Các yếu tố gây nhiễu (Distractors) thường gặp trong dạng bài Map labelling IELTS Listening
Dạng bài Map Labelling thường xuất hiện trong Part 2 của phần thi IELTS Listening với bài độc thoại trình bày về thiết kế, cấu trúc, bố trí của một khu vực cụ thể (toà nhà, thư viện, khu dân cư,… Ngoài những khó khăn về ngôn ngữ mô tả phương hướng và địa điểm nói chung, thí sinh còn phải đối mặt với các phương án nhiễu, còn gọi là Distractors.
Hiểu một cách đơn giản, distractors là “đáp án nhiễu” trong bài thi, mọi thứ có vẻ là đáp án đúng như thật ra không phải, khiến cho thí sinh bị phân vân hoặc không tìm được đáp án chính xác. Distractors có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong bài nghe như:
Thông tin thêm, không liên quan: Người nói thường đề cập thông tin thêm của các địa điểm như lịch sử, mục đích,… hoặc mô tả các địa điểm khu vực khác không phải là câu hỏi.
Thông tin có sự sai lệch về thời gian: Người nói sẽ đề cập đến vị trí khác nhau của đối tượng trong các khoảng thời gian khác nhau, có thể là trong quá khứ, ở hiện tại hoặc cả tương lai.
Thông tin rút gọn, gián tiếp: Người nói sẽ nhắc đến một địa điểm gần với đối tượng để mô tả gián tiếp vị trí của đối tượng thông qua địa điểm đó.
Tất cả những đáp án nhiễu này đều nhằm để kiểm tra khả năng nghe, hiểu và chắt lọc thông tin của thí sinh.
Đặc biệt, khi xu hướng ra dạng Map-labelling ngày càng thách thức hơn với cách diễn đạt gián tiếp, việc hiểu về khó khăn làm bài trong xu thế mới và hiểu được cách hoạt động của distractors sẽ giúp người học nhận diện và phòng tránh được những sai sót đáng tiếc.
Bài viết này sẽ đi sâu vào những khó khăn khi làm dạng bài Map-Labeling nói chung và đề xuất một số giải pháp cụ thể liên quan đến việc chắt lọc được các thông tin nhiễu nói riêng.
Key takeaways |
---|
1. Các yếu tố gây nhiễu trong dạng bài Map-labelling có thể là: thông tin thêm không liên quan, thông tin có sự sai lệch về thời gian, thông tin rút gọn, gián tiếp. 2. Những khó khăn thường gặp khi làm dạng bài Map-labelling:
3. Một số giải pháp đề xuất:
|
Những khó khăn thường gặp khi làm dạng bài Map-labeling
Khó khăn 1: Không định hướng được điểm bắt đầu
Điểm bắt đầu (hay còn gọi là starting point) là điểm gốc di chuyển của người nói để đi đến các vị trí khác nhau trên bản đồ. Đối với bản đồ có starting point, người nói sẽ quay lại điểm này nhiều lần để dẫn từ đó đi đến các vị trí khác nhau.
Điểm bắt đầu này có thể được đánh dấu sẵn trong bài nghe hoặc khi người nói di chuyển lần đầu tiên ta sẽ nhận ra được điểm này. Việc không xác định được điểm bắt đầu sẽ khiến người nghe hoang mang và mất tinh thần khi các chỉ dẫn tiếp theo được đưa ra như “go straight ahead”, “take the second turning on the left”.
Ví dụ 1.1:
(Cambridge 11 Test 1)
Có thể thấy dấu X trong bài “You are here" thể hiện vị trí bắt đầu của người nói. Người nói sẽ di chuyển từ điểm X này đến các địa điểm khác nhau trong bản đồ. Và trong khi nghe ta cũng sẽ thấy người nói đề cập đến vị trí này
Audio: The building where you bought your tickets is the New Barn, immediately to your right, and we’re now at the beginning of the main path to the farmland.
Ví dụ 1.2:
(Cambridge 11 Test 2)
Đối với sơ đồ cửa hàng này, chúng ta không thấy có dấu hiệu của điểm bắt đầu. Tuy nhiên khi nghe Audio, chúng ta sẽ nhận ra điểm bắt đầu của người hướng dẫn chính là đi từ “foyer” và “double doors”, nơi mà họ quay lại nhiều lần để đi đến các địa điểm kế tiếp.
Audio:
Standing here in the foyer ….box office… it’s next door….
For the theatre manager’s office, you go across the foyer and through the double doors….
The lighting box …. When you’re through the double doors …..
The artistic director’s office is through the double doors…
Việc có điểm bắt đầu để quay về sẽ là hỗ trợ rất lớn cho thí sinh trong quá trình thi. Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả trong thời gian gần đầy (Từ Cam 11 đến Cam 18), dạng bài Plan/ Map-labelling có dấu hiệu thay đổi cách thức tiếp cận khi mô tả địa điểm. Thay vì mô tả từ điểm bắt đầu và lặp lại nhiều lần, bài nghe hiện nay thường mô tả gián tiếp các đối tượng qua thông tin miêu tả cảnh quan xung quanh đó. Vậy nên điều đó dẫn đến khó khăn thứ 2.
Khó khăn 2: Không xác định được vị trí vì đối tượng được mô tả gián tiếp qua cảnh vật xung quanh
Hiện nay xu hướng mô tả biểu đồ chủ yếu dựa vào việc người nghe hiểu được sơ đồ, cấu tạo của công trình và mô tả các đặc điểm xung quanh để nhận diện được đáp án đúng. Nên việc người nghe không theo kịp, hoặc không hiểu biết về bản đồ và các đối tượng xung quanh khiến cho việc xác định đáp án đúng trở nên khó khăn hơn.
Việc không xác định được đặc điểm vị trí của bản đồ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Chưa quen thuộc với ngôn ngữ chỉ phương hướng
Chưa quen thuộc với ngôn ngữ chỉ vị trí
Chưa kịp hiểu và làm quen với các nhân tốt có sẵn trên biểu đồ
Hãy cùng xem xét và phân tích khó khăn này qua ví dụ trong bài nghe The new housing development plan (Cambridge IELTS 18 – Test 2 – Listening Part 2).
Ví dụ 2:
(Cambridge 18 Test 2)
Audio:
A large sports center is planned with facilities for indoor and outdoor activities. This will be on the western side of the development, just below the road that branches off from London Road.
There’ll be a clinic where residents can go if they have any health problems. Can you see the lake towards the top of the map? The clinic will be just below this, to the right of a street of houses.
There’ll also be a community center for people of all ages. On the northeast side of the development, there’ll be a row of specially designed houses specifically for residents over 65, and the community center will be adjoining this.
Có thể thấy việc mô tả vị trí của ba đối tượng: sport center, clinic và community center không xuất phát từ cùng một vị trí trên bản đồ (starting point). Thay vào đó, các địa điểm này được xác định gián tiếp bởi các vị trí lân cận, cụ thể:
Định vị trên bản đồ | Địa điểm gián tiếp | Vị trí so với địa điểm gián tiếp | |
---|---|---|---|
Sport center | western side | London Road | below the road branches off |
Clinic | Lake, | below, | |
Community Center | northeast side | Houses for residents over 65 | adjoining |
Thí sinh sẽ gặp khó khăn trong việc xác định đáp án khi chưa quen với các ngôn ngữ chỉ phương hướng, vị trí của các đối tượng trong bản đồ, đặc biệt là khi đáp án chính xác được thể hiện gián tiếp qua một địa điểm khác. Việc chưa quen với bản đồ và hiểu biết hết về các nhân tố bên trong sẽ khiến người nghe gặp khó khăn khi nội dung thông tin đưa ra tương đối ngắn gọn và liên quan mật thiết đến các địa điểm khác nhau trong bản đồ, biểu đồ.
Khó khăn 3: Không xác định được đáp án vì tập trung bắt keywords, không hiểu bối cảnh mô tả
Do nhiều thí sinh có thói quen chỉ tập trung vào bắt keywords trong phần câu hỏi nên thường bỏ qua các chi tiết quan trọng trong bản đồ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kém chủ động trong việc nhận diện đáp án, vì thông tin về vị trí của câu trả lời có thể đã được đề cập trước đó. Ngoài ra, việc người nói đưa ra các phương án nhiễu, như thông tin thừa, không liên quan, hoặc sai lệch, cũng gây khó khăn cho người nghe khi phải chọn lựa đáp án chính xác vì không hiểu bối cảnh thông tin của toàn bài nghe.
Ví dụ 3:
(Cambridge16 Test 4)
Audio:
At present, cars can park between the Community Hall and that line of trees to the east, but this is quite dangerous for pedestrians so we’re suggesting a new car park on the opposite side of the Community Hall, right next to it. We also have a new location for the cricket pitch. As we’ve now purchased additional space to the east of the recreation ground, beyond the trees, we plan to move it away from its current location, which is rather near the road, into this new area beyond the line of trees. This means there’s less danger of stray balls hitting cars or pedestrians.
Sơ đồ chúng ta đang hoàn thành là bản kế hoạch, đề xuất nâng cấp khu vui chơi giải trí (Proposals for improvements to the recreation ground) vậy nên những thông tin liên quan đến the Present (hiện tại) là những phương án nhiễu vì chúng chứa thông tin trùng lặp nhưng khác biệt về mặt thời gian khiến thí sinh dễ nhầm lẫn. Cụ thể:
Thông tin nhiễu | Đáp án chính xác | |
---|---|---|
Car park | At present … between the Community Hall and that line of trees to the east | opposite side of the Community Hall, right next to it. ➱ Đáp án D |
Cricket pitch | its current location, which is rather near the road | additional space to the east of the recreation ground, beyond the trees, beyond the lines of the trees ➱ Đáp án F |
Có thể thấy nếu thí sinh chỉ tập trung vào bắt keyword mà không chú ý đến bối cảnh bài nghe, thí sinh sẽ dễ bị bối rối với khối lượng thông tin được đưa ra liên tục và dồn dập trong bài mà vẫn không lựa chọn được đáp án đúng.
Một số giải pháp đề xuất
1. Bổ sung thêm vốn từ vựng về ngôn ngữ chỉ phương hướng, vị trí trong bản đồ
Đây là yêu cầu tiên quyết, tối quan trọng đối với dạng bài Plan/ Map-labelling, dù bài nghe có “bẫy” học viên bằng cách nào đi chăng nữa, sự hiểu biết về ngôn ngữ bản đồ (phương hướng, vị trí, địa điểm) sẽ là kim chỉ nam giúp thí sinh định vị được khu vực cần chú tâm trong bản đồ.
Một số ngôn ngữ bản đồ cần lưu ý:
Phương hướng | Vị trí tương quan | Mối quan hệ đặc biệt |
---|---|---|
|
|
|
Ngoài ra, thí sinh nên theo dõi, đánh dấu hướng đi, mô tả của người nói. Trong bài nghe thực tế, người nói có thể trình bày rất nhanh hoặc vô cùng ngắn gọn về phương hướng của các đối tượng cần nghe hoặc mô tả khá dài dòng về thông tin thêm của đối tượng, vậy nên để thí sinh duy trì được mạch nghe và xác định được vị trí hiện tại của người nói là rất quan trọng. Thí sinh có thể di tầm mắt của mình theo mạch nghe nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng một vật thể hữu hình khác không phải hoàn toàn bằng lí trí, đó là con trỏ chuột trên máy tính hoặc chiếc bút chì làm bài thi. Làm như vậy sẽ giúp thí sinh có một “điểm nhìn cụ thể”, tập trung được tối đa cho việc nghe và hiểu nội dung của mạch nghe, tránh ảnh hưởng đến các câu hỏi sau đó.
Thí sinh có thể tìm đọc thêm về ngôn ngữ bản đồ ở bài viết này: Những lưu ý khi làm dạng bài Map Labelling trong IELTS Listening.
2. Phát triển kỹ năng phân tích biểu đồ/ bản đồ/ kế hoạch
Hiểu được đề bài và câu hỏi là bước đầu tiên trong chiến lược làm bài của tất cả các bài thi IELTS Listening. Map-labeling cũng ngoại lệ. Ngoài tiêu đề của bản đồ cho ta biết địa điểm sẽ được bàn luận tới, từ khóa (keyword) ở dạng bài này chính là các địa danh, địa điểm có “tên" được viết bằng chữ trong bản đồ/ sơ đồ hoặc những hình ảnh, hình vẽ quen thuộc trong bản đồ (như là door, bridge, lake,...).
Thí sinh cần tận dụng thời gian đọc đề để nghiên cứu chi tiết về bản đồ với một số câu hỏi như sau:
1. Bản đồ này liên quan đến điều gì? (Ví dụ: thư viện, công viên, nhà hát...)
2. Những địa danh nổi bật nào trên bản đồ? (Landmarks là những điểm địa lý lớn và quan trọng, giúp định vị vị trí của những địa điểm cần tìm, thường là các điểm như hồ, đài phun nước, cổng...)
3. Đâu là điểm xuất phát, có vị trí đánh dấu của người nói không? (Thường là cổng chính, cổng, sảnh…)
Ví dụ 4:
Chủ đề của bản đồ là gì? Đây là bản đồ về cái gì? → The new housing development plan (Kế hoạch phát triển khu dân cư mới).
Đâu là những đối tượng nổi bật nhất trên bản đồ:
2 Entrances: West/ South
3 Roads: London (West) , Main (South), Nunston (Southwest Corner)
Apartment Block
Lake
Housing for the Elderly
Lines of trees: Southwest, Northeast
Key (chú thích): các dãy ô vuông là Housing
Đâu là điểm xuất phát, có vị trí đánh dấu của người nói không? Không có và Starting point có thể là West Entrance và South Entrance.
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về bản đồ, ta sẽ cố gắng ‘in’ bản đồ vào tâm trí, cố gắng làm sao sau 10-15s mình có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cái bản đồ đó mà không cần nhìn vào câu hỏi.
