6 Idioms liên quan đến các quốc gia và ứng dụng trong IELTS Speaking

Tìm hiểu một số idioms liên quan đến các quốc gia trên thế giới và một số cách áp dụng chúng trong bài thi IELTS Speaking để người đọc tham khảo.
author
ZIM Academy
03/09/2021
6 idioms lien quan den cac quoc gia va ung dung trong ielts speaking

Lexical resource là một trong bốn tiêu chí để các giám khảo IELTS đánh giá khả năng Speaking của thí sinh. Chính vì thế, cải thiện vốn từ trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người học IELTS Speaking, trong đó, không thể không nhắc đến các idiom (tạm dịch là thành ngữ). Sử dụng idiom tự nhiên, hợp ngữ cảnh là một cách để thí sinh ghi điểm với ban giám khảo. Có rất nhiều idiom được sử dụng rộng rãi và điều này ít nhiều gây khó khăn cho người đọc trong việc tìm và học. Phân loại idiom theo từng chủ đề sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận chúng hơn. Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ cùng người đọc tìm hiểu một số idioms liên quan đến các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số cách áp dụng chúng trong bài thi IELTS Speaking để người đọc tham khảo.    

Một số idioms liên quan đến các quốc gia trên thế giới

Theo định nghĩa của Cambridge, idiom là nhóm các từ đặt chung với nhau nhằm biểu thị một nghĩa bóng nào đó, khác với nghĩa đen của từng từ. 

Như vậy, các idioms liên quan đến các quốc gia dưới đây, có thể sẽ được cấu thành bởi từ vựng liên quan đến một quốc gia rất quen thuộc, nhưng lại ám chỉ một nét nghĩa hoàn toàn bất ngờ khác, mà người đọc khó lòng đoán trước. 

To go Dutch

Nghĩa: chia hóa đơn ra để thanh toán

Giải thích: idioms liên quan đến các quốc gia này được cho là bắt nguồn từ hiềm khích giữa Anh và Hà Lan (sử dụng ngôn ngữ Dutch), cụ thể là cuộc chiến tranh giữa hai nước ở thế kỷ thứ 17. Người Anh dùng thành ngữ “go dutch” như một cách để ám chỉ việc chia tiền ra thanh toán (một hành động lúc bấy giờ được cho là kém ga-lăng). Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, việc chia tiền để chi trả, thanh toán trở nên rất bình thường và được nhiều người ủng hộ. 

Để ghi nhớ câu thành ngữ này, người đọc có thể liên tưởng đến Việt Nam, để chia tiền, nhiều người thường nói rằng: “Mình Campuchia nhé!” (Campuchia gần Việt Nam), còn ở Anh, mọi người sẽ nói: “Let’s go Dutch!” (Hà Lan rất gần nước Anh). 

Áp dụng vào cách trả lời Part 3 về chủ đề Love, Dating & Marriage

Q: Do men or women often pay for the first date in your country?

(Đàn ông hay phụ nữ thường trả tiền cho buổi hẹn hò đầu tiên ở quốc gia của bạn?)

A: In the past, men were supposed to cover the bill, not only on the first date but also on next dates because it’s considered as their responsibility. However, in recent years, that belief has been objected by more and more youngsters in Vietnam, including me. I see many people tend to go Dutch with their partner on their first date. I think the reason is that modern women are much more independent. And the idea of spliting the bill brings lot more unity and shows the balanced role of both in their relationship.

(Trước đây, đàn ông thường sẽ phải trả tiền, không chỉ trong lần hẹn hò đầu tiên, mà cả những lần tới, vì đó được coi là trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, những năm gần đây, quan niệm này ngày càng bị nhiều bạn trẻ Việt Nam phản đối, trong đó có tôi. Tôi thấy nhiều người có xu hướng chia hóa đơn với đối tượng của mình trong buổi hẹn hò đầu tiên. Tôi nghĩ lý do là phụ nữ hiện đại độc lập hơn rất nhiều. Ý tưởng chia hóa đơn mang lại sự đồng lòng hơn nhiều và thể hiện được vai trò cân bằng của cả hai trong mối quan hệ.)

 It's all Greek to me

Nghĩa: tôi không hiểu gì hết

Giải thích: “It’s all Greek to me” bắt nguồn từ thời La Mã. Trong lịch sử, trước La Mã là Hy Lạp cổ đại, nên nhiều tài liệu cổ được viết bằng tiếng Hy Lạp (Greek). Người La Mã muốn hiểu những văn bản này thì cần phải biết tiếng Hy Lạp (Greek). Nhiều người dịch tài liệu, kể cả một vị hoàng đế La Mã, đã phải công nhận sự khó nhằn của ngôn ngữ này (Greek). Khi ai đó nói “It’s all Greek to me”, có nghĩa là thứ này quá phức tạp, họ không hiểu gì cả. 

Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có cách diễn đạt tương tự, đó là “tiếng Miên”, ví dụ là khi ai đó thốt lên “Nói tiếng Miên à?”. Vậy, người đọc có thể hiểu rằng, người Anh không dùng tiếng Miên, mà họ dùng tiếng Hy Lạp (Greek) để ám chỉ thứ mình không hiểu, bằng cách nói rằng “It’s all Greek to me.”

Áp dụng: Người đọc có thể áp dụng idioms liên quan đến các quốc gia này để mở đầu phần trả lời câu hỏi Part 2 dưới đây.

Q: Describe a subject you used to dislike but now have interest in.

(Miêu tả một môn học mà bạn từng không thích nhưng bây giờ lại có hứng thú.)

A: To answer this question, the only subject that springs to my mind is English. I used to be afraid of English. There were so many structures which, at the time, were too difficult for me to understand. The first time my teacher let me listen to an English tape, I felt like it’s all Greek to me

(Trả lời câu hỏi này, môn học duy nhất hiện ngay trong đầu tôi chính là môn tiếng Anh. Tôi đã từng vô cùng sợ tiếng Anh. Có quá nhiều cấu trúc mà lúc đó tôi thấy quá khó để hiểu. Lần đầu giáo viên cho tôi nghe một đoạn băng tiếng Anh, tôi kiểu “sao toàn tiếng Miên thế này, không hiểu gì cả”…)

Take French leave

Nghĩa: rời đi mà không báo trước, chuồn êm

Giải thích: “Take French leave” được cho là bắt nguồn từ thế kỷ thứ 18, dựa theo phong tục lúc bấy giờ của người Pháp. Đó là lặng lẽ rời đi khỏi các buổi tiệc mà không thông báo với bất kỳ ai. 

Áp dụng: trả lời câu hỏi Part 1 chủ đề Parties

Q: Do you like going to parties? 

(Bạn có thích dự tiệc không?)

A: Actually, I don’t. I’m kind of an introvert, and parties which are usually full of people don’t make me feel good. I don't like being surrounded by such a large number of people. That’s why I often make excuses to leave early at parties. When the host is too busy, I even take French leave and go home without disturbing him or her.

(Thiệt sự là không. Tôi thuộc tuýp người hướng nội và những bữa tiệc đầy người khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi không thích bị vây quanh bởi nhiều người như vậy. Đó là lý do tại sao tôi thường kiếm cớ đi sớm trong các bữa tiệc. Khi chủ nhà quá bận bịu, tôi thậm chí còn chuồn êm về nhà mà không làm phiền tới họ.)

Rome was not built in a day

Nghĩa: thành công không đến chỉ trong một sớm một chiều

Giải thích: “Rome was not built in a day” nghĩa đen là “thành Roma không được xây trong một ngày”. Thật ra không có thành phố nào được xây dựng chỉ trong một ngày trời. Tuy nhiên, người bản xứ lại dùng hình ảnh thành Roma, một kiệt tác xinh đẹp. Người đọc có thể dùng hình ảnh hùng vĩ của thành Roma để liên tưởng đến thành công, hay những thành tựu quan trọng. Chúng không thể được tạo nên trong thời gian ngắn ngủi

Áp dụng vào cách trả lời IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Success

Q: Is it important to succeed for the first time? Why?

(Có quan trọng phải thành công ngay lần đầu tiên không? Tại sao?)

A: Well, my answer is no. I don't think we always have to be successful on the first try. If we try to force things to be right, we are putting too much pressure on ourselves. Sometimes, failure is precious since we could learn a lot from it. And I always tell myself that Rome wasn’t built in a day. It takes time and we should be patient.

(Câu trả lời của tôi là không. Tôi không nghĩ rằng chúng ta bắt buộc phải luôn thành công từ lần thử đầu tiên. Nếu chúng ta cố ép mọi thứ đúng ý, chúng ta đang đặt quá nhiều áp lực vào bản thân. Đôi khi thất bại rất là đáng quý bởi chúng ta sẽ học tập từ nó. Tôi luôn tự nói với bản thân rằng, thành công không phải một sớm một chiều. Nó cần thời gian và chúng ta nên kiên nhẫn.)

All roads lead to Rome

Nghĩa: mọi con đường đều dẫn đến “thành công”

Giải thích: “All roads lead to Rome” – mọi con đường đều dẫn đến thành Rome. Nghĩa đen của câu thành ngữ hoàn toàn dựa trên một sự thật. Người La Mã cổ đại đã xây dựng một mạng lưới đường xá đáng kinh ngạc, những con đường từ mọi thành phố cuối cùng đều dẫn trở lại thành Rome.

Tương tự với việc mọi nhánh đường đều dẫn về thành Rome, câu thành ngữ được sử dụng để truyền tải thông điệp: một việc/một vấn đề hoàn toàn có thể được giải quyết bằng nhiều cách. Hay có thể dịch thoáng hơn rằng, mọi con đường đều sẽ dẫn đến kết quả (thành công). 

Áp dụng vào cách trả lời IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Success

Q: What factors lead to success?

(Yếu tố nào làm nên thành công?)

A: There are many factors that lead to success. Of these, the most important one, I think, is perseverance. Being persistent, we will have the strength to overcome all obstacles. The second thing is that we need to believe in ourselves. I think everyone will have their own choice. And if we are persistent and brave enough, we can definately succeed, as all roads lead to Rome.

(Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến thành công. Trong đó, cái quan trọng nhất, tôi nghĩ là sự kiên trì. Chỉ cần kiên định, chúng ta sẽ có sức mạnh vượt qua mọi cản trở. Điều thứ hai là chúng ta cần tin vào bản thân mình. Tôi nghĩ là mỗi người sẽ có mỗi sự lựa chọn của riêng mình. Và nếu chúng ta đủ kiên trì và dũng cảm, thì mọi con đường đều sẽ dẫn đến thành công.)

When in Rome (do as the Romans do)

Nghĩa: “nhập gia tùy tục”

Giải thích: “When in Rome (do as the Romans do)” có nghĩa đen là “khi đến Roma, hãy hành động như người Roman”. Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ thời La Mã (Rome). Khi một tu sĩ người Milan đến Rome, ông đã phát hiện ra điểm khác biệt giữa Rome và Milan: vào mỗi thứ Bảy, người dân Rome sẽ nhịn ăn. Lần đầu tiên tu sĩ này đến Rome, ông đã rất bất ngờ, tuy nhiên ông vẫn nhịn ăn vào thứ Bảy giống như người Rome. “When I am here (in Milan) I do not fast on Saturday, when in Rome I do fast on Saturday”, trích dẫn lời người tu sĩ. 

Như vậy, câu thành ngữ “When in Rome (do as the Romans do)” được sử dụng để nói mọi người rằng, khi đi đến một nơi nào đó, chúng ta nên học hỏi và thuận theo văn hóa của họ. Tiếng Việt có thành ngữ tương tự là “nhập gia tùy tục”.

Áp dụng: Người đọc có thể áp dụng cụm này trong khi trả lời câu hỏi Part 2 về chủ đề Culture

Q: Describe a foreign culture that you like.

(Nói về một văn hóa nước ngoài mà bạn thích.)

A: ….Thai people greet each other by placing two palms together with fingertips touching the nose and then bowing their head. This is completely different from Vietnam. In Vietnam, if someone used this gesture to greet me, I would probably get angry. However, Thai people consider this an act of showing respect to the opposite person. So when I was in Thailand, I did it to anyone I had met. You know, when in Rome, do as the Romans do!....

(….Người Thái chào nhau bằng cách úp hai lòng bàn tay vào nhau, các đầu ngón tay chạm vào mũi rồi cúi đầu. Điều này khác hoàn toàn so với Việt Nam. Ở Việt Nam, nếu ai đó dùng cử chỉ này để chào tôi, có lẽ tôi sẽ bực tức. Tuy nhiên, người Thái coi đây là hành động thể hiện sự tôn trọng người đối diện. Vậy nên lúc ở Thái, tôi đã chào như vậy với tất cả mọi người tôi gặp. Bạn biết mà, “nhập gia thì tùy tục”!....)

Tổng kết

Idiom trong tiếng Anh nhiều vô số. Người đọc có thể dựa theo việc phân loại idiom theo chủ đề từ vựng để tiếp cận và học tập. Tác giả viết bài viết này với mong muốn đem lại cho người đọc các idioms liên quan đến các quốc gia. Đưa các quốc gia vào trong idiom không hề làm cho câu idiom mang tính “địa lý”, mà việc này lại đem đến những thông điệp thú vị. Chúng sẽ là một công cụ giúp người đọc ghi điểm với ban giám khảo, nếu người đọc biết áp dụng trong từng câu hỏi, từng hoàn cảnh thích hợp. 

Trần Thị Thu Thảo

Đọc thêm: Các Idioms phổ biến phân loại theo chủ đề trong IELTS Speaking

Người học cần gấp chứng chỉ IELTS để nộp hồ sơ du học, định cư, tốt nghiệp hay việc làm. Tham khảo khóa học luyện thi IELTS chinh phục điểm cao IELTS nhanh chóng.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu