Những lỗi sai điển hình cần tránh trong bài thi THPT Quốc gia
Key takeaways | ||
---|---|---|
Lỗi kiến thức và cách khắc phục
Lỗi tinh thần, tâm lý và cách khắc phục
| ||
Lỗi kiến thức và cách khắc phục
Sai ở phần phrasal verbs/idioms
Đối với nhiều thí sinh thì đây có thể coi là phần khó vượt qua nhất trong đề thi . Muốn giải quyết được vấn đề này chỉ có cách duy nhất là nhớ các nghĩa của cụm động từ/thành ngữ. Thực tế là, số lượng phrasal verbs và idioms quá đồ sộ nên đa số thí sinh đều không nhớ.
Ví dụ:
Question 1: Although Peter is my closet friend, I find it hard to _______ his weakness.
A. part and parcel
B. see eye to eye
C. off the record
D. put up with
Đối với dạng bài phrasal verb thí sinh không thể bóc tách từng từ để dịch nghĩa. Thí sinh cần hiểu và ghi nhớ nghĩa cả cụm:
Part and parcel: quan trọng
See eye to eye: đồng tình
Off the record: không chính thức
Put up with: chịu đựng
Xét về nghĩa thì chỉ có đáp án D phù hợp → Although Peter is my closet friend, I find it hard to put up with his weakness. (Dù Peter là bạn thân của tôi, tôi khó mà chịu đựng nổi tính yếu đuối của anh ta).
Question 2: Jennifer was about to go to the art exhibit in New York all by herself, but at the end she ______and decided to stay home with her family.
A. on second thought
B. chip in
C. come to light
D. got cold feet
Tương tự như phrasal verb, thí sinh không thể dịch idioms trên theo nghĩa đen mà phải nắm rõ nghĩa bóng của chúng:
On second thought: suy nghĩ kĩ
Chip in: quyên góp, đóng góp
Come to light: được phát hiện ra
Got cold feet: hồi hộp sợ hãi, lưỡng lự khi phải làm gì
Xét về nghĩa, đáp án D là phù hợp → Jennifer was about to go to the art exhibit in New York all by herself, but at the end she got cold feet and decided to stay home with her family. (Jennifer đã định đi xem triển lãm nghệ thuật ở New York một mình, nhưng cuối cùng cô ấy lo lắng về quyết định đó và quyết định ở nhà với gia đình.)
Tóm lại, để ẵm trọn điểm cho dạng bài này, thí sinh cần ôn luyện kỹ những cụm động từ, thành ngữ... đã từng xuất hiện trong sách giáo khoa, sách giáo trình hoặc tại các đề ôn luyện đã làm. Ngoài ra, cần vận dụng việc dịch nghĩa của câu/của thành ngữ đó rồi liên hệ tới một thành ngữ tiếng Việt tương đương cũng là cách hữu hiệu để ghi nhớ tốt hơn.
Người học có thể tham khảo thêm tại Idioms thường gặp trong đề thi THPT quốc gia và cách học hiệu quả.
Mắc sai phạm ở dạng bài từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Thứ nhất, đây là một lỗi sai thường gặp nhất của học sinh, nó không chỉ đơn giản nằm ở lỗ hổng kiến thức về từ vựng của học sinh mà đồng thời nó còn là cách hiểu của cá nhân về từ/cụm từ đó trong ngữ cảnh của câu hỏi đó, từ đó dẫn đến những lựa chọn đáp án sai lệch. Bên cạnh đó, bất kể từ tiếng Anh nào cũng có thường có nhiều hơn một lớp nghĩa, thế nên thí sinh cần chú ý nghĩa của cả câu.
Thứ hai, người học đôi khi bị mất điểm bởi lý do rất đơn giản là không đọc kỹ đề bài gây nên sự nhầm lẫn khi chọn đáp án trong khi đề yêu cầu ngược lại, kể cả khi đã dịch được cả câu. Vậy nên đọc đề bài kỹ lưỡng, cẩn trọng là điều hết sức cần thiết.
Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa
Thomas was requested to account for his lack of preparation at the seminar.
A. explain
B. arrange exchange
C. constitute explain
D. exchange
Các thí sinh thường chỉ tập trung vào từ được gạch chân để chọn đáp án. Nhiều người học hay bắt gặp cụm “account for”: chiếm tỷ lệ bao nhiêu và nhanh chóng chọn đáp án A. Tuy nhiên cụm này còn 1 nghĩa khác là “giải thích”, và giờ hãy dịch nghĩa cả câu để chọn được phương án phù hợp nhất:” Thomas được yêu cầu giải thích sự thiếu chuẩn bị tại buổi hội thảo. Vậy đáp án là A.
Tóm lại, thí sinh cần đọc và dịch nghĩa thật cẩn thận cho cả câu thì mới xác định được nghĩa của từ in đậm trong câu, từ đó suy luận được từ cần điền hay đáp án cần chọn. Điều này đóng vai trò thiết yếu, bởi từ đồng nghĩa/trái nghĩa cần tìm là từ có thể thay thế cho từ in đậm trong ngữ cảnh của toàn bộ câu đó, không chỉ đơn thuần là giống nhau về nghĩa từ gạch chân.
Sai lầm ở bài phát âm - trọng âm
Dạng bài này đã có quy tắc bất di bất dịch nhưng không phải học sinh nào cũng ghi nhớ chúng. Do vậy, khi làm bài, các thí sinh có khuynh hướng chọn bừa hoặc chọn đáp án theo cảm tính (thường không đem lại kết quả chuẩn xác) của mình.
Ví dụ: Tìm từ có trọng âm khác
A. difficult | B. individual | C. population | D. unemployment |
(Tuyển tập đề thi THPT QG)
Đối với ví dụ trên, người học cần nắm được quy tắc đánh trọng âm cho tính từ, từ có đuôi -ion và -ment
A. ‘difficult (adj) | B. indi’vidual (adj) | C. popu’lation | D. unem’ployment |
→ Vậy A là đáp án chính xác.
Ví dụ: Tìm từ có phần gạch chân phát âm khác:
A. sweets | B. watches | C. dishes | D. boxes |
Đối với ví dụ này người học không thể phát âm bừa hoặc chọn them cảm tính vì tương tự như trọng âm, phát âm s/es có quy tắc riêng.
A. sweets /swits/ | B. watches /wɑːtʃiz/ | C. dishes /dɪʃiz/ | D. boxes /bɑːksiz/ |
Dựa vào quy tắc ta chọn được đáp án A.
Tóm lại để lấy điểm phần này, thí sinh cần phải học thuộc nằm lòng cách phát âm của một số nguyên âm, phụ âm khó (-s/es, -ed), cũng như mẹo đánh trọng âm của các tính từ, động từ, danh từ có 2-3-4 âm tiết, kết thúc đuôi đặc biệt (-ion, -ity, -ance, -ence, -ment, -idle, -ious...)
Người học tham khảo thêm:
Sai phạm ở bài điền từ - bài đọc
Đối với những câu hỏi yêu cầu “Tìm tiêu đề phù hợp nhất cho đọan văn?”, “Đâu là ý chính của bài đọc?”...” thì đa số học sinh thường đọc title của bài (nếu có) hoặc những câu ở vị trí đầu hoặc cuối của đoạn để chọn câu trả lời luôn. Thật ra, cách làm này không phải lúc nào cũng đúng. Tiêu đề là phần rất quan trọng, và tất cả câu chữ trong bài cũng quan trọng không kém bởi vậy không thể chủ quan.
Ngoài ra, chính vì những câu hỏi về đại ý/tiêu đề có yếu tố chính xác được xây dựng trong toàn bài thế nên người học nên xử lý các câu hỏi nhỏ lẻ khác của bài đọc trước để tránh mất thời gian đọc nhiều lần.
Ví dụ:
Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.
CLEAN, CONVENIENT, AND CHEAP
Big cities like New York and London have a lot of great things. They have museums, parks, shopping center, and a huge variety of restaurants. However, there are a lot of annoying things in big cities. The most common problems are air pollution and noise.
Traffic is the main cause of air pollution and noise. For example, drivers in New York are famous for honking their horns and shouting. That noise drives many visitors crazy - it even drives a lot of the locals crazy, too. Other big cities have similar problems with their traffic.
City governments have a lot of pressure to solve these problems. The most common solution is public transportation. Public transportation is a form of travel provided by the government. For example, New York's biggest form of public transportation is the subway.
Public transportation helps reduce these problems, but it is not enough. Another solution is bicycle sharing. This is a system that provides cheap bicycles. In cities that have bicycle sharing programmes, there are spots that have parked public bikes. People borrow the bikes and use them. They can drop off the bike at the same spot where they borrowed it, or they can drop it off at another spot.
Bicycle sharing programmes are different in each city. In some cities, the bikes are completely free. They are not even locked. In other cities, you have to pay a small deposit. You get the deposit back when you return the bike. In still other cities, you need to have a membership with the bicycle sharing programme. Once you have a membership with the bicycle sharing programme, you can use a bike at any time you want.
Bicycle sharing is hugely popular all over the world. People love this system because it is cheap, clean, and easy to use. There are bicycle sharing systems in dozens of countries and hundreds of cities. In total, there are more than 530 bicycle sharing systems around the world, and that number is going up all the time.
(Ha Giang High School for the Gifted High School English mock exam 2022)
What is the main idea of the passage?
A. Public transportation
B. Bicycle sharing
C. Air pollution in big cities
D. Spots for public bikes
Đối với ví dụ trên thí sinh có thể thấy phần tiêu đề đã được cung cấp. Nếu dựa vào tiêu đề hoăc câu đầu để lựa đáp án thì nó quá mơ hồ. Thế nên cần đọc nhanh toàn bộ đoạn văn và nhận thấy nó nói về những đặc điểm và lợi ích của hệ thống chia sẻ xe đạp. Chọn đáp án B.
Đối với những câu hỏi đơn giản và dễ giải quyết hơn như The word "it" in paragraph ... refers to hoặc bất kỳ câu hỏi nào yêu cầu tìm từ đồng nghĩa với từ được in đậm hay gạch chân trong đoạn nên được hoàn thiện trước vì đây là những câu hỏi ở mức độ dễ, các thí sinh chỉ cần scan những từ đó trong đề là đã chọn được đáp án chính xác.
Tóm lại với những dạng bài đọc và điền từ, học sinh cần đọc thật kỹ câu hỏi trước, không nên vộ vã xét các phương án trả lời. Chính như vậy, các thí sinh sẽ xác định được chính xác cần tìm gì, từ đó dễ dàng tìm ra phương án trong nội dung của bài đọc.
Mắc lỗi ở dạng bài viết lại câu
Dạng bài viết lại câu hay chon câu có ý nghĩa tương tự cũng là một phần dễ khiến thí sinh mất điểm. Trong các buổi học tại trường lớp, học sinh thường được luyện tập dạng bài này theo hình thức tự luận, nên đến khi đi thi sẽ khá hoang mang với hình thức thi trắc nghiệm. Bên cạnh đó yếu tố quyết định đáp án đúng ở dạng bài này không chỉ dựa trên dịch nghĩa mà cần kết hợp kiến thức ngữ pháp. Thí sinh dễ bị nhầm lẫn giữa các cấu trúc câu đảo ngữ, câu điều kiện, liên từ…
Ví dụ:
Choose from the answers - A, B, C, D - which is the rewritten answer that is synonymous with the given sentence
They arrived at the bus terminal. They realized their luggage was still at home.
A. It was until they arrived at the bus terminal that realized their luggage was still at home.
B. They arrived at the bus terminal and realized their luggage was still at home.
C. Not until had they arrived at the bus terminal they realized their luggage was still at home.
D. Not until they arrived at the bus terminal did they realized their luggage was still at home.
Tất cả các dáp án trên đều mang cùng nghĩa với câu gốc, vậy nên thí sinh xét tiếp đến ngữ pháp.Câu A, B sai ngữ pháp nên loại. Tiếp tục xét cấu trúc đảo ngữ ở C, D: Not until + Mệnh đề/ trạng ngữ chỉ thời gian + trợ động từ + S + V: Mãi cho đến … thì … Chọn D.
Tóm lại nếu thí sinh không tránh phạm phải lỗi sai này thì buộc phải nắm vững các cấu trúc câu cơ bản (câu ước, câu trực tiếp - gián tiếp, câu bị động, câu so sánh, câu điều kiện,...) và các từ nối/liên từ (because, although, but, so,...).
Các đọc giả có thể luyện tập bằng cách cách dành thời gian viết lại các mẫu câu để rèn luyện độ chính xác cao cũng như để không bị phân tâm hay bối rối bởi các phương án nhiễu trong bài.
Sai phạm dạng bài sửa lỗi sai
Dạng bài này thường được khá nhiều sĩ tử coi là phần "kiếm điểm", tuy nhiên điều đó chỉ đúng khi thí sinh luyện tập dạng bài này đủ nhiều. Vậy nên, với những ai không nắm vững kiến thức thì quá trình sửa lỗi sai tại dạng bài này sẽ mất nhiều thời gian.
Các dạng câu trong bài này đa số là các câu phức rất dài và hoặc chứa nhiều từ mới khiến thí sinh cảm thấy e dè khi phải làm. Muốn giải quyết bài này điều quan trọng cần ghi nhớ là các thí sinh cần phân tích được cấu trúc câu bao gồm “chủ ngữ chính + động từ chính + tân ngữ”, có vậy mới tìm ra lỗi sai của câu.
Ví dụ:
That stakeholders in the stock market (A) enjoys increases and suffer (B) declines is simply a fact of the financial market, and a small stakeholder is not too excited about the (C) former or (D) crestfallen about the latter.
Đáp án A. enjoys cần chuyển thành enjoy bởi chủ ngữ là stakeholders ở dạng số nhiều
Ví dụ trên là câu cũng làm cho nhiều học sinh cảm thấy bối rối vì xuất hiện mệnh đề that đi với danh từ số nhiều stakeholders, tuy nhiên thí sinh cần phải nhìn thật kỹ và phân tích câu cẩn thận:
That stakeholders in the stock market enjoys increases and suffer declines là thành phần chủ ngữ 1 (Mệnh đề “That” đứng đầu câu).
is là động từ
simply a fact of the financial market là tân ngữ 1
all stakeholder: chủ ngữ 2
is not: động từ 2
too excited about the former or crestfallen about the latter: tân ngữ 2
→ Vậy nên “enjoy” phải chia theo chủ ngữ là “stakeholders”, còn động từ “is” chia theo mệnh đề “That…” (động từ theo sau mệnh đề danh từ luôn được chia ở dạng số ít).
Bên cạnh việc phải học kỹ ngữ pháp thì học sinh cần lưu ý: Lỗi sai cần tìm chủ yếu xuất hiện ở nơi cần chia động từ và được chia dựa theo chủ ngữ số ít hay số nhiều, các mệnh đề quan hệ hoặc các cặp động từ dễ gây nhầm lẫn… Nắm vững được điều này sẽ giúp học sinh tăng thêm cơ hội chọn đúng đáp án chuẩn xác nhất trong bài làm.
Thí sinh bị vội vàng, chủ quan
Vì tính chất bài thi tiếng Anh THPTQG có thời lượng 60 phút cho tổng 50 câu hỏi các dạng nên đa số thí sinh đều có xu hướng cặm cụi vào làm bài ngay với suy nghĩ càng nhanh càng tốt. Điều này có nguy cơ dẫn tới tình huống không đọc kỹ đề, bỏ qua yêu cầu đề bài, hệ quả là chọn đáp án nào sai đáp án đó. Ngay cả với những học sinh nắm vững kiến thức cũng vẫn phạm phải những sai sót này do vì vội vàng.
Đáng lưu ý, nhiều sĩ tử có thói quen khoanh đáp án vào đề trước rồi đợi tới cuối giờ mới vội vàng tô sang phiếu trả lời. Khi giám thị báo sắp hết giờ thí sinh thường rơi vào tâm lý luống cuống, rất dễ dẫn tới việc tô đáp án sai. Thậm chí tô quá mờ hoặc sửa đáp án nhưng chưa làm sạch được vết tô cũ... cũng là những lỗi mà nhiều thí sinh phạm phải.
Để triệt để khắc phục những sai phạm này thì thí sinh cần giữ bình tĩnh để có thể làm bài hiệu quả. Nên xác định trước và dành thời gian cho việc tô đáp án để tránh để đến cuối giờ rơi vào thế bị động. Cần nhớ rằng đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT chỉ có thời gian làm bài tối đa là 60 phút. Vậy nên cần phân bổ tối thiểu 50 phút để làm cũng như xem lại bài, còn 10 phút cuối cùng phải chuyển đáp án vào phiếu trả lời. Trung bình mỗi câu thí sinh sẽ chỉ có khoảng 1 phút để hoàn thiện nên không thể quá tập trung vào một bài và làm mất thời gian cho các bài khác. Câu dễ cần được ưu tiên làm trước, câu khó có thể để lại sau, không bắt buộc phải làm theo thứ tự của đề.
Lỗi tô đáp án
Trong khi làm bài, việc phân vân giữa các đáp án là điều khó tránh khỏi. Có nhiều học sinh khoanh 1 đáp án rồi xóa đi chọn lại liên tục, và vô tình khiến đáp án đúng bị gạch đi. Thậm chí với những trường hợp các đáp án liên tiếp giống nhau cũng gây hoang mang cho thí sinh
Lí do đến từ việc người học chưa vững kiến thức hoặc do các sĩ tử quá lo lắng nên dẫn đến tâm lý xao động. Ngay cả học sinh khá/giỏi cũng không tránh khỏi.
Để khắc phục triệt để tình trạng này, học sinh bắt buộc phải nắm chắc kiến thức và có niềm tin vào chính mình, tránh tạo áp lực lên bản thân. Ngoài ra thí sinh có thể tham khảo thứ tự làm bài như sau:
Ngữ pháp
Sửa lỗi sai
Trong âm/Phát âm
Bài đọc/Điền từ
Viết lại câu
Tổng kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp những lỗi sai tiêu biểu trong quá trình làm bài thi THPT Quốc gia kèm những phương hướng giải quyết cho từng vấn đề. Người học hoàn toàn có thể làm bài linh động theo thứ tự riêng, tùy vào sở thích và năng lực của mình. Hãy để cho tâm trí thoải mái, bình tĩnh, không bị quá căng thẳng và mang trong mình một tâm trạng thoải mái, thư giãn để tạo ra một kỳ thi với kết quả cao.
Đọc giả có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan tới kì thi THPTQG tại đây.
Bình luận - Hỏi đáp