Khi viết một bài học thuật tiếng anh (writing academic) chúng ta thường cho rằng chỉ có người viết mới tạo nên giá trị của một văn bản mà ít ai nghĩ đến vai trò của người đọc. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ các vai trò (roles) của người viết và người đọc, nhấn mạnh sự chuyển hóa giữa các vai trò với nhau trong quá trình viết bài để bản thân người viết có thể áp dụng, viết một bài writing academic hiệu quả.
Key takeaways | |
---|---|
|
Lý thuyết về các vai trò trong bài viết học thuật (Roles in writing academic)
Vai trò của người đọc và người viết trong bài viết học thuật
Định nghĩa về vai trò của người viết và người đọc trong bài viết học thuật không chỉ giới hạn ở việc một người đang viết và một người đang đọc. Trong bài viết học thuật, người viết và người đọc tham gia vào một cuộc tranh luận tưởng tượng liên quan đến lý luận của người viết.
Trong cuộc tranh luận tưởng tượng đó, người viết đóng vai trò như một người thuyết phục (persuader). Người viết đưa ra một ý tưởng mới hoặc một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, cố gắng đưa ra những lý lẻ hợp lý để người đọc chấp nhận hoặc ít nhất để người đọc tin rằng chúng đáng được cân nhắc, xem xét. Vai trò của người đọc trong sự tương tác này là vai trò của một người nghi ngờ (doubter). Người đọc tiếp cận văn bản học thuật từ góc độ phê phán. Công việc của họ là đặt câu hỏi về mọi thứ, từ ý định của người viết, phương pháp cho đến cách giải thích của họ. Họ tìm kiếm những sai sót về mặt khái niệm, nội dung không chính xác cũng như các lỗi về văn phong gây nhầm lẫn và/hoặc làm giảm độ tin cậy. Họ đánh giá mọi khía cạnh của một bài viết học thuật.
Trách nhiệm của người viết và người đọc (WRITER‑RESPONSIBLE và READER‑RESPONSIBLE)
Hinds (1987) sử dụng cụm từ WRITER‑RESPONSIBLE và READER‑RESPONSIBLE để chỉ mức độ mà người đọc và người viết đóng góp vào việc xây dựng ý nghĩa của bài viết. Mỗi loại văn bản yêu cầu mức độ trách nhiệm khác nhau giữa người đọc và người viết. Ví dụ, trong văn bản nghệ thuật (thơ, văn), tác giả được xem là thành công khi khơi gợi ở người đọc những cách hiểu khác nhau, những cảm nhận khác nhau về tác phẩm. Đọc giả được khuyến khích tự hiểu ý nghĩa ẩn dụ của tác phẩm bằng chính thế giới quan của mình. Vì vậy, những văn bản như thế thiên về trách nhiệm của người đọc (READER‑RESPONSIBLE). Ngược lại, với bài viết học thuật, người viết phải viết từng công đoạn, cụ thể, rõ ràng để người đọc theo dõi được, tránh để cho người đọc phải đoán nghĩa hoặc tự hiểu bài viết. Vì vậy, những bài viết học thuật thiên về WRITER‑RESPONSIBLE.
WRITER‑RESPONSIBLE yêu cầu người viết phải đảm bảo thông điệp của họ được truyền đạt rõ ràng đến người đọc. Người viết phải tránh mọi yếu tố gây nhầm lẫn qua sự sắp xếp các ý tưởng của mình và đưa ra các định nghĩa, giải thích và ví dụ,...
Áp dụng lý thuyết về các vai trò trong bài viết học thuật để cải thiện kỹ năng Writing
Tập trung xây dựng cấu trúc mạch lạc (Coherent structures)
Để thực hiện đúng vai trò là một người thuyết phục, lý luận của người viết cần được truyền tải rõ ràng và sắp xếp mạch lạc. Theo nghiên cứu của Anneliese A. Singh Lauren Lukkarila (2017), các mô hình tổ chức cụ thể có thể được tìm thấy trong hầu hết các bài viết nghiên cứu học thuật: tổ chức theo thứ bậc, phân loại, tổ chức nhân quả.
Tổ chức theo thứ bậc (Hierarchical Organization)
Người viết sử dụng mô hình này khi các ý tưởng của họ không hoàn toàn “ngang bằng” nhau về mặt nào đó. Ví dụ, chúng có thể không đồng đều vì một ý tưởng có nhiều ý nghĩa quan trọng hơn, hoặc chúng có thể không bằng nhau vì một ý tưởng tổng quát hơn ý tưởng khác. Mô hình đặc biệt này có lẽ rất phổ biến trong văn bản học thuật bởi vì về cơ bản nó phản ánh diễn biến tư duy của việc tranh luận. Để tranh luận điều gì đó, người viết phải bắt đầu bằng một quan điểm lớn hơn và hỗ trợ nó bằng bằng chứng chi tiết hơn
Ví dụ 1 đoạn thân bài từ IELTS Writing task 2:
(1)Playing computer games, on the other hand, poses several risks to the development of children. (2)Firstly, most computer games are addictive, and this can lead to several negative effects for children, both physically and mentally. (3) Studies have shown that children who play computer games for even just one hour a day can suffer from eyesight and musculoskeletal problems, which inevitably negatively affect other areas of their lives, including their studies. (4)Moreover, mental health problems such as anxiety, depression, and stress are commonly found in children who play addictive and violent computer games, and this also negatively affects their development and can have a detrimental impact on their relationships and ability to communicate with others.
Phân tích cấu trúc:
Ở câu 1, người viết đưa ra câu chủ đề (topic sentence), sử dụng “several risks” cho người đọc thấy sự bắt đầu của một hệ thống phân tầng, đi từ nội dung chính, tổng quát của đoạn là về những rủi ro về sự phát triển của trẻ em khi chơi game máy tính
Ở câu số 2, người viết trình bày ý cụ thể hơn của “several risks” là “be addictive” và “Physical and Mental Effect”. Tiếp tục ở câu 3-4 lần lượt làm rõ “Physical effect” và “mental effect”. Có thể thấy, ý tưởng giữa các câu không ngang tầng ý nghĩa với nhau. Những câu sau sẽ giải thích rõ hơn, cụ thể hóa ý của câu trước.
Tổ chức theo phân loại (Classification)
Người viết khi viết mô hình này thường chia một chủ đề lớn hơn thành các chủ đề nhỏ hơn, tương tự như mô hình phân cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp phân loại, người viết coi các chủ đề nhỏ hơn khác nhau nhưng bình đẳng. Nói cách khác, thứ tự mà người viết chọn để diễn đạt các chủ đề nhỏ hơn không dựa trên nguyên tắc phân cấp. Kiểu suy nghĩ và diễn đạt này có lẽ phổ biến trong văn bản học thuật vì hai lý do. Một lý do là bài viết học thuật dựa trên phân tích, và phân tích hàm ý chia nhỏ mọi thứ thành nhiều phần. Một lý do khác là thực tế là bài viết học thuật yêu cầu trách nhiệm cao từ người viết. Người viết chịu trách nhiệm cho sự hiểu biết của người đọc, vì vậy, việc chia các chủ đề lớn hơn thành các chủ đề nhỏ “ngang bằng” sẽ giúp người viết giải thích mọi thứ thật rõ ràng cho người đọc dễ dàng hơn.
Ví dụ 1 đoạn văn về các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham:
(1)There are over 4,000 religions in the world today. Therefore, the beliefs and practices between religions vary widely. The five main religions are Christianity, Islam, Judaism, Hinduism, and Buddhism. (2) Christianity, Islam and Judaism are classified as Abrahamic religions because all share a common father, Abraham, although there are many differences between them. (3) Christianity accepts Jesus as the Messiah, Islam views Mohammad as their prophet, while those who follow Judaism do not believe a Messiah has come yet. (4) These religions are monotheistic because their adherents only believe in one god. (5) In contrast, Hinduism is polytheistic, and its followers worship many gods. (6) Buddhism is unique in that it does not promote the idea of a central god or creator, but instead accepts the existence of many gods and views enlightenment as the ultimate goal. (7) While these religions are very different from each other, they all promote loving others, living moral lives and working toward the benefit of humanity.
Phân tích cấu trúc:
Ở câu 1 và 2, người viết đã giới thiệu chủ đề tôn giáo và liệt kê 5 loại tôn giáo khởi nguồn Abraham (Christianity, Islam, Judaism, Hinduism, and Buddhism).
Ở các câu tiếp theo, người đã nêu ra từng vai trò, đặc điểm cụ thể của từng tôn giáo, ở đoạn văn này, có thể thấy người viết không đặt tôn giáo là quan trọng nhất hoặc quan trọng hơn, bởi vì các tôn giáo được nêu trên tuy khác nhau nhưng có vai trò bình đẳng.
Tổ chức theo nguyên nhân - kết quả (cause - effect)
Trong cấu trúc tổng thể, lối viết theo thứ tự nguyên nhân - kết quả khá phổ biến. Lập luận nguyên nhân - kết quả có thể kết hợp để hỗ trợ cho bất kỳ cấu trúc nào , nhưng có lẽ sẽ thường thấy nó kết hợp với tổ chức thứ bậc (Hierarchical Organization Pattern) và tổ chức phân loại (Classification).
=> NHẬN XÉT: Một bài viết nên được kết hợp đa dạng các kiểu cấu trúc một cách khéo léo và hợp lý để bộc lộ ý tưởng.
Tạo sự liên kết về mặt từ ngữ (cohesive features)
Viết bài theo cấu trúc mạch lạc, song người viết cũng cần phải trau dồi vốn từ để hỗ trợ tối ưu cho bài viết của mình. Sử dụng từ ngữ càng đắt giá thì ý tưởng của người viết càng được bộc lộ rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm và những cách hiểu sai lệch với dụng ý ban đầu. Người viết có thể áp dụng chiến lược: lựa chọn từ ngữ (word choice), sử dụng cụm danh từ (NOUN PHRASE), Từ hoặc cụm từ tín hiệu (signal words or phrases) hay cấu trúc song song ( parallelism) tạo sự liên kết mạch lạc cho bài viết. Dưới đây bài viết trình bày cụ thể cách áp dụng các chiến lược trên.
Viết theo kiểu phân tầng (Hierarchical), người viết có thể dùng các chiến lược sau:
Dùng một chuỗi từ vựng từ trừu tượng cho đến cụ thể hay từ khái quát đi đến chi tiết. Ví dụ khi nói về tác hại của games, người viết bắt đầu với ý tưởng khái quát “risk”, sau đó sẽ dùng từ vựng chi tiết để thu hẹp phạm trù muốn đề cặp, từ “risk” thu hẹp thành “Physical effect.” Sau đó, người viết cụ thể hóa thành phần trừu tượng “Physical effect” thành những tác động có thể nhìn thấy được bằng các từ vựng cụ thể như “eyesight and musculoskeletal problems”.
Một cách khác để thay đổi mức độ khái quát - chi tiết của từ vựng là dùng cụm danh từ. Ví dụ, người viết đang viết về các phòng ban trong một công ty với câu mở đầu là “Directly reporting to the CEO are the various departments”. Để thu hẹp phạm vi của “departments” ở ý tiếp theo, người viết tạo thành các cụm danh từ như “Financial department”, “The planning team of financial department”. Cụm danh từ càng được mở rộng về mặt hình thức thì phạm vi ý nghĩa mà nó biểu thị càng được thu hẹp, từ đó người viết có thể diễn đạt đúng tinh thần của cấu trúc Hierarchical mà không cần phải biết quá nhiều từ vựng mới, chỉ đơn giản bằng việc mở rộng cụm danh từ hiện có.
Ngoài ra, người viết dẫn dắt người đọc theo dõi mạch viết của mình các từ tín hiệu hay liên kết (signal words or phrases). Những cấu trúc so sánh sẽ rất có hữu hiệu để hướng người đọc theo dõi bài viết và hiểu được ý trọng tâm. Ví dụ, để mở đầu cấu trúc phân tầng người viết để cập đến ý tưởng quan trọng hơn các ý tưởng khác mà họ sẽ trình bày bằng cách cấu trúc “the most common” -> “the less concern”......... Ngoài ra, giữa câu chủ đề và các câu giải thích, lý giải cần phải có những “khớp nối” phù hợp. Ví dụ, để người đọc nhận biết một câu đóng vai trò giải thích, người viết đưa vào những từ “to explain, for clarification”, để biết một câu đóng vai trò nêu ví dụ minh họa, người viết đưa vào những từ “for instance, to illustrate,....” , để người đọc hiểu được một câu là chỉ ra nguyên nhân, một câu chỉ kết quả (mối quan hệ cause - effect) những từ nối “consequently, therefore, thus, accordingly, because, due to” nên được sử dụng.
Viết theo kiểu phân loại (classification), người viết có thể:
Bắt đầu với các khái niệm trừu tượng hoặc tổng quát hơn, sau đó phân chia khái niệm đó thành các chủng, loại, nhóm, yếu tố, thành phần. Người viết sử dụng những cụm từ để người để người đọc hiểu được mình đang phân chia các khái niệm như “comprise, is composed of, include, consist of” . Người viết có thể ghi rõ số lượng phân loại mà họ phân chia (there are 3 factors influence the workers’ performance…), hoặc nếu người viết chỉ muốn đề cập đến một loại cụ thể trong tổng thể, họ có thể hiện bằng cách dùng các từ chỉ con số chung chung “there are several, numerous, various factors,.......” sau đó đưa ra sự lựa chọn “but the main, the most, the primary is…..”. Thông thường, việc phân loại bao gồm nhiều định nghĩa vì người đọc cần phải hiểu được sự khác biệt của từng đối tượng nhỏ được phân chia, vì vậy sử dụng các từ “mean, is defined as, is characterized by” sẽ khá hữu dụng.
Việc sử dụng từ vựng chi tiết hoặc cụ thể hơn và cụm danh từ mở rộng cũng hỗ trợ việc phân loại (vì người viết chia phạm trù lớn hơn thành các phạm trù nhỏ hơn). Khi gọi tên các đối tượng được phân chia, khuyến khích người viết dùng cấu trúc song song (Parallelism - cách diễn đạt tương đồng) để ám chỉ rằng các đối tượng này tương đồng với nhau về mặt ngữ nghĩa chức năng trong câu.
Để làm rõ cấu trúc phân loại, hãy tìm những sự liên kết về mặt từ ngữ trong đoạn văn sau (được trích từ bài viết 10.19 Types of Air Pollution):
“There are two basic types of pollutants in the air. They are known as primary pollutants and secondary pollutants. Primary pollutants enter the air directly, some of which include:
Carbon oxides are released when fossil fuels burn.
Nitrogen oxides are emitted from vehicles, factories, and power plants when nitrogen and oxygen combine at high temperatures
Sulfur oxides are produced when sulfur and oxygen combine. This happens when coal that contains sulfur burns”
Trong đoạn văn trên, sự phân loại được thể hiện rõ qua “two types of pollutants”. Sau đó người viết dùng cách mở rộng cụm danh từ: từ pollutants mở rộng thành “primary pollutants” và “secondary pollutants”. Tiếp đến, họ phân chia “Primary pollutants” thành những yếu tố tương đương, ngang bằng nhau với cách tạo Parallelism cùng một cấu trúc ngữ pháp: “S + be + v3/ed + when……..” Khi chúng được diễn đạt cùng một cấu trúc như vậy, người đọc sẽ hiểu chúng ta những thành phần ngang bằng nhau và đều là những nhân tố thuộc về “Primary pollutants”.
Dự đoán suy nghĩ của người đọc (awareness of readers’ expectation hay audience awareness)
Một bước quan trọng để người viết hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình là hãy cân nhắc yếu cẩn trọng về yếu tố người đọc, tưởng tượng phản ứng, phản hồi của người đọc với bài viết của mình. Lưu ý rằng người đọc không phải lúc nào cũng có cùng nền tảng, ý tưởng với tác giả, do đó, nhiệm vụ xây dựng một bài viết mang tính thuyết phục không chỉ đòi hỏi người viết phải đưa ra những lý lẽ và bằng chứng mà còn phải tính đến quan điểm, sự phản đối và thành kiến của người đọc. Flower (1979) lưu ý rằng một trong những khác biệt giữa những người viết giàu kinh nghiệm và người bắt đầu là họ đã thực hiện những điều chỉnh đáng kể về cách trình bày dựa trên sự cân nhắc về khán giả. Cùng ý tưởng trên, Thompson (2001) đề cập đến thuật ngữ Engagement - sự tham gia, ở đây nghĩa là người viết nhận thức được sự hiện diện, sự tham gia của người đọc khi viết bài. Bằng cách đó, bài viết không chỉ mang tính chủ quan của người viết mà còn được cân nhắc bởi người đọc.
Việc cân nhắc về yếu tố người đọc cho phép và yêu cầu người viết điều chỉnh lại bài viết để giảm thiểu những phản ứng tiêu cực hoặc làm rõ những yếu tố gây hiểu nhầm. Sự tương tác và tưởng tượng giữa vai trò của người viết và người đọc là một quá trình cần thiết và quan trọng. Xét đoạn văn sau đây để thấy rõ vai trò của quá trình đó:
To begin with, it can be denied that the wide scope of communication networks facilitates people significantly in many aspects. In a professional context, online interaction plays an essential role in creating a convenient working environment. As a matter of fact, for international firms, online platforms such as Zoom and Google meet have become optimal options, saving both time and resources compared to long-distance commutes. In addition, the possibility of talking online regardless of the geographical barriers can satisfy the demand for entertainment and emotional needs. It's assumed that some people find it hard to find their soulmates, their true friends within the circle of our current relationships. In that case, they use social media social media to connect, make friends, and ultimately find the companionship they desire.
Người viết có vẻ đã rất cẩn thận sử dụng cấu trúc phân tầng, đưa ra ý lớn là “sự mở rộng của nền tảng tương tác online tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt”. Sau đó, ý lớn được phân loại thành hai ý nhỏ độc lập và ngang bằng nhau: “many aspects” được chia thành hai loại nhỏ là “work” và “entertainment and emotion”. Tuy nhiên hãy tưởng tượng sự tham gia của người đọc - người nghi ngờ, thể xem đoạn văn đã rõ ý hay chưa.
Thứ nhất, người viết chứng minh lợi ích của giao tiếp online trong công việc bằng việc đưa ra vấn đề thực tế: “As a matter of fact, for international firms, online platforms such as Zoom, Google meet have become optimal options, saving both time and resources compared to long-distance commutes”. Nhưng người đọc sẽ đưa ra câu hỏi rằng: Tại sao những công ty quốc tế việc sử dụng các nền tảng online lại là tối ưu trong khi sự gặp mặt trực tiếp sẽ tạo hiệu quả giao tiếp nhiều hơn và tại sao công ty quốc tế thì lại yêu cầu việc di chuyển xa (long - distance commutes)? Để giải quyết câu hỏi đó, câu văn nên bổ sung thêm thông tin: as a matter of fact, for international firms where individuals may be located across different countries, online platforms such as Zoom and Google Meet have become optimal options, saving both time and resources compared to long-distance commutes.
Thứ hai, người viết chứng minh lợi ích của giao tiếp online trong việc thỏa mãn nhu cầu về tình cảm qua việc nêu ra một vấn đề thực tế rằng nhiều người cảm thấy khó khăn để tìm một mối quan hệ mong muốn. Trong trường hợp đó (in that case), họ tận dụng mạng xã hội để tìm người phù hợp. Vậy người đọc có thể sẽ nghi vấn rằng chẳng lẽ tất cả mọi người trong trường hợp đó đều làm như vậy trong khi việc tìm bạn trên internet vẫn còn là một vấn đề bất cập. Việc sử dụng từ ngữ hời hợt sẽ làm yếu đi lập luận của người viết và họ không thể hoàn thành vai trò là “một người thuyết phục”. Câu văn sẽ hợp lý và thuyết phục hơn khi viết lại: “People can transcend geographical barriers, using social media to connect, make friends, and ultimately find the companionship they desire.”
Nhận xét: Đừng bỏ qua vai trò của người đọc, luôn luôn tưởng tượng sự tham gia của họ (engagement) trong quá trình viết bài.
Tham khảo thêm:
Cách luyện viết tiếng Anh cho người đi làm & ít thời gian rảnh.
Cách ứng dụng phương pháp (TPR) Total Physical Response vào việc học tiếng Anh.
Kết luận
Nhận thức về vai trò của người viết và người đọc là yếu tố vô cùng quan trọng để hoàn thiện kỹ năng writing. Hai vai trò này không tồn tại độc lập mà chúng được chuyển hóa liên tục trong cùng một người viết. Ban đầu người viết vào vai một người thuyết phục, sau đó vào vai của người đọc để nghi ngờ, sau đó trở về vai của mình để giải quyết những nghi ngờ đó. Cứ thế cho đến khi bài viết không còn bất cứ sự nghi ngờ nào, hoàn toàn sáng tỏ và thuyết phục theo cách nhìn của người đọc.
Nguồn tham khảo
Anneliese A. Singh Lauren Lukkarila (2017), “SUCCESSFUL ACADEMIC WRITING”, The Guilford Press.
Olga Dontcheva-Navratilova (2021), “Engaging with the reader in research articles in English: Variation across disciplines and linguacultural backgrounds”, English for Specific Purposes, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0889490621000120