Banner background

Một số khó khăn thường gặp phải trong bài thi IELTS Speaking part 3

Bài thi IELTS Speaking có 3 phần, không ít người học gặp nhiều khó khăn ở phần thi cuối khi được giám khảo hỏi các câu hỏi có thể xem là có độ khó cao hơn ở các câu hỏi ở 2 phần thi trước. Vì vậy, không ít người học gặp một số khó khăn nhất định trong việc trả lời câu hỏi trong phần thi thứ ba này.
mot so kho khan thuong gap phai trong bai thi ielts speaking part 3

Bài viết này sẽ nêu ra một số khó khăn mà người học đôi khi mắc phải trong khi trả lời phần thi IELTS Speaking Part 3 và đề xuất một số giải pháp có thể khắc phục.

Key takeaways:

  • Một số khó khăn khi trả lời câu hỏi IELTS Speaking Part 3 như: Không hiểu câu hỏi của giám khảo, không triển khai ý tưởng nhanh được, trình bày lạc đề, lo ngại về tính xác thực của câu trả lời.

  • Một số giải pháp mà người học có thể khắc phục như nhờ giám khảo nhắc lại câu hỏi, vẫn trả lời ngay khi không biết câu trả lời hoặc chưa có thể liên hệ được ý tưởng, sử dụng câu trả lời mang tính chất định hướng lại bài nói khi lạc đề, không quá lo ngại về tính xác thực của bài nói.

Một số khó khắn khi trả lời câu hỏi IELTS Speaking Part 3

Sau đây là một số khó khăn người học có thể gặp khi trả lời câu hỏi IELTS Speaking Part 3, cần phải nói rằng các khó khăn này có thể không xuất hiện ở hầu hết thí sinh, tuy nhiên đây có thể xem là các khó khăn điển hình nhất mà phần lớn thí sinh có thể gặp phải:

Không hiểu câu hỏi của giám khảo.

Không ít người học, khi được giám khảo hỏi, không hiểu được ý nghĩa của câu hỏi. Hay nói cách khác, trong câu hỏi đôi có một số từ khó mà người học không hiểu nghĩa. Điều này dẫn đến việc người học không nắm được ý chính của câu hỏi dẫn đến việc không biết phải trả lời như thế nào cho hợp lý.

Việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của người học vì nếu im lặng quá lâu để xác định ý nghĩa của câu hỏi thì người học có thể sẽ bị trừ điểm trong tiêu chí lưu loát vì ngập ngừng khi trả lời (hesitation). Hoặc nếu có trả lời thì người học có thể trả lời không đúng trọng tâm, lạc đề vì không biết người hỏi muốn hỏi gì ở mình, và vì thế mà điểm số cũng có thể bị ảnh hưởng không tốt.

Chưa liên hệ ngay được ý tưởng

Các câu hỏi trong phần thi IELTS Speaking Part 3 có thể mang tính chất thảo luận (discussion) vì thế mà người học có thể sẽ phải suy luận câu trả lời trước khi đưa ra câu trả lời.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người học cũng có thể suy luận nhanh để đưa ra ý tưởng trả lời cho câu hỏi. Người học thường gặp khó khăn khi gặp phải các chủ đề khó và vì thế mất nhiều thời gian hơn trong việc đưa ra câu trả lời. Việc này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến điểm số khi người học ngập ngừng lâu trước khi đưa ra câu trả lời, hoặc đang trả lời thì hết ý để tiếp túc và do đó câu trả lời bị vấp khá nhiều.

Trình bày lạc đề

Đưa ra câu trả lời không đúng trọng tâm của câu hỏi cũng có thể là một khó khăn mà người học có thể mắc phải.

Trong trường hợp này, người học vì trả lời câu hỏi với nội dung khá dài nên đôi khi câu trả lời rẽ sang một hướng khác so với yêu cầu câu hỏi. Một số người học nhận ra rằng câu trả lời của mình đã lạc đề nhưng không thể sửa sai được vì lúc đó giám khảo đã chuyển sang câu hỏi tiếp theo.

Trình bày câu trả lời lạc đề là một ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả của bài thi của mình.

Lo ngại về tính xác thực của câu trả lời

Một số người học lo lăng khi đưa ra câu trả lời không chính xác về mặt thông tin, nội dung và từ nó làm giảm sự tự tin và hiệu quả khi trả lời các câu hỏi tiếp theo.

Đôi khi một số người học e ngại vì mình đã đưa một lương thông tin không có thật. Hay nói cách khác, người học thường lo lắng vì đã tự sáng tạo ra một thông tin không thực tế.

Những lo ngài này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người học và sẽ dẫn đến các phần trả lời tiếp theo bị ảnh hưởng không tốt.

Một số giải pháp cho các khó khăn trên

Nhờ giám khảo nhắc lại, đơn giản hóa lại câu hỏi

Trong trường hợp người học không nghe kịp hoặc không hiểu ý nghĩa của câu hỏi, người học có thể yêu cầu giám khảo “nhắc lại” câu hỏi của họ, hoặc “diễn đạt lại” câu hỏi của họ với cách diễn đạt dễ hiểu hơn.

Để yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi, người học có thể nói:

“Could you just repeat the questions?”

Để yêu cầu giám khảo diễn đạt lại câu hỏi, người học có thể nói:

“Could you just rephrase the questions?”

Nếu người học sử dụng từ “repeat” thì giám khảo có thể sẽ nhắc lại câu hỏi vừa được hỏi, tuy nhiên nếu người học sử dụng từ “rephrase” thì giám giảo có thể sẽ hỏi lại một câu hỏi dễ hiểu hơn với ý nghĩa không thay đổi so với câu hỏi đầu tiên.

Người học cần lưu ý rằng việc hỏi các câu hỏi như thế, với sự hạn chế nhất định, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến số điểm của người học. Tuy nhiên, người học cần lưu ý rằng việc hỏi giám khảo cần phải được hạn chế, người học chỉ nên sử dụng các câu hỏi nêu trên 1 lần.

Việc yêu cầu giám khảo “rephrase” lại câu hỏi sẽ giúp người học có thể hiểu được ý nghĩa của câu hỏi và giảm được rủi ro trả lời lạc đề hoặc ấp úng vì không hiểu câu hỏi.

Vẫn nên trả lời ngay lập tức nếu không biết câu trả lời, hoặc chưa có ý tưởng

Ở tình huống này, mặc dù cần phải thừa nhận rằng người học cần có một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ câu trả lời, và trên thực tế thì người học có thể xin khoảng 1-2 để suy nghĩ câu trả lời, tuy nhiên để tránh bị trừ điểm ấp úng, ngập ngừng (hesitation), người học nên đưa ra câu trả lời nhanh nhất có thể, tránh tình trạng suy ngẫm quá lâu dẫn đến câu trả lời không được lưu loát.

Để làm được việc này thì người học cần trả lời ngay những gì mình nghĩ ra được trong đầu lúc bấy giờ. Đây có thể được xem là một cách để người học có thể câu giờ trong lúc suy nghĩ ý tưởng, mặc dù quá trình này chỉ kéo dài khoảng 1 đến 3 giây nhưng cách này sẽ hữu ích và giúp người học tránh được tình trạng bị trừ điểm lưu loát so với việc im lặng và cười tươi.

Ví dụ:

Nếu người học được hỏi về một câu dự đoán trong tương lai nhưng vẫn chưa có thể đưa ra được một dự đoán thì người học có thể nói như thế này:

Q:      “What schools will be like in the future?”

          “Những ngôi trường trong tương lai sẽ như thế nào?”

A:      “Oh, you know it’s really hard to predict the future … But I guess … Oh ….”

          “Ồ, bạn biết là rất khó để đoán trước tương lai… Nhưng tôi đoán… Ồ…. ”

Hoặc khi được hỏi về câu hỏi mà người học chưa bao giờ nghĩ về, người học có thể nói như thế này:

Q:      “What are the five most important values of your culture?”

          "Năm giá trị quan trọng nhất trong văn hóa của bạn là gì?"

A:      “Well … I’ve never thought about this question… Maybe I think ….”

          “Chà… Tôi chưa bao giờ nghĩ về câu hỏi này… Có lẽ tôi nghĩ….”

Hoặc khi được hỏi về một câu hỏi khó, người học có thể nói như thế này:

Q:      “Are people more polite with non-family members than they are with their parents?”

          "Mọi người có lịch sự hơn với những người ngoài gia đình hơn là với cha mẹ của họ không?"

A:      “Oh… this is a tough question… I think ….”

          “Ồ… đây là một câu hỏi khó… Tôi nghĩ….”

Nói tóm lại, khi chưa có thể có được ý tưởng để trả lời hoặc không có ý tưởng hoặc gặp một câu hỏi khó, người học có thể ngay lập tức nói ra suy nghĩ của mình ngay lúc đó và trong thời gian đó suy nghĩ ý tưởng.

Cách xử lý khi phát hiện bài nói đang lạc đề

Trong tình huống người học vì tập trung vào việc nói dài, trình bày nhiều ý tưởng nên có thể xảy ra tình trạng nói sang một chủ đề khác, và lạc đề. Khi phát hiện ra bài nói đang đề cập một vấn đề khác mà không tập trung xử lý vấn đề chính trong câu hỏi, người học có thể sử dụng một số câu nói đề định hướng câu trả lời lại, đúng trọng tâm câu hỏi.

Ví dụ:

Question: “Do you think online learning will be important in the future?”

“Bạn có nghĩ rằng việc học trực tuyến sẽ quan trọng trong tương lai không?”

Answer: “Yeah, I believe online learning will be significant and prominent in the future as it can be more accessible to students than learning in classrooms. You know, many online classes are created to teach students English. People these days are really into learning online because of its convenience … oh I believe that learning through online classes will be vital in the future.”

“ Đúng vậy, tôi tin rằng học trực tuyến sẽ có ý nghĩa và nổi bật trong tương lai vì nó có thể dễ tiếp cận hơn với học sinh so với học trên lớp. Bạn biết đấy, nhiều lớp học trực tuyến được tạo ra để dạy tiếng Anh cho học sinh. Ngày nay, mọi người thực sự thích học trực tuyến vì tính tiện lợi của nó… ồ, tôi tin rằng việc học qua các lớp học trực tuyến sẽ rất quan trọng trong tương lai. ”

Ở câu trả lời trên, người học có thể thấy người nói đã trả lời tốt ở câu đầu [Yeah, I believe online learning will be significant and prominent in the future as it can be more accessible to students than learning in classrooms] , tuy nhiên phần tiếp theo người nói đã đi lệch hướng đề bài, thay vì nói về tầm quan trọng trong tương lai, người nói đã nói về sự phổ biến của online learning ở hiện tại [You know, many online classes are created to teach students English. People these days are really into learning online because of its convenience] , tuy nhiên người nói đã nhận ra rằng họ đang lạc đề nên họ đã nói câu [oh I believe that learning through online classes will be vital in the future] để quay trở lại trọng tâm câu hỏi.

Những câu nói như thế [oh I believe that learning through online classes will be vital in the future] trong trường hợp như thế này sẽ giúp người học quay lại được trọng tâm của câu trả lời, trong một số trường hợp người học có thể tiếp tục trả lời để mở rộng câu trả lời của mình.

Cũng cần phải lưu ý rằng người học cũng sẽ khó có thể đạt được điểm cao khi trả lời lạc đề, không đúng trọng tâm câu hỏi mặc dù đã đưa ra một số câu nói mang tính chất định hướng lại trọng tâm câu trả lời, tuy nhiên cách này sẽ giúp người học một phần nào đó gỡ gạc lại bài làm của mình và hạn chế lỗi nhiều nhất có thể. Ở một trường hợp tốt nhất thì thí sinh không nên trả lời lạc đề.

Tính xác thật của bài trả lời

Nội dung thông tin sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chấm điểm của giám khảo (ngoại trừ cách sắp xếp thông tin, ý tưởng trong câu trả lời). IELTS Speaking là một phần thi mà giám khảo sẽ đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của người học ở dạng nói. Vì thế điểm sẽ được đánh giá trên cách người học nói tiếng Anh.

Vì thế viêc đưa ra một câu trả lời không có thật sẽ không bị ảnh hưởng đến điểm số của người học. Trong một số trường hợp, người học hoàn toàn có thể dựng nên câu chuyện để trả lời cho câu hỏi của giám khảo. Việc này không hoàn toàn ảnh hưởng đến điểm số người học.

Vì thế mà người học hoàn có thể tạo dựng thông tin không có thật và không nên hoang mang, lo lắng khi đưa ra câu trả lời không có thật.

Cũng cần phải lưu ý rằng việc tạo dựng một câu trả lời chỉ thích hợp với người học ở trình độ trung cấp trở lên vì việc này sẽ khó hơn là việc đưa ra một câu trả lời thực tế.

Và cũng cần lưu ý rằng mặc dù nội dung thông tin không nằm trong tiêu chí chấm điểm nhưng người học cũng cần lưu ý hạn chế đưa các thông tin sai sự thật một cách thái quá như là [hiện nay có một số người biết bay, con rùa có thể chạy nhanh hơn con thỏ,…]

Bài tập vận dụng

Người học trả lời một số câu hỏi IELTS Speaking Part 3 sau đây, sử dụng một số giải pháp trên nếu gặp khó khăn:

1.     What makes a good student?

2.     Why do some people enjoy eating out?

  1. What schools will be like in the future?

(nguồn: ieltsliz.com)

1.     Well, I think a good student is a disciplined student. I mean they should respect the rules in school and obey their teachers. Although sometimes they can debate with their teachers, he or they should show their respect to older people in school. Also, exemplary students should be on time, which means they should not be late when going to school, and when submitting homework, they should do it punctually.

(Chà, tôi nghĩ một học sinh ngoan là một học sinh có kỷ luật. Ý tôi là các em nên tôn trọng các quy tắc trong trường học và tuân theo các giáo viên của mình. Mặc dù đôi khi họ có thể tranh luận với giáo viên của mình, nhưng anh ta hoặc họ nên thể hiện sự tôn trọng của mình với những người lớn tuổi hơn trong trường. Ngoài ra, học sinh gương mẫu nên đi đúng giờ, nghĩa là các em không được đi học muộn, và khi nộp bài về nhà, các em phải làm đúng giờ.)

2.     Well, there are some reasons why people prefer dining out. I believe the first reason is that they can not only enjoy delicious food but also observe a nice view, especially when they have meals at a restaurant in a high-rise building. On top of that, I think people have to wash the dishes after finishing their meal, so I think this is a plus when people decide to eat out as some people are lazy and try to avoid washing their dishes after meals when eating at home.

(Chà, có một số lý do tại sao mọi người thích ăn tối ở ngoài. Tôi tin rằng lý do đầu tiên là họ không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn có thể quan sát được tầm nhìn đẹp, đặc biệt là khi dùng bữa tại nhà hàng trên tòa nhà cao tầng. Hơn hết, tôi nghĩ mọi người phải rửa bát sau khi ăn xong, vì vậy tôi nghĩ đây là một điểm cộng khi mọi người quyết định đi ăn ở ngoài vì một số người lười và cố gắng tránh rửa bát sau bữa ăn khi ăn ở nhà.)

  3. Well, I guess schools focus on online teaching instead of traditional classes since it will be more convenient. Students can learn from everywhere and anytime, so lessons can be more accessible. Not only that, teachers can be replaced by robots, so students might possibly be taught by artificial intelligence, and the teachers might change their roles in the class from giving lectures to managing classes.

(Tôi đoán các trường tập trung vào giảng dạy trực tuyến thay vì các lớp học truyền thống vì nó sẽ thuận tiện hơn. Học sinh có thể học từ mọi nơi và mọi lúc, vì vậy các bài học có thể dễ tiếp cận hơn. Không chỉ vậy, giáo viên có thể được thay thế bằng robot, vì vậy học sinh có thể được giảng dạy bằng trí tuệ nhân tạo và giáo viên có thể thay đổi vai trò của họ trong lớp từ giảng bài sang quản lý lớp học.)

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu một số khó khăn mà người học có thể mắc phải khi tham gia phần thi IELTS Speaking Part 3 và kèm theo đó là một số giải pháp để có thể khắc phục. IELTS Speaking Part 3 là một phần thi có thể gọi là khó, vì thế người học cần luyện tập với cường độ cao và hằng ngày để có thể đạt được kết quả tốt trong phần thi này.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...