Dạng bài viết lại câu trong bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia - Cách làm bài và bài tập thực hành
Key takeaways | ||
---|---|---|
|
Giới thiệu dạng bài viết lại câu trong bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia
Đặc điểm nhận dạng của dạng bài này là “Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.”
Nhiệm vụ của thí sinh khi làm dạng bài này là tìm đáp án có cấu trúc ngữ pháp khác với câu đề nhưng vẫn không thay đổi nghĩa câu đề
Số câu viết lại câu trong đề là 3 câu (tương đương với 6% trong tổng số điểm của cả bài thi)
Dạng bài viết lại câu trong bài thi THPTQG là dạng bài trắc nghiệm
Xem thêm: 50 collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
Các trường hợp viết lại câu
Diễn đạt đồng nghĩa/ trái nghĩa với các thành phần trong câu.
Thí sinh đi tìm đáp án có nghĩa sát với câu gốc nhất, đồng thời loại trừ các đáp án bị khác nghĩa so với câu gốc hoặc các đáp án bị sai ngữ pháp.
Sử dụng một cấu trúc hoặc công thức khác trong tiếng Anh
Thí sinh cần hiểu và vận dụng linh hoạt các cấu trúc khác nhau để diễn đạt cùng một thông tin để có thể chọn được đáp án đúng.
Biến đổi câu chủ động - bị động
Thông thường đề bài cho một câu văn ở thể chủ động và thí sinh phải tìm thể bị động của câu đó. Tuy nhiên trường hợp ngược lại cũng có thể xuất hiện trong đề thi (chuyển từ câu bị động sang chủ động).
Biến đổi câu trực tiếp - gián tiếp
Thông thường đề sẽ cho một câu nói trực tiếp và yêu cầu thí sinh tìm câu nói gián tiếp đúng ngữ pháp.
Động từ khuyết thiếu (modal verbs)
Thí sinh cần phải nắm chắc các cách dùng của động từ khuyết thiếu mang các ý nghĩa khác nhau khi áp dụng vào từng ngữ cảnh.
Xem thêm: Cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh THPT Quốc gia đạt điểm cao
Một số ngữ pháp về viết lại câu thường gặp trong bài thi THPT Quốc gia
Người học cần lưu ý, dưới đây là chỉ là phần tóm tắt các ngữ pháp thường gặp trong dạng bài viết lại câu. Người học cần tìm hiểu và học kĩ hơn các chi tiết của các kiến thức ngữ pháp này để vận dụng tốt hơn vào bài thi.
Câu điều kiện
Câu điều kiện gồm mệnh đề If và mệnh đề chính. 2 mệnh đề này đổi vị trí cho nhau được. Tuy nhiên khi mệnh đề chính đứng trước mệnh đề If, không cần ngăn cách 2 mệnh đề bằng dấu phẩy.
Câu điều kiện loại 1: dùng để mô tả hành động có thể xảy trong hiện tại hoặc tương lai
Công thức: If S + V(s/es), S + will/can/may/… + V-inf
Ví dụ: I will catch a bus if I miss that train. (Tôi sẽ đi xe buýt nếu tôi bị lỡ chuyến tàu đó.)
Câu điều kiện loại 2: dùng để mô tả hành động, sự việc không thể xảy ra ở hiện tại
Công thức: If S + Ved/2, S + would/could/might/… + V-inf
Ví dụ: If it were sunnny now, we could go on a picnic. (Nếu bây giờ trời nắng thì chúng ta có thể đi picnic.)
Lưu ý: sử dụng động từ to be là “were” cho tất cả mọi chủ ngữ
Câu điều kiện loại 3: dùng để mô tả tình huống không thể xảy ra trong quá khứ
Công thức: If S + had + Ved/3, S + would/ could/ might/ … + have + Ved/3
Ví dụ: If she hadn’t taught me this lesson , I would have failed the exam. (Nếu cô ấy không dạy cho tôi bài học này thì tôi đã không đạt trong kì thi rồi.)
Lưu ý: Ngoài 3 loại câu điều kiện thường gặp trên còn có câu điều kiện loại 0 và câu điều kiện loại hỗn hợp.
Câu bị động
Một mẹo cần nhớ đối với dạng câu hỏi này là câu bị động luôn luôn phải có 2 thành phần này trong câu. Đó là động từ “to be” và động từ được chia ở dạng “-ed” hoặc ở dạng quá khứ phân từ (V3).
Xét ví dụ:
The council proposed this project last week.
A. This project is proposed by the council last week.
B. This project was proposed by the council last week.
C. This project was proposed last week by the council.
D. This project was propose by the council last week.
Áp dụng đúng công thức câu bị động đối với thì quá khứ đơn, thí sinh loại được đáp án A và D. Trạng ngữ chỉ thời gian phải đứng sau “by …”. Vì vậy, B là đáp án đúng.
Câu trực tiếp - gián tiếp
Thí sinh cần đảm bảo đổi các thành phần sau khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp
Lùi thì
Chuyển đổi chủ ngữ, tân ngữ, tính từ sỡ hữu, đại từ sỡ hữu, …
Chuyển đổi trạng từ chỉ thời gian/ nơi chốn nếu có
Câu gián tiếp dạng trần thuật
Cấu trúc: S + said/told + (that) + S + V(lùi thì)
Ví dụ: “I meet him at school yesterday.” Kathy said. => Kathy said that she had seen him the previous day.
* Chú ý: khi said và told đi cùng với tân ngữ thì: said + to O (He said to me) và told + O (He told me)
Câu gián tiếp dạng câu hỏi
2 dạng câu hỏi Yes-No question và Wh-question có công thức khác nhau.
Các từ mang nghĩa “hỏi/ thắc mắc”: ask, inquire, wonder, want to know,…
Câu hỏi Yes/ No
Cấu trúc: S + asked/… (+O) + if/whether + S + V(lùi thì)
Ví dụ: “Have you gone to that national park?” => He asked if/whether I had gone to that national park.
Câu hỏi Wh- ( who, what, where, when,….)
Cấu trúc: S + asked (+O)/… + Wh-words + S + V(lùi thì)
Ví dụ: “What time does the bus leave?”, she asked. => She wanted to know what time the bus left.
So sánh
Người học cần nắm vững các loại so sánh sau:
So sánh bằng:
S + V + as + adj/ adv + as
Ví dụ: This photo is as colorful as the one I have ever seen. (Bức hình này thì nhiều màu sắc như bức tranh tôi đã từng xem.)
Lưu ý: Nếu ở dạng phủ định, có thể thay thế thành “not so + adj/adv + as
So sánh hơn
Đối với tính từ/ trạng từ ngắn: S + V + adj/adv + “er”+ than
Litty is shorter than her younger sister. (Litty thì thấp hơn em gái của cô ấy.)
Đối với tình từ/ trạng từ dài: S + V + more + adj/adv + “er” + than
He speaks Japanses more fluently than his friend. ( Anh ấy nói tiếng Nhật trôi chảy hơn bạn của anh ấy.)
So sánh nhất
Đối với tính từ/ trạng từ ngắn: S + V + the + adj/adv + “est”
Hung is the smartest student in my class. (Hùng là học sinh thông minh nhất lớp tôi.)
Đối với tình từ/ trạng từ dài: S + V + the most + adj/adv
Da Nang is one of the most vibrant city in Vietnam. (Đà Nẵng là một trong số những thành phố năng động nhất Việt Nam.)
So sánh kép (“càng…càng…”)
The + So sánh hơn + S + V + The + So sánh hơn + S + V
Ví dụ: The harder you study, the higher your exam results will be. ( Bạn càng học chăm chỉ thì kết quả thi của bạn sẽ càng cao.)
Liên từ phụ thuộc
Liên từ phụ thuộc đứng trước mệnh đề phụ thuộc để gắn kết mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề chính trong câu. Vị trí của mệnh đề phụ thuộc có là trước hoặc đứng sau mệnh đề chính.
Because/ Because of
Although/ In spite of
Phân tích ví dụ:
Phương pháp làm dạng bài viết lại câu
Bước 1: đọc kỹ câu đề, xác định nội dung của câu đề
Bước 2: lần lượt đọc từng đáp án từ A, B, C đến D. Loại trừ các đáp án bị sai nghĩa, dư/ thừa thông tin hoặc có ít nhất một thành phần bị sai về từ vựng hoặc ngữ pháp.
Bước 3: Chọn đáp án đúng
Phân tích ví dụ:
Ví dụ: He was sentenced to ten months in prison for his part in the robbery.
A. He received a ten months in prison for his part in the robbery.
B. He received a ten-month sentence for his part in the robbery.
C. For his participation in the robbery, he had been in prison for ten months.
D. For his participation in the robbery, a prison had been given to him for ten months.
Bước 1: đọc kỹ câu đề và xác định nội dung
Câu đề có nội dung: Anh ta bị kết án sáu tháng tù vì tham gia vào vụ cướp.
Bước 2: Đọc từng đáp án và loại trừ
Phương án A: Sai lỗi ngữ pháp “a ten months” => Loại phương án A
Phương án B: “He received a ten-month sentence” (Anh ấy nhận mức án 6 tháng) trùng khớp với đề “He was sentenced to ten months in prison” => Chọn phương án B
Phương án C: Sai thì. Câu đề dùng thì Quá khứ đơn. Đáp án C thì lại dùng thì Quá khứ hoàn thành nên câu này được hiểu là “anh ấy đã ở tù được 10 tháng rồi”. Câu đề chỉ nói anh ấy đã bị kết án 6 năm thôi nhưng không đề cập là anh ấy đã ở tù chưa => Loại phương án C
Phương án D: “a prison had been given to him” (nhà tù được cho anh ấy) đã sai về nghĩa => Loại phương án D
Bước 3: Chọn đáp án đúng
Vì phương án B đúng về nghĩa và ngữ pháp và thí sinh cũng loại trừ được các phương án còn lại vì các lỗi sai ở mỗi phương án nên đáp án là B.
Xem thêm: Dạng bài hoàn thành đoạn văn tiếng Anh THPT quốc gia
Các lỗi sai thường gặp và các mẹo làm bài trong dạng bài viết lại câu
Thí sinh thường mắc các lỗi sai sau trong dạng bài viết lại câu:
Chọn phương án bị thiếu một trong các thành phần trong câu gốc
Chọn phương án mà thành phần chỉ định (chủ thể của hành động) bị thay đổi so với câu gốc
Chọn phương án đã bị thay đổi nghĩa hoặc ngược nghĩa hoàn toàn
Dưới đây là các mẹo có thể áp dụng cho dạng bài này:
Ngoại trừ các câu về ngữ pháp chuyển đổi giữa các thì, ở các trường hợp còn lại, thí sinh cần giữ nguyên thì so với câu gốc.
Câu được viết lại phải không thêm hoặc bớt thông tin so với câu đề. Vì vậy nếu câu viết lại quá ngắn so với câu gốc, có khả năng câu viết lại đã bị thiết thông tin.
Để tiết kiệm thời gian, khi thí sinh đã phát hiện một lỗi sai ở một phương án nào đó thì thí sinh có thể nhanh chóng loại trừ các phương án khác cũng có cùng lỗi ngữ pháp như vậy.
Bài tập vận dụng dạng bài viết lại câu trong bài thi THPT Quốc gia
Bài 1: (Cơ bản) Viết lại câu sao cho không thay đổi nghĩa:
1. “I can do this exercise.” Mark said.
=> Mark said ______________________________________
2. He last visited his grandparents 3 years ago.
=> He ___________________________________________
3. Her mom didn’t allow her to go out last night.
=> She __________________________________________
4. The flight was canceled, so I couldn't be in London on time for the meeting.
=> If ____________________________________________
5. It’s not necessary for him to do this project.
=> He ___________________________________________
Bài 2: Chọn đáp án có cùng nghĩa với câu đề
It is madatory for all cyclists to wear their helmets.
A. All road users needn’t wear their helmets.
B. All road users shouldn’t wear their helmets.
C. All road users must wear their helmets.
D. All road users may to wear their helmets.
I last heard from him six years ago.
A. I heard from him for six years.
B. I didn’t hear from him for six years.
C. I haven’t heard from him for six years.
D. I have heard from him for six years.
It is possible that Ms. Taylor will come to our class.
A. Ms. Taylor shouldn’t come to our class.
B. Ms. Taylor couldn’t come to our class.
C. Ms. Taylor must come to our class.
D. Ms, Taylor may come to our class.
“Where are you going this Monday?” asked my sister.
A. My sister asked me where I am going that Monday.
B. My sister asked me where am I going that Monday.
C. My sister asked me where I was going that Monday.
D. My sister asked me where was I going that Monday.
She last played video games a long time ago.
A. She has played video games for a long time.
B. She didn’t play video games for a long time.
C. She hasn’t played video games for a long time.
D. She won’t play video games for a long time.
“My cousin gave me some cakes,” said Tom.
A. Tom said that my cousin gives me some cakes.
B. Tom said my cousin gave me some cakes.
C. Tom said that his cousin had given him some cakes.
D. Tom said that his cousin gives him some cakes.
It is not necessary for you to book concert tickets in advance.
A. You needn’t book concert tickets in advance.
B. You would book concert tickets in advance.
C. You must book concert tickets in advance.
D. You can’t book concert tickets in advance.
He last went to the park two months ago.
A. He didn’t go to the park two months ago.
B. He hasn’t gone to the park for two months.
C. He has gone to the park for two months.
D. He has two months to go to the park.
Bài 3: Chọn đáp án có cùng nghĩa với câu đề
It is compulsory for the students in this school to wear the uniform.
A. The students in this school must wear the uniform.
B. The students in this school can’t wear the uniform.
C. The students in this school may wear the uniform.
D. The students in this school needn’t wear the uniform.
“I’m going back to school next week,” said Harry.
A. Harry said that he was going back to school the following week.
B. Harry said that I am going back to school next week.
C. Harry said that I was going back to school the following week.
D. Harry said that he was going back to school next week.
3. It was wrong of you to criticize your daughter in front of her friends.
A. You shouldn’t have criticized your daughter in front of her friends.
B. You must have criticized your daughter in front of her friends.
C. You mightn’t have criticized your daughter in front of her friends.
D. You could have criticized your daughter in front of her friends.
“Would you like to go to the zoo with us?” Linn said to Betty.
A. Linn reminded Betty to go to the zoo with her.
B. Linn persuaded Betty to go to the zoo with her.
C. Linn encouraged Betty to go to the zoo with her.
D. Linn invited Betty to go to the zoo with her.
My father likes reading newspapers more than sports programs.
A. My father doesn’t like watching dramas as much as sports programs.
B. My father likes watching dramas more than sports programs.
C. My father doesn’t like sports programs as much as watching dramas.
D. My father likes watching dramas as much as sports programs.
It is believed that modern farming practices have greatly improved farmers’ lives.
A. Farmers are believed to have enjoyed a much better life thanks to modern farming practices.
B. Modern farming practices were believed to have greatly improved farmers’ lives.
C. Modern farming practices are believed to have had negative effects on farmers’ lives.
D. People believe that there is little improvement in farmers’ lives thanks to modern farming practices.
Đáp án:
Bài 1:
Mark said he could do that exercise.
He hasn’t visited his grandparents for 3 years
She wasn’t allowed to go out last night.
If the flight hadn’t been canceled, I could have been in London on time for the meeting.
He needn’t do this project.
Bài 2:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
---|---|---|---|---|---|---|---|
C | C | D | C | C | C | A | B |
Bài 3:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|
A | A | A | D | A | A |
Tổng kết
Bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích về những cấu trúc ngữ pháp và các lỗi thường gặp trong dạng bài viết lại câu trong bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia giúp thí sinh hiểu rõ hơn về dạng bài này từ đó có thể tối đa hóa điểm số trong kì thi THPT Quốc gia.
Bình luận - Hỏi đáp