Những lỗi sai thường gặp khi làm dạng bài Diagram Labelling trong IELTS Reading

Bài viết giúp thí sinh ý thức được những lỗi sai khi làm bài Diagram Labelling để tăng độ chính xác khi làm bài
author
Trần Nhật Nam
25/07/2022
nhung loi sai thuong gap khi lam dang bai diagram labelling trong ielts reading

Diagram Labelling được xem là dạng bài tương đối khó đối với nhiều thí sinh vì nó yêu cầu thí sinh phải nhìn hiểu diagram và thường có nhiều từ vựng chuyên ngành, chẳng hạn như nói về cấu tạo và các bộ phận của một máy móc kĩ thuật. Tuy nhiên, nhiều thí sinh cho biết dù đã biết và áp dụng đúng chiến thuật làm bài, họ vẫn còn làm sai. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích những lỗi sai thường gặp của thí sinh trong dạng bài này, từ đó đề xuất cách khắc phục, giúp thí sinh nâng cao độ chính xác khi làm bài.

Key takeaways

Năm lỗi sai thường gặp là:

  • Điền quá số từ cần điền

    Cách khắc phục: đọc kĩ chỉ dẫn và chú ý giới hạn số từ cần điền

  • Điền sai thứ tự câu hỏi

    Cách khắc phục: chú ý thứ tự câu hỏi, kiểm tra kĩ sau khi điền đáp án

  • Chưa biết tận dụng hình ảnh được cho

Cách khắc phục: kết hợp sử dụng hình ảnh + văn bản chứa câu hỏi để hiểu rõ diagram

  • Chỉ tìm từ khóa mà không hiểu gì về đoạn đọc

Cách khắc phục: chia việc học reading thành 2 quá trình: luyện đề (chú ý việc đọc hiểu và nâng cao vốn từ kĩ năng), luyện thi (làm dưới áp lực phòng thi, áp dụng chiến thuật để làm nhanh và chính xác nhất có thể)

  • Không phân tích kết quả làm bài

    Cách khắc phục: phân tích nguyên nhân lỗi sai và tìm cách khắc phục sau mỗi lần làm bài

Những lỗi sai thường gặp và cách khắc phục

 image-alt

Điền sai số từ

Dưới áp lực phòng thi, thí sinh cố gắng tận dụng mỗi giây trôi qua để làm bài và nhiều thí sinh không dành thời gian đọc đề và chỉ dẫn, không chú ý số từ cần điền dẫn đến hậu quả điền dư từ không cần thiết và có đáp án không chính xác.

Cách khắc phục

Bước đầu tiên, thí sinh nhìn vào phần chỉ dẫn, khoanh tròn giới hạn số từ cần điền, thí sinh luôn thực hiện bước này mỗi khi làm bài để nó trở thành thói quen trong phòng thi:

image-altSau khi làm xong hết phần diagram, thí sinh nhìn lại đáp án kiểm tra lần nữa cho chắc chắn rồi mới chuyển sang phần tiếp theo.

Sai thứ tự câu hỏi

Thông thường thí sinh hay có xu hướng nhìn theo chiều kim đồng hồ hay trái sang phải, tuy nhiên thứ tự câu hỏi đôi khi có thể không theo một trật tự nhất định vì vậy nếu thí sinh không chú ý, có khả năng cao là sẽ điền sai đáp án:

image-alt

(Cambridge IELTS 11, test 2, trang 44)

Cụ thể, trong ví dụ trên, thí sinh theo thói quen và không chú ý thứ tự câu hỏi, họ tìm câu trả lời cho câu 9 xong rồi họ làm đến câu 11 nhưng lại điền đáp án vào câu 10.

Cách khắc phục

Đây là dạng câu hỏi không theo thứ tự, nên thí sinh cần đặc biệt chú ý đến số câu hỏi trong quá trình làm bài, và sau khi làm xong hết phải kiểm tra lại xem các đáp án thí sinh điền có đúng vị trí hay chưa.

Chỉ nhìn key words không nhìn hình

image-alt

 

Trong câu 10 có cụm từ this part, nếu thí sinh không nhìn hình họ sẽ không biết phần này là phần nào nên khả năng cao là họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm câu trả lời hoặc có khả năng cao là đưa ra câu trả lời không chính xác.

Cách khắc phục

Thí sinh nên tận dụng, kết hợp hình ảnh cùng văn bản để hiểu hơn về diagram vì đây là những hình ảnh này được đưa vào đề thi để giúp thí sinh đọc hiểu và tìm đáp án dễ dàng hơn chứ không để thách thức thí sinh.

Ví dụ:

Câu 10: Builders used___ as a material for this part

Trong câu 10 này, thí sinh phải đọc và tìm một danh từ làm nguyên liệu cho this part. Nếu không nhìn vào hình ảnh, thí sinh sẽ không biết this part là phần nào và việc định vị được thông tin một cách chính xác là vô cùng khó, khiến thí sinh tốn rất nhiều thời gian cho câu hỏi này.

Vì vậy, thí sinh phải kết hợp nhìn hiểu hình minh họa để tìm được đáp án dễ dàng hơn.


image-alt

Quan sát kĩ, this part ở đây chính là cái lớp bên dưới ngăn cách lớp sàn nằm ngang đặt với những thanh cột thẳng đứng, vì vậy thí sinh cần đọc kĩ và tìm nguyên liệu của lớp ngăn cách này.

+ Key words: this part (lớp ngăn cách giữa sàn nằm ngang với những thanh cột thẳng đứng)

Scan tìm key words và định vị thông tin trong bài đọc:

Floor tiles were not placed directly onto the pilae but separated by a layer of concrete, or at least a primitive version of it. This would have made the whole structure more solid, and helped reduce the risk of fire spreading to upper levels. The walls of the rooms above the heating system were made of bricks, but the key point here is that they were hollow, in order to allow heat to rise around the rooms and provide insulation. Some have been recovered from the Hensham villa and are now undergoing preservation treatment.

Đọc kĩ, thí sinh tìm được các từ khóa floor tiles (lớp sàn nằm ngang), the pilae (thanh cột), seperated by (ngăn cách) và từ đó suy ra được đáp án cần tìm là concrete. Nếu thí sinh không xác định đúng this part, thí sinh sẽ không biết giữa concrete và bricks đâu là đáp án chính xác, tuy nhiên bricks là chất liệu của bức tường bên trên, không phải lớp sàn.

Chỉ tìm từ khóa mà không hiểu gì về đoạn đọc

Vì quá phụ thuộc vào kĩ thuật làm bài, nhiều thí sinh chỉ tìm thật nhanh key words rồi scan tìm đáp án trong bài đọc mà không hề hiểu câu chứ câu hỏi nghĩa gì, khiến họ khó tìm được vị trí trong câu hỏi và tăng khả năng đưa ra đáp án không chính xác. Mặc dù việc dựa vào thủ thuật làm bài (kĩ năng xác định từ khóa, scan, skim) giúp thí sinh tìm đáp án nhanh hơn, nếu quá phụ thuộc, nó ảnh hưởng xấu đến khả năng đọc hiểu của thí sinh, và đây cũng là nguyên nhân chính khiến họ dậm chân tại chỗ và không đạt tiến bộ rõ rệt dù đã làm rất nhiều đề.

Cách khắc phục

khi làm bài, thí sinh không chỉ nên đi tìm đáp án mà còn nên chú trọng việc đọc hiểu. Chỉ khi vốn từ và khả năng đọc hiểu của thí sinh thực sự được cải thiện thì chiến thuật làm bài mới phát huy tối đa tác dụng của nó, giúp thí sinh vừa làm nhanh vừa chính xác.

Ngoài ra, trong quá trình ôn luyện, thí sinh có thể chia thành hai giai đoạn:

  • Luyện đề: chú trọng việc đọc hiểu bài đọc, hiểu tại sao họ làm sai và tại sao một đáp án khác mới chính xác. Trong quá trình này, thí sinh không làm dưới áp lực thời gian mà họ có thể dành 30 phút thậm chí là cả một giờ để có thể thật sự hiểu bài đọc và hiểu câu hỏi. Khi có thêm thời gian, thí sinh cố gắng đọc qua bài đọc trước cố gắng nắm ý chính rồi mới đi lần lượt trả lời từng câu hỏi, một khi thí sinh có khả năng hiểu tốt, họ thậm chí có thể nhớ vị trí của nhiều thông tin trong đoạn mà không cần scan nhiều lần. Ngoài ra, khi không có áp lực thời gian, thí sinh còn có thể phân tích câu hỏi kĩ hơn, dự đoán đầy đủ từ cần điền (xem minh họa cụ thể ở phần bài tập), quá trình này sẽ thực sự cải thiện khả năng đọc hiểu của thí sinh nếu được thực hiện kiên trì và đều đặn.

  • Kiểm tra hiệu quả luyện đề: thí sinh mô phỏng làm bài đọc dưới điều kiện thi thật, cố gắng dựa vào chiến thuật và khả năng đọc hiểu để tìm đáp án nhanh nhất có thể để kiểm tra hiệu quả của quá trình luyện đề và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Bước này thí sinh có thể tập trung thực hiện hơn vào khoảng một tháng trước khi thi chính thức.

    Thông thường, tác giả thường dành những ngày trong tuẩn cho quá trình luyện đề (không áp lực thời gian, chú trọng đọc hiểu và đưa ra đáp án đúng) và kiểm tra hiệu quả đó bằng cách làm đề thi thử vào cuối tuần.

Không phân tích kết quả làm bài

Một số thí sinh thường có tâm lý lười kiểm tra đáp án sau khi làm bài, họ nghĩ chỉ cần làm nhiều đề thì sẽ có thể tiến bộ. Tuy nhiên, nếu thí sinh không phân tích lỗi sai, họ không xác định được vấn đề hay sai lầm họ đang gặp phải và vì lẽ đó cứ lặp đi lặp lại một sai lầm mỗi lần làm bài . Khi đó, dù có cố gắng làm nhiều đề như thế nào đi chăng nữa, thí sinh khó thể đạt tiến bộ rõ rệt.

image-alt(The key to IELTS success, Pauline Cullen, trang 10)

Cách khắc phục

Sau khi làm bài, thí sinh phải phân tích nguyên nhân lỗi sai và tìm cách khắc phục cho chúng rồi sau đó tra và học từ vựng một cách có chọn lọc, ưu tiên học những từ thường gặp, một số cụm từ quá chuyên ngành hay thuật ngữ khoa học có thể được bỏ qua.

Ngoài ra, sau khi tra từ và học từ mới, thí sinh nên đọc lại một lần nữa toàn bộ bài đọc để nâng cao khả năng đọc hiểu đồng thời kiểm tra xem họ đã nhớ được từ vựng đã học hay chưa, đây là yếu tố cốt lỗi giúp thí sinh nhanh tiến bộ. Thí sinh có thể kiểm tra độ hiểu của bản thân bằng cách kế bên mỗi đoạn, viết một câu ngắn gọn để tóm tắt đoạn đó:

The Romans Reveal their Secrets

As Katherine Sheen rested on the banks of Hensham river on 3 August 2005, her gaze fell upon a small, dirt-covered object amongst a tangle of tree roots. Cleaning away the soil, she realised it was a leather pouch. It fell apart as Katherine opened it, and the items inside fell to the ground. Although her university degree had merely touched on the Roman occupation of ancient Britain, providing a very general overview of everyday activities, once she'd rubbed off some of the dirt, Katherine immediately identified the coins in her hand as coming from that era. Despite their discoloration, Katherine had no doubt they were historically significant. As soon as she got home, she informed the police of her find.

 —> The discovery of a leather pouch and the coins from ancient Britain

That might have been the end of the story — except for the fact that the farmer who owned the adjacent field then mentioned the lines of large stones his plough kept running into. By mid-August, with the farmer's permission, a team of archaeologists, led by Professor Kevin Durrand, were camped out in the field. Durrand had previously worked on other projects where pieces of ancient pottery and the discovery of an old sword had led archaeologists to unearth sizeable Roman settlements. He was keen to start excavations at Hensham, and had got funding for a three-month dig. What his team eventually discovered, three weeks into excavations, were the remains of the outer walls of a Roman villa. As many Romans in Britain simply lived in wooden houses with thatched roofs, the family that occupied the villa must have been very wealthy. As the team continued their work, they looked for evidence that might indicate whether the villa had been attacked and purposely demolished, or fallen into such a poor state that it eventually collapsed. Looking at the way a set of slate roof tiles had fallen to the ground, they decided on the latter. What caused the noble Roman family and their servants to abandon the villa remains open to speculation. Another find was six blue beads, crafted from glass, which the archaeologists speculated were part of a necklace. Durrand has previously found gold bracelets on other sites, but for him the beads are no less significant. 'Every find contributes to the story,' he says.

—> archaeologists came out in the fields and their findings (walls of a villa, six blue beads)

 Thí sinh làm tương tự cho các đoạn còn lại sau khi hoàn thành xong bài tập thực hành.

Bài tập thực hành

Thí sinh trả lời câu hỏi từ 8 đến 13, sau đó phân tích xem có phạm phải những sai lầm tác giả đã đề cập ở phần lý thuyết hay không, nếu có hãy ghi nhận lại và làm theo cách khắc phục, rút kinh nghiệm cho lần làm bài tiếp theo

The Romans Reveal their Secrets

As Katherine Sheen rested on the banks of Hensham river on 3 August 2005, her gaze fell upon a small, dirt-covered object amongst a tangle of tree roots. Cleaning away the soil, she realised it was a leather pouch. It fell apart as Katherine opened it, and the items inside fell to the ground. Although her university degree had merely touched on the Roman occupation of ancient Britain, providing a very general overview of everyday activities, once she'd rubbed off some of the dirt, Katherine immediately identified the coins in her hand as coming from that era. Despite their discoloration, Katherine had no doubt they were historically significant. As soon as she got home, she informed the police of her find.

That might have been the end of the story — except for the fact that the farmer who owned the adjacent field then mentioned the lines of large stones his plough kept running into. By mid-August, with the farmer's permission, a team of archaeologists, led by Professor Kevin Durrand, were camped out in the field. Durrand had previously worked on other projects where pieces of ancient pottery and the discovery of an old sword had led archaeologists to unearth sizeable Roman settlements. He was keen to start excavations at Hensham, and had got funding for a three-month dig. What his team eventually discovered, three weeks into excavations, were the remains of the outer walls of a Roman villa. As many Romans in Britain simply lived in wooden houses with thatched roofs, the family that occupied the villa must have been very wealthy. As the team continued their work, they looked for evidence that might indicate whether the villa had been attacked and purposely demolished, or fallen into such a poor state that it eventually collapsed. Looking at the way a set of slate roof tiles had fallen to the ground, they decided on the latter. What caused the noble Roman family and their servants to abandon the villa remains open to speculation. Another find was six blue beads, crafted from glass, which the archaeologists speculated were part of a necklace. Durrand has previously found gold bracelets on other sites, but for him the beads are no less significant. 'Every find contributes to the story,' he says.

On the outer western wall, the archaeologists uncovered a number of foundation stones. On one is carved what the archaeologists made out to be a Latin inscription. But as the stone itself has endured centuries of erosion, the team has yet to work out what it says. Another find was a section of traditional Roman mosaic. Although incomplete, enough pieces remain to show a geometrical pattern and stylised fish. From this, Durrand assumes that a bath house would have been a feature of the villa. While his team have so far not found any hard proof of this, Durrand is confident it will turn out to be the case.

