Ngụy biện logic trong IELTS Writing Task 2

Tác giả sẽ đi sâu hơn vào phân tích lẫn đưa ra giải pháp khắc phục các hình thức ngụy biện logic trong IELTS Writing mà thí sinh hay mắc.
author
ZIM Academy
11/01/2022
nguy bien logic trong ielts writing task 2

Do thói quen giao tiếp hằng ngày hoặc bị ảnh hưởng bởi lý luận từ báo chí, nhiều người dễ mắc phải các lỗi ngụy biện và kiên định với chúng đến cùng, làm cho một bài viết thể hiện quan điểm của bản thân trở nên một chiều, thiếu tính thuyết phục. Điều quan trọng là phải hiểu rõ về ngụy biện, từ đó tránh xa việc lập luận một cách ngụy biện, củng cố khả năng đưa ra lập luận chặt chẽ. Trong bài viết dưới đây, để giúp người đọc hạn chế việc đưa ra một lập luận mắc lỗi trong giải thích, tác giả cũng sẽ đi sâu hơn vào phân tích lẫn đưa ra giải pháp khắc phục các hình thức ngụy biện logic trong IELTS Writing phổ biến.

Ngụy biện là gì?

Trong cuốn sách The Art of Logical Thinking, William Walker Atkinson (2013) đã nêu lên ngụy biện là “một lập luận không chắc chắn hoặc một phương thức lập luận, mặc dù có vẻ là mang tính chất quyết định của một câu hỏi, nhưng trên thực tế không phải như vậy; một lập luận hoặc mệnh đề dường như nghe có vẻ hay, nhưng thực sự mang tính. ngụy biện; một tuyên bố hoặc mệnh đề ngụy biện, trong đó lỗi lập luận hiện lên không rõ ràng và do đó có khả năng gây hiểu lầm hoặc làm lệch lạc suy nghĩ; …”

McMullin, Rian E. (2000) cũng đã đề xuất ngụy biện là “những khẳng định không có căn cứ thường được đưa ra với một niềm tin chắc chắn khiến chúng nghe như thể chúng là những sự thật đã được chứng minh”. 

Theo từ điển Cambridge, nguỵ biện là: “một ý tưởng mà nhiều người nghĩ đúng nhưng thực tế là sai.”

nguy-bien-logic-trong-ielts-writing

Các câu ngụy biện được sử dụng thay cho lý lẽ xác đáng để truyền đạt một quan điểm với ý định thuyết phục người đọc và người nghe. Nói cách khác, hình thức ngụy biện vi phạm các quy tắc trong suy luận bên trong lẫn lập luận ra bên ngoài, từ đó có thể biến sai thành đúng và ngược lại. 

Ví dụ:

  1. Tiền đề 1: Ông A rất nóng tính và bốc đồng.

  2. Tiền đề 2: Một nhà quản lý phải điềm tĩnh xử lý mọi vấn đề.

  3. Lập luận: Ông A không thể trở thành một nhà quản lý được.

Có thể thấy, lập luận sau cùng dựa trên 2 tiền đề đã nêu nghe có vẻ thuyết phục và khó bị bắt bẻ; tuy nhiên lập luận này sẽ cực kỳ vô lí nếu đặt trong trường hợp ông A là một người tuy nóng tính và bốc đồng nhưng lại “sở hữu kỹ năng” giải quyết vấn đề nhanh chóng, gọn gàng và hiệu quả. Vậy, cách lập trên trên có một lỗ hổng về logic và chúng ta có thể dùng cụm từ ngụy biện (fallacy) để miêu tả cách lập luận này. 

Ngụy biện logic là gì?

“Logic” có thể được hiểu chung là sự phân tích và thẩm định tính hợp lý của các lập luận, là một công cụ hữu ích trong việc làm rõ và đánh giá các lý luận. 

Vì vậy, có thể suy ra được rằng ngụy biện logic chính là sử dụng lập luận để giải thích cho một vấn đề/ tình huống/ sự việc một cách sai lệch với các sự thật đang hiện hữu và không đáp ứng tính hợp lý cần có trong sự tiến triển của vấn đề/ tình huống/ sự việc đó. 

Trong quá trình giải thích cho một vấn đề/ tình huống/ sự việc, tiền đề (cơ sở lập luận) và kết luận (hệ quả kéo theo) là 2 thành phần không thể thiếu giúp tạo nên tính vững chắc của lý lẽ được đưa ra. 

Cả tiền đề và kết luận đều có thể đúng, hoặc thậm chí chúng có thể tạo tính xác thực hơn cho lập luận do sự xuất hiện của hệ quả như một sự khẳng định đối với tính chính xác của các cơ sở lập luận; nhưng vẫn sẽ có những trường hợp lập luận logic vẫn hàm chứa tính ngụy biện vìkết luận không được mô tả theo bối cảnh mà tiền đề đặt ra.

Cùng xem xét một ví dụ về ngụy biện logic như sau:

nguy-bien-logic-trong-ielts-writing-3

Thoạt nhìn, cả tiền đề và kết luận đều đúng và có vẻ liên quan khá chặt chẽ. Thế nhưng, khi xem xét kỹ thì hoàn toàn có thể nhận thấy rằng lập luận trên không hề hợp lý vì kết luận “người phạm tội có thời gian để suy nghĩ và nhận thức về hệ quả mà hành vi sai phạm của bản thân họ mang lại” không thực sự thoả mãn bối cảnh mà tiền đề “việc bị tống vào tù” đặt ra. Vì những câu hỏi nghi vấn như: “Tại sao việc làm trên không được thực hiện ở nhà?”, “Ở trong tù có thật sự là nơi tốt nhất để làm việc này hay không?, … sẽ được nêu ra như những sự phản biện nhằm phơi bày những lỗ hổng, đại diện cho yếu tố ngụy biện bị ẩn đi trong lập luận trên.

Để làm cho lập luận trên trở nên logic hơn, cần có sự điều chỉnh về cách mà kết luận đượcrút ra dựa trên bối cảnh của tiền đề ban đầunhư sau: Việc bị tống vào tù cũng đồng nghĩa với việc người phạm tội bị tước đoạt hết quyền tự do vốn có của bản thân và phải sống một cuộc đời mới theo cách mà nhà tù quyết định, từ đó có thể khiến họ suy nghĩ và nhận thức về hệ quả đối mà hành vi sai phạm của bản thân họ mang lại, ít nhất là đối với bản thân họ nói riêng và có thể dần dần sửa đổi hành vi nhằm bù đắp lại thiệt hại đã gây ra cho xã hội. 

Mối liên hệ giữa ngụy biện logic và IELTS Writing là như thế nào?

Có rất nhiều các hình thức ngụy biện và chúng thường rất phổ biến cũng như thoả đáng về mặt tâm lí. (Wikipedia)

nguy-bien-logic-trong-ielts-writing-2

Cũng theo Wikipedia, ngụy biện chính thức (formal) còn được gọi là ngụy biện suy diễn (deductive fallacy) hoặc ngụy biện logic (logical fallacy). Hình thức ngụy biện này có nét tương đồng với cách diễn đạt của một bài viết nghị luận xã hội trong IELTS Writing Task 2, nơi yêu cầu thí sinh nêu ra và phân tích quan điểm của bản thân một theo chuỗi giải thích liền mạch (deductive) và hợp lý (logical).

Yếu tố logic cũng được đề cập ở ngưỡng điểm 3 và 8 đối với tiêu chí Trôi chảy & Mạch lạc (Coherence & Cohesion) trong Band descriptors của phần thi Writing Task 2: 

Writing band descriptors (IELTS.org)

Band

Trôi chảy & Mạch lạc

8

sắp xếp thông tin và ý tưởng theo chuỗi một cách hợp lý

3

không sắp xếp các ý tưởng một cách hợp lý 

Từ bảng trên, có thể thấy yếu tố logic đóng một vai trò không nhỏ trong việc tăng độ trôi chảy và mạch lạc của các lập luận nói riêng mà còn góp phần giúp nâng điểm của bài viết nói chung. Để đi từ band điểm thấp (3) lên đến band điểm cao (8), đó là cả một chặng đường nắn sửa tư duy và cách diễn đạt nhằm làm tăng tính logic của bài viết, đồng thời thí sinh cũng cần có những suy nghĩ và cách giải thích đúng đắn để tránh xa các lập luận mang tính chất ngụy biện. 

Làm thế nào để chủ động phát hiện và triệt tiêu Ngụy biện logic?

Damer, một giáo sư triết học người Mỹ, đã đề cập đến ngụy biện như sau: “Các lập luận ngụy biện thường có vẻ ngoài lừa bịp để trở thành các lập luận tốt.” (Damer, T. Edward (2009), Attacking Faulty Reasoning: A Practical Guide to Fallacy-free Arguments (6th ed.), Belmont, California.)

Từ nhận định trên, ta có thể suy ra một điều rằng hầu hết những lập luận ngụy biện thường được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài của những lý lẽ và sự thuyết phục.

nguy-bien-logic-trong-ielts-writing-5

Nhận ra các ngụy biện có thể phát triển các kỹ năng lập luận để vạch ra các liên kết yếu hơn giữa các tiền đề và kết luận để phân biệt rõ hơn giữa điều gì có vẻ là đúng và điều gì là đúng.

Trên thực tế, khó có thể khó đánh giá liệu một lập luận có ngụy biện hay không, vì các lập luận tồn tại dọc theo một chuỗi liên tục của sự đúng đắn và một lập luận có nhiều giai đoạn hoặc nhiều phần nên sẽ có thể có một số phần đúng và một số phần ngụy biện. Tuy vậy, theo Lý thuyết biện luận (Argumentation theory), một cuộc tranh luận được coi là một giao thức tương tác giữa các cá nhân nhằm giải quyết những bất đồng của họ. Giao thức này được điều chỉnh bởi các quy tắc tương tác nhất định, vì vậy vi phạm các quy tắc này là ngụy biện. 

Hình thái của ngụy biện logic trong IELTS Writing Task 2

Ngụy biện trong IELTS Writing Task 2 là ngụy biện có tính diễn dịch

Trong một bài viết IELTS Writing Task 2, các đoạn thân bài chính là nơi thể hiện rõ nhất sự phân tích quan điểm bản thân của người viết. Lập luận của người viết có rõ ràng hay không đóng vai trò quan trọng trong việc giải đáp các thắc mắc liên tục xuất hiện trong đầu người đọc về các thông tin được đặt cạnh và tiếp nối nhau trong bài viết.

Phương pháp diễn dịch chính là sự lựa chọn tối ưu vì đây là phương pháp thuận theo chiều suy nghĩ của người đọc: “Tâm trí tự động sắp xếp thông tin thành các nhóm hình chóp riêng biệt để hiểu nó. Mọi nhóm ý tưởng sẽ dễ hiểu hơn nếu nó được sắp xếp vào kim tự tháp của nó.” 

Việc trình bày các ý chính lên đầu tiên và sắp xếp các ý nhỏ theo sau với nhiệm vụ giải thích hoặc đưa ra các chi tiết chứng minh giúp người đọc sẽ hiểu được sự trình bày của các ý tưởng một cách dễ dàng hơn vì chúng được nhóm lại, tóm tắt và trình bày từ trên xuống dưới theo một trật tự logic và chuỗi lập luận có ý nghĩa.

Đọc thêm: Lý luận diễn dịch (Deductive Reasoning)

Các hình thức ngụy biện trong IELTS Writing Task 2

Theo William Walker Atkinson (2013), trong những lập luận diễn dịch sẽ xuất hiện 2 lớp ngụy biện là: “Tiền đề ngụy tạo” (Fallacious Premise) và “Kết luận sai lầm” (Fallacious Conclusion)

Tiền đề ngụy tạo là một giả định không có cơ sở, dựa trên các thực tế chưa được chứng minh. Lớp ngụy biện này sẽ đưa Tiền đề ngụy tạo lên làm tiền đề chính của lập luận và từ đó tiến hành các thao tác logic theo sau. Thông thường, người đọc hoặc viết sẽ bị đánh lừa bởi tính logic của các lý lẽ được đưa ra mà quên mất rằng tiền đề đã nêu chỉ là giả định và không có bằng chứng nào để kiểm tra tính xác thực, từ đó vô tình bỏ qua việc đặt ra câu hỏi “nếu” (if) để loại trừ những khả năng làm cho lập luận sai.

Kết luận sai lầm là một giả định không có cơ sở hoặc không liên quan về một kết luận logic. Nói cách khác, việc mắc phải lỗi ngụy biện này sẽ làm cho quá trình tổng kết thông tin trở nên lệch lạc so với tiền đề và lập luận ban đầu. Từ đó khiến cho việc tóm tắm thiếu tính tổng quan, dẫn đến Kết luận sai lầm cuối cùng.

Cùng phân tích một ví dụ có sự xuất hiện của cả 2 lớp ngụy biện logic trong IELTS Writing sau: 

Đề bài:

nguy-bien-logic-trong-ielts-writing-4(Tạm dịch: Sự phát triển của công nghệ đã kéo theo nhiều vấn đề môi trường khác nhau. Một số người tin rằng mọi người cần sống đơn giản hơn để giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, những người khác tin rằng công nghệ là cách để giải quyết những vấn đề này. Thảo luận cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến của riêng bạn.)

Để giải quyết đề bài trên, tác giả đã viết một đoạn văn được viết để ủng hộ quan điểm thứ nhất – “mọi người cần sống cuộc sống đơn giản hơn để giải quyết các vấn đề môi trường” như sau: Living a simpler life can fully address environmental issues.(1) First, by cutting household and transport energy use, people could make substantial contribution to their environmetal protection.(2) Second, not using electricity at home is the right choice, and events such as Earth Hour is an an appropriate measure to cut carbon dioxide production.(3) Third, shopping with paper bags instead of plastic ones may potentially reduce the amount of plastic waste thrown into the environment after being used. (4)

(Tạm dịch: Đúng là sống một cuộc sống đơn giản hơn có thể giải quyết đầy đủ các vấn đề về môi trường.(1) Thứ nhất, bằng cách cắt giảm việc sử dụng năng lượng trong gia đình và giao thông, mọi người có thể đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường của họ.(2) Thứ hai, không sử dụng điện ở nhà là sự lựa chọn đúng đắn, và các sự kiện như Giờ Trái đất là một biện pháp thích hợp để cắt giảm sự tạo ra khí CO2.(3) Thứ ba, việc mua sắm bằng túi giấy thay vì túi nhựa có thể có tiềm năng trong việc giúp giảm lượng rác thải nhựa khổng lồ ra môi trường sau khi chúng được sử dụng.(4))

Trong đoạn thân bài trên, câu (1) chính là tiền đề chính, các câu (2), (3), (4) lần lượt là các câu có chứa cả hai hoặc một trong hai tiền đề phụ và kết luận. Các câu trên đều mắc những lỗi ngụy biện trong lập luận như sau:

Câu (1) là một tiền đề ngụy tạovì việc “sống một cuộc sống đơn giản hơn” không thật sự “có thể giải quyết đầy đủ các vấn đề về môi trường” nếu như được đặt trong bối cảnh một người quyết định dừng việc đi xe ô tô 12km mỗi ngày đến nơi làm ở bên kia sông, thay vào đó anh ấy quyết định chặt cây và dựng lên một cây cầu treo để đi bộ đến cơ quan. Việc làm này tuy đem lại hệ quả tích cực trước mắt là giảm lượng khí thải xe cộ mà người ấy tạo ra khi đi làm hằng ngày, thế nhưng việc chặt cây lại tạo ra hệ quả tiêu cực lâu dài đối với hệ sinh thái và môi trường trong nhiều năm về sau.

Gợi ý sửa lại: Living a simpler life may contribute to adequately addressing environmental issues.

(Tạm dịch: Đúng là sống một cuộc sống đơn giản hơn có thể góp phần giải quyết thỏa đáng các vấn đề môi trường.)

Câu (2) chứa một kết luận sai lầmvì “việc cắt giảm việc sử dụng năng lượng trong gia đình và giao thông” không hề ngăn được việc tiêu thụ năng lượng lớn tại các khu công nghiệp.

Gợi ý sửa lại: First,together with finding ways to optimize the massive energy consumption at industrial sites, people could also cut their daily household as well as transport energy use, and all of which make substantial contribution to their environmetal protection.

(Tạm dịch: Cùng với việc tìm cách tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng lớn tại các khu công nghiệp, mọi người cũng có thể cắt giảm việc sử dụng năng lượng trong gia đình cũng như di chuyển hàng ngày, và tất cả những điều đó đều đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường của họ.)

Câu (3) chứa cả một tiền đề ngụy tạo và một kết luận sai lầmvì việc “các sự kiện như Giờ Trái đất” khuyến khích sử dụng nến để tháp sáng và “không sử dụng điện ở nhà” chỉ mang tính biểu tượng hơn là thực tế, vì việc dùng thắp nến cho mục đích thắp sáng là một hành động tạo ra nhiều khí CO2 hơn bóng đèn.

Gợi ý sửa lại: Second, limiting using electricity at home is the right choice, and eco-friendly candles should also be used to complement such a reduction.

(Tạm dịch: Thứ hai, hạn chế sử dụng điện ở nhà là một lựa chọn đúng đắn, và nến thân thiện với môi trường cũng nên được sử dụng để bổ trợ cho việc giảm thiểu việc dùng điện đã nêu.)

Câu (4) chính là một lập luận không có yếu tố ngụy biện logic trong IELTS Writing nào xuất hiện vì “việc mua sắm bằng túi giấy thay vì túi nhựa” chắc chắn sẽ làm giảm việc tiêu dùng túi nhựa cho các mục đích mua sắm hay cả việc dùng lại chúng chon những việc khác, việc làm này có liên hệ trực tiếp tới việc “giúp giảm lượng rác thải nhựa khổng lồ ra môi trường sau khi chúng được sử dụng”. Thế nên tiền đềkết luận trong câu (4) là hoàn toàn chính xác.

Sau khi phát hiện ra các lỗi ngụy biện logic trong IELTS Writing và chỉnh sửa lại các câu, ta có một đoạn văn hoàn chỉnh như sau: Living a simpler life may contribute to adequately addressing environmental issues. First,together with finding ways to optimize the massive energy consumption at industrial sites, people could also cut their daily household as well as transport energy use, and all of which make substantial contribution to their environmetal protection. Second, limiting using electricity at home is the right choice, and eco-friendly candles should also be used to complement such a reduction. Third, shopping with paper bags instead of plastic ones may potentially reduce the amount of plastic waste thrown into the environment after being used.

Đọc thêm: Ứng duy dụng tư duy phản biện vào việc đưa ví dụ trong bài viết IELTS Writing Task 2

Tổng kết

Các lỗi ngụy biện trong tranh luận (dù nói hay viết) vẫn xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống và đôi khi ít được mọi người để tâm đến. Hệ quả tưởng chừng không đáng kể nhưng nếu không khắc phục, ngụy biện logic có thể sẽ ảnh hưởng đến lối tư duy của một người. Tần suất mắc lỗi càng nhiều thì càng dẫn đến tính tiêu cực của hệ quả càng to lớn. 

Việc tránh mắc phải các lỗi ngụy biện logic trong IELTS Writing quá trình viết bài là hoàn toàn cần thiết và cần được lưu ý ở mức độ cao nhất vì điều này ảnh hưởng đến tính thuyết phục của bài viết và điểm số ở tiêu chí Task Response của người viết, đặc biệt là những ai hướng tới band điểm 7 – 8 trong bài thi.

Đọc thêm: Tư duy phản biện trong IELTS Writing và các thiên kiến phổ biến

Nguyễn Quang Hùng

Người học cần gấp chứng chỉ IELTS để nộp hồ sơ du học, định cư, tốt nghiệp hay việc làm. Tham khảo khóa học luyện thi IELTS chinh phục điểm cao IELTS nhanh chóng.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu