Contextualized Learning - Ngữ pháp khi đưa yêu cầu hoặc nhờ cậy người khác

Contextualized learning là một trong những phương pháp học đang nổi lên hiện nay với sự tiện dụng và hiệu quả trong việc học tiếng Anh. Bài viết sẽ cung cấp cấu trúc ngữ pháp và một số từ vựng về dạng câu yêu cầu bằng phương pháp contextualized learning.
contextualized learning ngu phap khi dua yeu cau hoac nho cay nguoi khac

Key Takeaways

Một số tình huống giao tiếp cần sử dụng đến việc yêu cầu, nhờ cậy:

  • Tình huống 1: Giao tiếp tại nhà.

  • Tình huống 2: Khi cần hỏi đường.

  • Tình huống 3: Khi đi mua sắm.

  • Tình huống 4: Yêu cầu ai đó ngừng làm một hành động.

Cấu trúc câu yêu cầu, nhờ vả.

Tổng hợp từ vựng theo chủ đề.

Tổng kết.

Một số tình huống giao tiếp cần sử dụng đến việc yêu cầu, nhờ cậy

Trên thực tế, sẽ có không ít lần người học sẽ cần dùng đến cấu trúc câu yêu cầu. Dù tần suất sử dụng không ít, thậm chí là nhiều lần mỗi ngày, thế nhưng không ít người học sẽ gặp khó khăn trong việc tự tin sử dụng câu một cách chính xác trong các tình huống cụ thể, đặc biệt là khi cần giao tiếp với người nước ngoài.

Về việc tại sao cần áp dụng phương pháp học theo ngữ cảnh trong những trường hợp này, việc ứng dụng học ngữ pháp theo bối cảnh sẽ giúp người học tích hợp được những kiến thức đã học một cách liền mạch nhất vào đời sống thực tế. (“Contextual Learning: Linking Learning to the Real World,” 2023)

Trong khuôn khổ bài viết này, người đọc sẽ được cung cấp bốn tình huống cụ thể nhất, thông dụng nhất mà các loại câu yêu cầu có thể được áp dụng.Yêu cầu hoặc nhờ cậy trong thực tế - Contextualized Learning

Tình huống 1: Giao tiếp tại nhà

Bối cảnh: Gia đình của người đọc đang dùng bữa tối, và người đọc đang muốn nhờ một thành viên trong gia đình đưa giúp lọ muối.

Clara: Mom, can you pass me the salt, please?

Mom: Certainly. Here you go.

Dịch:

Clara: Mẹ ơi, có thể đưa con (lọ) muối được không ạ?

Mẹ: Được thôi, của con đây.

  • pass (verb): đưa, chuyền cái gì đó.

Trong bối cảnh trên, động từ pass được sử dụng để yêu cầu nhân vật người mẹ đưa giúp lọ muối cho nhân vật Clara.

Tương tự, người đọc có thể áp dụng cấu trúc tương tự “pass me + cái gì đó” để nhờ ai đó đưa giúp một thứ cho bản thân.

Xem thêm:

Tình huống 2: Khi cần hỏi đường

Bối cảnh: Người đọc đang đi du lịch tại một nơi xa lạ nhưng điện thoại lại hết pin, và người đọc cần phải hỏi đường người dân xung quanh để tìm đường quay về khách sạn.

Clara: Excuse me, can you help me? I’m afraid that I’m lost, and my phone’s battery is dead

Mei: No problem. Where do you want to go to?

Clara: I want to return to the Goethe Hotel. Can you tell me the direction?

Mei: Absolutely. First…

Dịch:

Clara: Xin lỗi, bạn có thể giúp tôi không? Tôi nghĩ rằng tôi đang bị lạc và điện thoại thì hết pin rồi…

Mei: Không sao. Bạn muốn đi tới đâu?

Clara: Tôi muốn trở về khách sạn Goethe. Bạn có thể chỉ đường cho tôi không?

Mei: Tất nhiên là được. Đầu tiên…

  • lost (adj): bị lạc.

  • phone’s battery is dead: điện thoại hết pin.

Hoặc người học có thể sử dụng “my phone ran out of battery” để thay thế.

  • tell sb the direction: chỉ đường ai đó.

Trong ngữ cảnh được đưa ở trên, “tell me the direction” sẽ hiểu là chỉ đường cho nhân vật Clara (người nói).

Tình huống 3: Khi đi mua sắm

Yêu cầu hoặc nhờ cậy trong thực tế - Contextualized LearningBối cảnh: Người đọc cần thanh toán giỏ hàng nhưng lại không đem theo tiền mặt. Chỉ còn điện thoại trong tay, người đọc cần phải hỏi xem liệu có thể thanh toán bằng điện thoại hay không.

Asta: Excuse me, I forgot to bring my wallet. Can I pay with my phone?

Cashier: No problem. Please hold your phone near the NFC reader.

Asta: Thank you.

Dịch:

Asta: Xin lỗi, tôi quên đem ví mất rồi. Liệu tôi có thể thanh toán bằng điện thoại không?

Thu ngân: Không vấn đề ạ. Vui lòng để điện thoại gần máy đọc NFC ạ.

Asta: Cảm ơn ạ.

  • bring my wallet: mang ví theo.

Tương tự, người học có thể thay thế wallet thành vật sở hữu của bản thân để miêu tả việc đem theo một cái gì đó.

  • pay (verb): thanh toán.

  • NFC (near field communication) reader: đầu đọc thẻ từ.

Đây là công nghệ thẻ gắn chip có trên hầu hết điện thoại (Apple Pay, Google Wallet…), thẻ ngân hàng, thẻ đi tàu và trên căn cước công dân gắn chip mới hiện nay.

Xem thêm: Contextualized Learning - Học từ vựng giao tiếp chủ đề mua sắm

Tình huống 4: Yêu cầu ai đó ngừng làm một hành động

Bối cảnh: Người đọc đang tận hưởng một buổi chiều bình yên tại một công viên, nhưng đột nhiên người ngồi kế bên quyết định hút thuốc. Người đọc muốn yêu cầu họ tắt điếu thuốc để tránh làm phiền bản thân người đọc và những người xung quanh.

Bailu: Excuse me, can you please put out your cigarette?

Heiji: I’m sorry. Let me put it out.

Dịch:

Bailu: Xin lỗi, liệu bạn có thể tắt điếu thuốc được không?

Heiji: Tôi xin lỗi, để tôi tắt nó đi.

  • put out a cigarette: tắt điếu thuốc.

Trong đó, collocation “put something out” có nghĩa là dập tắt cái gì đó đang cháy.

Cấu trúc câu yêu cầu, nhờ cậy

Khi cần yêu cầu hoặc nhờ ai đó làm gì, người học có thể áp dụng cấu trúc sau để nói:

Can/Will/Could/Would you + verb, please?

Ví dụ: Can you help me with the household chores, please?

Dịch: Bạn có thể giúp tôi làm việc nhà không?

Trong đó:

  • CanWill là hai cách dùng ít lịch sự hơn, thường dùng trong bối cảnh giao tiếp hàng ngày.

  • CouldWould là hai cách dùng lịch sự hơn, có thể dùng trong bối cảnh trang trọng.

  • Verb: động từ chính, là hành động người học muốn yêu cầu ai đó làm gì giúp.

  • Please: dùng để tăng tính lịch sự, cũng như bày tỏ sự chân thành khi muốn nhờ ai đó giúp. Người học có thể để “please” ở trước động từ chính hoặc ở cuối câu như cấu trúc mẫu đều được.

Tổng kết

Việc ứng dụng phương pháp học theo bối cảnh nhìn chung vẫn còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam nói riêng, và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung.

Nội dung bài viết này đã cung cấp người học cấu trúc dạng câu yêu cầu, cũng như một số từ vựng liên quan tới các chủ đề trong bài viết để giúp người học nắm được ngữ pháp và từ vựng cần thiết trong các tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày khi cần yêu cầu hoặc nhờ cậy.


Tham khảo

  • Oxford Learner’s Dictionaries.

  • Contextual learning: linking learning to the real world. (25/05/2023). THE Campus Learn, Share, Connect.

  • Requests, offers and invitations. (2018, October 31). LearnEnglish.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu