Khắc phục lỗi sử dụng thừa giới từ đi kèm động từ

Thừa giới từ khi sử dụng Tiếng Anh là một lỗi ngữ pháp trong đó khá nhiều học sinh mắc phải. Qua bài viết dưới đây, học sinh sẽ nắm được cụ thể những động từ nào không cần giới từ theo sau để tránh mắc lỗi ngữ pháp này trong tương lai.
author
Cao Thị Thuận
19/09/2022
khac phuc loi su dung thua gioi tu di kem dong tu

Việc dùng thừa giới từ là một trong số lỗi khá phổ biến ở học sinh, phần lớn là do ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc từ việc học sinh đưa ra kết luận về từ này dựa trên kiến thức về từ khác đã học. Cho dù nguyên nhân xuất phát từ đâu, việc nhận thức được lỗi sai và nắm rõ lý do tại sao giới từ lại thừa thải trong một số trường hợp có thể giúp người học nhanh chóng cải thiện kỹ năng viết và nói của mình.

Bài dưới đây cung cấp người đọc cái nhìn rõ hơn về lý do đằng sau việc sử dụng thừa giới từ, các lỗi thừa giới từ hay mắc phải và bài tập vận dụng.

Key takeaways:

1. Lý do tại sao học sinh dùng thừa giới từ: phép loại suy và chưa phân biệt được nội và ngoại động từ.

2. Danh sách các lỗi sử dụng thừa giới từ khi đi kèm với các động từ: access, lack, contact, connect, discuss, mention, enter, advocate/support, comprise, discuss, demand/request, emphasise/stress, regret.

3. Bài tập vận dụng: câu hỏi kèm đáp án.

Tại sao học sinh dùng thừa giới từ

Sử dụng phép loại suy là lý do đầu tiên khiến học sinh hay mắc lỗi sử dụng thừa giới từ. Cụ thể, người học thường có xu hướng đưa ra kết luận dựa trên sự giống nhau có thực của hai đối tượng nhất định.

Ví dụ 1:

Từ consist ofcomprise đều đóng vai trò là động từ, mang nghĩa “bao gồm”. Chính vì vậy, nhiều học sinh khi sử dụng comprise có xu hướng thêm giới từ “of” đằng sau cho giống consist of.

Sai: My family comprises of 4 members: my parents, my older sister and me.

Sửa lại: My family comprises 4 members: my parents, my older sister and me.

Ví dụ 2:

Từ lack vừa có thể làm danh từ, vừa có thể làm tính từ. Nếu lack là danh từ trong câu, nó luôn được theo sau bởi giới từ “of”, trong khi đó nếu lack là động từ, sẽ không có giới từ nào đằng sau.

Tuy nhiên, nhiều học sinh mắc lỗi thêm “of” đằng sau “lack” khi nó làm động từ. Cụ thể:

Sai: My family lacks of financial resources to send me to university. (Gia đình tôi thiếu điều kiện tài chính để chu cấp cho tôi học đại học)

Sửa lại: My family lacks financial resources to send me to university.

Bên cạnh đó, việc chưa phân biệt ngoại động từ và nội động từ cũng là một lý do khác khiến học sinh bối rối về việc có nên hay không nên dùng giới từ.

Cụ thể, ngoại động từ là những từ đòi hỏi phải có tân ngữ trực tiếp ở ngay sau để nó tác động hành động lên tân ngữ đó. Tân ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc một cụm danh từ. Chính vì thế, việc sử dụng giới từ ngay sau ngoại động từ là sai.

Ví dụ:

My parents always support for my life decisions. (Bố mẹ tôi luôn luôn ủng hộ quyết định của tôi về cuộc đợi)

Trong câu trên, cụm danh từ “life decisions” đóng vai trò tân ngữ, đứng ngay sau ngoại động từ “support” để nhận tác động của hành động “support”.

Những động từ thí sinh thường mắc lỗi thêm giới từ không cần thiết.

loi-thua-gioi-tu

Access

Từ access đóng hai vai trò

  • Làm động từ: lúc này học sinh không nên sử dụng giới từ, mà viết ngay tân ngữ đằng sau

  • Làm danh từ: trong trường hợp này, access cần có giới từ “to” đi kèm.

Xét ví dụ:

Living in a big city allows me to access to a lot of promising job opportunities. (Sống ở thành phố lớn cho phép tôi tiếp cận nhiều cơ hội việc làm đầy hứa hẹn).

Ở câu trên, “access” làm động từ; vì vậy, ngay sau nó nên là thành phần làm tân ngữ trực tiếp chứ không phải giới từ “to”.

Many kids living in remote areas only have access to minimum healthcare services. (Nhiều trẻ em vùng cao chỉ tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối thiểu).

Lack

Từ lack đóng hai vai trò

  • Là danh từ: lúc này lack luôn đi kèm giới từ “of”

  • Là động từ: trong trường hợp này, ngay sau “lack” là tân ngữ trực tiếp.

Xét ví dụ:

I often lack of confidence when I speak in front of many people. (Tôi thường thiếu tự tin khi nói chuyện trước niều người)

Giới từ “of” trong câu trên dùng thừa vì “lack” đóng vai trò là động từ trong câu. Cho nên, ngay sau “lack” sẽ là tân ngữ “confidence” thay vì giới từ “of”.

Contact

Nhiều thí sinh có thói quen làm dụng giới từ “with” hoặc “to” để đi với contact. Ví dụ:

  • Mobile phones are a great device to contact with our friends and family. (Điện thoại là một thiết bị tuyệt vời để liên lạc với bạn bè và gia đình.)

  • Social media allows users to contact with their friends and family. (Mạng xã hội cho phép người dùng liên lạc với bạn bè và gia đình.)

Câu trên dùng thừa giới từ “with” là bởi vì:

  • Trong trường hợp “contact” là động từ, ngay sau nó sẽ là tân ngữ trực tiếp.

  • Nếu “contact” làm danh từ trong câu, đi kèm với contact là giới từ with.

Ví dụ:

Sửa lại hai câu trên:

  • Mobile phones are a great device to contact our friends and family.

  • Social media allows users to contact their friends and family.

Discuss

Động từ discuss không đi kèm với giới từ “about” ở đằng sau. Vì vậy, học sinh không nên sử dụng “discuss about” đối với từ này.

Ví dụ:

Do you like watching films alone or with your friends?

  • I prefer to watch films with my friends. The reason is I find it more enjoyable. Moreover, when the film ended, we can go out for dinner and discuss about  the content of the film together. (Tôi thích xem phim với bạn hơn. Lý do chính là tôi thấy nó vui hơn. Ngoài ra, khi bộ phim kết thúc, chúng tôi có thể đi ăn và bàn luận về nội dung bộ phim)

Tuy nhiên, khi sử dụng “discussion” ở dạng danh từ, học sinh nên kèm theo giới từ “about” ngay đằng sau:

Ví dụ:

A discussion about mental health should be encouraged in schools. (Trường học nên tổ chức buổi trao đổi về sức khỏe tinh thần)

Mention

Một số học sinh mắc lỗi thêm giới từ “about” đằng sau từ “mention”.

Ví dụ:

As I mentioned about this problem earlier, both parents and teachers play an important role in child development. (Như tôi đã nhắc đến vấn đề này trước đó, cả phụ huynh và giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.)

Tuy nhiên, động từ “mention” đi kèm tân ngữ trực tiếp đằng sau, không phải giới từ “about”.

Enter

Lỗi thừa giới từ với động từ “enter” phổ biến nhất đó là khi học sinh sử dụng cụm từ “enter into”.

Ví dụ:

I entered into the classroom when the teacher was already teaching. (Tôi đi vào lớp khi thầy đã dạy rồi.)

Động từ enter đi kèm với tân ngữ trực tiếp ngay đằng sau nó; do đó, việc sử dụng giới từ “into” ngay sau enter là sai.

Support/ advocate

Hai động từ “support/advocate” đều có nghĩa “ủng hộ”. Do ảnh hưởng từ tiếng Việt, nhiều học sinh có thiên hướng diễn đạt ý “ủng hộ cho ai, điều gì” bằng cụm:

  • to support for

  • to advocate for

Tuy nhiên, bản thân hai từ trên đi liền với tân ngữ trực tiếp ở đằng sau; chính vì vậy, nó không cần giới từ “for” đi kèm.

Ví dụ:

I fully support for companies that use renewable energy and develop sustainable waste disposal programs. (Tôi hoàn toàn ủng hộ những công ty mà có sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển chương trình loại bỏ rác thải bền vững).

Tuy nhiên, khi từ support làm danh từ, giới từ “for” nên đi kèm theo sau.

Ví dụ:

The public offered stronger support for the first runner-up compared to the winner. (Công chúng dành sự ủng hộ mạnh mẽ hơn cho người đứng vị trí thứ hai so với người chiến thắng).

Comprise

Như đã đề cập ở đầu bài, động từ comprise chỉ đứng một mình và ngay sau nó là tân ngữ trực tiếp. Người học không nên thêm bất cứ giới từ nào khi sử dụng động từ comprise.

Ví dụ: Vietnam comprises of provinces and cities. (Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.)

Tuy nhiên, trong cấu trúc bị động với động từ comprise, học sinh phải sử dụng giới từ “of”.

Ví dụ: Vietnam is comprised of 63 provinces and cities.

Demand/request

Hai động từ demand/ request có thể đóng hai vai trò:

  • Động từ: trong trường hợp này, thí sinh không sử dụng giới từ ngay sau

Ví dụ: The customer demanded/requested for apology from the manager. (Vị khách yêu cầu quản lý phải xin lỗi)

  • Danh từ: lúc này, giới từ “for” đi theo sau là cần thiết.

Ví dụ: The boss turn downed my request/ demand for a pay rise. (Ông chủ từ chối lời yêu cầu tăng lương từ tôi).

Emphasise/ Stress

Emphasise/ Stress đóng hai vai trò

  • Nếu là động từ, học sinh không cần thêm giới từ “on” đằng sau.

Ví dụ: The teacher always emphasises on the importance of homework and revision. (Thầy/cô giáo luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của bài tập và ôn luyện bài cũ).

  • Nếu là danh từ, việc sử dụng giới từ “on” là cần thiết.

Ví dụ: The teacher always places emphasis on the importance of homework and revision.

Sponsor/ Subsidize

Hai động từ sponsor/ subsidize đều mang nghĩa “tài trợ”. Khi sử dụng hai từ này, người viết có xu hướng kèm theo giới từ “for”. Cụ thể,

The government should sponsor/ subsidize for medical research. (Chính phủ nên tài trợ nghiên cứu y tế).

Học sinh lưu ý hai động từ trên đi liền sau bởi tân ngữ. Cho nên, việc sử dụng giới từ ‘for” ngữ cảnh trên là sai.

Regret

Với từ này, thí sinh thường hay mắc lỗi sử dụng giới từ about sau regret.

Ví dụ: The mother of the killer regretted about the road accident. (Người mẹ của kẻ giết người hối hận về vụ tai nạn)

Học sinh lưu ý: từ regret có thể làm hai vai trò

  • Là động từ: trong trường hợp này, thí sinh không dùng giới từ about ngay đằng sau nó, mà đi liền với tân ngữ trực tiếp.

Câu trên sửa lại: The mother of the killer regretted about the road accident.

  • Là danh từ: lúc này, việc thêm giới từ “about” là cần thiết.

Ví dụ:

The woman who caused the car clash expressed her deep regrets about the road accident. (Người phụ nữ mà đã gây ra vụ va chạm xe bày tỏ sự hối hận về vụ tai nạn)

Luyện tập

Bài tập: Tìm lỗi sai và sửa lai (nếu có)

  1. Most people use their phones to access to the internet.

  2. My boss says that I lack of skill to work productively.

  3. After high school graduation, I’ve lost contact with all my high school friends.

  4. I forgot to mention about salary during my job interview.

  5. Many young people nowadays are showing support environmentally sustainable businesses.

  6. Please do not enter into the building without an identity card.

  7. The government should support small and medium businesses in comparison with bigger companies.

  8. The workers are demanding for a raise in order to support for themselves and their families.

Đáp án

  1. Most people use their phones to access to the internet.

  2. My boss says that I lack of skill to work productively.

  3. After high school graduation, I’ve lost contact with all my high school friends.

  4. I forgot to mention about salary during my job interview.

  5. Many young people nowadays are showing support for environmentally sustainable businesses.

  6. Please do not enter into the building without an identity card.

  7. The government should support small and medium businesses in comparison with bigger companies.

  8. The workers are demanding for a raise in order to support for themselves and their families.

  9. The government should subsidize for housing projects that help provide homes for low-income people.

Tổng kết

Kết luận lại, tác giả hy vọng qua bài viết trên, các học sinh nắm được các lỗi sử dụng thừa giới từ mà mình hay mắc phải cũng như áp dụng kiến thức mới vào việc học tiếng Anh để giúp bản thân nhanh chóng nâng trình ngoại ngữ trong thời gian tới.

Bạn muốn trở nên tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế hay nâng cao khả năng giao tiếp trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học tiếng Anh giao tiếp hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu