Banner background

Kỹ năng phản biện – Giải pháp cải thiện hiệu quả teamwork cho sinh viên – Phần 2

Trong phần 1 của chủ đề Kỹ năng phản biện, bài viết đã giới thiệu đến người đọc kỹ năng phản biện và những lợi ích của phản biện trong làm việc nhóm. Trong phần 2 này, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các thông tin về  nuôi dưỡng tinh thần phản biện trong teamwork, giúp người đọc xây dựng và duy trì được văn hóa phản biện lâu dài cho đội nhóm của mình
ky nang phan bien giai phap cai thien hieu qua teamwork cho sinh vien phan 2

Trong phần 1 của chủ đề Kỹ năng phản biện, bài viết đã giới thiệu đến người đọc kỹ năng phản biện và những lợi ích của phản biện trong làm việc nhóm. Trong phần 2 này, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các thông tin về  nuôi dưỡng tinh thần phản biện trong teamwork, giúp người đọc xây dựng và duy trì được văn hóa phản biện lâu dài cho đội nhóm của mình

Nuôi dưỡng văn hóa phản biện trong teamwork

Nuôi dưỡng tư duy phát triển

Tư duy phát triển (Growth Mindset) là tin rằng các phẩm chất của con người, bao gồm tài năng và trí thông minh hoàn toàn có thể cải thiện được. Giống như việc nếu rèn luyện nghiêm túc, cơ bắp của sẽ phát triển và mạnh mẽ hơn theo thời gian. Tư duy phát triển hỗ trợ cho việc phản biện được diễn ra một cách thường xuyên và khách quan. Hạn chế việc nhầm lẫn giữa phản biện và ngụy biện, giữa việc bảo vệ quan điểm cá nhân và tấn công người khác. Bên cạnh đó trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa Việt Nam, việc phản biện một ý kiến của ai đó dễ bị nhầm lẫn với việc tấn công cá nhân dẫn đến tâm lý ngại phản biện, ngại căng thẳng.

ky-nang-phan-bien

Don’t take it personal – đừng xem đó là bản thân bạn. Hãy nhìn nhận việc được ai đó phản biện chứng minh cho việc họ có lắng nghe và có phân tích ý kiến của bạn. Việc phản biện nhìn là cơ hội để bạn nhìn lại ý tưởng của mình một cách đa chiều và sâu sắc hơn từ đó hoàn thiện nó hơn. 

Từ “thick-skinned” – nếu chúng ta “da dày” hơn một chút thì đụng chạm cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Đây là từ nói đến hàng ngày khi người ta nói đến teamwork và đức điềm tĩnh, để nhận phê phán hay phản biện. Từ này thuộc hàng tiếng lóng cho nên người ta ít viết nó ra, nhưng thỉnh thoảng ta cũng thấy “thick-skinned” là một tiêu chuẩn trong tuyển dụng ở nước ngoài. Không ai là hoàn hảo cả và nếu bạn không có khả năng tiếp nhận bất kỳ một lời góp ý nào thì gần như không thể thấy phát triển và tận dụng hết được cơ hội để học hỏi.

Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó còn tốt hơn.” – Khuyết danh.

Môi trường phản biện an toàn

Nếu muốn sự phản biện được diễn ra một cách hiệu quả và liên tục trong teamwork. Mỗi thành viên cần được ở trong một môi trường an toàn, không bị ảnh hưởng tiêu cực khi họ nói ra ý kiến bản thân. Sự an toàn và thoải mái cần được duy trì cả trong việc phản biện và nhận phản biện, tất cả  thành viên đều cần được thể hiện và khuyến khích để thể hiện quan điểm của mình. Và hơn hết, sự phản biện luôn cần được lắng nghe và ghi nhận trước khi đưa ra bất kỳ sự đánh giá hay góp ý nào.

Chúng ta thường yêu cầu người khác phản biện nhưng lại hiếm khi nói về kỳ vọng chung về việc phản biện. Trong làm việc nhóm, tập thể cần xác định rõ kỳ vọng, nguyên tắc chung và mục đích của việc phản biện giữa các thành viên. Từ đó, việc phản biện được sẽ được diễn ra một cách tích cực hướng đến cải thiện kết quả chung cho teamwork.

Phản biện một cách chủ động và tích cực

Để duy trì tinh thần phản biện trong tập thể, mỗi cá nhân cần ý thức trong việc chủ động đưa ra phản biện về các vấn đề chung. Chủ động khơi gợi các ý kiến khác về vấn đề/ý tưởng của mình. Việc phản biện và nhận phản biện một cách chủ động sẽ hạn chế tâm thế tiêu cực, khó chịu khi thảo luận với nhau trong đội nhóm. 

Phản biện tích cực không có nghĩa là chỉ đề cập về những điều tích cực mà bỏ qua những hạn chế của vấn đề. Thay vào đó, phản biện tích cực đề cập nhiều hơn đến tâm thế và cách đưa ra ý kiến phản biện sao cho không gây tổn thương đến người được nhận, không khiến họ cảm thấy mình bị tấn công. Phản biện một cách chân thật và có tính xây dựng. Hãy hiểu rằng, phản biện là việc đưa ra suy xét của cá nhân bạn về một vấn đề chứ không phải biện luận để phản lại/chống lại một ý kiến trước đó. Vì vậy, thay vì YES – BUT hãy thử sử dụng YES – AND:

  • Ý kiến đó có gì hay? 
  • Có cách nào/ điểm nào chúng ta có thể làm tốt hơn không?

ky-nang-phan-bien

Như vậy việc phản biện trong tập thể sẽ không còn quá nhạy cảm và khó khăn nữa.

Lời kết

Nhà xã hội học William Graham Sumner từng viết: “Tư duy phản biện, nếu dùng thường xuyên trong đời sống xã hội, chính là một cách tốt để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những người có học vấn sẽ giữ thái độ trung lập để xem xét, chờ đợi các bằng chứng hoặc lập luận có trọng lượng. Họ không bị ảnh hưởng bởi áp lực hay sự tự tin của người khác. Họ có thể chống lại những định kiến. Giáo dục tư duy phản biện chính là đường lối giáo dục giúp hình thành nên những công dân tốt.” 

Tư duy phản biện không chỉ là kỹ năng cần thiết trong teamwork mà còn là kỹ năng rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Tinh thần không dễ dàng chấp nhận cái đã có hay sẵn sàng làm việc vượt trên mong đợi sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội không ngờ tới. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có những nhận thức nho nhỏ về phản biện trong teamwork, từ đó có thế bắt đầu đặt những bước khởi đầu cho việc học tập và tìm hiểu về vấn đề này. Chúc bạn có một teamwork hiệu quả!

Be strong, but not rude; Be kind, but not weak; Be bold, but not bully; Be humble, but not timid; Be proud, but not arrogant. – Zig Ziglar

Hãy mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ; Hãy tử tế nhưng đừng yếu đuối; Hãy mạnh bạo nhưng đừng bắt nạt; Hãy khiêm nhường nhưng đừng nhút nhát; Hãy kiêu hãnh nhưng đừng kiêu ngạo.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...