Luyện nói IELTS, làm quen với đề thi thật qua ứng dụng IELTS Speaking Assistant

Kĩ năng nói trong bài thi IELTS là nỗi sợ của nhiều thí sinh vì nó yêu cầu sự luyện tập bền bỉ hàng ngày để có thể thực sự tiến bộ. Trên thực tế, sẽ không có con đường tắt nào giúp thí sinh cải thiện kĩ năng nói nếu họ không ngừng tích lũy trao dỗi và luyện tập hằng ngày.
luyen noi ielts lam quen voi de thi that qua ung dung ielts speaking assistant

Vậy làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho một kì thi IELTS sắp đến? Trong bài viết này, tác giả sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị cho bài thi nói IELTS dựa vào ứng dụng IELTS Speaking Assistant.

 Key takeaways

  • Bộ đề dự đoán có thể được chia thành ba quý: Quý 1 (tháng 1 đến tháng 4); quý 2  (Tháng 5 đến tháng 8); quý 3 (Tháng 9 đến tháng 12)

  • Ưu điểm điểm của việc sử dụng ứng dụng: tiện lợi, dễ sử dụng; các chủ đề và câu hỏi được cập nhật mỗi ngày giúp thí sinh chuẩn bị tốt cho bài thi thật, đặc biệt là các chủ đề khó và lạ; học được từ vựng, cấu trúc hay từ người bản xứ

  • Khuyết điểm: tốn phí để xem câu trả lời gợi ý, ý tưởng và từ vựng cho tất cả câu hỏi; chưa có audio để nghe và học từ vựng

  • Cách sử dụng ứng dụng: đánh giá trình độ hiện tại, chọn ngày thi, tìm speaking partner, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch luyện nói đều đặn.

  • Những lưu ý khi sử dụng ứng dụng: không học thuộc câu trả lời mẫu, chỉ học từ vựng cấu trúc hay; học từ vựng có chọn lọc và ứng dụng chúng vào luyện nói

Giới thiệu tổng quan về ứng dụng IELTS Speaking Assistant

Người sáng lập

Đây là ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ giáo viên IELTS với hơn 15 năm kinh nghiệm, nhằm cung cấp cho thí sinh những đề thi nói IELTS forecast đã và sẽ xuất hiện trong bài thi thật được cập nhật mới nhất mỗi ngày giúp thí sinh chuẩn bị tốt cho bài thi:

image-alt

(https://ielts-assistant.net)

Bộ đề forecast speaking là gì?

Đối với các thí sinh đã luyện thi IELTS, cụm từ IELTS speaking forecast có lẽ không quá xạ lạ với họ. Đây là bộ đề chứa những chủ đề và câu hỏi đã và sẽ xuất hiện trong đề thi thật vào một giai đoạn nhất định. Hiểu nôm na, một năm có thể được chia thành ba quý:

  • Quý 1: tháng 1 đến tháng 4

  • Quý 2: Tháng 5 đến tháng 8

  • Quý 3: Tháng 9 đến tháng 12

Mỗi quý là một bộ đề bao gồm khoảng 130 chủ đề (30 chủ đề part 1, 50 cue cards part 2 và 50 chủ đề tương ứng được phát triển dựa trên các chủ đề của part 2), tuy nhiên các câu hỏi của mỗi quý không hoàn khác nhau. Nghĩa là cứ vào mỗi tháng 1, tháng 5 và tháng 9, 50% chủ đề sẽ được thay đổi dần dần và 50% còn lại vẫn được tiếp tục dùng cho quý tiếp theo đến khi đã được sử dụng trong 2 quý thì nhóm câu hỏi này sẽ được bỏ đi và không được sử dụng nữa.

Vì vậy, nếu thí sinh chuẩn bị tốt và đúng cách cho các chủ đề có trong bộ đề của từng quý, khả năng cao là họ có thể gặp những chủ đề đã chuẩn bị, đặc biệt là những chủ đề lạ và khó khiến họ không có ý tưởng để nói về. Nhờ việc chuẩn bị trước, thí sinh có thể nói tốt hơn trong bài thi thật.

 image-alt

Ứng dụng này có ở đâu?

Phần mềm IELTS Speaking Assistant là phần mềm được sử dụng trên mọi hệ điều hành của điện thoại thông minh, thí sinh chỉ cần gõ từ khóa “IELTS SPEAKING ASSISTANT” trên của hàng ứng dụng và tải miễn phí về điện thoại.

image-alt

Khi tải ứng dụng xong, thí sinh sẽ thấy giao diện chính rất đơn giản:

image-alt

Khi thí sinh nhấn vào từng part, họ sẽ thấy được các chủ đề tương ứng của từng part, tùy theo chủ đề mà số lượng câu hỏi sẽ khác nhau và sẽ được cập nhật liên tục mỗi ngày.

Hiện tại, part 1 có hơn 30 chủ đề, part 2 và part 3 có 50 chủ đề. Thí sinh cần chuẩn bị tốt cho những chủ đề trong đây thì có thể chuẩn bị đủ từ vựng và ý tưởng cho kì thi thật.

Điểm mạnh và điểm yếu của việc sử dụng ứng dụng

Điểm mạnh

Điểm yếu

  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng

  • Các chủ đề và câu hỏi được cập nhật liên tục sát với đề thi thật

  • Thí sinh có thể luyện tập mọi lúc mọi nơi trên điện thoại thông minh

  • Giúp thí sinh chuẩn bị tốt về ý tưởng, từ vựng, kĩ năng trả lời cho những chủ đề mà họ sẽ có thể gặp khi đi thi thật, giúp họ tự tin hơn, đặc biệt là chuẩn bị tốt cho những đề thi khó và lạ.

  • Thí sinh có thể sử dụng ứng dụng miễn phí để truy cập tất cả câu hỏi và câu trả lời gợi ý, từ vựng, ý tưởng cho ba chủ đề đầu tiên.

  • Giúp cung cấp từ vựng được dùng bởi người bản xứ chuyên sâu theo từng chủ đề cùng với ý tưởng, đặc biệt hữu ích với thí sinh chưa có nhiều ý tưởng và không biết trả lời câu hỏi ra sao.

  • Chưa có phần audio để hỗ trợ việc học từ vựng dễ dàng hơn, có phần đọc của google nhưng không thật sự hiệu quả.

  • Phải trả phí để xem phần ý tưởng từ vựng và câu trả lời, gợi ý cho toàn bộ câu hỏi (tuy nhiên phí này không quá cao và cùng khá hợp lí)

  • Một số câu trả lời khá dài và chứa từ vựng khó nên chưa phù hợp cho các thí sinh mới bắt đầu làm quen với IELTS.

 

 Hướng dẫn cách sử dụng app

image-alt

Bước 1: Đánh giá trình độ hiện tại

Việc hiểu rõ trình độ hiện tại giúp thí sinh xây dựng được rõ kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Đối với các thí sinh chưa tham gia thi thật và không biết hiện tại kĩ năng speaking của họ nằm ở mức điểm nào, họ nên tìm đến các chuyên gia hay giáo viên có kinh nghiệm để được đánh giá trình độ. Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo dịch vụ thi thử tại ZIM ACADEMY hoặc những hội đồng uy tín như IDP hoặc British Council để đánh giá chính xác năng lực của họ

Bước 2: Chọn ngày thi

Thời điểm lý tưởng cho bài thi nói IELTS là vào cuối tháng 4, tháng 8 và tháng 12 vì đây là thời điểm thí sinh biết được toàn bộ những chủ đề và câu hỏi xuất hiện trong đề thi thật. Nghĩa là vào tháng 1, tháng 4 và tháng 8, các chủ đề sẽ được thay đổi khoảng 50% và 50% còn lại sẽ được thay đổi dần đến cuối quý thì sẽ được hoàn thiện. Đây cũng là thời điểm thí sinh có đủ thời gian chuẩn bị từ đầu quý đến cuối quý vì số lượng chủ đề khá nhiều nên thí sinh cần khá nhiều thời gian để chuẩn bị.

Bước 3: Tìm speaking partner

Việc luyện tập một mình sẽ rất dễ chán nản, khiến thí sinh dễ từ bỏ do lượng câu hỏi khá nhiều. Vì vậy, thí sinh nên tìm một người bạn luyện chung, người đồng hành này nên có cùng trình độ (dựa vào kết quả đã đánh giá ở bước 1) và mục tiêu để có thể động viên lẫn nhau trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, khi luyện tập cùng nhau, các thí sinh có thể phát hiện khuyết điểm của nhau, góp ý cho nhau và từ đó cả hai cùng tiến bộ. Để thực sự có thể cải thiện kĩ năng nói, thí sinh phải kiên trì luyện nói mỗi ngày thí mới có thể nhanh tiến bộ.

Bước 4: Lên kế hoạch

Sau khi đã tìm được bạn luyện nói chung, thí sinh cùng nhau lập kế hoạch cụ thể dựa theo thời gian còn lại và phân đều các chủ đề ra khoảng thời gian này. Ví dụ, thí sinh xác định thi vào cuối tháng 8 và hiện tại là tháng cuối tháng 5, nghĩa là thí sinh còn 3 tháng để chuẩn bị cho tất cả các câu hỏi. Hiện nay trên ứng dụng đang có 31 chủ đề part 1, 50 chủ đề part 2 và 50 chủ đề part 3, tổng cộng là 131. Thí sinh có thể chia đều 131 chủ đề này trong ba tháng bằng cách mỗi ngày luyện tập 2 chủ đề. Vì số lượng chủ đề khá nhiều nên thí sinh nên có thời gian luyện tập từ đầu quý đến cuối quý thì việc luyện tập đỡ áp lực hơn. Nếu luyện theo từng chủ đề thế này, thí sinh có thể sử dụng bảng kế hoạch miễn phí của ứng dụng IELTS Speaking Assistant để đánh dấu những chủ đề đã luyện qua, giúp việc theo dõi trở nên dễ dàng hơn.

Đối với thí sinh có lịch khi quá gấp do đã đăng kí, họ có thể nhìn tổng quan các bộ đề và luyện tập các bộ đề khó và lạ trước phòng khi gặp phải chúng họ không mất nhiều thời gian trong việc suy nghĩ ý tưởng.

Tuy nhiên, đối với part 2, một số chủ đề có thể có nội dung tương tự nhau nên thí sinh có thể nhóm lại theo từng chủ đề:

Miêu tả một sự kiện/ trải nghiệm trong quá khứ

  • Describe a course that impressed you

  • Describe an interesting discussion you had as part of your work or studies

  • Describe a story you remember

  • Describe a long walk you ever had

  • Describe skill you learned from older people

  • Describe things you did to learn a language

  • Describe a positive change in your life

  • Describe the traffic jam in your city

  • Describe an occasion when you lost something

  • Describe a competition that you took part in

  • Describe a time you were very busy

  • Describe a time when you helped a child

  • Describe an unusual or interesting thing you did recently

  • = Describe a day out that didn’t cost a lot

  • = Describe a happy event you organized

  • Describe a difficult decision that you once made

  • = Describe an important event in your life

  • Describe a piece of advice you got about work

  • = Describe a piece of advice you gave

  • Describe a time you used a cellphone to do something important

Trong dạng câu hỏi này, đa phần thí sinh phải làm quen và luyện tập sử dụng thành thạo thí quá khứ đơn. Nhiều thí sinh do chưa luyện tập nhiều nên họ có xu hướng sử dụng lộn xộn, lúc thì dùng quá khứ đơn, lúc thì dùng hiện tại đơn nên dẫn đến lỗi sai về ngữ pháp. Để có thể thành thạo được thì quá khứ, thí sinh cần luyện tập đi luyện tập làm nhiều lần, qua nhiều lần phạm lỗi sai mà khắc phục.

Miêu tả một sự kiện/ trải nghiệm mong muốn trong tương lai

  • Describe a house or an apartment you would like to live in

  • Describe a place you recommend living

  • Describe a gift you want to buy

Thí sinh cần chú ý thời gian của câu hỏi, trong các đề bài trên, giám khảo muốn thí sinh sử dụng được thì tương lại đơn để nói về ý muốn/ dự định trong tương lai. Dĩ nhiên thí sinh có thể đa dạng ngữ pháp bằng cách kết hợp nhiều thì khác nhau, tuy nhiên thì những câu trúc dự đoán nói về tương lại vẫn nên được ưu tiên hơn.

Miêu tả người

  • Describe a person you follow on social media

  • Describe a person who contributes the society

  • Describe a famous person in your country

  • Describe a person you once met and want to know more about

  • Describe a person you enjoyed talking with

  • Describe an interesting neighbor you like

  • Describe a family member you want to work with

  • Describe a person you like to spend time with

Để nói về người, thí sinh cần chuẩn bị những từ vựng để miêu tả về ngoại hình, tính cách, hoạt động, vì vậy luyện tập theo dạng thế này là cách tuyệt vời để giúp thí sinh ôn tập từ vựng hiệu quả nhất. Trong các chủ đề trên, ta thấy nhiều chủ đề có nội dung khá tương tự nhau, như 3 chủ đề đầu tiên người nói có thể luyện tập chung một ý tưởng nhưng theo cách diễn đạt khác nhau, linh hoạt thay đổi cho phù hợp với câu hỏi. Tương tự, 3 chủ đề tiếp theo cũng có thể được gộp chung thành 1 ý tưởng, khi đó giúp thí sinh tiết kiệm thời gian hơn.

Miêu tả thói quen

  • Describe something that helps you concentrate

  • Describe something healthy you enjoy doing

  • Describe something that saves your time

  • Describe a quiet place you like to spend your time

Thông thường, để nói về thói quen thí sinh phải chuẩn bị tốt những ngôn ngữ hay cấu trúc nói về tần suất hoặc giải thích về lợi ích của những nguyên nhân đó.

Miêu tả một đồ vật/ sự vật

  • Describe piece of clothing that you received as a gift

  • Describe something you received for free

  • Describe an interesting song

  • Describe a special cake you received

  • Describe something that was broken in your home

  • Describe an ambition you have not achieved

  • Describe a toy you had when you were a child

  • Describe a traditional product

  • Describe an invention that changed people’s lives

  • Describe a rule you don’t like

  • Describe something that you can’t live without

Khi luyện tập, thí sinh có thể tự chuẩn bị cho mình những cấu trúc hay để nói về đồ vật, như nói về thời gian thí sinh có được đồ vật đó chẳng hạn:

If my memory serves me right, it might have been + thời gian when I got ______. At that time, …….

  • Những cụm từ nói về thời gian: a good while ago= a long time ago, many moons ago (đã qua nhiều mùa trăng nghĩa là rất lưu trong quá khứ),v.v

  • If my memory serves me right= If I am not mistaken: nếu tôi nhớ không lầm

  • It might have been: dự đoán về một việc không chắc chắn trong quá khứ

  • At that time: Vào khoảng thời gian đó, sử dụng được cụm này giúp thí sinh liên kết với câu phía trước, giúp tạo tính liên kết cho bài nói.

Và còn nhiều dạng ngôn ngữ hay khác, thí sinh có thể tích lũy thông qua quá trình luyện tập bằng cách tham khảo bài mẫu, từ đó chọn ra những cụm từ thí sinh tâm đắc nhất để luyện tập sử dụng cho thành thạo.

Miêu tả nơi chốn

  • Describe a new place you visited

  • Describe a part of your country that you find interesting

  • Describe a place in the village you visited

  • Describe a river or lake which you like

Khi nói về nơi chốn, thí sinh cần tích lũy những vốn từ và cấu trúc nói về vị trí, tính từ miêu tả trải nghiệm hay cảnh đẹp. Bằng việc luyện tập nhiểu dạng câu hỏi về nơi chốn cùng một lúc, thí sinh có cơ hội được thực hành những ngôn ngữ hữu ích đã học để chúng trở thành một phần trong ngôn ngữ của thí sinh, giúp họ nói lưu loát và tự tin trong bài thi thật.

Trên đây là phần phân loại và nhóm các cue card theo từng chủ đề của tác giả cho quý 2 từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2022 để thí sinh có thể tham khảo.

Mỗi dạng câu hỏi đòi hỏi những ngôn ngữ và từ vựng khác nhau, nhờ chia thành từng dạng cụ thể, thí sinh có thể gộp những chủ đề có nội dung tương tự thành 1 chủ đề từ đó rút ngắn đi số chủ đề và là cơ hội để thí sinh luyện tập để sử dụng lưu loát và chính xác ngôn ngữ miêu tả cho từng dạng.

Thí sinh nên lập kế hoạch ôn luyện càng cụ thể càng tốt, ví dụ mỗi ngày nên luyện bao nhiêu thời gian và cho chủ đề nào.

Bước 5: Thực hiện kế hoạch luyện nói đều đặn mỗi ngày

Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, thí sinh không còn cảm thấy chơi vơi vì không biết bắt đầu từ đâu hay không biết tiếp tục luyện như thế nào. Trong quá trình luyện tập, thí sinh nên kiên trì và có kỉ luật, khuyến khích, nhắc nhở lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

Những lưu ý quan trọng khi luyện bộ đề dự đoán

Không học thuộc câu trả lời

Thí sinh không nên học thuộc câu trả lời mẫu mà chỉ nên tham khảo từ vựng, cấu trúc nói hay, ý tưởng để ứng dụng chúng và dựa theo đó mà tự luyện nói. Việc học thuộc đáp án sẽ không giúp thí sinh tiến bộ vì khả năng thí sinh nhớ hết câu trả lời cho hơn 130 chủ đề là rất khó, thay vào đó họ chỉ có thể luyện phản xạ và chuẩn bị từ vựng liên quan đến từng chủ đề. Hơn nữa, nếu thí sinh may mắn nhận được chủ để mình đã học tủ trong phòng thi thật, giám khảo là những chuyên gia có kịnh nghiệm nên họ dễ dàng phát hiện ra rằng thí sinh đang cố gắng đọc thuộc long thay vì nói tự nhiên từ đó dẫn đến hậu quả là thí sinh khó có thể đạt kết quả cao.

Bám sát các tiêu chí chấm thi trong quá trình học

Tùy theo trình độ của mỗi thí sinh, thí sinh bám sát bảng điểm mô tả điểm thi nói theo từng tiêu chí chấm thi (Fluency and coherence, lexical resource, grammar, pronunciation) để xem đó là căn cứ giúp họ xác định được họ cần cải thiện như thế nào để có thể đạt điểm mong muốn. Thí sinh có thể nhấn vào đường link này.

Học từ vựng đúng cách

Thí sinh nên học từ vựng có chọn lọc, không nên học quá nhiều mà không sử dụng được. Để có thể sử dụng một từ vựng khi nói, thí sinh không chỉ phải nhớ nghĩa của nó mà còn phải biết cách sử dụng của nó cho chính xác, vì vậy thí sinh nên đặt mục tiêu học từ vựng chẳng hạn mỗi ngày 10 từ và cố gắng ứng dụng chúng vào quá trình luyện nói.

Tổng kết

Bài viết giới thiệu đến các thí sinh, đặc biệt là các bạn sắp thi IELTS cách chuẩn bị tốt cho bài thi nói thông qua ứng dụng IELTS Speaking Assistant. Cách duy nhất để cải thiện điểm nói đó chính là luyện tập không ngừng mỗi ngày, vì vậy thí sinh nên chú trọng đến quá trình ôn luyện cố gắng học hỏi một cách nghiêm túc hay vì chỉ mong trúng đề để có thể đạt điểm cao.

Người học muốn biết mình đang ở trình độ nào trong thang điểm IELTS. Đăng ký thi thử IELTS tại ZIM với format bài thi chuẩn thi thật biết điểm ngay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu