Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2 | Phần 2 Chủ đề Movies & Books

Series Học từ vựng theo chủ đề từ những câu chuyện Part 2 – người viết mong muốn được mang tới cho độc giả một trong những cách tiếp cận hiệu quả để cải thiện quá trình trau dồi vốn từ cũng như ý tưởng – hai yếu tố then chốt giúp thí sinh hoàn thành tốt toàn bộ phần thi IELTS Speaking nói riêng, và trở thành một người sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn nói chung.
author
ZIM Academy
27/07/2020
hoc tu vung theo chu de tu bai mau ielts speaking part 2 phan 2 chu de movies books

Với IELTS Speaking Part 2, thí sinh có 1 phút để chuẩn bị trước khi miêu tả về một đối tượng (đề thi luôn bắt đầu bằng chữ Describe) trong vòng tối đa 2 phút. Phần thi này yêu cầu thí sinh phải có vốn từ đủ rộng và kĩ năng triển khai ý tưởng đủ tốt trong thời gian ngắn để tạo nên một bài nói dài hoàn chỉnh – vốn là thử thách lớn cho nhiều thí sinh ở các trình độ khác nhau.

Với series Học từ vựng theo chủ đề từ những câu chuyện Part 2 – người viết mong muốn được mang tới cho độc giả một trong những cách tiếp cận hiệu quả để cải thiện quá trình trau dồi vốn từ cũng như ý tưởng – hai yếu tố then chốt giúp thí sinh hoàn thành tốt toàn bộ phần thi IELTS Speaking nói riêng, và trở thành một người sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn nói chung.

Phần đầu tiên của Series sẽ xoay quanh chủ đề Movies & Books, với 3-4 cue card thường xuất hiện trong IELTS Speaking Part 2.

Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2

Cách sử dụng bài viết

  • Để đảm bảo trọng tâm, bài viết chủ yếu chỉ cung cấp nghĩa và cách dùng trong một số ngữ cảnh nổi bật của những từ vựng/cách diễn đạt được sử dụng trong câu chuyện mẫu. Người đọc có thể tham khảo thêm những nguồn tài liệu uy tín (ví dụ dictionary.cambridge.org) nếu muốn hiểu thêm về cách phát âm cũng nhưng những ứng dụng khác của các từ vựng/cách diễn đạt đó.

  • Độ dài của các câu chuyện luôn dài hơn rất nhiều so với một bài nói Part 2 thông thường. Đây là chủ đích của người viết nhằm tạo ra một nguồn học từ vựng/ý tưởng đa dạng, có thể vận dụng cho nhiều đề bài Part 2 cũng như nhiều đối tượng người học.

  • Lưu ý: Nội dung bài nói dựa hoàn toàn vào trải nghiệm cá nhân của tác giả. Người đọc hoàn toàn có thể dựa vào những ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở bài nói để xây dựng câu chuyện cho chính mình theo những hướng đi khác (được gợi ý ở mục Gợi ý về những hướng triển khai câu chuyện khác)

Dàn ý tiếng Việt

Trước tiên, người học nên nhìn vào những câu hỏi gợi ý trong đề bài để hiểu rõ những gì mình cần làm:

Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2

  • Khía cạnh quan trọng nhất mà thí sinh cần đề cập tới trong một bài nói ở Part 2 luôn là chi tiết explain why.

  • Vì vậy với chủ đề trên, thí sinh chỉ cần nói rõ vì sao bản thân mình không thích bộ phim đó, chứ không cần đi sâu vào từng tình tiết trong phim (đây không phải cách tiếp cận sai, nhưng rất khó vì nó gây áp lực lớn cho người nói ở cả hai khía cạnh từ vựng lẫn ý tưởng). Để giảm bớt áp lực này, thí sinh chỉ nên đánh giá bộ phim qua nhiều tiêu chí khác nhau, chứ không nên tập trung quá sâu vào một khía cạnh.

Trước khi viết một câu chuyện đầy đủ, người viết sẽ mô phỏng quá trình brainstorm mà bản thân đã áp dụng bằng phương pháp chêm từ.

Sau đây là dàn ý tiếng Việt đi kèm các keywords tiếng Anh được người viết soạn theo sườn bài gợi ý ở đề bài:

  • When did you watch it?

“Tôi sẽ kể về lần mà tôi đã extremely disappointed với một so-called blockbuster có tên là ‘Fantastic Beasts and where to find them’ – phần đầu tiên trong một series hoàn toàn mới thuộc Harry Potter universe – một trong những franchises nổi tiếng nhất trong movie industry.”

  • Why did you watch it? Whom did you watch it with?

“Tôi luôn là fan của Harry Potter, vậy nên khi xem đoạn trailer của Fantastic Beast, tôi đã rất háo hức và không thể chờ được tới ngày phim ra rạp. Sau đó, tôi ngay lập tức mua ba vé của buổi sneak show cho tôi và hai người bạn thân. Khoảnh khắc chúng tôi nghe đoạn signature theme của thế giới phù thuỷ thực sự rất … kì diệu. Tôi suýt khóc, và chắc chắn tôi không phải là người duy nhất cảm thấy thế.”

  • And explain why you didn’t enjoy this movie

Tuy nhiên, hai tiếng sau, tôi đi từ chỗ vô cùng háo hức tới thoroughly disappointed. Bộ phim thực sự rất tệ. Nó có một cốt truyện complicateddisorganized tới mức mà ngay cả những loyal fans của thế giới Harry Potter cũng phải tự hỏi “Cái gì vừa diễn ra vậy?”

“Fantastic Beasts là một big-budget movie với rất nhiều potentials, nhưng lại thất bại ở mọi khía cạnh quan trọng nhất. Phim thậm chí còn không live up to its own name! Thứ được gọi là Fantastic Beasts – những sinh vật huyền bí trong thế giới phù thuỷ – chỉ là a background cho những thứ totally irrelevant

“Điểm tốt duy nhất của mớ hỗn độn này chắc là ở aesthetic aspect – (classy, elegant costumes, flashy visual effects) – những thứ mà buồn thay không có nhiều ý nghĩa. Một bộ phim fancy-looking nhưng lại thiếu đi core valuesmeaningful storymemorable characters – thì chỉ là một extended tech-demo, chứ sẽ không bao giờ được coi là một true work of art

“Fantastic Beast làm tôi thất vọng và tức giận. Bởi tôi cảm thấy bộ phim này chỉ như một desperate attempt để draw the attention của Harry Potter fanbase. Chắc hẳn nhà sản xuất hiểu rằng dù những phim thế này có tệ, inconsistentdisorganized như thế nào, vẫn sẽ có nhiều người flock tới rạp để chứng kiến thế giới phù thuỷ yêu thích của họ trên màn ảnh lớn. Nhưng sau khi xem bộ phim thảm hoạ này, tôi đã lost faith in JK Rowling – người tạo ra Harry Potter universe. Bà ấy có thể là một genius fiction author, nhưng chắc chắn không phải là một good screenwriter”.

 Câu chuyện đầy đủ chi tiết (tiếng Anh)

I’d like to tell you about a time when I was extremely disappointed with a so-called potential blockbuster. It’s Fantastic Beast and where to find them – the first part of a new series in the Harry Potter universe – one of the most popular franchises in the movie industry.

I’ve always been a huge Harry Potter fan, so when I watched the trailer for Fantastic Beast, I was super excited and couldn’t wait for the day it came out. Then, I immediately bought 3 tickets for the sneak show for me and my two close friends because I couldn’t wait any longer. The moment I heard the signature theme of the wizard world in the intro was just … magical. I almost cried and I knew I was definitely not alone.

However, two hours later, I went from super excited to thoroughly disappointed, and a bit angry, too. The movie was just bad … plain bad. It has such a complicated and disorganized plot that even the most loyal fans of the Harry Potter world would just ask themselves: “What just happened?” Fantastic Beasts is a big-budget movie with so many potentials, but just failed in every single important aspect. The movie didn’t even live up to its own name! The so-called Fantastic Beasts – magical creatures in the wizard world – are nothing but a background to something that is totally irrelevant!

The only good thing about this mess is probably its aesthetic aspectclassy and elegant costumes, flashy visual effects… – things that sadly don’t really matter. A fancy-looking movie without its core valuesmeaningful story and memorable characters – is nothing more than an extended tech-demo, and will never be considered a true work of art.

Fantastic Beast made me disappointed and angry. Because I felt like this movie is a desperate attempt to draw the attention of the huge HP fan base to a whole new series. The producers probably know no matter how bad, inconsistent and disorganized these movies are, there’ll still be lots of people willing to flock to the cinema to see their favorite wizard world on the big screen. But after seeing this disaster, I’ve lost faith in JK Rowling – the creator of the HP universe. She might be a genius fiction author, but definitely not a good screenwriter.

Từ vựng và cách diễn đạt đáng chú ý

  1. extremely disappointed (adj phrase): cực kỳ thất vọng

  2. potential (adj/n): tiềm năng

  3. blockbuster (n): một bộ phim/tựa sách đạt được thành công lớn (ở ngữ cảnh trên có thể dịch là “phim bom tấn”)

  4. so-called (adj): “thứ được gọi là”. Tính từ này được dùng để thể hiện thái độ mỉa về phẩm chất, độ tin cậy, hiệu quả, v.v. thực sự của một điều gì đó.

  • Ở ví dụ trên, người nói sử dụng cụm “so-called potential blockbuster” – “thứ được coi là phim bom tấn” để thể hiện thái độ mỉa mai, cho rằng chất lượng thực sự của phim không xứng đáng được gọi là “blockbuster”.

  1. universe (n): (nghĩa đen) vũ trụ; (nghĩa bóng) vũ trụ điện ảnh.

  • Từ universe được dùng để miêu tả một thế giới (thường là giả tưởng) mà trong đó có đầy đủ các tuyến nhân vật, bối cảnh, sự kiện then chốt, v.v. thuộc về một series sách/truyện/game (thường được tạo ra bởi cùng một tác giả/nhà sản xuất). Marvel universe (vũ trụ điện ảnh Marvel) là một ví dụ điển hình cho khái niệm này.

  1. franchise (n): một series phim có tên và tuyến nhân vật tương tự nhau

  2. movie industry (n phrase): ngành công nghiệp điện ảnh

  3. trailer (n): đoạn quảng bá cho một bộ phim (hoặc chương trình TV) bao gồm một vài phân cảnh nhỏ của bộ phim/chương trình TV đó.

  4. sneak show (n phrase): suất chiếu sớm

  5. signature (adj): đặc trưng, thương hiệu, riêng biệt

  6. theme (n): đoạn nhạc được sử dụng để đại diện cho nhân vật, tình huống, v.v trong một bộ phim

  7. thoroughly disappointed (adj phrase): thất vọng toàn tập

  8. plain bad (adj phrase): thực sự tồi tệ

  9. complicated (adj): phức tạp

  10. disorganized (adj): lộn xộn, thiếu tổ chức

  11. plot (n): cốt truyện

  12. loyal (adj): trung thành

  13. big-budget (adj): (dự án/sản phẩm) tiêu tốn lượng ngân sách lớn

  14. potential (n): tiềm năng

  15. live up to sth (phrasal verb): thể hiện được/đạt được điều người ta kì vọng.

  16. nothing but a background (adj phrase): chỉ để làm nền cho cái gì

  • cách diễn đạt nothing but/more than + adj/noun dùng để nhấn mạnh thái độ tiêu cực của người nói về tầm quan trọng, chất lượng, … của một điều gì đó. Ví dụ:

Adolf has failed the Art exam three times. He’s nothing but a loser.

→ Adolf đã trượt kì thi nghệ thuật ba lần. Hắn ta chỉ là một kẻ thua cuộc.

  1. totally irrelevant (adj phrase): hoàn toàn không liên quan

  2. aesthetic aspect (n phrase): khía cạnh thẩm mỹ

  3. classy, elegant costume (n phrase): trang phục cao sang, thanh lịch

  4. flashy visual effect (n phrase): hiệu ứng hình ảnh hào nhoáng

  5. fancy-looking (adj): đẹp về hình thức

  6. core values (n phrase): giá trị cốt lõi

  7. meaningful story (n phrase): câu chuyện ý nghĩa

  8. memorable character (n phrase): nhân vật ấn tượng, đáng nhớ

  9. tech-demo (n): một màn trình diễn công nghệ

  10. true work of art (n phrase): tác phẩm nghê thuật đích thực

  11. desperate attempt (n phrase): một nỗ lực trong tuyệt vọng

  12. draw the attention (col): thu hút sự chú ý

  13. fan base (n phrase): cộng đồng người hâm mộ

  14. inconsistent (adj): thiếu ổn định

  15. flock (v): (đám đông) đổ xô tới xem, mua, trải nghiệm … một thứ gì

  • động từ này thể hiện thái độ tiêu cực, không đồng tình của người nói về hành động nào đó của một đám đông. Ví dụ:

Every Lunar new year, thousands of people flock to this temple to pray for their well-being and leave behind a ton of trash.

→ Cứ mỗi dịp tết Âm, hàng ngàn người lại đổ xô tới ngôi chùa này để cầu an và không quên để lại hàng tấn rác.

  1. lost faith in (idiom): mất niềm tin vào ai/thứ gì

  2. genius (adj): thiên tài, thiên bẩm

  3. fiction author (n phrase): tác giả truyện giả tưởng

  4. screenwriter (n): người viết kịch bản

Gợi ý về những hướng triển khai câu chuyện khác

Xuyên suốt câu chuyện của mình, người viết chủ đích chọn những cách diễn đạt và ý tưởng có thể áp dụng cho nhiều thể loại phim khác nhau, để các độc giả không hứng thú với Fantastic Beasts nói riêng hay phim giả tưởng & phiêu lưu nói chung vẫn có thể tận dụng được gần như toàn bộ sườn ý bài nói.

Khi chỉ trích Fantastic Beasts, người viết chủ yếu tập trung vào điểm yếu ở cốt truyện (plot)nhân vật (characters). Ngoài cách tiếp cận này, người đọc có thể chọn những khía cạnh khác của một bộ phim để bày tỏ sự không hài lòng. Ví dụ: 

Khía cạnh

Một số cụm từ hữu ích

Diễn xuất

  • stiff/mediocre/wooden acting (diễn xuất cứng/trung bình/vô cảm)

Kĩ xảo

  • poorly-executed CGI (computer-generated imagery) (kĩ xảo được thực hiện kém)

Cốt truyện

  • easily predictable plot (cốt truyện quá dễ đoán)

  • confusing ending (cái kết khó hiểu)

Âm nhạc

  • uninspiring soundtrack (nhạc phim thiếu cảm hứng)

Nhân vật

  • bad character development (phát triển nhân vật chưa tốt)

  • shallow protagonist (nhân vật chính diện thiếu chiều sâu)

Khác

  • excessive violence (bạo lực quá đà)

  • repulsive content (nội dung phản cảm)

Bên cạnh đề Describe a movie you didn’t enjoy, người đọc còn có thể sử dụng sườn ý tưởng và một vài từ khóa trong câu chuyện trên để triển khai câu trả lời cho một số đề Part 2 khác, ví dụ:

  • Describe a time when you were disappointed about something

  • Describe a time you regretted making a decision

  • Describe a time you weren’t satisfied with something you bought

  • Describe a time you had to stay awake (the film was so boring that I fell asleep)

  • Describe a time you had to be patient (try to finish watching the movie)

Vũ Cao – Giảng viên tại ZIM

Tham khảo thêm khóa học tại trung tâm luyện thi IELTS cấp tốc Anh ngữ ZIM giúp học viên tăng cường kỹ năng, kiến thức trong thời gian ngắn, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu