Banner background

Lợi ích của việc đặt câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh

Việc đặt câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh không chỉ giúp kiểm tra kiến thức mà còn phát triển tư duy, kỹ năng ngôn ngữ và tạo môi trường học tập tích cực.
loi ich cua viec dat cau hoi hieu qua trong giang day tieng anh

Key takeaways

  • Đặt câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh giúp kiểm tra kiến thức, phát triển tư duy, kỹ năng ngôn ngữ và tạo môi trường học tập tích cực

  • Các loại câu hỏi khác nhau phù hợp với tình huống sử dụng khác nhau

  • Các chiến lược giúp xây dựng câu hỏi hiệu quả 

    • Lựa chọn câu hỏi theo trình độ học viên

    • Điều chỉnh độ phức tạp của câu hỏi

    • Sử dụng hệ thống Bloom để xây dựng câu hỏi

    • Đa dạng hóa câu hỏi theo mục tiêu

    • Dành thời gian cho học viên suy nghĩ

    • Khuyến khích tất cả học viên tham gia

    • Củng cố kiến thức và động viên

Giới thiệu

Trong bối cảnh tiếng Anh ngày càng trở nên thiết yếu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học này là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Trong nhiều phương pháp giúp học viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả nổi bật như một công cụ thúc đẩy sự tham gia tích cực trong lớp học, đồng thời phát triển năng lực tư duy phản biện và sáng tạo. Việc đặt câu hỏi hiệu quả không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra kiến thức mà còn giúp giáo viên xây dựng một môi trường học tập đa chiều, nơi học viên được khuyến khích khám phá và chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bài viết này sẽ xem xét những lợi ích mà kỹ thuật đặt câu hỏi mang lại trong giảng dạy tiếng Anh, cùng với cách thức ứng dụng những kỹ thuật này để tối ưu hóa trải nghiệm học tập cho học viên, từ đó đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam một cách bền vững và toàn diện.

Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh

Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh

Kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên một lớp học tích cực và nâng cao chất lượng học tập. Qua các loại câu hỏi được thiết kế phù hợp, giáo viên không chỉ có thể đánh giá mức độ hiểu biết của học viên mà còn khuyến khích học viên phát triển kỹ năng tư duy phản biện, thể hiện ý kiến cá nhân và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

Tăng cường tương tác và phát triển ngôn ngữ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng đa dạng các loại câu hỏi có thể làm tăng mức độ tham gia của học viên trong lớp học. Giáo viên thường tận dụng các câu hỏi về kiến thức, phân tích và suy luận để kích thích sự hứng thú của học viên, từ đó tạo ra một môi trường học tập giàu tính tương tác [1]. Nơi học viên được khuyến khích chia sẻ quan điểm và ý kiến cá nhân, đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. 

image-alt

Ngoài ra, việc đặt câu hỏi không chỉ là một phương tiện kiểm tra kiến thức mà còn là công cụ giúp học viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Khi trả lời bằng tiếng Anh, học viên thực hành việc sử dụng từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu một cách linh hoạt, từ đó cải thiện khả năng nói và viết [2].

Thúc đẩy tư duy phản biện

Một lợi ích quan trọng khác của việc đặt câu hỏi là khuyến khích học viên phát triển tư duy phản biện. Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi mở hoặc câu hỏi liên kết các chủ đề, học viên phải suy nghĩ sâu hơn và đưa ra các luận điểm hợp lý dựa trên kiến thức đã học [3]. Điều này không chỉ củng cố sự hiểu biết mà còn hỗ trợ học viên phát triển kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin một cách hiệu quả trong tiếng Anh.

Gợi ý một số câu hỏi thúc đẩy tư duy phản biện của học viên:

  • "What are the possible consequences if we apply this solution? Can you think of any alternative solutions?"

  • "Why do you agree or disagree with this statement? Provide reasons for your answer."

  • "How would you solve this problem differently, and why?"

  • "What do you think is the most important factor in this situation? Explain your choice."

  • "Can you identify any biases in this argument? How might they affect the conclusion?"

  • "What are the strengths and weaknesses of this idea or theory?"

  • "If you were in the character's position, how would you act, and why?"

Thu thập phản hồi và điều chỉnh phương pháp giảng dạy

image-altViệc đặt câu hỏi còn có vai trò như một công cụ hữu ích giúp giáo viên thu thập phản hồi từ học viên. Dựa vào câu trả lời của học viên, giáo viên có thể đánh giá mức độ hiểu bài và điều chỉnh phương pháp giảng dạy khi cần thiết [4]. Bên cạnh đó, điều này còn giúp giáo viên xác định những nội dung học viên còn gặp khó khăn, từ đó thiết kế các hoạt động bổ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của từng cá nhân.

Gợi ý một số câu hỏi thu thập phản hồi và giúp điều chỉnh phương pháp giảng dạy

  • "What part of today’s lesson did you find most challenging? Why?"

  • "Are there any concepts from today’s lesson that you still feel unsure about?"

  • "How comfortable do you feel with the material we covered today? On a scale from 1 to 5, how would you rate your understanding?"

  • "Is there something we could change about the way we’re learning this topic to make it clearer or more engaging for you?"

  • "Which activities in today’s class did you enjoy the most? Which ones would you like to spend less time on?"

  • "What’s one thing you feel you learned well today, and what’s one area you’d like to focus on more?"

  • "How would you like me to help you better understand this topic in the future?"

Tạo môi trường học tập tích cực

Một lợi ích nổi bật của việc đặt câu hỏi hiệu quả là khả năng tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi học viên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Khi học viên thấy ý kiến của mình có giá trị, họ không chỉ tự tin hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ mà còn có cảm giác mình là một phần không thể thiếu trong lớp học. Điều này giúp xây dựng một bầu không khí thân thiện, nơi mà mỗi học viên đều cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Cảm giác được công nhận và thấu hiểu cũng làm tăng khả năng tiếp thu của học viên, khuyến khích họ chủ động đặt câu hỏi và tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài học.

Đồng thời, khi học viên tự tin vào khả năng của mình, họ sẽ có động lực học tập cao hơn và trách nhiệm hơn với kết quả học tập. Việc đặt câu hỏi không chỉ là cách để làm sáng tỏ kiến thức mà còn là một công cụ để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và kỹ năng tư duy phê phán. Như vậy, đặt câu hỏi hiệu quả không chỉ giúp học viên cải thiện kiến thức mà còn tạo nền tảng cho một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ phát triển toàn diện.

Các loại câu hỏi và tác động của chúng đối với học viên

Các loại câu hỏi trong giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy và khả năng tiếp thu kiến thức của học viên. Mỗi kiểu câu hỏi có thể tạo ra những tác động khác nhau, ảnh hưởng đến mức độ tham gia và sự hiểu bài của học viên. Sau đây là một số dạng câu hỏi có thể được sử dụng trong lớp học [5]:

Loại câu hỏi

Giải thích

Ví dụ

Hiệu quả

Closed question
Câu hỏi đóng

Câu hỏi có câu trả lời ngắn, cố định

"Can you speak English?"
"Do you know how to play chess?"

Động viên học viên có cùng câu trả lời và củng cố kiến thức đã học; hữu ích trong kiểm tra kiến thức cơ bản hoặc sự đồng thuận.

Open question
Câu hỏi mở

Câu hỏi cần câu trả lời dài hơn, không giới hạn

"Why do you think English is important?"
"How would life be different without the internet?"

Khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo; phù hợp khi muốn học viên suy nghĩ sâu hơn và mở rộng quan điểm của mình về một vấn đề.

Display question
Câu hỏi minh họa

Câu hỏi mà người hỏi đã biết câu trả lời và chỉ kiểm tra hiểu biết của người được hỏi

"What is the capital of France?"
"How many continents are there?"

Đánh giá sự hiểu biết và khả năng ghi nhớ; hữu ích trong việc kiểm tra kiến thức đã học trong lớp.

Referential question
Câu hỏi tham chiếu

Câu hỏi mà người hỏi không biết câu trả lời và thực sự muốn thu thập thông tin

"What hobbies do you have?"
"How do you feel about learning English?"

Khuyến khích học viên tự do thể hiện quan điểm; thích hợp khi muốn thu thập thông tin từ học viên và tạo cảm giác được lắng nghe.

Procedural question
Câu hỏi quy trình

Câu hỏi liên quan đến các quy trình lớp học, bài học, hoặc kiểm soát học viên

"Who is absent today?"
"Did everyone bring their textbooks?"

Giúp duy trì kỷ luật và kiểm soát tình hình lớp học; phù hợp khi quản lý lớp và duy trì trật tự.

Rhetorical
Câu hỏi tu từ

Câu hỏi mà người hỏi tự trả lời hoặc không mong đợi câu trả lời từ người nghe

"Isn't this interesting?"
"Don't we all want to be successful?"

Tạo hiệu ứng nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng; phù hợp khi muốn dẫn dắt hoặc tạo điểm nhấn trong bài giảng.

Interaction
Câu hỏi tương tác

Câu hỏi để kiểm tra sự hiểu biết và tương tác với người nghe

"Do you understand what I mean?"
"Can you repeat what I just said?"

Kiểm tra sự hiểu biết và phản hồi từ người nghe; phù hợp khi muốn giữ sự chú ý và đảm bảo học viên theo kịp bài giảng.

Instructional question
Câu hỏi hướng dẫn

Câu hỏi được dùng trong lớp để thúc đẩy sự sản xuất ngôn ngữ của học viên

"Can you give an example?"
"Could you make a sentence using this word?"

Khuyến khích học viên chủ động tham gia và thực hành; phù hợp trong các bài tập thực hành và khi muốn học viên áp dụng kiến thức mới học.

Conversational question
Câu hỏi trò chuyện

Câu hỏi không nằm trong nội dung bài giảng, thường dùng ngoài lớp học

"What did you do over the weekend?"
"Do you have any plans after class?"

Tạo không khí thân thiện và thoải mái, giúp xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học viên; thích hợp trong các cuộc trò chuyện ngoài lớp học.

Tham khảo thêm:

Chiến lược xây dựng câu hỏi hiệu quả 

Theo Harunasari và các cộng sự,, “Without an effective questioning strategy, classroom interaction can devolve into a one-sided conversation dominated by the teacher, or become overly communicative but lack direction and focus.” (tạm dịch "Nếu thiếu chiến lược đặt câu hỏi hiệu quả, tương tác trong lớp học dễ trở thành cuộc trò chuyện một chiều do giáo viên dẫn dắt hoặc dù sôi nổi nhưng lại thiếu định hướng và trọng tâm.") [1, tr. 168]

image-alt

Có thể thấy chiến lược xây dựng câu hỏi hiệu quả đóng một vai trò cốt lỗi giúp giáo viên đạt hiệu quả tối đa trong giảng dạy. Vì thế, giáo viên nên lựa chọn loại câu hỏi phù hợp với trình độ ngôn ngữ của học viên, từ đó tối ưu hóa khả năng tiếp thu và phát triển kỹ năng của các em ở từng cấp độ.

Sử dụng đa dạng câu hỏi phù hợp với đối tượng học viên

Khi tạo ra các câu hỏi, giáo viên cần xem xét khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của từng nhóm học viên. Để đảm bảo hiệu quả giảng dạy và khuyến khích sự tham gia, cần điều chỉnh các câu hỏi sao cho phù hợp với khả năng của học viên [6].

Với học viên ở trình độ cơ bản, các câu hỏi đóng và câu hỏi quy trình là lựa chọn tối ưu. Những câu hỏi này có câu trả lời ngắn và đơn giản, giúp học viên mới bắt đầu học không gặp áp lực trong việc diễn đạt phức tạp. Ví dụ, câu hỏi như "Can you say your name?" hay "Do you have your textbook?" sẽ giúp học viên thoải mái trả lời mà vẫn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cơ bản. Câu hỏi minh họa, như "What color is this?" cũng phù hợp vì giúp củng cố kiến thức nền tảng mà không đòi hỏi phản hồi chi tiết.

Đối với học viên ở trình độ trung cấp, câu hỏi mở và câu hỏi tham chiếu sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, vì các em đã có khả năng diễn đạt đa dạng hơn. Giáo viên có thể hỏi "Why do you enjoy this hobby?" hoặc "What do you think about learning English?" để giúp học viên tự tin mở rộng vốn từ và khả năng phản hồi. Bên cạnh đó, câu hỏi tương tác như "Can you explain this part again?" sẽ giúp kiểm tra mức độ hiểu bài và phản hồi của các em, đồng thời giúp giáo viên nắm được liệu học viên có theo kịp nội dung bài học hay không.

Với học viên ở trình độ nâng cao, các câu hỏi mở và câu hỏi tu từ rất thích hợp để khuyến khích tư duy phân tích và kỹ năng lập luận. Những câu hỏi như "How would life change without technology?" hoặc "Don't we all need to understand other cultures?" không chỉ phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn tạo cơ hội cho học viên thể hiện quan điểm cá nhân và khả năng suy nghĩ phản biện. Ngoài ra, câu hỏi hướng dẫn và câu hỏi tham chiếu cũng cần thiết ở cấp độ này để học viên thực hành ứng dụng ngôn ngữ vào các tình huống phức tạp hơn, chẳng hạn như khi giáo viên yêu cầu "Can you give an example of this concept?" hoặc "How do you feel about this current issue?".