Something that the team are particularly excited about is evidence of a heating system, which would have served the Roman family and their visitors well in winter months. Although much of the system has long since crumbled at Hensham, Durrand and his team believe it would have been based on a typical Roman hypocaust; they have created a model for visitors to see. The furnace that produced the hot air needed to be kept burning all the time, a task that would have fallen to the villa's slaves. As large branches would have taken too long to produce the heat required, it is more likely that twigs would have been gathered from surrounding woodland instead. Another fuel source used in some Roman hypocausts was charcoal, but evidence for this at Hensham has not presented itself. The underfloor space was made by setting the floor on top of piles of square stones. Known as pilae, these stones stood approximately two feet high. The gap this created meant that the hot air coming out of the furnace was not trapped and restricted. Instead its distribution around the pilae and under the floor was free flowing. Floor tiles were not placed directly onto the pilae but separated by a layer of concrete, or at least a primitive version of it. This would have made the whole structure more solid, and helped reduce the risk of fire spreading to upper levels. The walls of the rooms above the heating system were made of bricks, but the key point here is that they were hollow, in order to allow heat to rise around the rooms and provide insulation. Some have been recovered from the Hensham villa and are now undergoing preservation treatment.

Another feature of the heating system that archaeologists have identified at Hensham was its clay pipes. These were cleverly built into the wall so as not to take up space. The principal reason for including the pipes was to let out air through a vent in the roof once it had cooled down. What the Romans may not have realised, however, was that gas produced by the burning fuel was expelled in this way too. In high doses, it could have been lethal if it had leaked into the upper levels. Inside the rooms in the villa, a layer of plaster would have been applied to the walls and painted in rich colours. Sadly, none of the original plaster at Hensham still exists. However, some of the tiles that the family would have walked on have survived. They would certainly have felt warm underfoot and helped generate an indoor climate that the family could relax in. In its day, the Hensham hypocaust would have been a remarkable piece of engineering.

image-alt

(IELTS Trainer 2, Exam Practice Test 4, Passage 1, trang 131-132)

 

Hướng dẫn giải chi tiết

Trong phần này, tác giả hướng dẫn chi tiết quá trình tư duy, tiếp cận để giải quyết dạng bài này, tuy nhiên đây là hướng tiếp cận cho quá trình ôn luyện có thể tốn nhiều thời gian hoàn thành hơn bình thường, tuy nhiên cách làm này sẽ giúp thí sinh hiểu sâu hơn và tìm được đáp án dễ dàng hơn khi đi thi thật.

Bước 1: Đọc kĩ phần chỉ dẫn để xác định số từ cần điền

No more than two words nghĩa là thí sinh chỉ được điền tối đa hai từ vào chỗ trống.

Bước 2: Tìm hiểu diagram

Thí sinh đọc kĩ tiêu đề diagram, đọc qua các câu hỏi kết hợp với hình ảnh, sau đó scan nhanh xác định được thông tin trả lời cho diagram này nằm ở hai đoạn cuối.

Thí sinh skim nhanh hai đoạn này để nắm ý chính, trong quá trình skim có thể gạch dưới những bộ phận chính của heating system xuất hiện ở các câu hỏi:

Something that the team are particularly excited about is evidence of a heating system, which would have served the Roman family and their visitors well in winter months. Although much of the system has long since crumbled at Hensham, Durrand and his team believe it would have been based on a typical Roman hypocaust; they have created a model for visitors to see. The furnace that produced the hot air needed to be kept burning all the time, a task that would have fallen to the villa's slaves. As large branches would have taken too long to produce the heat required, it is more likely that twigs (8) would have been gathered from surrounding woodland instead. Another fuel source used in some Roman hypocausts was charcoal, but evidence for this at Hensham has not presented itself. The underfloor space was made by setting the floor on top of piles of square stones. Known as pilae, these stones stood approximately two feet high. The gap this created meant that the hot air coming out of the furnace was not trapped and restricted. Instead its distribution around the pilae and under the floor was free flowing. Floor tiles were not placed directly onto the pilae but separated by a layer of concrete, or at least a primitive version of it. This would have made the whole structure more solid, and helped reduce the risk of fire spreading to upper levels. The walls of the rooms above the heating system were made of bricks, but the key point here is that they were hollow, in order to allow heat to rise around the rooms and provide insulation. Some have been recovered from the Hensham villa and are now undergoing preservation treatment.

Another feature of the heating system that archaeologists have identified at Hensham was its clay pipes. These were cleverly built into the wall so as not to take up space. The principal reason for including the pipes was to let out air through a vent in the roof once it had cooled down. What the Romans may not have realised, however, was that gas produced by the burning fuel was expelled in this way too. In high doses, it could have been lethal if it had leaked into the upper levels. Inside the rooms in the villa, a layer of plaster would have been applied to the walls and painted in rich colours. Sadly, none of the original plaster at Hensham still exists. However, some of the tiles that the family would have walked on have survived. They would certainly have felt warm underfoot and helped generate an indoor climate that the family could relax in. In its day, the Hensham hypocaust would have been a remarkable piece of engineering.

Việc đọc nhanh sẽ giúp thí sinh hiểu sơ lược về hai hệ thống lò sưởi, và giúp thí sinh tìm từ khóa nhanh hơn khi trả lời từng câu hỏi.

Sau khi đã thực hiện bước 1 và 2, thí sinh lần lượt giải quyết từng câu hỏi:

Câu 8: ____ were constantly added to the furnance by slaves

Phân tích câu hỏi:

+ Hiểu: cái gì được slaves thêm vào the furnace (lò nung), thí sinh có thể nhìn hình để hiểu hơn và có thể dự đoán đây là một danh từ chỉ nhiên liệu

+ Key word: slaves, the furnace

Scan tìm key words:

Key words có thể được tìm thấy ở dòng 4, 5 của đoạn gần cuối, sau đó thí sinh đọc kĩ các câu liên quan để tìm đáp án. Theo thông tin trong bài đọc, lò nung sẽ tạo ra luồng khí nóng để giúp lửa cháy liên tục và việc này được thực hiện bởi nô lệ, tuy nhiên thí sinh phải đọc tiếp các câu tiếp theo để xem họ làm gì để tạo ra sức nóng này. Đọc kĩ, thí sinh tìm được twigs là đáp án chính xác, woodland sẽ không phải là đáp án đúng vì trong bài có đề cập nó to nên tốn nhiều thời gian để tạo ra sức nóng cần thiết.

The furnace that produced the hot air needed to be kept burning all the time, a task that would have fallen to the villa's slaves. As large branches would have taken too long to produce the heat required, it is more likely that twigs (8) would have been gathered from surrounding woodland instead. Another fuel source used in some Roman hypocausts was charcoal, but evidence for this at Hensham has not presented itself.

Thí sinh điền đáp, án kiểm tra lại và nếu hợp lí thì chuyển sang câu tiếp theo.

Câu 9: The height of the pilae helped with the ____of air produced by the furnace

Phân tích câu hỏi:

+Hiểu: Chiều cao của pilae (nhìn hình giống như cái cột) giúp ……. của luồng khí tạo ra bởi lò nung. Từ cần điền vào chỗ trống là danh từ

+Key word: the height of the pilae

Scan tìm key words và định vị thông tin trong bài đọc:

Known as pilae, these stones stood approximately two feet high. The gap this created meant that the hot air coming out of the furnace was not trapped and restricted. Instead its distribution around the pilae and under the floor was free flowing.

Đọc kĩ, its đề cập đến the hot air coming out of the furnace, vì vậy, distribution là đáp án.

Thí sinh điền đáp, án kiểm tra lại và nếu hợp lí thì chuyển sang câu tiếp theo.

Câu 10: Builders used___ as a material for this part

Phân tích câu hỏi:

+ Hiểu: trong câu hỏi có chỉ từ this nên thí sinh cần nhìn hình xem đó là phần nào:


image-alt

Quan sát kĩ, this part ở đây là cái kẽ ngăn cách lớp sàn nằm ngang và cột trụ thẳng đứng ở phía dưới, nên thí sinh cần tìm danh từ chỉ chất liệu cho lớp ngăn này.

+ Key words: this part (lớp ngăn, lớp sàn nằm ngang, cột trụ)

Scan tìm key words và định vị thông tin trong bài đọc:

Floor tiles were not placed directly onto the pilae but separated by a layer of concrete, or at least a primitive version of it. This would have made the whole structure more solid, and helped reduce the risk of fire spreading to upper levels. The walls of the rooms above the heating system were made of bricks, but the key point here is that they were hollow, in order to allow heat to rise around the rooms and provide insulation. Some have been recovered from the Hensham villa and are now undergoing preservation treatment.

Đọc kĩ, thí sinh tìm được đáp án cần tìm là concrete. Nếu thí sinh không xác định đúng this part, họ sẽ không biết giữa concrete và bricks đâu là đáp án chính xác, tuy nhiên bricks là chất liệu của bức tường bên trên, không phải this part.

Câu 11: The use of ____ meant walls were well insulated

Phân tích câu hỏi:

+ sử dụng cái gì giúp tường được well insulated (tăng sự cách ly), đây cũng có thể là một chất liệu nào đó

+ Key words: walls, well-insulated

Scan tìm key words và định vị thông tin trong bài đọc:

The walls of the rooms above the heating system were made of bricks, but the key point here is that they were hollow, in order to allow heat to rise around the rooms and provide insulation. Some have been recovered from the Hensham villa and are now undergoing preservation treatment.

Chất liệu của walls band dầu được đề cập là bricks nhưng do phần sau có nhấn mạnh là but the key point here is that they were hollow, in order to allow heat to rise around the rooms and provide insulation, vì vậy đáp án chính xác phải là HOLLOW BRICKS, nếu thí sinh điền bricks thì sẽ không chính xác.

Câu 12: Cold air escaped from pipes, as well as dangerous _____

Phân tích câu hỏi:

+ Hiểu: hai cái thoát ra khỏi ống là cold air và cái gì đó nguy hiểm

+ key words: cold airs, pipe, dangerous

Scan tìm key words và định vị thông tin trong bài đọc:

Another feature of the heating system that archaeologists have identified at Hensham was its clay pipes. These were cleverly built into the wall so as not to take up space. The principal reason for including the pipes was to let out air through a vent in the roof once it had cooled down. What the Romans may not have realised, however, was that gas produced by the burning fuel was expelled in this way too. In high doses, it could have been lethal if it had leaked into the upper levels

Cold air —> air through a vent in the roof once it had cooled down

Dangerous —> lethal

Đọc kĩ hai câu cuối, thí sinh tìm được đáp án là gas

Lethal à it —> that gas

Nhìn lại câu hỏi đáp án phải điền là gas, hợp lí nên chuyển sang câu cuối cùng.

Câu 13: Fitted surfaces created a comfortable ________

Phân tích câu hỏi:

+ Hiểu: bề mặt tạo ra …. thoải mái

+ Key words: fitted surfaces, comfortable

Scan tìm key words và định vị thông tin trong bài đọc:

However, some of the tiles that the family would have walked on have survived. They would certainly have felt warm underfoot and helped generate an indoor climate that the family could relax in. In its day, the Hensham hypocaust would have been a remarkable piece of engineering.

Fitted surfaces —> the tiles that the family would have walked

Comfortable —> the family could relax in

Đọc kĩ, thí sinh tìm được đáp án là indoor climate

Nhìn lại câu hỏi, đáp án hợp lí, thí sinh hoàn thành bài đọc, thí sinh kiểm tra lại đáp án (lỗi chính tả và xem đã điền đúng số câu hay chưa) sau đó chuyển sang bài đọc tiếp theo.

 Tổng kết

Bài viết giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan về những lỗi sai thường gặp khiến thí sinh chưa tiến bộ để họ tránh phạm phải những sai lầm tương tự. Hy vọng với những kiến thức này, thí sinh có thể tự phát hiện lỗi sai của họ và có thể hoàn toàn tự tin chinh phục dạng bài này.

Tham khảo thêm ôn thi IELTS tại trung tâm ZIM Academy để được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và có một lộ trình học cá nhân hóa tối ưu nhất.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu