Banner background

Chinh phục dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia

Dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia là một dạng bài tuy khó mà dễ. Bài viết sẽ phân tích dạng bài này cũng như phương pháp làm bài hiệu quả.
chinh phuc dang bai tim loi sai trong cau tieng anh thpt quoc gia

Trong các kỳ thi THPT Quốc gia, đánh giá năng lực,… hay trong những bài kiểm tra tại lớp. Dạng bài tìm lỗi sai thường xuất hiện và khiến nhiều học sinh gặp khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp người học vượt qua dạng bài này và đạt được kết quả tốt nhất.

Key takeaways

Nắm được khái niệm, từ vựng, ngữ pháp thông dụng và các bước thực hiện dạng tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia.

Các bước thực hiện dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh:

  • Đọc cẩn thận, tìm hiểu ý chính câu hỏi và chia thời gian.

  • Tìm hiểu ngữ cảnh để điền từ phù hợp.

  • Kiểm tra lại đáp án đã chọn.

Dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia là gì?

Là một dạng bài tập trong đó người học được yêu cầu tìm lỗi sai trong một câu tiếng Anh. Các lỗi sai này có thể là lỗi ngữ pháp, lỗi dùng sai liên từ, lỗi từ vựng, hoặc lỗi về giới từ.

Ví dụ:

Dạng bài tìm lỗi sai trong câuTrích đề minh họa môn tiếng Anh THPT Quốc gia 2023.

Các lỗi thường gặp trong dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia

Lỗi từ vựng (vocabulary mistakes)

Lỗi từ vựng do sử dụng từ sai nghĩa: là một trong những lỗi thường gặp trong các bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia. Lỗi này xảy ra khi  sử dụng từ vựng không đúng nghĩa trong câu, dẫn đến sự khác biệt trong ý nghĩa của câu so với ý định ban đầu.

Ví dụ: “I'm so exciting to visit the zoo tomorrow. I can't wait to see all the plants and animals.”

→ Trong câu này, từ "exciting" không phù hợp với ý nghĩa của câu vì người viết sử dụng tính từ exciting, vốn để tả hoạt động gây ra nhiều hứng thú, thú vị, để tả cảm xúc con người. Từ đúng về nghĩa hơn là excited, cảm thấy hứng thú.

Sử dụng từ không phù hợp trong ngữ cảnh: Tuy sử dụng từ đúng nghĩa, nhưng chúng lại không phù hợp với ngữ cảnh của câu hay đoạn văn.

Ví dụ: “He would feel ashamed when talking to strangers.” (Anh ấy rất ngượng khi nói chuyện với người lạ.)

Ở câu trên, từ “ashamed” có nghĩa là xấu hổ hoặc hổ thẹn. Tuy đúng ngữ pháp, nhưng nó lại chưa phù hợp với toàn bộ câu, ở đây ashamed thể hiện sự hổ thẹn sau khi đã làm điều gì đó (thường là khiến người thực hiện xấu hổ) là không đúng với ngữ cảnh khi anh ấy nói chuyện với người lạ, từ vựng đúng hơn sẽ là shy, từ chỉ tính cách nói chung.

→ “He would feel shy when talking to strangers.” (Anh ấy rất vui mừng khi phát hiện ra mình đã thắng cuộc đua.)

Lỗi về động từ phrasal ( phrasal verb), tổ hợp từ (collocation): đây là một trường hợp khó, khiến nhiều thí sinh mất điểm vì có nhiều  động từ phrasal, tổ hợp từ  và cách dùng chúng cũng có nhiều dạng ở các tình huống khác nhau.

Ví dụ: sự nhầm lẫn giữa “look up”( tra cứu)- “look for” (tìm kiếm),  Make a decision ( đưa ra quyết định) - Take a decision, Take a break (nghỉ ngơi) - Have a break,…

Lỗi về ngữ pháp (grammar mistakes)

Có rất nhiều lỗi  sai về ngữ pháp mà người học thường mắc phải, tuy nhiên sau đây là một số lỗi sai phổ biến thường gặp:

  • Thì của động từ: thí sinh có thể sử dụng sai thì của động từ, đặc biệt là khi chuyển từ quá khứ sang hiện tại và ngược lại hay từ thì này sang thì khác.

  • Từ chung gốc ( family words): các từ thường có các cách viết khác nhau khi có vai trò là động từ, danh từ hay tính từ,.. Do vậy, người có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa chúng.

  • Các loại giới từ: người học hiểu sai các loại giới từ trong câu, làm mất đi ý nghĩa của câu.

  • Các câu điều kiện: Sai cấu trúc của các câu điều kiện, đặc biệt là câu điều kiện loại 3 và các trường hợp đặc biệt của chúng.

  • Câu bị động và câu tường thuật: đây là những cấu trúc ngữ pháp thường gặp, người học cần nắm chắc kỹ khái niệm, cách dùng và các dạng nâng cao của chúng.

  • Các cấu trúc câu phức: người học có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng cấu trúc câu phức, điển hình là khi sử dụng các liên từ để kết nối các mệnh đề như: “and” (và), “but” (nhưng), “so” (do đó),…

  • Các cấu trúc so sánh: cấu trúc so sánh cũng có thể tạo sự khó khăn cho thí sinh, đặc biệt là so sánh hơn và so sánh nhất.

Trên đây là các lỗi sai người học thường phạm phải khi học tập, ôn luyện và tham gia các kỳ thi. Ngoài ra, còn có những lỗi khác tuy không xuất hiện nhiều nhưng người học cũng cần tìm hiểu và nắm chắc.

Bài viết cùng chủ đề:

Các bước làm dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia

Bước 1: đọc sơ lược toàn bộ bài.

Đọc sơ lược toàn bộ bài để nắm được ý của từng câu để dễ dàng hơn trong việc xác định lỗi sai.

Bước 2: đọc kỹ và phân tích phần gạch chân.

Đây là một bước rất quan trọng trong việc tìm lỗi sai. Các từ, cụm từ, hoặc đoạn văn bị sẽ bị gạch chân. Phần gạch chân sẽ chứa từ cần sửa. Do đó, người học hãy phân tích chức năng, ý nghĩa của phần gạch chân để sang bước tiếp theo.

Bước 3: tìm lỗi sai.

Với việc hiểu rõ các phần được gạch chân. Tiếp đến, người học cần phải xác định lỗi sai của câu. Các lỗi sai thường xuất hiện đã được nêu lên ở phần trên, bên cạnh đó người học cần kết hợp với ngữ cảnh của câu để tìm được đáp án đúng.

Bước 4: chọn đáp án đúng.

Chọn đáp án dựa vào kiến thức của mình.

Bước 5: kiểm tra.

Đây là bước quan trọng không kém, người học cần kiểm tra kỹ các đáp án đã chọn, càng kiểm tra kĩ, người học sẽ càng nắm chặt được điểm số của mình trong tay.

Tham khảo thêm: Top những website hỗ trợ check ngữ pháp tiếng anh miễn phí hiệu quả.

Cách làm dạng bài tìm lỗi sai trong câu

Bài tập áp dụng

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the underlined part that need correction in each of the following questions.

Question 1: I was born in (A) Januray 1st, 2000, (B) so I'm currently 21 years old. I (C) have two older sisters (D) who live in New York.

Question 2: My (A) favourite hobby is (B) read books, especially (C) mystery novels. (D) I find them very exciting.

Question 3: (A) Yesterday, (B) me and my friends went (C) to the park to play soccer. (D) It was a lot of fun.

Question 4: I (A) usually drink a cup of (B) coffe in the morning to wake up. (C) Sometimes I add some sugar and milk (D) to make it taste better.

Question 5: (A) The concert starts at 7 pm (B) and will be (C) hold at the city's main square. (D) Are you planning to attend?

Question 6: (A) I'm not sure where is (B) my phone, I (C) think I might have left it at home. (D) Are you call it for me?

Question 7: (A) Yesterday, I was late to my meeting (B) but I forgot my keys and had to go back (C) to my apartment to get them. I was so (D) embarrassed!

Question 8: (A) I'm going to the store (B) to buy some eggs, bread, and (C) milks. (D) Do you need anything?

Đáp án

  1. (A) (Januray sai chính tả sửa thành January)

  2. (B) (read thành reading)

  3. (B) (me thành I)

  4. (B) (coffe thành coffee:cà phê)

  5. (C) (câu bị động nên hold chuyển thành held)

  6. (D) (Are thành Do)

  7. (B) (but sai nghĩa của câu chuyển thành because)

  8. (C) (milks sửa thành milk)

Tổng kết

Trên đây là hệ thống những kiến thức, bài tập về dạng bài tìm lỗi sai trong câu tiếng Anh THPT Quốc gia. Người học hãy học tập, rèn luyện thật tốt để đạt được kết quả như ý.

Xem tiếp: Giải đề thi THPT Quốc gia 2022 môn tiếng Anh.


Tài liệu tham khảo

“English Dictionary, Translations and Thesaurus, Cambridge Dictionary”. Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/passive-forms?q=Passive%3A+forms. Accessed 25 March 2023. 

 “Find Definitions, Translations, and Grammar Explanations at Oxford Learner's Dictionaries”, Oxford Learner's Dictionaries, https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/grammar/practical-english-usage/tenses?q=tenses. Accessed 25 March 2023.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...