Lập luận hợp lệ & lập luận hợp lý: Cách hình thành lập luận hợp lý

Tìm hiểu rõ hơn về cách hình thành lập luận hợp lý bằng hai hình thức cần thiết trong quá trình giao tiếp và thể hiện quan điểm.
author
ZIM Academy
13/03/2021
lap luan hop le lap luan hop ly cach hinh thanh lap luan hop ly

Trong bối cảnh cuộc sống hằng ngày, mọi người đều sẽ phải đưa ra những lập luận nhằm thể hiện quan điểm của bản thân theo cách logic nhất có thể. Không những thế, việc tạo ra một cấu trúc lập luận chặt chẽ và đáng tin vô cùng quan trọng, vì nó giúp tạo ra tri thức mới bằng cách liên kết các tri thức cũ lại với nhau. 

Tuy vậy, không phải trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì lập luận cũng có thể được hình thành dễ dàng và có thể truyền tải được thông điệp muốn nói theo hướng đúng đắn và một cách thuyết phục. Trong bài viết này, tác giả sẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về cách hình thành lập luận hợp lý bằng lập luận hợp lệlập luận hợp lý, hai hình thức lập luận chuẩn mực và cần thiết trong quá trình giao tiếp, trao đổi và thể hiện thông tin hay quan điểm.

Argument – Lập luận là gì

Định nghĩa

Argument – lập luận là một hình thức của tri thức và đồng thời là hành động sử dụng lý tính và suy luận để rút ra một kết luận từ các tiền đề (premise) nhất định. (Wikipedia) 

Theo từ điển Cambridge, lập luận “một lý do hoặc các lý do chứng minh cho việc tại sao một người lại ủng hộ hoặc phản đối một ý tưởng hoặc đề xuất, hoặc cũng có thể là quy trình của việc giải thích cho những lý do này”.

Từ đây có thể suy ra, lập luận có thể là một hoặc nhiều lý do đơn lẻ được nêu ra để chứng minh cho tính hợp lý một lý lẽ, tuyên bố hoặc ý tưởng nào đó, hoặc cũng có thể chính là quá trình chứng minh này. Lập luận xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ để đi tới những kết luận. Một lập luận tốt là một lập luận rõ ràng, logic, tỉ mỉ và dựa trên sự khách quan. 

cach-hinh-thanh-lap-luan-hop-ly

Qua phần thu gọn định nghĩa trên, có thể thấy cách hình thành lập luận hợp lý đòi hỏi tính logic – một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tư duy phản biện (quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề). Do đó, tư duy phản biện một phần cũng chính là chìa khoá để hình thành nên những lập luận sắc bén và thuyết phục.

Cấu trúc

Ví dụ: “Việc tăng giá nhiên liệu giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí vì nó giúp giảm thiểu sức mua xăng và dầu phục cho việc đi lại lẫn sản xuất và việc đốt nhiên liệu cho những mục đích này là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.”

Lập luận trong ví dụ trên nêu ra ảnh hưởng tích cực của việc tăng giá nhiên liệu đối với việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thông qua việc đưa ra những sự giải thích hợp lệ là: “giảm thiểu sức mua xăng và dầu phục cho việc đi lại lẫn sản xuất” và “việc đốt nhiên liệu cho những mục đích này (đi lại lẫn sản xuất) là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí”. Các lý do này được gọi là tiền đề. Kết luận của lập luận chính là những từ được nêu ra đầu tiên: “Việc tăng giá nhiên liệu giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí”. 

Khi tách nhỏ lập luận ở trên ra, ta sẽ có ba câu riêng lẻ như sau: 

  1. Việc tăng giá xăng giúp giảm thiểu sức mua xăng và dầu phục cho việc đi lại lẫn sản xuất.
  2. Việc đốt nhiên liệu cho mục đích đi lại và sản xuất là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
  3. Do đó, việc tăng giá nhiên liệu giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Ba câu này đều là những phát biểu đơn lẻ vì chúng đưa ra những sự thật cần kiểm chứng tính đúng sai. Phát biểu số “1” và “2” chính là các tiền đề cung cấp lý do để chứng minh rằng kết luận – phát biểu số số “3” – là đúng. Từ đây có thể suy ra rằng, một lập luận tiêu chuẩn sẽ luôn có 2 phần: tiền đề và kết luận. 

Suy ra, định nghĩa chính xác hơn về một lập luận sẽ là: một tập hợp các phát biểu, một số trong số các phát biểu (tiền đề) cố gắng đưa ra lý do để nghĩ rằng một số phát biểu khác (kết luận) là đúng. Các lập luận thường được đưa ra để thuyết phục ai đó về một kết luận nào đó, nhưng tính thuyết phục của một lập luận được quyết định bởi sự liên kết và hợp lệ của các phát biểu – tức các tiền đề – chứ không hề dựa vào nỗ lực hoặc giọng điệu của người đang nêu lên lập luận.

Lập luận trong ví dụ ở trên thực ra không nhằm thuyết phục mọi người phải tin rằng “việc tăng giá nhiên liệu giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí” mà để chỉ ra tính hợp lý và khả thi của công việc này.

Đọc thêm: 7 phương pháp lập luận và cách vận dụng vào IELTS Writing Task 2

Valid argument – Lập luận hợp lệ

Lập luận hợp lệ là gì

Tính hợp lệ (validity) là khái niệm trung tâm và cốt lõi của logic. Tính hợp lệ liên quan đến việc các tiền đề sẽ hỗ trợ kết luận tốt đến như thế nào và đó là tiêu chuẩn vàng mà mọi lập luận nên hướng tới. 

Một lập luận hợp lệ là một lập luận trong đó nếu tiền đề là đúng, thì kết luận phải đúng. Nói cách khác, nếu giả sử rằng các tiền đề là đúng thì kết luận của lập luận không thể sai. 

Hình thái của một lập luận hợp lệ

Ví dụ:

cach-hinh-thanh-lap-luan-hop-ly

Người đọc có thể tự hỏi liệu “việc cấm các nhà máy xả thải ra sông, hồ và biển giúp giảm ô nhiễm nước” hay không (có thể có nhiều cách khác). Tuy nhiên, vì mục đích cuối cùng là đi tìm tính hợp lệ của lập luận, cho nên không cần quá quan trọng rằng tiền đề 1 thực sự đúng hay sai. Tất cả những gì quan trọng để đạt được sự hợp lệ là xem xét liệu kết luận có tuân theo tiền đề hay không. 

Có thể thấy rằng kết luận “việc cấm các nhà máy xả thải ra sông, hồ và biển giúp giảm ô nhiễm môi trường” đang tuân theo tiền đề “việc cấm các nhà máy xả thải ra sông, hồ và biển giúp giảm ô nhiễm nước”. Có nghĩa là, với sự thật của tiền đề đã nêu, kết luận trên phải đúng. 

Lập luận này rõ ràng có tính hợp lệ vì nếu chúng ta giả định rằng tiền đề “việc cấm các nhà máy xả thải ra sông, hồ và biển giúp giảm ô nhiễm nước” là đúng, kèm theo với sự thật rằng vì “ô nhiễm nước” là một hình thức của “ô nhiễm môi trường”, theo đó kết luận “việc cấm các nhà máy xả thải ra sông, hồ và biển giúp giảm ô nhiễm môi trường” cũng phải đúng. 

Từ phần phân tích trên có thể thấy, tính hợp lệ của một lập luận không hề liên quan gì đến việc các tiền đề của lập luận có thực sự hợp lý hay không, quan trọng là mối quan hệ chặt chẽ khi đưa ra kết luận. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng một ví dụ khác, trong đó tiền đề sai:

  • Trẻ em chủ yếu sống cùng bố mẹ nên dễ bị ảnh hưởng bởi cách ứng xử với người khác của bố mẹ.
  • Bố mẹ là người có cách ứng xử với người khác một cách trưởng thành. 
  • Trẻ em sẽ có thể ứng xử với người khác một cách trưởng thành.

Lập luận trên là hợp lệ vì khi giả định sự thật của các tiền đề “trẻ em chủ yếu sống cùng bố mẹ nên dễ bị ảnh hưởng bởi cách ứng xử với người khác của bố mẹ” và “bố mẹ là người có cách ứng xử với người khác một cách trưởng thành” thì kết luận “trẻ em sẽ có thể ứng xử với người khác một cách trưởng thành” phải là sự thật. Đây là một lập luận được dựa trên mối quan hệ bắc cầu khó để chối cãi.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng cách hình thành lập luận hợp lý bằng tính hợp lệ của lập luận trên không hề phụ thuộc vào sự đúng sai của các phát biểu ban đầu. Lý do và bởi không phải đứa trẻ nào sống cùng bố bố mẹ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi cách ứng xử với người khác của bố mẹ (bố mẹ bận công việc nên gần như không bao giờ gặp được con cái, …) và không phải bố mẹ nào cũng là những người có cách ứng xử với người khác một cách trưởng thành (hành vi của bố mẹ không phải lúc nào cũng mang tính mẫu mực), từ đó suy ra phát biểu rằng “trẻ em sẽ có thể ứng xử với người khác một cách trưởng thành” là sai. 

Vì vậy, chúng ta có một lập luận hợp lệ mặc dù cả tiền đềkết luận đều không thực sự đúng (với thực tế khách quan). Các tiền đề dẫn đến một kết luận, cho dù kết luận đó có đúng hay sai. Đây là một mối quan hệ tập trung vào sự liên kết cứ không phải sự hợp lý (soundness).

Hình thái của một lập luận không hợp lệ

Cùng phân tích một ví dụ khác:

cach-hinh-thanh-lap-luan-hop-ly

Lập luận này không hợp lệ vì có thể tiền đề là đúng nhưng kết luận lại sai. “Nhà trường là nơi được đầu tư để cung cấp sự giáo dục về mặt học thuật bài bản” là một sự thật, nhưng từ “phải” khiến cho phát biểu trong kết luận mất đi tính thực tiễn. 

Vì sự phát triển toàn diện của trẻ với sự hỗ trợ của giáo dục không hoàn toàn chỉ bao gồm các vấn đề “về mặt học thuật”, một đứa trẻ cũng cần được dạy dỗ về các kỹ năng ứng xử với người khác, kỹ năng tư duy, kỹ năng chăm sóc bản thân, … Vì thế, không phải cứ đưa trẻ đến trường là đảm bảo trẻ em sẽ nhận được sự giáo dục bài bản nhất để đạt được sự phát triển toàn diện. 

Điều này đồng nghĩa với việc lập luận trên là không hợp lệ. Trong lập luận trên, viễn cảnh được vẽ ra với các tiền đề của lập luận là đúng, trong khi kết luận của lập luận lại không đáp ứng được tính liên kết chặt chẽ cần có đối với thông tin đã nêu ở trong tiền đề

Đọc thêm: Tiền đề phụ thuộc và cách ứng dụng trong xây dựng lập luận

Sound argument – Lập luận hợp lý

Lập luận hợp lý là gì

Theo Wikipedia, tính hợp lý (soundness), xét về mặt logic, một lập luận là hợp lý khi nó hợp lệ về cách diễn đạt và tiền đề của nó đúng.

Từ điển Cambridge cũng từng định nghĩa tính hợp lý (soundness) như sau: “tính chất của việc có thể được tin cậy”. 

Suy ra, một lập luận tốt không những chỉ hợp lệ mà còn phải hợp lý. Một lập luận hợp lý là một lập luận hợp lệ, trong đó tất cả các tiền đề đều đúng. Điều đó có nghĩa là kết luận của một lập luận hợp lý sẽ luôn đúng. 

cach-hinh-thanh-lap-luan-hop-ly

Mối quan hệ giữa “lập luận hợp lý” và “lập luận hợp lệ”.

Trong cách hình thành lập luận hợp lý, lập luận hợp lýlập luận hợp lệ cực kỳ liên quan đến nhau vì mỗi lập luận muốn trở nên hợp lý thì trước hết cần đạt được tính hợp lệ. Điều này có thể được lý giải như sau: vì nếu một lập luận là hợp lệ, kết luận sẽ luôn dựa trên sự thật của tiền đề; và nếu các tiền đề chứa sự thật khách quan đúng (nằm trong 1 lập luận hợp lý), kết luận của một lập luận hợp lý sẽ luôn đúng.

So sánh 2 lập luận sau:

Lập luận 1:

  1. Việc thử nghiệm thuốc không được gây nguy hại tới tính mạng con người. (tiền đề 1)
  2. Động vật là một loài không phải con người và có cấu tạo sinh học phù hợp với việc thử nghiệm thuốc. (tiền đề 2)
  3. Vì vậy, việc thử nghiệm thuốc trên động vật vừa đem lại sự hiệu quả và đồng thời đảm bảo an toàn cho tính mạng con người. (kết luận)

Lập luận 2:

  1. Việc thử nghiệm thuốc được cho phép có rủi ro gây nguy hại tới tính mạng con người.
  2. Các bệnh nhân tình nguyện thử nghiệm thuốc là con người.
  3. Do đó, việc thử nghiệm thuốc trên các bệnh nhân tình nguyện nên được cho phép. 

So sánh hai lập luận cùng về việc “thử nghiệm thuốc” như trên. Trong khi lập luận đầu tiên (việc thử nghiệm thuốc trên động vật) là hợp lý, lập luận thứ hai (việc thử nghiệm thuốc trên các bệnh nhân tình nguyện) không mang tính hợp lý trong thực tiễn cuộc sống, mặc dù nó hợp lệ nếu xét riêng về mối quan hệ của các phát biểu trong lập luận. 

Do đó, mối quan hệ giữa tính hợp lệtính hợp lý có thể được xác định như sau: tất cả các lập luận hợp lý đều là hợp lệ, nhưng không phải tất cả lập luận hợp lệ đều hợp lý. 

Vậy nên sự hợp lý là điều mà bất kỳ lập luận nào cũng nên hướng tới với hình thức lập luận là đưa ra tất cả các tiền đề đúng để kết luận cuối cùng luôn đúng.

Cách xác định tính hợp lý của một lập luận

Dựa vào định nghĩa về tính hợp lý của lập luận, việc xác định tính hợp lý của một lập luận hoàn toàn có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra xem toàn bộ các tiền đề đã thật sự đúng hay chưa.

Một số cách có thể áp dụng để kiểm tra tính hợp lý của các tiền đề là: 

  • Sử dụng Google
  • Nghiên cứu các chủ đề thông qua các môn học liên quan ở trường.
  • Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia về các chủ đề liên quan.  
  •  …

Khi áp dụng những phương pháp trên, một người cũng cần động não để tư duy xem rằng những kiến thức đã biết hay tìm thêm được về chủ đề đang bàn luận có thực sự là đúng với sự thật khách quan hay không, từ đó chọn lọc các nguồn thông tin chính xác làm cơ sở cho việc khẳng định tính hợp lý của các tiền đề, tức các lập luận.

cach-hinh-thanh-lap-luan-hop-ly

Ví dụ: Mặc dù các lập luận cần đạt được tính hợp lệ trước tiên, nhưng tính hợp lệ không có liên quan gì đến “việc liệu động vật nguyên sinh có phải động vật hay không” hoặc “liệu có những kẻ săn mồi không thuộc giới động vật hay không”. Để biết liệu những tuyên bố được nêu về chủ đề “động vật nguyên sinh” hay “những kẻ săn mồi trong thế giới động vật” có đúng hay không, chúng ta phải tham khảo lĩnh vực ​​sinh học, không phải Logic. 

Đọc thêm: Tư duy logic là gì – Các kiểu lập luận theo tư duy phi logic phổ biến

Kết luận

Qua bài viết trên, tác giả hy vọng người đọc đã có được cái nhìn rõ ràng và đa chiều hơn đối với định nghĩa, dạng thức, mối quan hệ giữa hai khái niệm lập luận hợp lệlập luận hợp lý. Đồng thời biết thêm cách hình thành lập luận hợp lý và nắm vững được các nguyên tắc tư duy sâu sắc để có thể kiểm chứng được tính hợp lý của lập luận.

Đọc thêm: Các hình thức lập luận ngụy biện trong IELTS Writing Task 2 (P.1)

Nguyễn Quang Hùng

Bạn muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm IELTS hay cần làm quen với làm bài thi IELTS để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử IELTS để trải nghiệm ngay hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu