã có để hình dung được đoạn văn đáp án sẽ có những thông tin gì liên quan đến phần keyword trong câu.

Thông tin ở đây có thể trả lời cho các câu hỏi” Chủ đề đoạn văn sẽ là gì?”,”Những từ liên quan đến chủ đề có thể xuất hiện là gì?”,”Nhóm đối tượng có thể xuất hiện trong đoạn là ai, hoặc ở độ tuổi nào?”….

Bước 3: Bước tiếp theo, thí sinh sẽ đọc nắm ý chính các đoạn văn trong bài để tìm ra đoạn phù hơp với thông tin của câu. Thí sinh có thể tham khảo bài viết sau để hiểu cách đọc lấy ý chính của một đoạn văn Cách đọc hiểu nội dung của một đoạn văn trong IELTS Reading (Phần 1)

Áp dụng các bước vào phần bài tập

Nguồn: Ielts Cambridge 13 – Reading test 4

image-alt

Tác giả sẽ ứng dụng các bước để đi tìm đáp án cho câu số 23

Bước 1: Gạch chân các keyword trong câu: “explanation, soiled, healthy, before, farming”

Bước 2: Dựa vào keyword, ta có thể tạm hiểu phần thông tin chính trong câu là “ một sự giải thích về cách đất duy trì sự màu mỡ trước khi có sự phát triển của nghề nông”. Kết hợp với thông tin nền có sẵn, người đọc có thể hình dung một vài cách để duy trì sự màu mỡ cho đất như một cách tự nhiên là nhờ các vi sinh vật, nhờ các loại cây khi phân hủy sẽ đem lại chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, người đọc có thể hình dung một vài từ vựng quen thuộc thuộc chủ đề này như: “fertile, plant,nutrient, decay/die”

Bước 3: Từ thông tin ở bước 2, thí sinh đọc các đoạn văn trong bài và sẽ thấy được đoạn C chính là đáp án cho câu số 23. Nội dung tóm tắt của đoạn C cũng đưa ra sự giải thích về cách đất duy trì sự màu mỡ trong tự nhiên và đồng thời chỉ ra được tác hại của nông nghiệp đối với đặc tính của đất. Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể thấy được một vài từ vựng đã được dự đoán trước ở bước 2 như “plants, die,decay, nutrients”.

image-alt

Tổng kết

Qua bài viết này, tác giả đã giới thiệu tới bạn đọc hai quá trình xử lí thông tin top-down bottom-up cũng như cách ứng dụng chúng vào việc đọc hiểu. Trong khi Top-down strategy phụ thuôc phần lớn vào kiến thức nền và trải nghiệm của người đọc để diễn giải đươc nội dung bài đọc, Bottom-up strategy đòi hỏi người đọc dành nhiều thời gian hơn để luyện tập cách phân tích các thành phần nhỏ trong câu để xây dựng nên ý nghĩa hoàn chỉnh của đoạn văn bản. Mỗi dạng chiến lược sẽ phù hợp với tùy dạng bài tập khác nhau, tuy nhiên, người đọc vẫn có thể áp dụng cùng lúc hai chiến lược này để bộ trợ cho khả năng đọc hiểu của mình. Chúc các bạn hoc tập tốt. 

Người học muốn nhanh chóng tiến bộ và tối ưu thời gian học có thể tham khảo khóa học ôn thi IELTS online tại ZIM Academy cam kết đạt điểm đầu ra IELTS.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu