Học tiếng Anh hiệu quả với chiến lược đọc cá nhân hóa (Personalized Reading Strategies)
Key takeaways |
---|
|
Chiến lược đọc cá nhân hóa là gì
Chiến lược đọc được cá nhân hóa (Personalized Reading Strategies) là các phương pháp giúp người đọc với các sở thích, trình độ đọc và cách học khác nhau có thể đạt được mục tiêu đọc hiểu và tối đa hóa niềm vui đọc của họ. Hơn nữa, chiến lược đọc cá nhân hóa có thể đặc biệt có lợi cho người học ngôn ngữ thứ hai (Ehara, 2013). Chiến lược đọc được cá nhân hóa bao gồm nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, từ việc hướng dẫn một một (1-on-1 instruction) và lựa chọn tài liệu đọc cho học sinh (Davis, 1971) đến việc sử dụng danh mục học tập và các lộ trình học tập thích ứng.
Các kiểu người đọc khác nhau
Người đọc gặp khó khăn
Những người đọc gặp khó khăn (Struggling readers) là những người đọc dưới trình độ cấp lớp và tụt hậu so với các bạn cùng trang lứa. Cho dù khuyết tật về khả năng học tập hay “sự thiếu kỹ năng của bản thân” mới là cốt lõi của vấn đề, họ có thể phải vật lộn với việc giải mã, hiểu hoặc cả hai.
Ví dụ: một đứa trẻ gặp khó khăn khi đọc nội dung trong lớp đọc có thể gặp khó khăn trong lớp nghiên cứu xã hội, không phải vì nội dung quá khó mà vì học sinh gặp khó khăn khi đọc các bài tập yêu cầu.
Điều này có thể do các vấn đề về giọng nói và ngôn ngữ, những khó khăn trong học tập cụ thể, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được học ở độ tuổi muộn hơn, hướng dẫn đọc kém khi trẻ học đọc hoặc kết hợp những lý do trên.
Xem thêm: Phương pháp tự học kỹ năng nghe dành cho trình độ cơ bản
Người đọc miễn cưỡng
Những người đọc miễn cưỡng (Reluctant readers) có thể là những độc giả gặp khó khăn hoặc đơn giản là những người học đã có trải nghiệm tiêu cực với việc đọc. Nếu họ không bị cuốn hút vào trang đầu tiên của cuốn sách, họ sẽ nhanh chóng bỏ qua nó. Động lực và sự lựa chọn là chìa khóa với loại người đọc này.
Họ có thể là một người có khả năng đọc nhưng không muốn đọc vì nhiều lý do: chán hoặc không hứng thú với tài liệu đọc được cung cấp, khả năng tập trung kém và nói chung là không quan tâm đến phương tiện đọc sách cũng như lợi ích của việc đọc. Những học sinh này không đọc để giải trí. Nhiều người đọc miễn cưỡng không coi việc đọc là một hoạt động ‘hay ho’ trong thời đại kích thích thị giác của TV, trò chơi điện tử và YouTube.
Người đọc học tiếng Anh
Người học tiếng Anh, hay (ELLs - English Language Learners) là một thuật ngữ được sử dụng ở một số quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ và Canada để mô tả một người đang học chương trình giáo dục bằng tiếng Anh và có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Nhóm này cũng đa dạng về trình độ và kỹ năng như các nhóm người đọc khác. Khi bước vào trường học với nhiều ngôn ngữ khác nhau và với các mức độ khả năng tiếng Anh khác nhau, English language learners phải bỏ ra thời gian gấp đôi để hiểu đồng thời ngôn ngữ và nội dung bài học trong chương trình của họ. Vì vậy, các ELLs khác nhau cần các chiến lược học tập sáng tạo, khác biệt và cá nhân hóa.
Người đọc nâng cao
Người đọc nâng cao (Advanced Readers), hoặc người đọc có năng khiếu cần được thử thách nhiều hơn, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là làm nhiều bài tập để lấp đầy thời gian. Những độc giả nâng cao cần có hướng tiếp cận khác biệt để đáp ứng nhu cầu học tập của họ. Nhóm này cần những chiến lược hỗ trợ tạo cơ hội học tập thách thức khả năng đọc, tư duy, hiểu và đặt câu hỏi ở cấp độ cao hơn. Nhóm học sinh giỏi không muốn hoàn thành nhiều bài tập hơn mà muốn học những trải nghiệm thách thức, thúc đẩy và phát triển tư duy của họ. Nhóm này cần các tài liệu đọc thúc đẩy động lực học của họ, khám phá lĩnh vực họ yêu thích, đôi lúc có thể đi xa hơn những gì được trình bày trong giáo trình chính thức. (Michele Haiken with L. Robert Furman, 2022).
Xem thêm:
Incidental Vocabulary Learning: Phương pháp học từ vựng ngẫu nhiên
Microlearning | Lợi ích và áp dụng vào việc học từ vựng tiếng Anh
Học tiếng Anh bằng phương pháp Role play như thế nào cho hiệu quả?
Các chiến lược đọc cá nhân hóa
Chiến lược 1: Xác định rõ mục tiêu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong chiến lược đọc cá nhân hóa. Sau khi nghiên cứu sâu rộng về mối quan hệ giữa động lực đọc và mục tiêu đọc, Cabral-Marquez (2015), nhận thấy rằng việc đặt mục tiêu sẽ dẫn đến kết quả học tập được cải thiện. Tiếp theo, người học sẽ ít mất tập trung hơn trong thời gian đọc bởi những nhiệm vụ không liên quan. Dưới đây là gợi ý xác định mục tiêu cho từng nhóm người đọc:
Struggling readers:
Struggling readers nên đưa ra các mục tiêu cụ thể, khả thi và có thể đo lường được. Ví dụ: hiểu được tất cả các khái niệm trong bài, học được 5 từ mới, trả lời được 3 câu hỏi ở cấp độ dễ; Thời gian đọc 1 bài độ dài 3 trang là 15 phút.
Reluctant readers:
Đối với Reluctant Readers (những người đọc miễn cưỡng), việc đặt ra mục tiêu cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và chiến lược để tránh tạo áp lực và giữ cho quá trình đọc trở nên thú vị. Ví dụ: Mục tiêu liên quan đến sở thích cá nhân, mục tiêu đi đôi với phần thưởng, mục tiêu mang tính thách thức bản thân.
ELLs:
Các mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan và có thời hạn (bám sát nguyên tắc SMART goals). Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh mục tiêu nếu thấy cần thiết để phù hợp với tiến bộ và khả năng của bản thân.
Advanced readers:
Đảm bảo họ tiếp tục phát triển kỹ năng và duy trì động lực học tập: Ví dụ: Mục tiêu về mở rộng phạm vi đọc, mục tiêu về kỹ năng phân tích và tư duy phản biện, Mục tiêu cá nhân hóa và phát triển bản thân: Đọc để phát triển kỹ năng mềm, Đọc sách tạo động lực và cảm hứng.
Chiến lược 2: Chọn tài liệu phù hợp
Ngoài các tài liệu được tiếp cận trên lớp học với mục đích kiểm tra, đánh giá, người học nên chủ động nâng cao khả năng đọc hiểu bằng cách tìm tài liệu đọc phù hợp. Việc chọn tài liệu tài liệu cá nhân hóa, theo một nghiên cứu từ Ertem, İ. S. (2013), cho thấy khơi gợi ở người đọc động lực, sự thú vị và thích thú cao hơn các tài liệu tiêu chuẩn (non-personalized text). Mỗi nhóm người đọc sẽ phù hợp với loại tài liệu khác nhau.
Struggling readers:
Cần đặc biệt chú ý để đảm bảo rằng tài liệu đó phù hợp với trình độ và sở thích của họ, đồng thời cung cấp hỗ trợ cần thiết để cải thiện kỹ năng đọc.
Chọn sách và tài liệu phù hợp: Sách dễ đọc, Sách tranh , Sách có chương ngắn,....
Bắt đầu với những cuốn sách dễ hiểu và dần dần chuyển sang những cuốn sách khó hơn khi họ tiến bộ.
Reluctant readers:
Cần chú trọng vào các yếu tố giúp họ cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn với việc đọc:
Chọn tài liệu dựa trên sở thích cá nhân.
Tài liệu có tính tương tác: Sách có các hoạt động tương tác, câu hỏi, hoặc bài tập nhỏ giúp họ tham gia tích cực hơn vào quá trình đọc.
Ứng dụng đọc sách: Sử dụng các ứng dụng hoặc trang web đọc sách có các tính năng tương tác, như nghe đọc, đánh dấu, và chia sẻ ý kiến.
Tài liệu đa dạng: Bài báo, blog, và bài viết ngắn; Sách nói và podcast …
ELLs:
Việc chọn tài liệu phù hợp và cá nhân hóa quá trình đọc là rất quan trọng để đảm bảo họ có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Chọn tài liệu theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
Sử dụng tài liệu có hỗ trợ ngôn ngữ: Sách song ngữ (Chọn sách có cả tiếng Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ của người học); Sách có hình minh họa: Sách có nhiều hình ảnh giúp ELL readers hiểu ngữ cảnh và từ vựng mới dễ dàng hơn.
Tài liệu có nội dung văn hóa đa dạng: Văn hóa địa phương và toàn cầu (giúp ELL readers hiểu thêm về văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh cũng như văn hóa của chính họ. Điều này giúp họ thấy liên quan và hứng thú hơn khi học ngôn ngữ).
Advanced readers:
Người đọc nâng cao cần được thử thách để tiếp tục phát triển kỹ năng. Họ nên chọn những tài liệu có nội dung phong phú, ngôn ngữ đa dạng và cấu trúc phức tạp:
Tài liệu chuyên sâu về một chủ đề cụ thể hoặc các tài liệu liên ngành kết hợp nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, tham gia vào các câu lạc bộ sách hoặc diễn đàn đọc sách giúp họ chia sẻ và thảo luận về những nội dung mình đã đọc.
Chiến lược 3: Tạo môi trường đọc cá nhân hóa
Đa dạng Không Gian: Tạo ra các không gian đọc khác nhau (Ví dụ: góc đọc ngoài trời, phòng đọc thư viện, hay các quán cà phê yên tĩnh) để người đọc có thể lựa chọn môi trường phù hợp với tâm trạng và mục tiêu đọc.)
Dưới đây là một số gợi ý:
Struggling readers:
Một môi trường luyện đọc cá nhân hóa cho các Struggling Readers nên tập trung:
Tạo ra một không gian yên tĩnh, thoải mái, được trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ và tài liệu phù hợp.
Môi trường thân thiện, không áp lực để học sinh có thể tự tin và hứng thú hơn trong việc luyện đọc.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ đọc (Máy tính bảng hoặc các ứng dụng hỗ trợ đọc như từ điển, phát âm, bài tập luyện đọc).
Reluctant readers:
Tạo ra một môi trường đọc cá nhân hóa cho những người đọc miễn cưỡng đòi hỏi:
Sự linh hoạt, sáng tạo và tập trung vào sở thích cá nhân của họ.
Không gian nên thoải mái, ít căng thẳng, và cung cấp các tài liệu đọc hấp dẫn để khơi gợi hứng thú và thay đổi quan điểm của họ về việc đọc sách.
Trang trí: Sử dụng hình ảnh, poster, tranh vẽ liên quan đến chủ đề yêu thích của người đọc để trang trí không gian.
Vật liệu: Cung cấp bút, giấy, sổ tay để ghi chú, thiết bị công nghệ hỗ trợ (tai nghe => Để nghe sách nói hoặc âm nhạc nhẹ nhàng khi đọc).
ELLs:
Môi trường luyện đọc cá nhân hóa cho ELLs nên:
Tạo không gian thoải mái và tiện lợi với sự hỗ trợ của công cụ hỗ trợ và tài liệu đa dạng.
Không gian xã hội hóa: giúp người đọc có cơ hội giao tiếp với người bản ngữ, trao đổi những kiến thức trong nội dung bài đọc.
Không gian đa văn hóa: đọc trong một không gian bao trùm với văn hóa bản địa giúp họ hiểu biết về cách ứng xử, lối viết của văn bản nước ngoài, đọc hiệu quả hơn.
Advanced readers:
Môi trường lý tưởng cho Advanced readers tạo điều kiện cho họ phát triển kỹ năng tư duy phản biện và phân tích qua:
Thảo Luận Nhóm: Tạo cơ hội để họ tham gia các nhóm thảo luận, nơi họ có thể trao đổi ý kiến và suy nghĩ sâu hơn về nội dung đã đọc.
Dự án sáng tạo: Tạo cơ hội cho họ tham gia vào các dự án sáng tạo như viết bài nghiên cứu, làm blog về sách, hoặc tham gia các cuộc thi viết.
Chiến lược 4: Tận dụng công nghệ
Công nghệ là nguồn tài nguyên quý giá để hỗ trợ người đọc mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên của họ . Nghiên cứu của Hidayat, M. T. (2024) đã chỉ ra các nền tảng cá nhân hóa có hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng đọc hiểu và điểm số của học sinh. Mỗi nhóm người đọc có chiến lược tận dụng công nghệ riêng, để cải thiện tối đa kỹ năng đọc. Theo Haiken, M., & Furman, L. R. (2022), công nghệ phát huy tối đa tác dụng với các nhóm người đọc như sau:
Struggling readers: tìm tài liệu phù hợp với trình độ và sở thích. Ngoài ra, công nghệ cung cấp đối ta các công cụ hỗ trợ: từ điển, phần mềm học từ vựng.
Reluctant readers: tìm những nội dung thú vị có thể nhìn thấy được, từ hình ảnh, phim ảnh, hiệu ứng. Những yếu tố đó là cầu nối giúp các Reluctant readers, vốn không có hứng thú với việc đọc, tìm thấy chiều sâu và sự thú vị của văn bản.
ELLs: tạo từ điển cá nhân hóa và xây dựng kiến thức nền. Các công cụ tạo Digital Flashcards (Anki or Quizlet), vẽ Mindmap (MindMeister or XMind) cho phép người dùng chèn hình ảnh theo ý muốn thay vì thay vì chỉ đọc định nghĩa, sẽ mang đến trải nghiệm và ấn tượng cá nhân với từ vựng.
Advanced readers: tận dụng công nghệ để tìm những diễn đàn trao đổi, thuyết trình, bình luận về chủ đề mà họ đọc. Những cuộc thảo luận bên ngoài phạm vi lớp học, cho phép người đọc tiếp cận với những ý tưởng từ những người cùng cấp độ, từ đó ảnh hưởng và củng cố suy nghĩ của họ.
Chiến lược 5: Cá nhân hóa quá trình học
Tốc độ người đọc
Đọc với tốc độ phù hợp với mức độ hiểu của người học. Giảm tốc độ đối với tài liệu phức tạp và tăng tốc độ đối với các phần dễ dàng hơn. Đọc theo tốc độ của riêng mình có rất nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện khả năng hiểu và sức khỏe tổng thể (Smith, 1974). Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích đối với những người bận rộn vì nó cho phép họ tự lựa chọn tài liệu và thiết lập nhịp độ riêng của mình (Kump, 1979). Hơn nữa, việc đọc theo tốc độ của riêng mình có thể tạo điều kiện cho việc tương tác sâu hơn với văn bản, cho phép tiếp thu các cấu trúc thay thế về thời gian và đàm phán về ảnh hưởng và tính hợp lý (Koepnick, 2013).
Struggling readers: Bắt đầu với các tài liệu đơn giản, phù hợp với trình độ hiện tại. Ngoài ra có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như phần mềm đọc to, giúp người học nghe và theo dõi văn bản đồng thời. Sau đó người học dần dần tăng tốc độ đọc khi trở nên tự tin hơn.
Reluctant readers: Chọn tài liệu thú vị, phù hợp với sở thích cá nhân để khuyến khích họ đọc nhiều hơn. Bắt đầu với tốc độ đọc chậm và thoải mái, sau đó tăng dần khi cảm thấy hứng thú và tự tin.
ELLs: Chọn tài liệu phù hợp với trình độ tiếng Anh của người học và sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển trực tuyến hoặc phần mềm dịch thuật. Đọc lặp đi lặp lại cùng một tài liệu để cải thiện tốc độ và sự hiểu biết.
Advanced readers: Đọc các tài liệu thử thách hơn, như các bài báo khoa học, tiểu thuyết phức tạp, hoặc tài liệu chuyên ngành. Người học sử dụng kỹ thuật đọc nhanh nhưng vẫn đảm bảo hiểu sâu.
Hệ thống chú thích
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chú thích (Annotation) trong quá trình đọc có thể mang lại lợi ích đáng kể cho việc hiểu và tiếp thu từ vựng. Dua (2020) nhận thấy rằng các chú thích trung gian có thể cải thiện hiệu suất của mô hình trong các nhiệm vụ đọc hiểu, trong khi Boers (2021) gợi ý rằng các chú thích đa phương thức, đặc biệt là những chú thích thu hút nhiều sự chú ý hơn, có thể tăng cường khả năng ghi nhớ từ vựng.
Các cách sau đây người học có thể sử dụng để ghi chú khi đọc bài:
Tóm tắt ý chính theo ngôn ngữ riêng của mình: Dựa vào tiêu đề và từ in đậm, tìm kiếm các ý chính, lập luận và dẫn chứng trong bài
Khoanh tròn các khái niệm và cụm từ chính: các từ nào hữu dụng trong bài đọc hoặc các thuật ngữ được sử dụng trong bài
Tạo chú thích bên lề: tóm tắt các ý, đặt câu hỏi, thách thức những gì bạn đã đọc, ghi lại các ví dụ, v.v. . Việc này sẽ kích hoạt lối suy nghĩ chủ động và nâng cao khả năng đọc hiểu và ghi nhớ về bài đọc.
Sử dụng các từ viết tắt và biểu tượng
Đánh dấu (highlight) và gạch chân (underline) các từ khóa và ý chính
Struggling readers: Người đọc nên sử dụng hệ thống chú thích đơn giản, như đánh dấu từ mới hoặc ghi chú ngắn gọn về ý chính bên lề. Sử dụng màu sắc để phân biệt các loại thông tin (Ví dụ: từ mới, ý chính, câu hỏi).
Reluctant readers: Người đọc nên ghi chú về những điểm mình thấy thú vị hoặc câu hỏi mình có về nội dung. Sử dụng các công cụ số hóa như ứng dụng đọc điện tử để tạo ra các ghi chú nhanh chóng và dễ dàng.
ELLs: Người đọc nên dụng hệ thống chú thích hai ngôn ngữ, ghi chú từ mới và cụm từ quan trọng bằng cả tiếng Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ. Từ đó, sử dụng flashcards để học từ mới.
Advanced readers: Người đọc sử dụng hệ thống chú thích phức tạp hơn, như ghi chú các mối liên hệ giữa các ý tưởng, đặt câu hỏi phản biện, và ghi lại những suy nghĩ sâu sắc. Sử dụng các công cụ kỹ thuật số như ứng dụng ghi chú để tổ chức thông tin hiệu quả.
Tóm tắt
Các kỹ thuật tóm tắt, bao gồm ghi chú và lập mindmap, đã được chứng minh là cải thiện khả năng đọc hiểu, đặc biệt ở những người học ngôn ngữ thứ hai (Kamhi-Stein, 1993). Điều này còn được bổ sung thêm bởi Karbalaei (2010), người đã phát hiện ra rằng việc sử dụng chiến lược tóm tắt đã nâng cao khả năng đọc hiểu ở những người học ESL ở trường đại học. Nandhini (2013) nhấn mạnh tiềm năng của tóm tắt trích rút trong việc cải thiện khả năng đọc cho người học gặp khó khăn về đọc.
Struggling readers: Người đọc nên viết tóm tắt ngắn gọn sau mỗi đoạn hoặc trang. Bắt đầu với việc viết một hoặc hai câu tóm tắt và dần dần tăng lên đoạn văn ngắn. Người đọc có thể sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tóm tắt.
Reluctant readers: Người đọc nên viết tóm tắt ngắn gọn theo phong cách tự do, không bắt buộc phải tuân theo một cấu trúc cụ thể. Việc này sẽ giảm bớt áp lực và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi viết tóm tắt.
ELLs: Người học nên viết tóm tắt bằng tiếng Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ để đảm bảo hiểu rõ nội dung. Sử dụng biểu đồ và sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tổ chức ý tưởng.
Advanced readers: Người đọc viết tóm tắt chi tiết và phân tích sâu về nội dung. Khuyến khích sử dụng các phương pháp tóm tắt nâng cao, như viết tiểu luận ngắn hoặc phân tích đánh giá về tài liệu đã đọc.
Chiến lược 6: Kết hợp nghỉ ngơi thường xuyên trong suốt quá trình học
Nghiên cứu ở Cornel Univeristy cho thấy rằng việc nghỉ ngơi có mục đích (từ 5–60 phút) khi học để làm mới bộ não và cơ thể sẽ làm tăng năng lượng, năng suất và khả năng tập trung của bạn. Người học có thể sử dụng phương pháp Pomodoro cho quá trình học tập nói chung quá trình đọc nói riêng của mình với 25 phút học và 5 phút nghỉ ngơi.
Chú ý: sử dụng mạng xã hội không hoạt động hiệu quả như một “sự nghỉ ngơi có mục đích”. Người học nên tìm những hoạt động giúp tâm trí được nghỉ ngơi và cho phép thở sâu, cười, vận động cơ thể, sáng tạo hoặc có mục đích “ra ngoài”.
Nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng sự di chuyển về thể chất có thể cải thiện đáng kể khả năng đọc hiểu. Osdol (1974) phát hiện ra rằng một chương trình liên quan đến chuyển động toàn thân sẽ giúp cải thiện kỹ năng đọc, trong khi Schmitz (2022) lập luận rằng hoạt động thể chất có thể nâng cao khả năng tiếp thu năng lực đọc.
Struggling readers:
Cách áp dụng: Những người đọc gặp khó khăn thường dễ cảm thấy quá tải và mất tập trung sau một thời gian đọc liên tục. Do đó, chia nhỏ thời gian đọc thành các khoảng thời gian ngắn hơn, khoảng 15-20 phút, và sau đó nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút.
Hoạt động nghỉ ngơi: Khuyến khích các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo, nghe nhạc thư giãn, hoặc làm một số bài tập thể dục nhẹ để giữ cho tâm trí tỉnh táo và tránh mệt mỏi.
Reluctant readers:
Cách áp dụng: Những người đọc miễn cưỡng có thể cảm thấy chán nản hoặc mất hứng thú khi phải đọc quá lâu. Nên chia nhỏ thời gian đọc thành các phiên ngắn hơn, chẳng hạn như 10-15 phút, với các khoảng nghỉ từ 5-10 phút.
Hoạt động nghỉ ngơi: Sử dụng thời gian nghỉ ngơi để làm những việc họ yêu thích, chẳng hạn như chơi game ngắn, xem video ngắn hài hước, hoặc trò chuyện với bạn bè. Điều này có thể giúp tạo động lực và khơi gợi hứng thú với việc đọc.
ELLs:
Cách áp dụng: Học tiếng Anh có thể rất căng thẳng, đặc biệt là khi phải đọc tài liệu bằng ngôn ngữ thứ hai. Chia nhỏ thời gian đọc thành các phiên ngắn, khoảng 20-25 phút, và nghỉ ngơi 5-10 phút để cho phép bộ não xử lý và hấp thụ thông tin.
Hoạt động nghỉ ngơi: Khuyến khích các hoạt động kết hợp học ngôn ngữ khác như xem video ngắn bằng tiếng Anh với phụ đề, nghe nhạc tiếng Anh, hoặc thực hành giao tiếp ngắn với bạn bè bằng tiếng Anh. Điều này giúp duy trì sự tiếp xúc với ngôn ngữ trong lúc nghỉ ngơi.
Advanced readers:
Cách áp dụng: Những người đọc nâng cao có thể tập trung đọc trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng vẫn cần nghỉ ngơi để duy trì sự tỉnh táo và hiệu suất đọc. Người đọc nên đọc trong khoảng 45-60 phút và sau đó nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút.
Hoạt động nghỉ ngơi: Khuyến khích các hoạt động kích thích tư duy như giải đố, chơi cờ, hoặc thảo luận nhanh về những ý tưởng và câu hỏi phát sinh từ tài liệu họ đang đọc. Những hoạt động này không chỉ giúp nghỉ ngơi mà còn phát triển khả năng tư duy phản biện.
Chiến lược 7: Suy ngẫm
Sau khi đọc xong bài đọc, người học nhìn lại phần ghi chú để đảm bảo mình thực sự hiểu bài đọc và xem qua các câu hỏi mà mình đã đặt ra trước khi đi vào bài đọc để trả lời tất cả những câu hỏi này. Nếu người học vẫn chưa thể trả lời, hãy quay lại và đọc lại phần thích hợp và thử trả lời lại để đảm bảo mình đã hiểu nội dung bài đọc.
Struggling readers:
Cách áp dụng: Suy ngẫm giúp người đọc hiểu sâu hơn về nội dung đang đọc và tăng cường khả năng phân tích và suy luận. Người đọc nên dừng lại sau mỗi phần nhỏ của văn bản để suy ngẫm về những gì họ đã đọc và liên kết với kiến thức hiện có.
Hoạt động suy ngẫm: Người đọc có thể hỏi bản thân những câu hỏi như "Tại sao nhân vật này lại hành động như vậy?" hoặc "Tôi đã học được điều gì từ câu chuyện này?" để kích thích suy nghĩ sâu hơn về nội dung và ý nghĩa của văn bản.
Reluctant readers:
Cách áp dụng: Suy ngẫm có thể giúp người đọc tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm đang đọc và tạo ra một trải nghiệm đọc tích cực hơn. Họ nên dành thời gian sau khi đọc để suy nghĩ về cảm nhận của mình và liên kết với kinh nghiệm cá nhân.
Hoạt động suy ngẫm: Người đọc có thể ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, và nhận định của mình về tác phẩm, cũng như suy nghĩ về những gì họ đã học được từ việc đọc.
ELLs:
Cách áp dụng: Suy ngẫm giúp người đọc nắm vững văn bản bằng tiếng Anh và phát triển kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả hơn. Họ nên dành thời gian sau khi đọc để suy ngẫm về cấu trúc câu, từ vựng, và ý nghĩa của văn bản.
Hoạt động suy ngẫm: Người đọc có thể tìm hiểu từ mới, ghi chú cấu trúc câu phức tạp, và suy nghĩ về cách mà ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm.
Advanced readers:
Cách áp dụng: Suy ngẫm giúp người đọc này phân tích và đánh giá một cách sâu sắc về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Họ nên dành thời gian sau khi đọc để suy ngẫm về những ý tưởng phức tạp và những quan điểm đa chiều.
Hoạt động suy ngẫm: Người đọc có thể thảo luận với nhau hoặc viết xuống những ý tưởng, nhận xét, và nhận định của họ về tác phẩm. Đồng thời, họ cũng có thể so sánh và phân tích các ý kiến khác nhau từ các nguồn khác nhau.
Chiến lược 8: Kết nối với những người học khác
Sau khi đọc xong bài đọc của mình, người đọc có thể giao lưu với những độc giả khác bằng cách tham gia câu lạc bộ sách hoặc cái nhóm đọc sách trên các nền tảng, diễn đàn để trao đổi, học hỏi và mở rộng kiến thức.
Maldonado (2012) nhận thấy rằng việc tham gia các câu lạc bộ sách hoặc các nhóm đọc có thể giúp xây dựng khả năng đọc hiểu và thúc đẩy sự thích thú khi đọc, đặc biệt là ở những người đọc miễn cưỡng (Reluctant Readers). Tijms (2018) còn chứng minh thêm rằng việc tham gia câu lạc bộ sách có thể nâng cao thái độ đọc, khả năng hiểu và năng lực cảm xúc xã hội.
Struggling readers:
Cách áp dụng: Tham gia cùng nhóm bạn có cùng khả năng đọc để học hỏi lẫn nhau và cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình đọc.
Hoạt động tham gia: Tạo nhóm đọc sách hoặc tham gia các buổi thảo luận về sách để chia sẻ ý kiến và nhận định về nội dung đang đọc. Khi tham gia cùng nhóm bạn, người học có thể hỗ trợ và động viên lẫn nhau, tạo ra một môi trường học tập tích cực.
Reluctant readers:
Cách áp dụng: Tham gia vào các câu lạc bộ đọc sách hoặc nhóm thảo luận về sách để tăng cường động lực và sự quan tâm đối với việc đọc.
Hoạt động tham gia: Tham gia các hoạt động như đọc chia sẻ, thảo luận về sách, hoặc tham gia cùng các bạn cùng trang lứa để trao đổi ý kiến và cảm nhận về các tác phẩm đang đọc.
ELLs:
Cách áp dụng: Tham gia vào các lớp học hoặc nhóm thảo luận tiếng Anh để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và đồng thời tạo cơ hội học hỏi từ những người khác.
Hoạt động tham gia: Tham gia các lớp học tiếng Anh hoặc các buổi trò chuyện với người bản xứ để luyện nghe, nói, đọc, viết và cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh.
Advanced readers:
Cách áp dụng: Tham gia vào các hội đọc sách, câu lạc bộ văn học hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến để trao đổi ý kiến và nhận xét về các tác phẩm đang đọc.
Hoạt động tham gia: Tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, các nhóm đọc sách hoặc các sự kiện văn hóa để chia sẻ và thảo luận về các tác phẩm mà họ quan tâm. Đây cũng là cách để người học mở rộng kiến thức, đánh giá cao và học hỏi từ các quan điểm khác nhau.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên, người học có cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược đọc cá nhân hóa (Personalzed Reading Strategies), các loại người đọc và các chiến lược được áp dụng cho từng loại người đọc. Từ đó, người học có thể xác định bản thân đang là loại người đọc nào, từ đó áp dụng các chiến lược vào phần Reading và tạo niềm vui trong việc đọc trong đời sống hằng ngày.
Nguồn tham khảo
Haiken, M., & Furman, L. R. (2022). Personalized reading: Digital strategies and tools to support all learners. International Society for Technology in Education.
Hidayat, M. T. (2024). Effectiveness of AI-based personalised reading platforms in enhancing reading comprehension. Journal of Learning for Development, 11(1), 115-125. https://doi.org/10.56059/jl4d.v11i1.955
King, A. (2018, December). The Effects of Setting Goals on Accelerated Reader. Northwestern College - Orange City, p. 99. https://nwcommons.nwciowa.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1099&context=education_masters
McBride, B. (n.d.). THE POWER OF READING CHOICE, TIME, AND PLEASURE. Science of Reading | Scholastic Education. https://teacher.scholastic.com/education/classroom-library/pdfs/The-Power-of-Reading-Choice.pdf
The impacts of the reading environment on EFL learners’ reading comprehension: A study at Thu Dau Mot University. (2023). Journal of Thu Dau Mot University, 468-481. https://doi.org/10.37550//tdmu.ejs/2023.04.498
Wood, P. F. (2008). Reading instruction with gifted and talented readers: A series of unfortunate events or a sequence of auspicious results?. Gifted Child Today, 31(3), 16.
Worlton, J.T. (1936). Individualizing Instruction in Reading. The Elementary School Journal, 36, 735 - 747.
Koepnick, L.P. (2013). Reading on the Move. PMLA/Publications of the Modern Language Association of America, 128, 232 - 237.
Dua, Dheeru et al. “Benefits of Intermediate Annotations in Reading Comprehension.” Annual Meeting of the Association for Computational Linguistics (2020).
Boers, Frank et al. “On the benefits of multimodal annotations for vocabulary uptake from reading.” Computer Assisted Language Learning 30 (2017): 709 - 725.
Osdol, Bob M. Van et al. “The Effects of Total Body Movement on Reading Achievement.” (1974).
Karbalaei, A., & Rajyashree, K.S. (2010). The Impact of Summarization Strategy Training on University ESL Learners’ Reading Comprehension.
Schmitz, Heike et al. “The school on the move for the promotion of reading competence: a theoretical review.” Educação e Pesquisa (2022): n. pag
Maldonado, M. (2012). Book Clubs in Developmental Reading: Building Reading Comprehension, Fostering Reading Enjoyment, and Engaging Students.
Tijms, J., Stoop, M.A., & Polleck, J.N. (2018). Bibliotherapeutic book club intervention to promote reading skills and social–emotional competencies in low SES community‐based high schools: A randomised controlled trial. Journal of Research in Reading, 41, 525-545.
Ertem, İ. S. (2013). The Influence of Personalization of Online Texts on Elementary School Students’ Reading Comprehension and Attitudes toward Reading. International Journal Of Progressive Education, 9(3), 218-228.
Cabral‐Márquez, C. (2015). Motivating readers. The Reading Teacher, 68(6), 464-472. https://doi.org/10.1002/trtr.1332
Nandhini, K., & Balasundaram, S.R. (2013). Improving readability through extractive summarization for learners with reading difficulties. Egyptian Informatics Journal, 14, 195-204
Kamhi-Stein, L. D. (1993). Second language reading strategies in the academic setting. TESOL Quarterly, 27(2), 261-287.
Kump, P. (1979). Breakthrough Rapid Reading.
Smith, E.A., & Taylor, G. (1974). Increasing reading efficiency. Texas medicine, 70 9, 80-3 .
Davis, F.W., & Lucas, J.S. (1971). An experiment in individualized reading. The Reading Teacher.
Ehara, Y., Yamakawa, Y., Araki, K., & Akahori, K. (2010). Personalized reading support for second-language web documents by collective intelligence. In Proceedings of the 15th International Conference on Intelligent User Interfaces (pp. 51-60).
Bình luận - Hỏi đáp