Lưu ý: Với những bản đồ chưa có la bàn chỉ North-South-East-West thì thí sinh có thể tự vẽ thẳng vào bản đồ, gạch hai đường ngang dọc xuyên bản đồ để giúp bản thân định vị phương hướng dễ dàng hơn.
3. Theo dõi, đánh dấu hướng đi, mô tả của người nói
Trong bài nghe thực tế, người nói có thể trình bày rất nhanh hoặc vô cùng ngắn gọn hoặc khá dài dòng về phương hướng của các đối tượng cần nghe, vậy nên để thí sinh duy trì được mạch nghe và xác định được vị trí hiện tại của người nói là rất quan trọng. Thí sinh có thể di tầm mắt của mình theo mạch nghe nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng một vật thể hữu hình khác không phải hoàn toàn bằng lí trí, đó là con trỏ chuột trên máy tính hoặc chiếc bút chì làm bài thi.
Làm như vậy sẽ giúp thí sinh tập trung được tối đa cho việc nghe và hiểu nội dung của mạch nghe, tránh ảnh hưởng đến các câu hỏi sau đó.
4. Luyện tập miêu tả lại các vị trí của đối tượng sau khi hoàn thành bài nghe
Sau khi hoàn thành phần nghe Map-labeling hãy luyện tập nghe và tóm tắt thông tin, mô tả lại vị trí của đối tượng vừa nghe. Điều này sẽ giúp thí sinh làm quen với ngôn ngữ miêu tả, nhớ được thông tin lâu hơn đồng thời cải thiện việc sử dụng ngôn ngữ diễn tả vị trí và phương hướng, hiểu được tư duy mô tả biểu đồ/ bản đồ của bài nghe.
Khi hiểu và nắm bắt được tư duy miêu tả đối tượng của phần nghe, dần dần thí sinh sẽ hình thành được năng lực dự đoán thông tin, đón đầu được các cách mô tả trong câu trả lời. Đồng thời gia tăng khả năng nắm bắt thông tin của thí sinh và nâng cao khả năng xử lý các yếu tố phức tạp hơn trong đề thi.
Sự dự đoán cũng là công cụ hữu ích để cải thiện khả năng phân tích và đánh giá thông tin trong bài nghe map-labelling. Bằng cách này, bạn có thể xây dựng một cơ sở vững chắc, hỗ trợ việc học và hiểu sâu về các địa điểm trên bản đồ. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống thực tế trong kỳ thi IELTS Listening.
Luyện tập
Bài 1: Label the map below
Write the correct letter, A-H, next to Questions 11 - 16.
11. café __________________
12. toilets __________________
13. formal garden __________________
14. outdoor gym __________________
15. skateboard ramp __________________
16. wildflowers __________________
(Cambridge 15 Test 4)
Bài 2: Label the map below
Write the correct letter, A-J, next to questions 15-20.
15. coffee room __________________
16. warehouse __________________
17. staff canteen __________________
18. meeting room __________________
19. human resources __________________
20. boardroom __________________
(Cambridge 16 Test 1)
Đáp án
Bài 1: 11-D / 12-C / 13-G / 14-H / 15-A / 16-E.
Bài 2: 15-H / 16-G / 17-C / 18-B / 19-I / 20-A.
Tổng kết
Map-labelling là dạng bài nhiều thách thức với thí sinh. Để thực hiện dạng bài này được hiệu quả, thí sinh nên làm quen với ngôn ngữ của bản đồ và luyện tập cho mình những kỹ năng cần thiết, nhất là phân tích được biểu đồ trước khi tiến hành làm bài. Bước chuẩn bị này sẽ quyết định lớn đến tự tin và khả năng tiếp nhận thông tin trong quá trình nghe của thí sinh, vậy nên thí sinh cần chú ý và luyện tập nhiều lần để thuần thục được kỹ năng này.
Hy vọng bài viết đã phần nào giúp cho người đọc hiểu được nguồn gốc những khó khăn khi làm dạng bài Map-Labelling nói riêng và phần thi IELTS Listening nói chung.
Đọc tiếp:
- Chiến lược làm bài IELTS Listening
- Cách áp dụng note-taking vào Matching của IELTS Listening
- Một số kỹ thuật nghe quan trọng khi làm bài thi IELTS Listening
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P3
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P1
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P2
- Phương pháp Note-taking là gì – Áp dụng vào dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening
- Kỹ thuật note-taking trong IELTS Listening dạng Multiple Choice
- Chiến thuật tăng điểm IELTS Listening dạng bài Completion
- Cải thiện IELTS Listening hiệu quả thông qua những thói quen tốt
- Cách học IELTS Listening cấp tốc cho người không có thời gian và khó tập trung
Bình luận - Hỏi đáp