Collaborative Intelligence: Thinking With People Who Think Differently – Tuyệt phẩm tối ưu cách làm việc đội nhóm

Bài viết review sách Collaborative Intelligence giúp việc làm nhóm (teamwork) hiệu quả và phát huy tối đa khả năng của mỗi thành viên.
author
ZIM Academy
24/11/2020
collaborative intelligence thinking with people who think differently tuyet pham toi uu cach lam viec doi nhom

Đã bao giờ bạn có cảm giác “Một mình chống lại cả thế giới” hay chưa? Khi con người dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn thông tin, họ ngày càng làm việc độc lập hơn. Tuy nhiên, ngạn ngữ Nhật có câu “Không ai có thể thông minh bằng tất cả chúng ta”. Vậy làm cách nào để quy tụ tài năng của mọi người và tạo nên khối sức mạnh tập thể khổng lồ? Đó là ý tưởng đằng sau cuốn sách Collaborative Intelligence: Thinking With People Who Think Differentlyđược dịch sát nghĩa là Trí tuệ cộng tác: Suy nghĩ với những người có tư duy khác biệt, mà bài review này hướng đến.

suy-nghi-voi-nhung-nguoi-co-tu-duy-khac-bietChúng ta được dạy để tập trung vào các bức tường ngăn cách giữa chúng ta hơn là đánh giá sự đa dạng về trí tuệ của chúng ta

Giới thiệu về cuốn sách Collaborative Intelligence

  • Thể loại: Tâm lý – Ứng dụng.

  • Tác giả: Dawna Markova, Ph.D & Angie McArthur.

Bài review này giới thiệu đến người đọc quyển sách Collaborative Intelligence – tuyệt phẩm của Dawna Markova và Angie McArthur, những Đối tác tư duy chuyên nghiệp (Professional thinking partners) trong việc gỡ rối cho các nhà lãnh đạo Fortune 500 giải quyết khủng hoảng và truyền cảm hứng cho đội nhóm của họ.

Xem thêm: Kết hợp Tư duy phân kì và Tư duy hội tụ trong IELTS Writing Task 2 – Phần 1

Cuốn sách này được bộ đôi Dawna Markova và Angie McArthur viết trong suốt 40 năm ròng rã nghiên cứu về khoa học thần kinh nhận thức, được hình thành và tái tạo lại bản thân thành các cuốn sách khác. Trong số đó, cuốn sách Collaborative Intelligence được xem là tác phẩm kinh điển về trí tuệ làm việc đội nhóm. Thông qua một loạt phương pháp và chiến lược, các tác giả giúp người đọc khám phá tài năng ẩn giấu bên trong của mỗi cá nhân, bắt nhịp với sự đa dạng trí tuệ của mọi người và thiết lập đội nhóm vững mạnh. 

Collaborative Intelligence là gì?

Collaborative Intelligence Quotient (Trí tuệ cộng tác) là thước đo khả năng suy nghĩ của chúng ta dành cho người khác về những gì quan trọng đối với tất cả chúng ta. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc chia sẻ và kết nối tâm trí với nhiều người. Lối tư duy này trở nên phổ biến và thiết yếu hơn bao giờ hết vào thời điểm mà cách chúng ta suy nghĩ, tương tác và đổi mới đang dần cải tiến và chuyên nghiệp hơn. Trong quá khứ, “thị phần” của các công ty được thống trị bởi hệ thống cấp bậc và sự lãnh đạo từ trên xuống. Ngày nay, các công ty dẫn đầu thị trường mới là những công ty “chia sẻ quyền hạn”, nơi mà ảnh hưởng quan trọng hơn quyền lực và thành công dựa vào sự hợp tác và khả năng truyền cảm hứng. 

Xem thêm: Tư duy phản biện là gì? Những kĩ năng cần có để tư duy phản biện

 Thông qua trích dẫn ban đầu của nhà triết học Mỹ Jacob Needleman, các tác giả khẳng định mỗi người là một chủ thể khác biệt – nghĩa là, mỗi người đều có năng khiếu riêng, có cách xử lý thông tin & đặt câu hỏi, và bị thu hút hoặc làm cho kiệt sức bởi những thứ khác nhau. Tuy không cùng chung suy nghĩ, nhưng “chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau suy ngẫm trong quy mô nhóm và cộng đồng”. Việc ta cần hỏi không phải là từng người biểu hiện tốt đến đâu, mà là chúng ta có thể cộng tác cùng nhau hiệu quả tới mức nào?

da-dang-tri-tueChúng ta được dạy để tập trung vào các bức tường ngăn cách giữa chúng ta hơn là đánh giá sự đa dạng về trí tuệ của chúng ta

Bí mật để tạo động lực thúc đẩy

Mỗi người sẽ có những cách tiếp thu riêng, mà chỉ khi dùng cách đó thì họ mới có thể nắm và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Sự chú ý mà chúng ta hướng ra bên ngoài hoặc ngược lại, nhận được, quyết định những gì và những ai mà chúng ta nhận thấy, cũng điều chỉnh luồng thông tin 2 chiều bên trong mỗi người và giữa người đó đối với người khác. Sau khi nhận được kết quả của những tín hiệu này, việc theo dõi, nhắm đến, hoặc thay đổi sự chú ý đó, đều nằm trong quyết định của bản thân chúng ta. Ba phân loại của chú ý bao gồm

  • Chú ý tập trung (Focused attention)

  • Chú ý phân loại (Sorting attention)

  • Chú ý mở (Open attention)

Ở dạng Chú ý tập trung (Focused attention), ý chí của một người hoàn toàn định hướng ở một vật thể nhất định. Điều này có nghĩa là họ rất mạnh về đôi mắt (visual). Việc nhìn các hình ảnh giúp bạn đưa ra kết quả và hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả.

Xem thêm: Ứng dụng Critical Thinking vào Academic Writing

 Về dạng Chú ý phân loại (Sorting attention), khi ở trạng thái này, người đó sẽ phân tích được hai mặt của sự việc, đánh giá về cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài của vấn đề. Cuối cùng, với dạng Chú ý mở (Open attention), người đó có thể mở khóa cho cánh cửa ý tưởng mới khi đang truy cập về miền ký ức cũ. Cả 3 thiết lập này đều có điểm mạnh riêng của nhau và đều cần thiết, vậy nên, ứng dụng tốt 3 loại sẽ cải thiện được chất lượng làm việc của người đọc rất nhiều!

collaborative-intelligence-trich-dan-sachNgôn ngữ dường như không đóng bất kỳ vai trò nào trong cơ chế suy nghĩ của tôi… với tôi, một trong những niềm hứng thú nằm ở sự bắt mắt của hình ảnh

Làm bạn với điểm mù của bản thân

Thông qua quyển sách Collaborative Intelligence, người đọc hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu và ý thức về điểm mù của mỗi cá nhân. Với một tư duy “mở” – bao quát được điểm yếu của bản thân, một người sẽ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Vấn đề này cần được làm rõ hơn một chút, điều này không hề có nghĩa là họ bất tài, mà nó cho thấy người đó hiểu được chính mình, nắm rõ những ưu thế và phạm vi bản thân. Tư duy mở là yếu tố rất quan trọng để một người có thể nhận lấy và phân tích những ý kiến phản hồi từ những người xung quanh mà không hiểu nhầm rằng đối tượng đó muốn thách thức hoặc công kích cá nhân đến chúng ta. Đây cũng chính là cốt lõi của sự cộng tác.

Xóa bỏ mọi khác biệt

Như đã nêu ở trên, mỗi người có một phong cách suy nghĩ, đặt câu hỏi và tiếp cận thử thách riêng. Để làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, điều cần thiết nhất là phải hiểu cách làm việc của cá nhân và của đồng đội. Khám phá sự đa dạng của nhóm sẽ cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp và cộng tác của nhóm. Vì vậy, các tác giả của quyển sách Collborative Intelligence khuyên người đọc nên tạo sổ tay cộng tác cho nhóm.

Xem thêm: Các hình thức ngụy biện thường gặp trong tư duy Logic (Phần 1)

 Đầu tiên, người đọc yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm viết trên một trang giấy về mô hình tư duy, tài năng tư duy, điểm mù, phong cách nhận thức và bất kỳ điều gì khác có thể giúp họ, chẳng hạn như cách mà họ muốn được nhận thông tin và phản hồi. Sau đó, gặp gỡ thành một nhóm để chia sẻ và giải thích những luận điểm của bạn, cuối cùng tập hợp chúng thành một cuốn sách nhỏ cho mọi người.

collaborative-intelligence-trich-dan-sach-2Độc lập quá sẽ thành đơn độc, rồi bị đầu độc trong sự cô độc do chính mình tạo ra

Tổng kết

Theo kinh nghiệm của Markova và McArthur, những nhà quản lý đánh giá cao sự đa dạng về trí tuệ của nhóm họ. Họ nhận thức được rằng mỗi người đến với thế giới này với một sứ mệnh và năng lực đặc biệt và từ đó dẫn dắt nhóm của họ đến với sự đổi mới. Đối với các thành viên, họ hiểu được tập thể sẽ phát triển lớn mạnh khi mỗi người được vẫy vùng trong đúng thế mạnh của mình; và cùng nhau họ làm việc tốt nhất của mình trong một bản giao hưởng của sự cộng tác.

Bạn muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm IELTS hay cần làm quen với làm bài thi IELTS để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử IELTS để trải nghiệm ngay hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu