Những lỗi thường gặp trong IELTS Listening dạng Table Completion và cách khắc phục

Bài viết sau sẽ chỉ ra các lỗi thường gặp trong IELTS Listening mà thí sinh thường gặp ở dạng bài này thông qua các ví dụ và nêu ra cách khắc phục nhằm hỗ trợ thí sinh trong quá trình học và ôn luyện. 
author
ZIM Academy
13/05/2021
nhung loi thuong gap trong ielts listening dang table completion va cach khac phuc

Dạng bài Notes/Table/Flow chart completion (Điền thông tin vào bảng/ ghi chú/ biểu mẫu) là dạng câu hỏi phổ biến trong IELTS Listening. Bài viết sau sẽ chỉ ra các lỗi thường gặp trong IELTS Listening mà thí sinh thường gặp ở dạng bài này thông qua các ví dụ và nêu ra cách khắc phục nhằm hỗ trợ thí sinh trong quá trình học và ôn luyện. 

Tổng quan về dạng bài Notes/Table/Flow chart completion trong IELTS Listening 

Dạng bài Completion (Điền vào chỗ trống) có thể xuất hiện trong cả bốn phần của bài thi IELTS Listening. Đối với dạng câu hỏi này, thông thường thí sinh được yêu cầu điền các thông tin liên quan đến cá nhân (personal information) ví dụ như tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ và một số thông tin khác tùy thuộc vào chủ đề của cuộc trò chuyện (topic related information).

Xem thêm: Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài

Các lỗi thường gặp ở dạng bài Notes/Table/Flow chart completion và cách khắc phục trong IELTS Listening

Không chú ý đến giới hạn từ (word limit) 

Giới hạn từ là số từ tối đa thí sinh có thể viết vào chỗ trống. Trước mỗi phần thi nghe, trên đề sẽ luôn có một dòng hướng dẫn. Ví dụ: 

“Complete the form below. Write one word and/or a number for each answer” 

Trong ví dụ trên, one word and/or a number là giới hạn từ.  Đề bài yêu cầu thí sinh chỉ được viết 1 từ và/ hoặc 1 số. 

hoặc:

“Write no more than three words and/or a number for each answer” 

Với đề bài này, no more than three words and/or a number là giới hạn từ, thí sinh được viết tối đa 3 từ và/ hoặc 1 số.

Khi làm bài, một số thí sinh có xu hướng bắt đầu đọc câu hỏi ngay khi bắt đầu làm bài và bỏ qua đề bài. Điều này có thể dẫn đến đáp án sai vì thí sinh điền quá số lượng từ cho phép hoặc có thể làm thí sinh phân tâm khi nghe, đây là một trong những lỗi sai thường gặp trong IELTS Listening.

Có một số trường hợp, khi file nghe đã được phát lúc này thí sinh mới chợt nhớ ra mình cần phải chú ý đến giới hạn từ và dành thời gian đọc lại đề. Việc này dễ làm thí sinh bị phân tâm hoặc thậm chí là bỏ lỡ thông tin cần thiết để điền vào chỗ trống.  

Xem thêm: IELTS Listening: Các chiến lược nghe hiểu cho người mới bắt đầu

Cách khắc phục

Khi bắt đầu làm bài, bước đầu tiên thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn và khoanh tròn giới hạn từ để làm nổi bật và ghi nhớ trong suốt quá trình nghe số lượng từ mình được điền vào chỗ trống. Thí sinh nên ưu tiên đọc đề/ hướng dẫn trước khi đọc câu hỏi tránh trường hợp quên hoặc bỏ qua.  

Lưu ý: Các từ có dấu gạch ngang ở giữa sẽ được tính là 1 từ. 

Ví dụ: 

mother-in-law (mẹ chồng/ mẹ vợ)  

easy-going (dễ tính) 

Lỗi chính tả (spelling) 

Viết đúng chính tả được xem là một yêu cầu quan trọng trong bài thi IELTS Listening vì nếu thí sinh chỉ sai một chữ cái trong một từ hoặc một con số trong một dãy số thì đáp án đó sẽ được chấm là sai. Trong phần này, tác giả sẽ phân loại lỗi chính tả thường gặp trong IELTS Listening mà thí sinh hay gặp phải thành hai mục chính như sau:

Lỗi chính tả ở các câu hỏi đánh vần

Có hai lỗi phổ biến bao gồm

Thứ nhất, không phân biệt được các cặp chữ cái có âm gần giống nhau:

M – N, P – B, T – D, X- S, J-G, A-H

Thứ hai, không phân biệt được số và chữ cái có âm gần giống nhau:

A – 8 /eɪ/ –  /eɪt/

H – 8  /eɪtʃ/ – /eɪt/

Cách khắc phục

Luyện tập phát âm được xem là một cách hiệu quả để cải thiện lỗi chính tả. Hiện nay, người học thường tập trung vào cách đọc của một từ hoàn chỉnh mà quên đi tầm quan trọng của việc học phát âm từng chữ cái. Việc phát âm đúng từng chữ cái sẽ giúp cải thiện kỹ năng nghe (đặc biệt là những câu hỏi yêu cầu nghe người nói đánh vần), đồng thời làm phát triển kỹ năng nói của thí sinh.

Trong quá trình luyện tập, thí sinh cần tìm ra điểm khác biệt giữa các cặp âm tương tự nhau, sau đó xây dựng thói quen nhấn mạnh điểm khác biệt đó khi đọc các từ có chứa chữ cái đó. Ví dụ:

(Đối với cặp chữ cái B-P)

Khi luyện tập, người học đưa một bàn tay ra trước miệng. Khi phát âm chữ cái B sẽ không có hơi thổi ra lòng bàn tay, ngược lại, khi phát âm chữ cái P, người học sẽ cảm nhận được hơi trong lòng bàn tay. Đây chính là sự khác biệt của cặp chữ này. Khi gặp các từ có chứa âm P ở cuối như jump/ sheep/ soup, thí sinh cần tập thói quen không bỏ sót âm cuối /p/ khi nói nhằm ghi nhớ được sự khác biệt giữa /p/ và /b/. 

  • Không bỏ qua âm cuối

Bên cạnh việc luyện tập, chú ý đến âm cuối (ending sounds) trong quá trình nghe là một yếu tố quan trọng giúp người nghe hạn chế được các lỗi sai về số và chữ cái có âm gần giống nhau.

Khi nghe đến câu hỏi đánh vần, thí sinh cần tập trung vào các âm cuối của từng chữ cái/ số để xác định đúng thông tin cần điền. Ví dụ 

Đối với cặp chữ và số  A-H-8, âm cuối chính là sự khác biệt quan trọng.

 A /eɪ/ – H /eɪtʃ/ – 8 /eɪt/

Xem thêm: Nghe chép chính tả là gì và ứng dụng trong việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu

Lỗi chính tả ở phần điền các thông tin khác

Có 3 lỗi thường gặp trong IELTS Listening ở phần này bao gồm:

  • Thứ nhất, không phân biệt được các số có âm gần giống nhau.

Thí sinh hay bị nhầm lẫn giữa các số có đuôi “teen” và “ty”, ví dụ: 

15 – 50 (fifteen – fifty) 

13 – 30 (thirteen – thirty) 

  • Thứ hai, thiếu “s” hoặc “es”. 

Đã có nhiều thí sinh gặp trường hợp nghe được câu trả lời và viết đúng chính tả của từ nhưng đáp án vẫn được xem là sai vì thiếu “s”/ “es” ở danh từ số nhiều. 

  • Thứ ba, không biết từ hoặc không biết viết từ. 

Cách khắc phục

Đối với lỗi nhầm lẫn giữa các số có cách đọc gần giống nhau như 15-50 (fifteen-fifty) thì việc luyện tập nhấn trọng âm sao cho chính xác được xem là một cách hiệu quả. Hai dạng số này đều có hai âm tiết (ví dụ: 15 thì fif là âm 1 và teen là âm 2) nhưng trọng âm của chúng sẽ rơi vào các âm khác nhau. Người học cần nắm rõ sự khác biệt sau:

Đối với các số có đuôi “teen”, thí sinh cần nhấn vào âm tiết thứ hai (“teen”), đọc rõ hơn, giọng cao hơn, chú ý đọc kéo dài âm /i/. Ví dụ: 

  • 15 (fif’teen)  /ˌfɪfˈtiːn/ 

  • 16 (six’teen /ˌsɪkˈstiːn/ 

  • 18 (eigh’teen) /ˌeɪˈtiːn/

Đối với các số có đuôi “ty”, thí sinh cần nhấn vào âm tiết thứ nhất, đọc rõ hơn và giọng cao hơn ở âm tiết 1. Ví dụ:

  • 50 (‘fifty)  /ˈfɪf.ti/

  • 60 (‘sixty)  /ˈsɪk.sti/

  • 80 (‘eighty) /ˈeɪ.ti/

Trong giao tiếp hằng ngày, hoặc bất kỳ ngữ cảnh nào sử dụng hai dạng số này, thí sinh cần xây dựng thói quen nhấn trọng âm một cách chính xác nhằm ghi nhớ được sự khác biệt của chúng. Trong quá trình nghe, thí sinh cần chú ý đến giọng, cao độ của người nói, đồng thời chú ý đến âm cuối (vì đuôi “teen” sẽ đọc kéo dài hơn đuôi “ty”). 

  • Không bỏ qua âm cuối

Như đã đề cập ở mục trên, chú ý đến âm cuối đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục lỗi chính tả, bao gồm cả lỗi thiếu “s/es”. Bước đầu tiên thí sinh cần xác định câu hỏi nào yêu cầu điền danh từ vào chỗ trống và dự đoán thông tin cần điền.

Khi nghe đến các câu này, thí sinh luyện tập thói quen chú ý đến việc nghe người nói có thêm “s’’ hoặc “es” vào các danh từ cần điền hay không. Hơn nữa, ôn tập lại các quy tắc phát âm khi thêm “s” hoặc “es” vào danh từ (đặc biệt các danh từ tận cùng bằng s, x, z, ch, sh) cũng được xem là cần thiết. 

Ví dụ:  beach /biːtʃ/ khi thêm es sẽ phát âm là beaches /biːtʃiz/.  

Chú ý đến lượng từ đứng trước thông tin cần điền.

Riêng đối với lỗi thiếu s/es,  thí sinh cần chú ý đến các lượng từ đứng trước chỗ trống như more/ many/ a lot of/ lots of/ a large number of/ the majority of vì các lượng từ này thường đi kèm với danh từ đếm được số nhiều 

⇒ xác suất cao các thông tin cần điền cần phải thêm s/es. 

Ví dụ: (IELTS Practice Test Plus 3, Margaret Matthews, Katy Salisbury, 9)

nhung-loi-thuong-gap-trong-ielts-listening-dang-table-completion-va-cach-khac-phuc-vi-du-1

Đối với câu hỏi số 8 trong bài trên, bước đầu thí sinh xác định chỗ trống cần điền loại từ gì. Ta có “have” là động từ, “more” là lượng từ ⇒ chỗ trống cần điền là danh từ. Thí sinh chú ý lượng từ “more” (mang nghĩa nhiều hơn) có thể đi kèm với danh từ đếm được số nhiều ⇒ Thông tin cần điền sẽ phải ở dạng số nhiều nếu nó là danh từ đếm được. Vì vậy khi nghe thí sinh lưu ý đến âm cuối của danh từ cần điền. 

Thí sinh sẽ được nghe. 

“Now in the last section are there any suggestions or recommendations you have for improvements to the club? Well, I’d like to see more social events … it isn’t just a question of getting together for games or classes but other things, you know”

Đáp án đúng là social events. Nếu thí sinh viết câu trả lời là “social event” thì câu này sẽ không được tính điểm. 

  • Cải thiện từ vựng

Cải thiện từ vựng được xem là một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng nghe, đồng thời giúp thí sinh hạn chế lỗi sai chính tả. Hiện nay, thí sinh có xu hướng khi gặp từ mới sẽ học cách đọc của từ hơn là học cách viết từ, tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến lỗi sai chính tả khi làm dạng Completion như tác giả đã đề cập.

Vì vậy, bên cạnh học cách đọc từ vựng mới, thí sinh nên chú ý đến việc ghi nhớ cách viết từ. Để ghi nhớ từ vựng mới hiệu quả, thí sinh nên học từ trong ngữ cảnh sử dụng, sau đó luyện tập viết câu sử dụng các từ vựng vừa học. Để cải thiện vốn từ vựng, thí sinh có thể tham khảo các cuốn sách sau:

nhung-loi-thuong-gap-trong-ielts-listening-dang-table-completion-va-cach-khac-phuc-sach

Xác định sai từ loại

Các từ loại cơ bản trong tiếng Anh bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ và từ hạn định. Mỗi từ loại có vai trò và vị trí khác nhau trong câu. Ở dạng bài Table/ Note/ Form completion, bước dự đoán thông tin cần điền và xác định từ loại của thông tin là một bước quan trọng.

Xác định từ loại trước khi nghe sẽ giúp thí sinh loại bỏ được các thông gây nhiễu và lựa chọn chính xác thông tin cần điền hơn. Tuy nhiên, một số thí sinh vẫn hay mắc lỗi thường gặp trong IELTS Listening là xác định sai từ loại của thông tin, giả sử:  

Dress: – a white shirt and 5 …… trousers (not supplied)
            – a 6…..(supplied)

Ở câu hỏi số 5, có trường hợp thí sinh dự đoán sẽ điền danh từ vào chỗ trống vì cho rằng “dress” (đồng phục, quần áo) thì chỗ trống cần điền sẽ là 1 loại quần áo (danh từ). Nhưng đối với câu này, ta đã có từ trousers (quần) là một danh từ, vậy đứng trước nó phải là 1 tính từ để bổ nghĩa. 

Hoặc ở câu hỏi số 6, thí sinh không thể điền một tính từ vào chỗ trống vì sau mạo từ “a” phải là một danh từ (số ít). 

Cách khắc phục

Thí sinh hay gặp lỗi này cần phải nắm rõ các quy tắc sử dụng, vị trí cũng như chức năng và vai trò của từng từ loại trong tiếng Anh để cải thiện. Hiện nay đã có nhiều nguồn tài liệu khác nhau để thí sinh có thể chọn lựa sao cho phù hợp với mục đích và nhu cầu học của bản thân. Thí sinh có thể: 

  • Tham khảo sách

Lỗi sai về từ loại thuộc phần kiến thức ngữ pháp, vì vậy những cuốn sách Grammar (Ngữ pháp) sẽ là nguồn thích hợp để thí sinh tham khảo và ôn tập. Hầu hết các sách Grammar đều bao gồm phần bài tập đi kèm để thí sinh có thể làm ngay sau khi học, giúp cho việc ghi nhớ kiến thức được nhanh và lâu hơn. Thí sinh có thể tham khảo các nguồn sách như:

nhung-loi-thuong-gap-trong-ielts-listening-dang-table-completion-va-cach-khac-phuc-sach-2

English Grammar in Use (Tác giả: Raymond Murphy)

Grammar for IELTS (Tác giả: Pauline Cullen)

Understanding Grammar for IELTS – Writing a sentence (Tác giả: Trung tâm Anh ngữ Zim)

  • Tham khảo bài viết online

Ngoài việc tham khảo sách thì lựa chọn đọc các bài viết online được xem là một cách nhanh chóng và tiện lợi. Các bài viết online thường cung cấp thông tin một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, tuy nhiên, thí sinh cần chọn lựa những trang web đáng tin cậy nhằm tránh tình trạng tham khảo các nguồn thông tin không chính xác.
Thí sinh có thể truy cập https://zim.vn/blog/ để tham khảo các bài viết học thuật do đội ngũ giảng viên Zim biên soạn nhằm giải đáp các thắc mắc và vấn đề cụ thể trong học tập.
Đối với lỗi sai từ loại, thí sinh có thể tham khảo bài viết sau:
Xem thêm: Các vấn đề khi sử dụng loại từ tiếng Anh của người mới học IELTS

Nhầm lẫn thông tin cần điền và thông tin gây xao nhãng
Khi nghe, một số thí sinh hay bị nhầm lẫn bởi các thông tin gây xao nhãng và bỏ qua các thông tin cần điền vào chỗ trống. Thí sinh vội ghi đáp án bẫy mà bỏ qua thông tin đúng phía sau đã được người nói chỉnh sửa lại.
Ví dụ 1:

nhung-loi-thuong-gap-trong-ielts-listening-dang-table-completion-va-cach-khac-phuc-vi-du-1

Ở câu hỏi số 7, thí sinh sẽ được nghe:

Agent: “What’s your room number there?”

Student: Room B569. Oh, no sorry B695. I always get that wrong.

Thí sinh có xu hướng khi nghe được B569 sẽ vội điền đáp án vào chỗ trống, nhưng đáp án chính xác của câu này sẽ là B695 vì người nói đã sửa lại thông tin sau đó.

Ví dụ 2

nhung-loi-thuong-gap-trong-ielts-listening-dang-table-completion-va-cach-khac-phuc-vi-du-2

Ở câu 7 thí sinh sẽ được nghe:

“Mmm… Well, there is a position going on in the Computer Lab for three days a week. That might be OK. Ah, here it is! No, It’s in the Library, not the Lab

Thí sinh khi nghe được chữ Computer Lab sẽ vội điền đáp án vào chỗ trống, nhưng đáp án chính xác của câu này sẽ là Library vì người nói đã sửa lại thông tin sau đó. 

Cách khắc phục

Để hạn chế lỗi sai, thí sinh cần luyện tập nghe hiểu nội dung của một câu trọn vẹn, tránh vội vàng ghi phải các đáp án không chính xác và bỏ qua các thông tin đúng phía sau. Thông tin đứng trước và sau đáp án đều là thông tin quan trọng giúp người nghe xác định được đó có phải là đáp án chính xác hay không. Thông tin đưa ra trước chưa chắc đã là thông tin chính xác. Vì vậy, thí sinh cần chú ý các cụm từ sau đây vì đáp án đúng thường đứng sau các cụm từ này:

  • Oh, sorry, I misspelled it (Xin lỗi, tôi đánh vần sai)

  • Oh, hang on. It just changed yesterday, let me check that again. (Oh, đợi đã, nó mới được thay đổi hôm qua, để tôi kiểm tra lại thông tin)

  • Oh, sorry, I get that wrong. (Xin lỗi, tôi nhớ nhầm)

Các cụm từ nêu trên có vai trò báo hiệu cho người nghe biết rằng người nói sắp sửa lại các thông tin họ vừa đưa ra. Khi giao tiếp, người nói thường đưa ra các thông tin bẫy trước, sau đó dùng các cụm trên để báo hiệu rằng họ sắp chỉnh sửa lại thông tin, và đưa ra các thông tin đúng sau các cụm từ như trên. Có thể tóm gọn thứ tự thông tin như sau:

Thông tin bẫy – Cụm từ báo hiệu – Thông tin đúng  

Tự thêm từ vào câu trả lời

Nhiều thí sinh tự ý thêm từ không nằm trong đoạn hội thoại vào câu trả lời của mình dẫn đến đáp án sai. Ví dụ:

nhung-loi-thuong-gap-trong-ielts-listening-dang-table-completion-va-cach-khac-phuc-vi-du-3

Ở câu hỏi số 6, thí sinh sẽ được nghe:

Woman: “Okay. Then there’s this older house in Hamilton Road: living room, kitchen-diner, and it has a study. 550 a month.”

Man: “That looks rather nice. But whereabouts in Hamilton Road?”

Có trường hợp thí sinh ghi đáp án là “study room” vì khi nhắc đến phòng thì  hầu hết đều đi kèm với “room”, nhưng đáp án chính xác phải là “study”, nếu thí sinh tự thêm chữ “room” thì câu trả lời sẽ được chấm là sai.

Cách khắc phục

Dạng bài Completion trong IELTS Listening yêu cầu thí sinh điền chính xác các từ được người nói sử dụng trong đoạn hội thoại/ độc thoại để điền vào chỗ trống. Vì vậy, thí sinh cần xây dựng thói quen không suy diễn và tự ý thêm các từ vựng bên ngoài vào đáp án, chỉ điền chính xác các từ mình nghe được từ đoạn ghi âm.

Xem thêm: Ứng dụng Paraphrasing để làm IELTS Text Completion

Tổng kết

Trong bài viết trên, tác giả đã nêu ra các lỗi thường gặp ở dạng bài Notes/Table/Flow chart completion và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế lỗi sai. Nhìn chung, để khắc phục được lỗi thường gặp trong IELTS Listening một cách hiệu quả, đầu tiên thí sinh cần nhìn ra được các lỗi mà bản thân hay gặp trong lúc làm bài là gì, từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp để khắc phục.

Vì vậy, sau khi luyện đề, thì sinh không nên dừng lại ở việc dò đáp án mà nên nghe lại các câu sai và tìm hiểu kỹ lí do sai để tránh lặp lại các lỗi sai nhiều lần. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho thí sinh trong quá trình học tập và ôn luyện. 

Võ Thị Thu Vân

Xem thêm: Một số kỹ thuật nghe quan trọng khi làm bài thi IELTS Listening

 

Để rút ngắn thời gian học tập, đạt điểm IELTS trong thời gian gấp rút. Người học có thể tham gia ôn thi IELTS cấp tốc tại ZIM để được hỗ trợ tối đa, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu