Nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn | Cách ứng dụng trong bài thi Reading
Đọc hiểu là kỹ năng ngôn ngữ bao hàm nhiều kỹ năng thành phần khác nhau. Trong đó, nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn là một trong những kỹ năng nền tảng giúp người đọc xử lý các thông tin trong văn bản. Bài viết này sẽ giới thiệu các dấu hiệu diễn ngôn thường gặp trong văn viết cũng như cách nhận biết và giải nghĩa chúng để hiểu được ý nghĩa của các câu, đoạn trong các bài viết. Qua đó, người học có thể cải thiện khả năng đọc hiểu và làm các bài thi Reading tốt hơn.
Key takeaways |
---|
|
Tổng quan về dấu hiệu diễn ngôn
Mối liên hệ giữa các câu, đoạn trong văn bản
Theo Khatib (2011) [1], tập hợp các câu chỉ tạo thành một văn bản nếu có mối quan hệ giữa các câu đó, nếu không chúng sẽ chỉ là một nhóm các câu không liên quan đến nhau.
Các câu và đoạn trong một bài viết có thể liên kết với nhau theo nhiều cách, được thể hiện thông qua hai tiêu chí:
Coherence: dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa cơ bản giữa các câu và mệnh đề
Cohesion: dựa vào một số yếu tố ngôn ngữ khác
Tác giả Brown và Yule (1983) [2] đã giới thiệu những yếu tố ngôn ngữ cấu thành nên tiêu chí cohesion bao gồm:
Liên hệ thông tin trước và sau
Thay thế thành phần câu
Rút gọn thành phần câu
Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa của các từ vựng
Các dấu hiệu liên kết hay dấu hiệu diễn ngôn
Định nghĩa, phân loại dấu hiệu diễn ngôn
Dấu hiệu diên ngôn (discourse marker) đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu và tài liệu dưới nhiều dạng thuật ngữ và định nghĩa khác nhau. Trong một nghiên cứu tổng quan về “discourse marker”, Fraser (1999) [3] kết luận rằng dấu hiệu diễn ngôn có những đặc điểm sau:
Có nguồn gốc từ liên từ, trạng từ và cụm giới từ
Báo hiệu mối quan hệ giữa cách diễn giải của câu hoặc đoạn chứa chúng với câu hoặc đoạn trước đó
Thể hiện ý nghĩa của một quy trình, không thể hiện một khái niệm
Được diễn giải và hiểu dựa vào ngữ cảnh
Munby (1978) [4] chia dấu hiệu diễn ngôn thành các nhóm dựa vào chức năng của chúng như sau:
Giới thiệu ý tưởng
Phát triển ý tưởng (bổ sung ý, củng cố lập luận)
Chuyển sang ý tưởng khác
Kết luận một ý tưởng
Nhấn mạnh một luận điểm
Giải thích hoặc làm rõ luận điểm đã nêu
Thể hiện quan điểm trái ngược
Mặt khác, các dấu hiệu diễn ngôn được phân loại theo Halliday và Hasan (1976) [5] như sau:
Bổ sung: giới thiệu thông tin mới, thay thế, diễn giải, ví dụ, so sánh
Phản đối: giới thiệu thông tin đối lập, phủ định, điều chỉnh, thừa nhận sự thật
Nguyên nhân: giới thiệu lý do, kết quả, mục đích
Thời gian: giới thiệu trình tự, cùng thời điểm, trước, sau
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu về tác động của các dấu hiệu diễn ngôn đối với khả năng đọc hiểu. Các kết quả cho thấy sự hiện diện của các dấu hiệu diễn ngôn giúp giảm thời gian đọc và cải thiện khả năng nhớ lại nội dung, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu các văn bản [1].
Dấu hiệu diễn ngôn được sử dụng trong cả văn nói và văn viết. Các từ và cụm từ trong văn viết mang tính trang trọng, trong khi những từ và cụm từ trong văn nói mang tính gần gũi, tự nhiên hơn. Bài viết này tập trung vào các dấu hiệu diễn ngôn trong văn viết.
Các dấu hiệu diễn ngôn thường gặp trong bài Reading
Giới thiệu, bổ sung, phát triển, chuyển hướng ý tưởng
Dấu hiệu diễn ngôn | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
at first, to begin with, first of all | Giới thiệu ý tưởng | To begin with, a strong marketing strategy is essential for reaching the target audience effectively. |
and, also, furthermore, in addition, besides | Bổ sung ý tưởng mới | In addition, effective communication ensures that tasks are completed efficiently. |
likewise, similarly | Giới thiệu ý tưởng tương tự | Similarly, setting clear priorities helps to focus on the important tasks. |
or, or else, alternatively, otherwise | Chuyển sang ý tưởng khác | Alternatively, hiring experienced professionals may provide immediate expertise and efficiency. |
Kết luận một ý tưởng
Dấu hiệu diễn ngôn | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
so, hence, therefore, consequently, for this reason, on account of this, as a result, as a consequence | Giới thiệu kết quả | For this reason, many health experts recommend at least 150 minutes of moderate-intensity activity each week. |
to sum up, in summary, in short, briefly, in brief | Đưa ra tóm tắt, kết luận | In brief, these improvements contribute to better communication and critical thinking abilities. |
Nhấn mạnh một luận điểm
Dấu hiệu diễn ngôn | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
absolutely, definitely, certainly, exactly, obviously, undoubtedly | Thể hiện tính chắc chắn, chính xác về một luận điểm | Undoubtedly, technology has transformed the way we communicate globally. |
amazingly, surprisingly, (un)fortunately, essentially, indeed, seriously | Thể hiện những tính chất cần nhấn mạnh khác của luận điểm | Indeed, many people find meditation helpful for reducing stress. |
Giải thích hoặc làm rõ luận điểm đã nêu
Dấu hiệu diễn ngôn | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
in other words, to clarify | Giải thích lại nội dung vừa trình bày | In other words, effective teamwork requires clear communication and mutual respect. |
for example, for instance | Đưa ra ví dụ minh hoạ cho luận điểm | For example, Sweden recycles nearly all of its waste. |
Thể hiện quan điểm trái ngược
Dấu hiệu diễn ngôn | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
yet, but, on the other hand, however, nevertheless, by contrast, on the contrary | Giới thiệu luận điểm trái ngược | On the contrary, some believe that stricter regulations will hinder economic growth rather than help it. |
though, although, despite, in spite of | Thể hiện sự nhượng bộ | Despite the lack of substantial evidence, the theory continues to be widely accepted in academic circles. |
in fact, actually, as a matter of fact | Thừa nhận sự thật | In fact, research shows that people who exercise regularly tend to live longer. |
instead (of), rather (than) | Điều chỉnh thông tin vừa trình bày | Instead of focusing solely on short-term profits, the company shifted its strategy towards long-term sustainability. |
Thể hiện thời gian, trình tự
Dấu hiệu diễn ngôn | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
then, next, after that, afterwards | Giới thiệu sự việc xảy ra tiếp theo | Afterwards, they analyzed the data to draw their final conclusions. |
previously, before that | Giới thiệu sự việc xảy ra trước | Previously, she worked as a teacher before starting her own business. |
at the same time, simultaneously, meanwhile, in the meantime | Giới thiệu sự việc xảy ra đồng thời | Simultaneously, multiple departments were working on different aspects of the project. |
finally, at last | Giới thiệu sự việc cuối cùng | Finally, after months of hard work, the construction of the new bridge was completed. |
first(ly), second(ly), third(ly) | Giới thiệu thứ tự sự việc diễn ra | Firstly, we need to address the financial issues before moving forward with the project. |
Ứng dụng kỹ năng nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn trong Reading
Các dấu hiệu diễn ngôn thường xuất hiện ở đầu câu, đoạn hoặc giữa các cụm từ, mệnh đề trong câu. Chúng chỉ rõ mối quan hệ giữa các ý tưởng, góp phần hoàn thiện cấu trúc, tính mạch lạc và ý nghĩa của văn bản.
Trong các bài thi Reading, người học cần trực tiếp vận dụng kỹ năng nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn để giải quyết các dạng câu hỏi như:
Tìm ý chính, nối tiêu đề: nhận biết dấu hiệu diễn ngôn để tìm câu chứa nội dung chính, kết luận; phân biệt nội dung chính với chi tiết.
Hoàn thành sơ đồ: nhận biết dấu hiệu diễn ngôn để tìm ra mối liên hệ, trình tự diễn ra các sự việc trong một quá trình.
Hoàn thành bài tóm tắt: nhận biết dấu hiệu diễn ngôn để hiểu cấu trúc của bài đọc, trình tự sắp xếp ý tưởng trong bài.
Nối các câu chưa hoàn chỉnh: nhận biết dấu hiệu diễn ngôn để liên kết các câu có mối liên hệ chặt chẽ, hợp lý.
Xác định mục đích, chức năng của thông tin: nhận biết dấu hiệu diễn ngôn để xác định mối liên hệ của câu chứa thông tin với các nội dung xung quanh.
Bên cạnh những dạng câu hỏi này, người học cũng cần nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn nhằm suy luận và tìm ra đáp án chính xác nhất cho những câu hỏi liên quan đến các nội dung được diễn giải phức tạp.
Các bước nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn trong Reading bao gồm:
Bước 1: Xác định dấu hiệu diễn ngôn
Dấu hiệu diễn ngôn thường xuất hiện ở đầu câu, đoạn hoặc giữa các cụm từ, mệnh đề trong câu. Chúng có thể là một từ hay cụm từ thuộc nhóm trạng từ, cụm giới từ, liên từ.
Bước 2: Xác định chức năng cơ bản của dấu hiệu diễn ngôn
Thông thường, mỗi dấu hiệu diễn ngôn đặc trưng cho một chức năng cụ thể như bổ sung thông tin, giới thiệu thông tin đối lập,… Tuy nhiên, chúng cũng có thể đại diện cho nhiều chức năng tương tự nhau. Như Fraser (1999) [3] đã đề cập, dấu hiệu diễn ngôn cần được diễn giải và hiểu theo ngữ cảnh.
Chẳng hạn, “then, next” có thể được dùng để bổ sung thông tin mới hoặc giới thiệu sự kiện tiếp theo trong một quy trình. Trong trường hợp khác, “meanwhile” có thể báo hiệu một sự việc diễn ra đồng thời với sự việc trước đó nhưng cũng có thể được dùng để đưa ra một thông tin đối lập.
Vì vậy, người học cũng cần đọc và phân tích các thông tin trước và sau câu chứa dấu hiệu diễn ngôn mục tiêu để xác nhận chức năng thật sự của các từ, cụm từ.
Bước 4: Suy luận và trả lời các câu hỏi
Sau khi xác nhận chức năng cụ thể của dấu hiệu diễn ngôn, người học dựa vào yêu cầu câu hỏi để phân tích và suy luận các thông tin trong bài nhằm tìm ra đáp án phù hợp.
Bài tập ứng dụng
Recycling has become an essential practice in the modern world, primarily due to the increasing concerns about pollution. Indeed, the accumulation of waste in landfills not only harms the environment but also contributes to air and water pollution. For example, plastic waste can take hundreds of years to decompose, releasing harmful chemicals into the soil and waterways in the process. Thus, addressing the pollution issue requires a concerted effort to improve recycling practices.
The recycling process involves several key steps. It begins with the collection of recyclable materials, such as paper, glass, metal, and plastics. Afterwards, these materials are sorted and cleaned to remove any contaminants. Before being used to manufacture new products, they are processed into raw materials.
Recycling offers numerous benefits beyond reducing pollution. For instance, recycling aluminum saves up to 95% of the energy required to produce new aluminum from bauxite ore. Additionally, recycling creates jobs in the recycling and manufacturing industries, thus contributing to economic growth. Furthermore, it fosters a sense of environmental responsibility within communities, encouraging individuals to be more mindful of their consumption habits.
1. Why does the author mention “accumulation of waste in landfills”?
A. To emphasize the concerns about pollution.
B. To give an example about concerns about pollution.
C. To introduce the consequences of pollution.
D. To introduce the cause of pollution.
2. How does the author organize the ideas in the third paragraph?
A. By comparing and contrasting different impacts of recycling
B. By listing different positive impacts of recycling.
C. By analyzing one specific impact of recycling.
D. By listing different positive impacts of recycling and emphasizing one of them.
3. Why does the author mention the number “95%” in the third paragraph?
A. To explain how recycling is recycled.
B. To conclude the result of recycling.
C. To present the amount of energy that can be saved.
D. To present the amount of waste that have been recycled.
4. How does recycling contribute to economic growth?
A. It saves energy.
B. It gives rise to new job opportunities.
C. It cuts down on energy consumption.
D. It enhances consumer responsibility towards the environment.
5. Complete the diagram below.
construct | gather | convert | classify | eliminate |
Đáp án:
A (dựa vào “indeed”)
B (dựa vào “for instance”, “additionally”, “furthermore”)
C (dựa vào “for instance”)
B (dựa vào “thus”)
(1) gather (2) classify (3) eliminate (4) convert (5) construct (dựa vào “it begins with”, “afterwards”, “before”)
Đọc thêm các phương pháp cải thiện kỹ năng Reading:
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu tổng quát về kỹ năng nhận biết các dấu hiệu diễn ngôn trong văn viết cũng như cách áp dụng chúng trong quá trình ôn tập và làm bài Reading. Người học cần thường xuyên luyện tập để có thể thành thạo kỹ năng này cũng như cần tìm hiểu các kỹ năng thành phần khác trong Reading để đọc hiểu hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh, người học có thể đặt câu hỏi trên diễn đàn ZIM Helper để được hỗ trợ giải đáp.
Nguồn tham khảo
“Comprehension of Discourse Markers and Reading Comprehension.” English Language Teaching, http://dx.doi.org/10.5539/elt.v4n3p243. Accessed 23 September 2024.
“Discourse Analysis.” Cambridge University Press, https://www.cambridge.org/core/books/discourse-analysis/D843DACCBBC07EBA1D088891EF6BEED8#fndtn-information. Accessed 23 September 2024.
“What are discourse markers? .” Journal of Pragmatics, https://doi.org/10.1016/S0378-2166(98)00101-5. Accessed 23 September 2024.
“Communicative Syllabus Design.” Cambridge University Press, https://books.google.com.vn/books?id=mFJUqCs5da0C&printsec=frontcover&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false. Accessed 23 September 2024.
“Cohesion in English.” Longman, https://books.google.com.vn/books?id=zMBZAAAAMAAJ&source=gbs_book_other_versions. Accessed 23 September 2024.
“Discourse markers (so, right, okay).” Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/discourse-markers-so-right-okay. Accessed 23 September 2024.
Bình luận - Hỏi đáp