Điều chỉnh câu hỏi theo trình độ của học sinhMột số điểm chính cần lưu ý bao gồm:

  • Điều chỉnh độ phức tạp của câu hỏi: học viên có khả năng tiếp thu khác nhau, do đó cần điều chỉnh ngôn ngữ và độ khó của câu hỏi. Với học viên mới tiếp cận với một chủ đề, câu hỏi có thể cần đơn giản và dễ hiểu hơn. Đối với học viên đã có nền tảng kiến thức, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi yêu cầu phân tích sâu hơn.

  • Cung cấp ví dụ và tình huống thực tế: Để học viên dễ dàng liên kết kiến thức lý thuyết với thực tiễn, giáo viên có thể đưa vào các ví dụ cụ thể. Điều này giúp học viên hiểu rõ hơn nội dung và phát triển khả năng tư duy ứng dụng.

  • Tạo cơ hội cho mọi học viên tham gia: Việc xây dựng các câu hỏi đa dạng, bao gồm cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng, tạo điều kiện cho học viên ở các mức độ khác nhau có thể tham gia vào lớp học. Câu hỏi đóng phù hợp để kiểm tra sự hiểu biết cơ bản và dễ tham gia đối với các học viên ít tự tin. Trong khi đó, câu hỏi mở khuyến khích học viên suy nghĩ sâu và trình bày ý kiến cá nhân.

Sử dụng hệ thống đánh giá Bloom để xây dựng câu hỏi

Hệ thống đánh giá Bloom là một công cụ hữu ích giúp giáo viên xây dựng câu hỏi dựa trên các cấp độ nhận thức, từ đơn giản đến phức tạp [7]. Mỗi cấp độ đều phù hợp với một mục tiêu học tập khác nhau, giúp phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo của học viên.

Sử dụng hệ thống đánh giá Bloom để xây dựng câu hỏi

  • Cấp độ 1: Nhớ (Remembering) – Giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin của học viên. Ví dụ, "What are the characteristics of plant cells?"

  • Cấp độ 2: Hiểu (Understanding) – Ở cấp độ này, câu hỏi yêu cầu học viên giải thích hoặc diễn giải thông tin. Ví dụ, "Why is photosynthesis important for plants?"

  • Cấp độ 3: Vận dụng (Applying) – Các câu hỏi ở cấp độ này khuyến khích học viên áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Ví dụ, "How would you determine the amount of water a plant needs to grow healthily?"

  • Cấp độ 4: Phân tích (Analyzing) – Giáo viên có thể đặt câu hỏi yêu cầu học viên phân tích, so sánh các yếu tố. Ví dụ, "What are the differences between animal cells and plant cells?"

  • Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluating) – Ở cấp độ này, học viên sẽ phải đưa ra ý kiến hoặc đánh giá dựa trên thông tin có sẵn. Ví dụ, "In your opinion, are current methods of conserving plant biodiversity effective? Why or why not?"

  • Cấp độ 6: Sáng tạo (Creating) – Đây là cấp độ cao nhất, khuyến khích học viên tạo ra ý tưởng mới hoặc sản phẩm sáng tạo dựa trên kiến thức. Ví dụ, "Create a diagram or model that illustrates the life cycle of a flowering plant."

Bằng cách sử dụng hệ thống này, giáo viên có thể đa dạng hóa loại câu hỏi được sử dụng trong lớp học, từ đó tạo ra môi trường học tập phong phú và khuyến khích tư duy phản biện trong học viên [8]

Ngoài ra, việc sử dụng câu hỏi dựa trên hệ thống đánh giá Bloom không chỉ giúp giáo viên xác định được mức độ nhận thức của học viên mà còn tạo cơ hội rèn luyện tư duy từ cơ bản đến nâng cao, phát triển toàn diện khả năng học tập trong lớp học.

Kỹ thuật lựa chọn câu hỏi theo mục tiêu

Việc sử dụng đa dạng các loại câu hỏi không chỉ giúp giáo viên kiểm tra và củng cố kiến thức, mà còn thúc đẩy sự tham gia tích cực của học viên, phát triển các kỹ năng quan trọng như tư duy phản biện, sáng tạo, và khả năng ứng dụng. Mỗi loại câu hỏi mang lại hiệu quả nhất định, góp phần tạo ra môi trường học tập linh hoạt, dễ tiếp thu, và khuyến khích sự phát triển toàn diện của học viên. Sau đây là gợi ý một số cách sử dụng các dạng câu hỏi tùy theo mục tiêu [9] (Lưu ý: đây chỉ là gợi ý, giáo viên có thể cân nhắc điều chỉnh tùy theo mục tiêu bài học, mục tiêu giảng dạy, và tình huống lớp học). 

Phân loại câu hỏi theo mục tiêu dạy học

Dạng câu hỏi

Câu hỏi khai thác kiến thức

Câu hỏi để học viên cùng xây dựng bài

Closed

Display

Referential

Câu hỏi để học viên thảo luận

Câu hỏi để học viên khám phá

Câu hỏi kiểm tra kiến thức/kỹ năng

Câu hỏi kiểm tra bài cũ 

Display, Instructional, Interaction

Câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài

Procedural, Closed

Câu hỏi dùng để giao tiếp/trò chuyện

Conversational, Referential

Cung cấp thời gian chờ cho học viên trả lời

Việc dành ra một khoảng thời gian chờ cho học viên sau khi giáo viên đặt câu hỏi là một phương pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng phản ứng của học viên [10]. Khi giáo viên cho học viên thời gian để suy nghĩ, học viên có cơ hội để tổ chức lại ý nghĩ và tìm ra câu trả lời hợp lý hơn, thay vì chỉ phản ứng ngay lập tức. Thời gian chờ này không chỉ giúp học viên rèn luyện khả năng tư duy phản biện mà còn tạo ra không gian để các em tự tin hơn trong việc bày tỏ ý kiến của mình. Thông qua các nghiên cứu, đã chỉ ra rằng thời gian chờ dài hơn có thể dẫn đến sự tăng cường trong mức độ tham gia và sự chú ý của học viên trong lớp học.

Khuyến khích tất cả học viên tham gia góp ý, trả lời câu hỏi

Để thúc đẩy sự tham gia của học viên, giáo viên cần áp dụng các kỹ thuật nhằm đảm bảo mọi học viên đều có cơ hội bày tỏ ý kiến. Sự khuyến khích này có thể bao gồm việc tạo ra một môi trường lớp học tích cực, nơi mà các em cảm thấy an toàn khi phát biểu và không sợ bị đánh giá hay chỉ trích. Điều này có thể đạt được thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, nơi học viên được khuyến khích làm việc theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ để cùng nhau giải quyết vấn đề trước khi trình bày ý kiến trước lớp. Kết quả là, đa dạng các quan điểm sẽ được đưa ra, và học viên sẽ cảm thấy rằng tiếng nói của họ có giá trị trong môi trường học thuật. 

Củng cố kiến thức và Động viên học viên

Cung cấp những phản hồi tích cực cho học viên sau khi họ trả lời là một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy. Những phần góp ý và động viên này không chỉ cần thiết để củng cố kiến thức đã học mà còn có tác dụng tạo động lực cho học viên. Khi học viên nhận được những nhận xét tích cực và khích lệ, họ sẽ cảm thấy công sức của mình được công nhận, từ đó nâng cao tinh thần học tập. Việc này cũng tạo động lực cho học viên dám thử sức với những câu hỏi khó hơn hoặc tham gia vào các hoạt động học tập khác một cách tích cực hơn.

Xem thêm:

Tổng kết

Đặt câu hỏi hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh không chỉ là một kỹ thuật mà còn là cầu nối thúc đẩy tư duy ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của học viên. Khi giáo viên đặt câu hỏi phù hợp với từng giai đoạn học tập, họ không chỉ đánh giá được mức độ hiểu mà còn kích thích tư duy phản biện, sáng tạo và tạo nên một môi trường học tập năng động. 

Các chiến lược đặt câu hỏi như câu hỏi mở hay câu hỏi phân tích không chỉ giúp học viên đào sâu hiểu biết mà còn khuyến khích họ tự tin và chủ động hơn trong quá trình học tập. Việc áp dụng linh hoạt các chiến lược này sẽ mang đến cho học viên một nền tảng vững chắc, hỗ trợ họ nâng cao khả năng ngôn ngữ và tự tin trong hành trình học tập.

Tham vấn chuyên môn
TRẦN HOÀNG THẮNGTRẦN HOÀNG THẮNG
Giáo viên
Học là hành trình tích lũy kiến thức lâu dài và bền bỉ. Điều quan trọng là tìm thấy động lực và niềm vui từ việc học. Phương pháp giảng dạy tâm đắc: Lấy người học làm trung tâm, đi từ nhận diện vấn đề đến định hướng người học tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...